Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh do parvovirus tại th...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh do parvovirus tại thành phố hà nội

.PDF
92
1316
140

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii Danh mục ảnh x MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục đích 2 3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Nguồn gốc loài chó 3 1.2 Một số giống chó chính trên thế giới 3 1.3 Một số giống chó nuôi ở Việt Nam 4 1.3.1 Các giống chó địa phương 4 1.3.2 Một số giống chó nhập ngoại 5 1.4 Một số đặc điểm sinh lý loài chó o 8 1.4.1 Thân nhiệt ( C) 8 1.4.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút) 9 1.4.3 Tần số tim (lần/phút) 10 1.5 Bệnh do Parvovirus trên chó 11 1.5.1 Lịch sử bệnh 11 1.5.2 Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus 11 1.5.3 Dịch tễ học 13 1.5.4 Cách sinh bệnh 13 1.5.5 Triệu chứng 14 1.5.6 Tổn thương 15 1.5.7 Chẩn đoán 16 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 1.5.8 Điều trị 17 1.5.9 Phòng bệnh 18 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Đối tượng nghiên cứu 19 2.2 Địa điểm nghiên cứu 19 2.3 Thời gian nghiên cứu 19 2.4 Nội dung nghiên cứu 19 2.4.1 Tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được mang tới khám và điều trị tại phòng khám. 19 2.4.2 Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus ở chó theo giống, lứa tuổi và mùa vụ. 19 2.4.3 Xác định tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus giữa chó được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng. 19 2.4.4 Xác định các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên chó mắc bệnh do 19 Parvovirus 2.4.5 Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó mắc bệnh do 19 Parvovirus. 2.4.6 Xác định một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó mắc bệnh do 19 Parvovirus. 2.4.7 Xác định các tổn thương biến đổi đại thể và vi thể ở một số cơ quan của chó mắc bệnh do Parvovirus. 2.4.8 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh do Parvovirus trên chó 2.5 Phương pháp nghiên cứu 20 20 20 2.5.1 Phương pháp khám lâm sàng 20 2.5.2 Phương pháp xác định bệnh bằng test CPV 21 2.5.3 Khảo sát tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus 25 2.5.4 Phương pháp lấy máu để kiểm tra các chỉ tiêu 25 2.5.5 Phương pháp mổ khám quan sát các tổn thương đại thể 26 2.5.6 Phương pháp làm tiêu bản vi thể 27 2.5.7 Phương pháp xử lý số liệu 30 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32 3.1 Kết quả phân loại bệnh của chó được điều trị tại phòng khám 32 3.2 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus trong tổng số chó có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu 35 3.3 Tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus theo nhóm giống chó 37 3.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi 40 3.5 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa 42 3.6 Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng 44 3.7 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do Parvovirus 46 3.8 Các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh do Parvovirus 48 3.8.1 Thân nhiệt 49 3.8.2 Tần số hô hấp 50 3.8.3 Tần số tim 50 3.9 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc bệnh do Parvovirus 3.9.1 Các chỉ tiêu hồng cầu chó khỏe và chó mắc bệnh do Parvovirus 51 51 3.9.2 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của chó trong bệnh do Parvovirus 3.9.3 Số lượng tiểu cầu trên chó khỏe và chó mắc bệnh do Parvovirus 58 61 3.10 Sự thay đổi của một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó bệnh do Parvovirus 3.11 Các tổn thương bệnh lý ở chó mắc bệnh do Parvovirus 63 67 3.11.1 Tổn thương đại thể 67 3.11.2 Tổn thương vi thể 74 3.12 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh do Parvovirus 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 1 Kết luận 81 2 Kiến nghị 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 83 Page v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BC Bạch cầu BCTT Bạch cầu trung tính CPV Canine Parvovirus GOT Glutamat Oxaloacetat Transaminase GPT Glutamat Pyruva Transaminase SKTĐ Sức kháng tối đa SKTT Sức kháng tối thiểu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Kết quả phân loại bệnh của chó được điều trị tại phòng khám 32 3.1b Thực trạng mắc các bệnh thường gặp của chó tại phòng khám 33 3.2 Tỷ lệ chó có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu 35 3.3 Tỷ lệ chó mắc Parvovirus theo giống 38 3.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi 41 3.5 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa 42 3.6 Tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus ở chó chưa được tiêm phòng và chó 3.1a được tiêm phòng 44 3.7 Các triệu chứng điển hình ở chó mắc bệnh do Parvovirus 47 3.8 Các chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirus 48 3.9a Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus 51 3.9b Thể tích trung bình của hồng cầu, lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus. 55 3.9c Sức kháng hồng cầu ở chó mắc bệnh do Pavovirus 58 3.10 Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus 58. 3.11 Các chỉ tiêu tiểu cầu trên chó khỏe và chó mắc bệnh do Parvovirus 61 3.12 Một số chỉ tiêu sinh hóa trên máu của chó nhiễm bệnh do Parvovirus 63 3.13a Các tổn thương đại thể ở chó mắc bệnh do Parvovirus 67 3.13b Các tổn thương vi thể ở một số cơ quan của chó mắc bệnh do Parvovirus 76 3.14 Kết quả điều trị chó mắc bệnh do Parvovirus theo 2 phác đồ 78 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH Số biểu 1.1 Tên hình Trang Sinh bệnh học của bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus trên chó (Trần Thanh Phong, 1996) 14 2.1 Cấu tạo thiết bị xét nghiệm Test CPV 21 2.2 Các bước tiến hành và kết quả xét nghiệm bằng test CPV 22 2.1 Tets thử CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit ) 23 2.2 Bộ tets thử CPV 23 2.3 Lấy mẫu bệnh phẩm 23 2.4 Hòa mẫu bệnh phẩm vào lọ nước pha 24 2.5 Nhỏ bệnh phẩm vào vùng S của Test thử CPV 24 2.6 Để yên cho dung dịch bệnh phẩm lan đều 24 2.7 Đọc kết quả Tets thử sau 5 – 10 phút 25 3.1a Tỷ lệ mắc các nhóm bệnh của chó tại phòng khám 32 3.1b Biểu đồ tỷ lệ khỏi các nhóm bệnh của chó tại phòng khám 32 3.2 Tỷ lệ chó có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu (được phân loại theo các loại bệnh mắc) 36 3.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống chó 39 3.4 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của chó do Parvovirus theo lứa tuổi 41 3.5 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử của chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa 43 3.6 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong giữa chó tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng vaccine 3.7 45 Biểu đồ thể hiện thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim của chó khỏe và chó mắc bệnh do Parvovirus 49 3.8a Số lượng hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus (Tera/L) 52 3.8b Hàm lượng huyết sắc tố ở chó mắc bệnh do Parvovirus và chó 3.8c khỏe (g/dL) 52 Tỷ khối hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus và chó khỏe (%) 53 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii 3.8d Thể tích trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus và chó khỏe (fL) 3.8e 55 Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus (ρg) 3.8f 56 Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus (g/dL) 56 3.9a Số lượng bạch cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus (Giga/L) 60 3.9b Số lượng bạch cầu ái kiềm, ái toan, bạch cầu đơn nhân lớn, lâm ba cầu, bạch cầu rung tính hình gậy, bạch cầu trung tính nhân đốt ở chó mắc bệnh do Parvovirus và chó khỏe 3.10 61 Số lượng tiểu cầu, thể tích khối tiểu cầu, thể tích trung bình tiểu cầu ở chó khỏe và chó mắc bệnh do Parvovirus 3.11a 62 Chỉ số GOT, GPT, Creatinine và độ dự trữ kiềm ở chó mắc bệnh do Parvovirus và chó khỏe 3.11b 3.12 64 Chỉ số Ure, hàm lượng đường huyết ở chó khỏe và chó mắc bệnh do Parvovirus 64 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh do Parvovirus điều trị theo 2 phác đồ 79 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix DANH MỤC ẢNH Số biểu Tên ảnh Trang 3.1 Chó mệt mỏi, ủ rũ 69 3.2 Chó ỉa chảy phân loãng 69 3.3 Tim xuất huyết, viêm cơ tim 70 3.4 Tim dãn nhạt, thành tim mỏng 70 3.5 Tụ huyết, xuất huyết phổi 71 3.6 Lách bị hoại tử, teo nhỏ, màu sắc không đồng nhất 71 3.7 Gan sưng, sung huyết, túi mật căng 72 3.8 Hạch lâm ba sưng, xuất huyết 72 3.9 Dạ dày đầy hơi, sung huyết 73 3.10 Niêm mạc dạ dày sung huyết, xuất huyết 73 3.11 Ruột xuất huyết 74 3.12 Niêm mạc ruột xuất huyết, lớp nhung mao bị bào mòn 74 3.13 Một số hình ảnh sử dụng kháng huyết thanh 80 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page x MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ xa xưa, con người đã biết cách thuần hóa nhiều loài động vật, đem về nuôi để phục vụ cho nhu cầu của mình. Chó là một trong những loài động vật được thuần dưỡng sớm và rất gần gũi với cuộc sống con người. Chúng có những đặc điểm rất đáng quý như mắt tinh, tai thính, mũi nhạy, đặc biệt là tính trung thành nên được nuôi dưỡng và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, trông nhà, chăn gia súc, kéo xe và bảo vệ an ninh, quốc phòng ... Ở các nước phương Tây chó là động vật cưng trong nhà và được coi là những người bạn. Ở nước ta trong những năm gần đây, khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, xu hướng nuôi chó ngày càng phát triển. Cùng với sự gia tăng về số lượng và chủng loại, chó được nuôi cũng rất đa dạng chó đã trở thành một trong những loài động vật cảnh phổ biến. Nuôi chó không chỉ với mục đích giản đơn là trông nhà mà chó đã trở thành khuyển cảnh được nhiều người yêu thích. Chó mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và có tỷ lệ chết cao. Trong đó bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus đã và đang gây ra những tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Qua thực tế lâm sàng tại các phòng khám và điều trị chó, mèo ở thành phố Hà Nội cho thấy bệnh do Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, gây chết hàng loạt trên chó con. Chó lớn không chết nhiều nhưng lại là nguồn tàng trữ virus. Bệnh xảy ra nhiều trên chó non từ 6 – 20 tuần tuổi với hai thể bệnh hay gặp: thể tim và thể tiêu hóa, bệnh tiến triển nhanh gây tỷ lệ chết cao. Cho tới nay, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh do Parvovirus trên chó nhưng vẫn ít công trình nào nghiên cứu sâu về các biến đổi bệnh lý của bệnh này. Vì vậy, để góp phần cho công tác chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác thì việc tiếp tục nghiên cứu sâu về các biến đổi bệnh lý của bệnh do Parvovirus trên chó vẫn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh do Parvovirus tại thành phố Hà Nội”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 2. Mục đích • Xác định được một số chỉ tiêu dịch tễ và đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh do Parvovirus để phục vụ công tác chẩn đoán nhanh và phát hiện chính xác bệnh. • Xây dựng được quy trình phòng bệnh và phác đồ điều trị cho chó mắc bệnh do Parvovirus mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chó. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Xác định được đặc điểm dịch tễ, biến đổi đại thể, vi thể của các cơ quan tổ chức của chó mắc bệnh do Parvovius, xác định được vị trí khư trú thích hợp của Parvovirus giúp cho công tác phát hiện chẩn đoán sớm. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh gây nên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc loài chó Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của loài chó nhà hiện nay là một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hóa với mục đích phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và làm bạn với con người (Tô Dung và Xuân Giao, 2006). Trung tâm thuần hóa chó cổ nhất là vùng Đông Nam Á, sau đó được du nhập vào Châu Úc, lan ra khắp Phương Đông và đến Châu Mỹ. Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ đá mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn năm). Tập hợp những giống chó nhà được nuôi hiện nay trên thế giới có khoảng 400 giống, được gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia) (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992). 1.2. Một số giống chó chính trên thế giới Từ hàng trăm năm về trước, các nhà nhân giống đã cho phối chó đực và chó cái có những đặc điểm, chất lượng tốt để tạo ra chó con có đặc điểm giống bố mẹ chúng. Những con chó dùng để phát triển những đặc điểm này gọi là chó giống. Hiện nay có khoảng 150 giống chó, chia thành 7 nhóm: chó thông minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh (Đỗ Hiệp, 1994). - Những chú chó thông minh có bộ lông cứng và mỏng. Những con chó này được nhân giống để săn bắt cáo và thỏ. - Chó làm việc có thân hình rất khỏe mạnh và rất nghe lời. Giống chó này được nhân giống để kéo xe trượt tuyết đại diện gồm: chó Boxer, Dorberman pinscher, Rottwailer. - Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf chúng được nhân giống để tha những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt được. - Giống chó săn có khứu giác rất tốt, chúng giúp thợ săn lần ra được dấu vết của thỏ và những loài động vật nhỏ bé khác. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 - Giống chó chăn giữ gia súc được nhân giống để trông giữ những vật nuôi trong các nông trại. - Giống chó cảnh có thân hình đẹp và nhỏ nhắn, chúng được nhân giống để làm người bạn đối với con người, đại diện của nhóm chó này gồm: giống chó Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston Terrie (Đỗ Hiệp, 1994; Lê Văn Thọ, 1997). 1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam 1.3.1. Các giống chó địa phương - Giống chó Vàng: Đây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc trung bình, cao 50 – 55 cm, nặng 12 – 15 kg, là giống chó săn được nuôi để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở độ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006). - Giống chó H' Mông: sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng: chiều cao 55 – 60 cm, nặng 18 – 20 kg. Chó đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15 tháng. Chó cái mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con. - Giống chó Lào: thường thấy ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 – 65 cm, nặng 18 – 25 kg. Chó đực có thể phối giống ở độ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ tuổi 13 - 15 tháng. Mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con (Lê Văn Thọ, 1997). - Giống chó Phú Quốc: nguồn gốc từ bán đảo Phú Quốc Việt Nam, thể hình khá lớn thể trọng bình quân lúc 12 - 15 tháng tuổi đạt từ 12,6 – 13,6 kg, cao 45,65 cm. Đầu cân đối, trên trán có nếp nhăn, mắt đen linh hoạt, tai hướng về phía trước hình chữ V luôn thẳng đứng. Đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài. Đuôi khá dài, kiểu đuôi vòng uốn cong lên lưng, bộ lông ngắn dầy ôm sát thân, bóng mượt, màu sắc lông một màu có thể là vàng đen, vện hoặc úa (Lê Văn Thọ, 1997; Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992). Chó Phú Quốc được xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó rất trung thành và nó có thể bắt cá nuôi chủ khi chủ ốm. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 1.3.2. Một số giống chó nhập ngoại - Chó Berger Đức (German Shepherd dog) German Shepherd là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được xác định đầu tiên tại Berlin (1899) là giống chó Berger lông ngắn và tại Hanover (1882) là giống chó Berger lông dài. Có giả thuyết cho rằng Berger Đức là giống chó được tạo ra từ sự tạp giao tự nhiên giữa giống chó chăn cừ và chó nhà. Hiện nay, giống này được phân bố ở khắp nơi trên thế giới, nhưng tập chung chủ yếu ở châu Âu. Giống chó này rất thông minh, linh hoạt, dũng cảm, điềm tĩnh, biết vâng lời thân thiện với đồng loại cũng như với con người. Nhờ những đặc tính tuyệ vời này mà chó Berger được dùng cho nhiều lĩnh vực như: tìm kiếm, cứu hộ, trinh sát, bảo vệ (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012) Giống này được nhập vào nước ta từ những năm 1960. Ngoại hình có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó ở nước ta, dài 110 - 112 cm; cao 56 - 65 cm đối với chó đực và 62 - 66 cm đối với chó cái; trọng lượng 28 - 37 kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm; đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm; mũi phân thùy; tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen; răng to, khớp răng cắn khít. Chó đực có thể phối giống khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20 tháng. Mỗi năm chó cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992; Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006). - Giống chó Rottweiler Chó Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý. Nó được tạo giống ở thị trấn Rottwell. Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ, đầu hình cầu khoảng cách giữa hai vai rất rộng, mặt dài gần bằng sọ, mặt hơi gãy, mõm phát triển. Mắt màu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao trung bình 69,5 cm. Bộ lông ngắn cứng và rậm rạp. Màu lông đen với một ít đốm vàng ở gần hai mắt, trên má, mõm ngực và chân (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992). Chó Rottweiler có thân hình to lớn và mạnh mẽ. Con đực cao 61 – 69 cm, nặng 43 – 59 kg, con cái cao 56 – 63 cm, nặng 38 – 52 kg. Giống chó này rất Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 điềm tĩnh, dễ dạy bảo, can đảm và tận tụy hết lòng với chủ nhân và gia đình chủ nhân. Với bản năng bảo vệ, chúng sẵn sàng bảo vệ gia đình chủ một cách dữ dội nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012) - Giống chó Chihuahua Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy tên từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi mắt to tròn, màu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng luôn giữ vểnh. Chihuahua ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi lên sẽ được xương sọ che phủ hết. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên. Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn. Tuy vậy, ở nước ngoài cả 2 loại lông ngắn, lông dài đều được coi trọng như nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt. Chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng. Chiều cao khoảng 15 – 23 cm, cân nặng từ 1 – 3 kg (Đỗ Hiệp, 1994; Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992). Chihuahua không chịu nổi lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi với sự ấm áp hơn là với thời tiết lạnh. Đây là loại chó rất thích hợp với đời sống căn hộ. - Giống chó Fox Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp, du nhập vào nước ta đã lâu, Fox là giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1,5 - 2,5 kg ngoại hình nó nhìn như một con hươu thu nhỏ. Đầu nhỏ, tai to mà vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ và dài. Ngực chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ lông chó Fox ngắn, có con lông sát như lông bò. Chó Fox có nhiều màu gồm màu vàng bò, đen, bốn chân vàng, đôi chỗ có vá nâu hay vàng, có khi màu đen đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên, giữa sống mũi kéo dài lên đỉnh đầu là lằn đen hoặc trắng (Đỗ Hiệp, 1994; Lê Văn Thọ, 1997). Chó Fox có khả năng săn bắt những loài thú nhỏ. Vì vậy, nếu được huấn luyện tốt thì nó có thể trở thành giống chó săn thực thụ. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé. Đối với chủ nuôi, Fox rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng rỡ quấn quýt bên chân rất dễ thương (Danh mục các giống chó). - Giống chó Bắc Kinh (Pekingese) Giống chó Bắc Kinh tương đối nhỏ, trọng lượng trung bình ở chó cái là 2,66 kg, ở chó đực là 3,58 kg, đầu rộng, khoảng cách giữa hai mắt lớn, mũi ngắn tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Bắc Kinh có bộ lông màu nuy pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi sóc (Đỗ Hiệp, 1994; Dibartola, 1985). - Giống chó Boxer Có nguồn gốc tại Đức, được phát hiện năm 1850, chó Boxer được miêu tả như một con chó đẹp trong cái xấu vì chó có bộ mặt xấu xí nhưng lại rất ngoan và trung thành. Đầu cân đối với cơ thể, trán không có nếp nhăn, mặt hơi ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa với hàm trên. Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi lớn đen, chân cao khỏe, vai cao 58 cm. Đuôi mọc ở phần cao, thường được cắt ngắn, màu sắc vàng hoặc vện (Đỗ Hiệp, 1994). Boxer là giống chó vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu động. Nó rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh nhưng cũng có thể khá bướng bỉnh. Đây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn ở trạng thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992). - Giống chó Dobermann Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện vào năm 1866 và được nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm cảnh. Chó có tầm vóc trung bình cao, cao 65 – 69 cm, dài 110 – 112 cm, nặng 30 – 33 kg. Chó có bộ lông ngắn đen sẫm gần như toàn thân, mõm, ngực, 4 chân có màu vàng sẫm, đầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt đen, hàm răng chắc, cắn khít, cổ to khỏe, ngực nở, bụng thon, cơ chi chắc khỏe, đuôi ngắn. Chó thuộc loại hình thần kinh ổn định, thông minh, can đảm, lanh lợi, khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện (Danh mục các giống chó). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 - Giống chó Dug Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy, nguồn gốc của Dug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Dug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà Lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Ý kiến khác cho rằng Dug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé (Danh mục các giống chó). Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rộng hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải, có màu nâu, trắng, vện trộn lẫn. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn. Chó Dug được nuôi rộng rãi ở nhiều nước để làm cảnh vì tầm vóc nhỏ, ngộ nghĩnh, lại rất thông minh hiền lành, yêu mến trẻ em. Chó có tầm vóc nhỏ, cao từ 30 – 33 cm, dài từ 50 – 55 cm, nặng từ 5 - 8 kg. Bộ lông mịn màu nâu nhạt hoặc vàng sẫm, khoang mắt, mũi, mõm có màu đen, đầu to thô, mõm ngắn và thô, mũi chia thùy, tai cụp, ngực sâu, thân chắc lẳn, đuôi ngắn và cuốn 1.4. Một số đặc điểm sinh lý loài chó 1.4.1. Thân nhiệt (oC) Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não (Cù Xuân Dần và cs., 1997). Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5 – 39oC. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ bệnh. Nhiệt độ của cơ thể chó còn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực) (Hồ Văn Nam và cs., 1997). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2 - 0,5oC. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 - Ý nghĩa chẩn đoán: thông qua việc kiểm tra nhiệt độ chó, ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1 – 2 oC con vật sốt vừa, tăng 2 – 3oC sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt - xấu (Hồ Văn Nam và cs., 1997). 1.4.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Để tính tần số hô hấp của chó ta thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút sau đó lấy bình quân. Quan sát hõm hông, thành ngực, thành bụng thoi thóp, xương cánh mũi hoạt động khi con vật thở để tính tần số hô hấp. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý (Trần Cừ và Cù Xuân Dần, 1975). Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 - 30 lần/phút (Hồ Đình Chúc, 1993). Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Nhiệt độ bên ngoài môi trường: thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút. • Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn. • Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm. • Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên (Hoàng Tiến và cs., 1995; Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996). Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy O2 trực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hóa ra môi trường đồng thời giữ vai trò điều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút. Ở mỗi loài gia súc đều có tần số hô hấp nhất định. Tuy nhiên ở trạng thái bình thường tần số hô hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu… (Hoàng Tiến và cs., 1995). Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tùy từng giai đoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau: Bios, Kussmaul... (Hồ Văn Nam và cs., 1997). 1.4.3. Tần số tim (lần/phút) Tần số tim là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định (Cù Xuân Dần và cs., 1977; Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996). Ở trạng thái sinh lý bình thường: • Chó con: 200 - 220 lần/phút. • Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút. • Chó già: 70 - 80 lần/phút (Hoàng Tiếu và cs, 1995). Ở chó vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 – 4 phía bên trái. Tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của vật nuôi, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hòa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó con có tần số tim đập lớn hơn chó già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng làm tăng tần số tim (Nguyễn Tài Lương, 1982). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 1.5. Bệnh do Parvovirus trên chó Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây ra với đặc điểm tiêu chảy phân lẫn máu, giảm thiểu số lượng bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con. Đây là bệnh cơ hội đã gây những tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn các quốc gia trên toàn thế giới. 1.5.1. Lịch sử bệnh Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1978, sau đó lan dần ra trên phạm vi toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc nhiều ổ dịch xảy ra cùng một lúc. Bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra tại nhiều vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp. Bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ (Trần Thanh Phong, 1996). Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó nhà, chó sói, sói có lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ. Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6 - 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự hủy bỏ kháng thể mẹ truyền. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 - 100% (Tô Dung và Xuân Giao, 2006; Trần Thanh Phong, 1996). 1.5.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus a. Phân loại Họ: Parvoviridae Giống: Parvovirus Loài: Canine Parvovirus type 2 b. Các đặc tính sinh học của Parvovirus * Hình thái và cấu trúc: Là một ADN virus không có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32 capsomers (Taylor et al., 2002). * Sức đề kháng với môi trường bên ngoài: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của ether, chloroforme, acide và nhiệt độ (56oC trong 30 phút) (Taylor et al., 2002). * Đặc tính nuôi cấy của virus: Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (Cyto Pathogen Effect - CPE) trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa. Những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất. * Đặc tính kháng nguyên: sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ 3 sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm (Nguyễn Như Pho, 2003). * Khả năng miễn dịch: Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi. Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho. Kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh. Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus nhưng lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hòa virus vaccine đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên. Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau ở thú thịt: virus Panleucopénie féline (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hòa và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan