Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đ...

Tài liệu Nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bằng sông cửu long

.PDF
94
119
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Chƣơng trình Nghiên cứu tổng thể Giáo dục vùng Đồng Bằng Sông Cửu long NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG • Chủ nhiệm đề tài nhánh số 2: ĐÀO TRỌNG HÙNG. PGS.PTS. VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÍA NAM Thành phố HỒ CHÍ MINH 31.12.1995 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Chƣơng trình Nghiên cứu tổng thể Giáo dục vùng Đồng Bằng Sông Cửu long NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG • Chủ nhiệm đề tài nhánh số 2: ĐÀO TRỌNG HÙNG. PGS.PTS. VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÍA NAM Thành phố HỒ CHÍ MINH 31.12.1995 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Chƣơng trình Nghiên cứu tổng thể Giáo dục vùng Đồng Bằng Sông Cửu long NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG • Chủ nhiệm đề tài nhánh số 2: ĐÀO TRỌNG HÙNG. PGS.PTS. • Thƣ ký khoa học: NCVC: MAI NGỌC LUÔNG • Tập thể nghiên cứu: NCVC: ĐẶNG ĐỨC CƢƠNG NCVC: PHAN KHANG PTS: TRẦN THANH PÔN VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÍA NAM Thành phố HỒ CHÍ MINH 31.12.1995 MỤC LỤC CHƢƠNG THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................... 1 I. Căn cứ xuất phát của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1 II. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ................................................................... 3 III. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1. Khảo sát thực tế các địa bàn trong vùng ..................................................... 3 2. Tổng hợp tƣ liệu, nghiên cứu lý luận làm cơ sở cho nhận định và kết luận những kết quả khảo sát và các kiến nghị đề xuất. ....................................................... 3 CHƢƠNG THỨ HAI: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ......................... 4 I. Thực trạng việc thực hiện một số chủ trƣơng chính sách đối với ngành mầm non................................................................................................................................... 4 1. Về nội dung đào tạo .................................................................................... 4 2. Về mạng lƣới trƣờng lớp và cơ sở vật chất, thiết bị: .................................. 5 3. Về số lƣợng các cháu đến trƣờng lớp: ........................................................ 6 4. Về vấn đề đa dạng hóa và xã hội hoá giáo dục mầm non: .......................... 7 5. Về đội ngũ cán bộ Quản lý và giáo viên: .................................................... 8 II. Thực trang việc thực hiện một số chủ trƣơng, chính sách đối với các bậc học phổ thông. ....................................................................................................................... 8 1. Vấn đề xóa mù chữ (XMC) và phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH): ..... 8 2. Về vấn đề phổ cập trung học cơ sở: .......................................................... 10 3. Về phổ thông trung học và về chủ trƣơng phân luồng giữa các lọai hình phổ thông trung học (chuyên, chọn, thí điểm, phân ban, bình thƣờng) .................... 10 4. Về các nguồn đầu tƣ và quản lí ngân sách: ............................................... 11 5. Về sự thiếu hụt số lƣợng và chất lƣợng yếu kém của đôi ngũ .................. 12 6. Về tình trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị ............................................ 13 III. Thực trạng việc thực hiện một số chủ trƣơng – chính sách trong ngành giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp ......................................................................................... 13 1. Cơ sở đào tạo (tính đến 31 - 12 - 1994). ................................................... 13 2. Về chủ trƣơng đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp:............................... 14 3. Chủ trƣơng phát triển mạng lƣới trƣờng, lớp dạy nghề ............................ 14 4. Chính sách đối với ngƣời dạy và ngƣời học. ............................................ 15 CHƢƠNG THỨ BA: NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO .......................................................................... 16 I. Các kiến nghị về chủ trƣơng, chính sách đối với ngành giáo dục mầm non . 16 1. Đổi với việc phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục.......................... 16 2. Đối với nội dung giáo dục – đào tạo: ........................................................ 17 3. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. ........................................... 17 4. Về vấn đề đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp....................................... 19 5. Về vấn đề xã hội hóa giáo dục: ................................................................. 19 II. Các kiến nghị về chủ trƣơng, chính sách đối với các bậc học phổ thông. ... 20 1. Đối với phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ:................................... 20 2. Đối với bậc THCS và PTTH:.................................................................... 21 3. Đối với các nguồn đầu tƣ quản lý ngân sách ............................................ 21 4. Đối với đội ngũ giáo viên phổ thôngi ....................................................... 23 5. Về tình trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị ............................................ 24 III. Những ý kiến đề xuất cho việc dạy – học cũng nhƣ động viên khuyến khích cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên dạy vùng dân tộc ..................................................... 24 IV. Các kiến nghị về chủ trƣơng, chính sách đối với giáo dục chuyên nghiệp 28 1. Chủ trƣơng cải cách mạng lƣới dạy nghề ở ĐBSCL ................................ 28 2. Chủ trƣơng phát triển loại hình đào tao nghề ở ĐBSCL: ......................... 29 3. Chủ trƣơng về quản lý hệ dạy nghề ở ĐBSCL: ........................................ 30 4. Chính sách khuyến học: ............................................................................ 31 5. Chính sách xây dựng trung tâm dạy nghề ở cấp huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long:......................................................................................................... 32 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 41 CHƢƠNG THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Căn cứ xuất phát của đề tài nghiên cứu Quy hoạch tổng thể và những định hƣớng lớn phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL cho thấy viễn cảnh ĐBSCL sẽ là một trong bốn vùng trọng điểm phát triển của cả nƣớc, là một "cực tăng trƣởng" bên cạnh các tam giác phát triển khác. Về tổng thể, ĐBSCL sẽ đƣợc thúc đẩy phát triển đồng đều hoặc ƣu tiên ở một số khu vực. Trong đó tỷ lệ nông nghiệp theo GDP từ 51,5% giảm còn 28%, trong khi giá trị tuyệt đối GDP toàn ngành nông nghiệp sẽ phát triển nhanh: tổng sản lƣợng lƣơng thực toàn vùng sẽ đạt mức 18 - 19 triệu tấn, gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng ngành chăn nuôi để chiếm khoảng 45% thay vì 22,2% nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy, ĐBSCL vẫn là vùng nông nghiệp trọng điểm số 1 của cả nƣớc với trình độ phát triển cao hơn. Cơ cấu GDP các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ sẽ gia tăng mạnh, chiếm 72% vào năm 2010 (hiện nay 48,5%). Công nghiệp và dịch vụ nhƣ vậy sẽ vƣợt lên, tạo ra giá trị GDP, lớn hơn nhiều so với ngành nông nghiệp. ĐBSCL sẽ trở thành vùng công nghiệp phát triển với các ngành và lĩnh vực sản xuất đƣợc lựa chọn ƣu tiên là: công nghiệp chế biến lƣơng thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp luyện kim, cơ khí, kỹ thuật, điện -điện tử, công nghiệp phân bón hóa chất, công nghiệp dệt, da, may, gỗ, giấy..., với 13 khu công nghiệp tập trung và đô thị hóa sẽ đạt tỷ lệ 30% toàn vùng vào năm 2010 theo 3 khu vực: 1 - Khu tứ giác trung tâm: TP Cần Thơ - TX Long Xuyên - TX Vĩnh Long - TX -Cao Lãnh. 2- Khu hành lang Đông Nam: TP Mỹ Tho - TX Tân An - Thị trấn Thủ Thừa, Bến Lức, Tân Hiệp. 3 - Khu hành lang tây Bắc: từ thị xã Rạch Giá tới Hà Tiên... Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu toàn vùng sẽ đạt 8,6 tỷ USD, GDP đầu ngƣời đạt 700 USD/ngƣời/năm (hiện nay 200 USD/ngƣời/năm). Các ngành dịch vụ, thƣơng mại và cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội sẽ đƣợc tăng cƣờng, phát triển với tốc độ nhanh. 1 Để phát triển nhƣ hoạch định, ĐBSCL không chỉ cần một nguồn đầu tƣ khổng lồ: 65.000 tỷ đồng cho giai đoạn 1995 - 2000, 278.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2001 - 2010 bên cạnh các chính sách và nhiều giải pháp đồng bộ rộng lớn, trong đó việc đầu tƣ cho giáo dục đào tạo cần phải đƣợc tập trung, đẩy mạnh bằng những chủ trƣơng, chính sách cụ thể ở 2 phía: vi mô và vĩ mô (trung ƣơng và địa phƣơng). Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp Hành Trung Ƣơng Đảng (khoá 7) đã ra nghị quyết về công tác giáo dục và đào tạo, đã nêu rõ những quan điểm chỉ đạo: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trƣớc và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, huy động toàn xã hội thực hiện và phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”(1). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp Hành Trung ƣơng Đảng khoá 7 cũng nhấn mạnh:" Lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững"(2). Việc thực hiện những nhiệm vụ lớn của ngành trong 5 năm 1991 - 1995 đã đƣợc tổ chức theo kiểu chƣơng trình - mục tiêu nhằm hoàn thành những việc ƣu tiên và trọng điểm trong toàn bộ công việc của ngành với 8 chƣơng trình - mục tiêu và việc quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Các địa bàn trọng điểm, trong đó có ĐBSCL đã đƣợc Bộ giáo dục và đào tạo chủ trì chƣơng trình nghiên cứu để định hƣớng phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2000, 2010. ĐBSCL có tiềm năng to lớn nhƣng thực trạng kinh tế vùng chậm phát triển vì một trong những nguyên nhân là trình độ dân trí thấp và dân số tăng nhanh là những khó khăn lớn của sự phát triển giáo dục và hiện nay trình độ phát triển giáo dục - đào tạo đang đƣợc xem là tƣơng đƣơng với vùng núi tây nguyên.(3). (1) Trích Nghị quyết của Hội Nghị lần thứ 4 Ban Chấp Hành Trung ƣơng Đảng (khóa 7) "Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo", tháng 1/1993. (2) Trích văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội, 1994, trang 71. (3) Mặt bằng dân trí đƣợc Bộ giáo dục và đào tạo khảo sát, đánh giá vào năm 1993: - ĐBSCL: 3, 3 - Hà Nội: 5,9 - Gia Lai: 2,7 - Hải Phòng: 5,7 - Daklak: 2,6 - TP. HCM: 5,2 2 II. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1. Khảo sát thực trạng việc thực hiện một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục - đào tạo đƣợc áp dụng tại ĐBSCL. 2. Thu nhập các dữ kiện, các nhận định, các ý kiến của các cấp quản lý giáo dục, quản lý kinh tế, hành chánh, các đối tƣợng có liên quan đến việc thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng, của Nhà nƣớc Trung Ƣơng và địa phƣơng, và của ngành Giáo dục - đào tạo trên toàn địa bàn. Từ các dữ kiện thu nhập đƣợc sau đợt nghiên cứu giai đoạn I (tháng 4/1995) và giai đoạn II (tháng 11/1995) trên toàn địa bàn (11 tỉnh), chúng tôi tóm tắt những nét khái quát về thực trạng việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách và kiến nghị những giải pháp trƣớc mất về chủ trƣơng, chính sách và chế độ cụ thể để phát triển ổn định và tăng tốc giáo dục ĐBSCL. III. Phƣơng pháp nghiên cứu 1. Khảo sát thực tế các địa bàn trong vùng 1.1. Khảo sát bằng số mẫu biểu thống nhất gồm 10 loại đối với từng tỉnh: An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Minh Hải, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang; thu về 386 phiếu ý kiến nhận định về thực trạng việc thực hiện các chủ trƣơng, chinh sách với các kiến nghị cụ thể. 1.2. Phỏng vấn trực tiếp, tổ chức hội thảo, và ghi âm các nhận định của 48 cán bộ quản lý giáo dục, về các chủ trƣơng, chính sách cấp vĩ mô và vi mô gồm Ban Giám Đốc Sở, các Trƣởng phòng chuyên môn kinh tế; trao đổi với 124 cán bộ quản lý, giáo viên thuộc phòng Giáo dục - đào tạo huyện thị, các trƣờng phổ thông, các trƣờng mầm non và trung tâm dạy nghề; phỏng vấn 27 cán bộ phụ trách Ban Tuyên Giáo, Ban dân tộc, Sở lao động, Thƣơng Binh Xã Hội tỉnh. 1.3. Phân tích, xử lý thông tin thu nhận từ Ủy Ban Nhân Dân, Ủy Ban Kế hoạch tỉnh, Ban Tuyên Giáo, Ban Dân Tộc, Sở Lao Động TB - XH, Sở giáo dục và đào tạo. 2. Tổng hợp tư liệu, nghiên cứu lý luận làm cơ sở cho nhận định và kết luận những kết quả khảo sát và các kiến nghị đề xuất. 3 CHƢƠNG THỨ HAI: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO I. Thực trạng việc thực hiện một số chủ trƣơng chính sách đối với ngành mầm non 1. Về nội dung đào tạo - Đối với chƣơng trình chỉnh lý nhà trẻ, do trình độ giáo viên còn nhiều mặt hạn chế nên hiệu quả đào tạo thấp. Nội dung giảng dạy đang là vấn đề gay gắt đối với các địa phƣơng để có thể áp dụng chính thức từ năm học 1995 -1996. Qua thử nghiệm 76% nhóm trẻ đạt đƣợc chƣơng trình, 24% nhóm trẻ thủ nghiệm không đạt yêu cầu. - Đối với chƣơng trình cải cách mẫu giáo 3 độ tuổi áp dụng từ năm học 1994 - 1995, kết quả đào tạo thấp ở các trƣờng học một buổi: một số nội dung bài soạn không cụ thể, đề tài tạo hình cao so với khả năng tiếp thu của trẻ trong độ tuổi. - Đối với chƣơng trình 26 tuần dành cho các cháu ở vùng sâu, vùng xa và chƣơng trình 36 buổi đã đƣợc thực hiện có hiệu quả. - Các tỉnh, thành thực hiện nghiêm chế độ thanh tra, kiểm tra theo quyết định số 478 của Bộ ngày 11/3/1993 và tập trung chỉ đạo các trƣờng trọng điểm, trung tâm chất lƣợng cao theo quyết định 1363 của Bộ ngày 31/5/1994. Tuy có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và còn những hạn chế về chất lƣợng của đội ngũ nhƣng các trƣờng, lớp đều bám sát chƣơng trình hƣớng dẫn, biết lựa chọn phƣơng pháp luyện tập cho trẻ theo từng bộ môn và nâng cao yêu cầu từ thấp đến cao. Kết quả kiểm tra trên trẻ đạt yêu cầu cao. Việc thực hiện 3 chuyên đề trọng điểm: - Về chuyên đề vệ sinh: từ năm học 1993 - 1994 các tỉnh, thành đã xây mới và cải tạo đƣợc 25% số công trình vệ sinh trên số nhóm, lớp nguồn nƣớc sạch phục vụ sinh hoạt cho trẻ chỉ đạt đƣợc ở các trƣờng, lớp tập trung. - Về chuyên đề làm quen chữ cái: kết quả khảo sát cho thấy 80% trẻ ở lớp 5 tuổi đạt đƣợc yêu cầu của chuyên đề này: Cháu nhận đƣợc các chữ cái và biết chơi trò chơi, biết tập tô màu với các chữ cái, nhƣng mặt hạn chế còn nhiều 4 giáo viên thực hiện kế hoạch và hƣớng dẫn giờ chơi chƣa đạt, trẻ chƣa biết liên kết các chữ cái với nhau. - Về chuyên đề âm nhạc: Ngành học chƣa trang bị đƣợc nhạc cụ để dạy và học (80% số lớp). Hầu hết các giáo viên đều chƣa biết sử dụng nhạc cụ. thiếu kiến thức nhạc lý cơ bản. khả năng âm nhạc kém nên tiết dạy thiếu sinh động, đa dạng. 2. Về mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất, thiết bị: Việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị cho giáo dục mầm non từ năm học 1993 1994 đến nay đƣợc đẩy mạnh. Nhƣng nhìn chung các tỉnh chƣa thực hiện thu và sử dụng hợp lý theo thông tƣ 14 -TT/LB ngày 4/9/1993. Ở mỗi tỉnh, chỉ có Trƣờng do UNICEF viện trợ là đƣợc xây dựng theo đúng tiêu chuẩn. Các trƣờng ở thị xã, thị trấn thuộc dạng kiên cố, bán kiên cố (tỷ lệ 87%) nhƣng hầu hết các Thông học đều không đạt chuẩn ở vùng nông thôn, trƣờng bằng vật liệu tre, lá tỷ lệ 91%); trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hầu nhƣ không có (tỷ lệ 95%); các điều kiện vệ sinh (nguồn nƣớc, hố xí) thiếu nghiêm trọng, không đảm bảo đƣợc tiêu chuẩn trong học tập và sinh hoạt của cô và cháu. Hệ thống trƣờng mầm non chiếm tỷ lệ 70% số phƣờng xã, riêng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc chỉ chiếm tỷ lệ 20% số xã. Nhìn chung, tỷ lệ sinh đẻ còn cao trên toàn vùng (3.1%) dân số tăng mạnh (2.3%). Nền kinh tế chậm phát triển, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Ở nhiều tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngay cả trong ngành giáo dục - đào tạo, chƣa quan tâm phát triển ngành giáo dục mầm non nên việc đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp còn ít và yếu. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trƣờng lớp phần lớn đƣợc cải tạo từ những cơ sở cũ nên không đúng quy cách. Đa số các lớp mẫu giáo gắn với trƣờng phổ thông, mƣợn của chùa. của khóm, của phƣờng. Mạng lƣới nhà trẻ, mẫu giáo rất mỏng, chậm phát triến: Ở tỉnh Sóc Trăng, trong năm học 1994 -1995 trên toàn tỉnh chỉ phát triển thêm đƣợc 01 (một) trƣờng mẫu giáo và xây dựng mới đƣợc 11 phòng so với năm học 1993 - 1994. Tình hình này phổ biến đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 5 Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi hầu nhƣ không có. Cuộc khảo sát cho thấy 88,5% số trƣờng mầm non thiếu bàn, ghế đúng quy cách, đồ chơi ngoài trời, sân chơi, đồ dùng cho học tập và giảng dạy, hệ thống nhà vệ sinh và nguồn nƣớc sạch cho trẻ dùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng ngập nƣớc, vùng hải đảo, vùng ven biển, vùng dân tộc. Trong toàn vùng, cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non chƣa ổn định, hệ thống trƣờng trọng điểm còn quá ít, và với mức đầu tƣ hiện nay, không có đủ điều kiện để phát triển mạng lƣới trƣờng lớp và nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị. 3. Về số lượng các cháu đến trường lớp: Ngành mầm non: Các cháu trong độ tuổi đến và sẽ đến trƣờng, lớp (%) 1.Độ tuổi: (3 – 4); 2: Độ tuổi: 5 Tỉnh Bến Tre (1992-1993 ---- 1999 -2000) 1992 - 1993 1993 - 1994 1994 - 1995 1995 - 1996 1999 - 2000 Năm 1 0 1 9 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 27.25 64.80 10.26 28.66 5.40 10.60 30.00 32.23 35.00 68.28 75.38 80.00 Cần Thơ 22.68 26.57 20.35 52.50 57.65 65.00 Kiên Giang 6.30 7.80 8.30 11.09 15.70 17.80 Long An 24.34 26.03 46.30 52.50 Minh Hải 5.60 5.80 8.30 9.30 18.00 20.00 22.00 30.00 6.93 8.04 13.00 Sóc Trăng 11.84 11.88 15.00 Trà Vinh 12.39 15.77 24.05 27.32 10.94 18.80 23.47 35.17 Vĩnh Long 15.36 17.14 21.22 24.00 30.00 38.20 48 22 60.00 Tổng 12.71 16.12 19.28 19.61 27.16 33.37 38.35 43.28 Cộng 2 Nguồn: Các số liệu khảo sát đợt I và II (tháng 4/1995 và tháng 11/1995) 50.00 95.00 50.00 85.00 11.00 60.00 30.00 50.00 47.39 75.17 45.00 80.00 38.89 74.19 6 Qua số liệu của tám (8) tỉnh: Bến Tre. Cần Thơ, Kiên Giang. Long An. Minh Hải, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long... chúng tôi nhận thấy các cháu trong độ 3 - 4 tuổi đến trƣờng lớp còn thấp; mức độ phát triển chậm 6,9% trong bốn năm học ở độ tuổi năm, việc huy động các cháu đến trƣờng chỉ đạt tỷ lệ 27,16% vào năm học 1992 - 1993 và có mức phát triển nhanh: 43,28% năm học 1995 - 1996. Tuy số lƣợng trẻ ra lớp ở nhà trẻ, mẫu giáo tăng nhƣng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở từng độ tuổi còn rất thấp. Số trẻ đƣợc ăn tại nhà trẻ chiếm tỷ lệ 71 % so với tổng số trẻ đến nhà trẻ và 78% các cháu đƣợc theo dõi sức khỏe, biểu đồ tăng trƣởng đạt 89.6%. Ở bật mẫu giáo số trẻ đƣợc ăn tại lớp chiếm tỷ lệ 13,27% so với tổng sô trên đến lớp. Các cháu có sổ sức khỏe và biểu đồ tăng trƣởng đạt tỷ lệ 20.51%. Số trẻ đƣợc theo dõi tình hình bệnh tật còn thấp, ở nhà trẻ đạt 71,03% ở mẫu giáo đạt 15,7%. Các cháu còn mắc nhiều bệnh tật về đƣờng hô hấp, đƣờng tiêu hóa, các bệnh về mắt và răng miệng. Tỷ lệ trẻ đƣợc tiêm ngừa đúng lịch đạt 85,3% ở nhà trẻ và 78,6%. Từ năm học 1993 - 1994 ngành giáo dục mầm non đã thực hiện có kết quả chỉ thị 07/CT vận dụng vào thực tế địa phƣơng ở từng tỉnh nhƣng tỷ lệ bệnh tật và suy dinh dƣỡng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao: 27%. Các số liệu cho thấy, tỷ lệ huy động trẻ vào nhà trẻ rất thấp: ở độ tuổi 0 -2 tuổi, trên toàn vùng chỉ đạt tỷ lệ 3%, còn ở bậc mẫu giáo, độ tuổi (3 - 4 tuổi), tỷ . lệ huy động trên toàn vùng cho đến năm học 1995 - 1996 vẫn chỉ có tỷ lệ 19.6%. Đó sẽ là một gánh nặng cho chất lƣợng giáo dục ở bậc tiểu học sau này. 4. Về vấn đề đa dạng hóa và xã hội hoá giáo dục mầm non: Từ năm học 1993 - 1994 đến nay, ngành học mầm non đã đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp. Hệ thống trƣờng lớp tiếp tục đƣợc sắp xếp lại, củng cố và phát triển theo hƣớng xã hội hóa giáo dục ở các loại hình trƣờng, lớp, nhóm: công lập, bán công, dân lập, tƣ thục, nhóm trẻ gia đình..., với các quy mô khác nhau phù hợp với điều kiện cụ thể và nhu cầu xã hội ở từng đĩa phƣơng. Cuộc khảo sát cho thấy ở các tỉnh vừng đồng bằng Sông Cửu Long, cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục mầm non công lập chỉ thu nhận 5% số trẻ trong độ tuổi đến lớp, trong khi đó nhu cầu đến lớp của các cháu rất cao (30%) nên ở 7 nhiều tỉnh mạng lƣới trƣờng lớp mẫu giáo. nhà trẻ phát triển với nhiều loại hình trƣờng lớp. 5. Về đội ngũ cán bộ Quản lý và giáo viên: Trong tình hình còn nhiều khó khăn, việc chỉ đạo và hỗ trợ của trung ƣơng còn dàn trải, chƣa tập trung vào những đối tƣợng trọng điểm, vùng trọng điểm; thiếu cơ chế thu hút, động viên khuyến khích đội ngũ, thiếu chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ quản lý và giáo viên bậc học mầm non, đặc biệt là giáo viên ngoài biên chế nên sự chuyên biến về chất của đội ngũ nhìn chung còn chậm: vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về chất lƣợng, không đồng bộ. Từ trung ƣơng tới địa phƣơng còn thiếu quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp cụ thể nhằm đào tạo. đào tạo lại, bồi dƣờng và sàng lọc, nâng cao chất lƣợng đội ngũ ở bậc học này. Hệ thông trƣờng sƣ phạm vừa xuống cấp, vừa không đủ sức đáp ƣng nhu cầu về đào tạo đội ngũ giáo viên giỏi cho ngành. Các chế độ, chính sách cho đến hiện nay còn những điểm chƣa hợp lý. Tuy có những cải tiến tích cực trong hai năm học vừa qua, nhƣng nhìn chung Nhà nƣớc còn thiếu chính sách thực sự hấp dẫn giáo viên và đầu tƣ chƣa thỏa đáng cho sự nghiệp giáo dục mầm non đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. II. Thực trang việc thực hiện một số chủ trƣơng, chính sách đối với các bậc học phổ thông. 1. Vấn đề xóa mù chữ (XMC) và phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH): Đây là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang phải chịu một sức ép rất lớn về số lƣợng trẻ em thất học ở độ tuổi từ 6-14 tuổi phải huy động đến lớp học: 8 Ngành phổ thông: các cháu trong độ tuổi đến trƣờng lớp và số đơn vị đạt chuẩn PCGDTH TT Tỉnh Trẻ em 6 Số đi học - 14 tuổi Số thất học 1 250.788 194.809 187.512 270.365 321.660 382.000 20.032 24.541 26.227 26.920 24.664 71.000 47.902 67.015 28.938 137.330 75.723 550.292 Long An Vĩnh Long 3 Trà Vinh 4 Bến Tre 5 Tiền Giang 6 Cần Thơ 7 Sóc Trăng 8 Minh Hải 9 Đồng Tháp 10 An Giang 11 Kiên Giang Tổng cộng 418.253 297.060 459.840 297.060 3.302.776 230.756 170.268 161.285 243.445 295.092 311.000 175.627 344.465 221.337 322.510 221.337 2.697.122 Đơn vị xã đạt chuẩn PCGDTH (10.1995) 130/182 76/107 18/77 104/157 118/163 21/94 Đơn vị huyện đạt chuẩn PCGDTH (10.1995) 6/14 19/120 10/137 4/137 0/11 1/1 ì 0/11 3/9 1/7 Nguồn : Bộ Giáo dục và đào tạo "Tiếp tục quán triệt NQTW4 để chỉ đạo ngành thực hiện nhiệm vụ năm học 1995 - 1996", Hà nội, 7/1995 - Phụ lục 2: Thống kê về PCGDTH cho trẻ em thất học đến 12/1994 và số liệu báo cáo của các sở GD - ĐT, tháng 10/1995. Từ năm học 1993 - 1994 đến nay, sức ép về số lƣợng trẻ em thất học giảm dần nhờ giảm tỷ lệ lƣu ban, bỏ học, điển hình là Cần Thơ, tỷ lệ này chỉ còn ở mức 3,18% (năm học 1995 - 1996), mở rộng quy mô các lớp mẫu giáo theo chủ trƣơng đa dạng hoá về loại hình tổ chức (tỉnh Bến Tre, có chính sách hỗ trợ tích cực để thực hiện chủ trƣơng này, đạt tỷ lệ huy động 75,38% trong năm học 1995. 1996 đặc biệt hai huyện Ba Tri và Mỏ Cày đạt tỷ lệ 86 89%), đầu tƣ bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, tự cáp thêm cho giáo viên dạy vùng nông thôn sâu, vùng ven biển), thực hiện tốt cuộc vận động "toàn dân đƣa trẻ đến trƣờng" vào năm học 1995 - 1996 mà kết quả đạt đƣợc rất khả quan, điển hình là tỉnh Trà Vinh. Để thực hiện đƣợc chƣơng trình 6 (phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ), chƣơng trình 4 (nâng cấp trƣờng sƣ phạm và đào tạo bồi dƣỡng giáo viên), chƣơng trình 8 (tăng cƣờng cơ sở vật chất, xóa lớp học ca 3) thì nguồn kinh phí Nhà Nƣớc phải là nguồn đầu tƣ chính thay vì chỉ là nguồn đầu tƣ hỗ trợ nhƣ hiện nay. Hiện nay các tỉnh, thành ở ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn do cơ sở trƣờng lớp phân tán, tỉ lệ giáo viên /lớp thiếu, lũ lụt tàn phá nặng nề, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, thu nhập đầu ngƣời thấp, tỉ lệ trẻ em thất học cao, hiệu quả 9 đào tạo chỉ trên dƣới 50%(1). Vào năm học 1993 - 1994 cho đến tháng 11/1995, qua cuộc khảo sát lần II, số trẻ còn thất học ở độ tuổi từ 6 - 14 tuổi vẫn còn chiếm tỷ lệ 18% và sức ép về số lƣợng trẻ em thất học đang giảm dần nhờ có tỷ lệ lƣu ban bỏ học trong năm học 1994 1995 giảm đáng kể: 9,7% (năm học 1993 - 1994: 12,7%), riêng ở Cần Thơ tỷ lệ này chỉ còn 3,18%. Các thành tựu này đạt đƣợc do các tỉnh đã thực hiện tốt chế độ cho học sinh lớp 1, 2, 3 có điểm dƣới trung bình không phải ở lại lớp, cho học trả nợ trong hè và nhờ việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình, trƣờng lớp mẫu giáo, có chính sách hỗ trợ ƣu tiên cho trẻ ở độ tuổi 5 tuổi đƣợc hƣởng chƣơng trình giáo dục 36 buổi. Số học sinh tăng nhanh nhƣ ở Sóc Trăng bình quân 25,1 %/năm, đang đặt ra vấn đề phải quan tâm đối với địa phƣơng. 2. Về vấn đề phổ cập trung học cơ sở: Tỷ lệ thu nhận học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học vào lớp 6 bậc trung học cơ sở chiếm tỷ lệ từ 80 - 90% tuy điều kiện kinh tế - xã hội từng tỉnh, thành. Trƣớc tình hình tỷ lệ học sinh bỏ học cao và hiệu quả đào tạo ở bậc tiểu học còn thấp khoảng 50%, thì tỷ lệ thu nhận vào lớp 6 nhƣ trên là hợp lý nhƣng với mục tiêu PCGDTH và XMC từ nay đến năm 2000, và với chủ trƣơng của Bộ, là nơi nào có nhu cầu và có điều kiện tiến tới phổ cập trung học cơ sở thì nhiều tỉnh nhƣ An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp..., ngay từ năm học 1996 - 1997 phải xem xét, tính toán lại tỷ lệ thu nhận. Theo kế hoạch PCGDTH và XMC thì đến năm 1997, trên 80% xã phƣờng đạt PCGDTH và XMC. Theo tiêu chuẩn quốc gia thì số trẻ vào lớp một trƣớc đó 5 năm, còn duy trì đƣợc tỷ lệ 90% trở lên và phải có từ 80% trở lên trẻ em 14 tuổi học xong tiểu học. Nhƣ thế, số học sinh tuyển mới vào lớp 6 để phổ cập trung học cơ sở sẽ tăng vọt trong những năm sắp tới. Theo khảo sát của chúng tôi, năm học 1995 - 1996, số học sinh tăng nhanh so với năm học 1994 - 1995, là một vấn đề cần đƣợc đặc biệt quan tâm để có chủ trƣơng, chính sách phù hợp. 3. Về phổ thông trung học và về chủ trương phân luồng giữa các lọai hình phổ thông trung học (chuyên, chọn, thí điểm, phân ban, bình thường) Ở những địa bàn, khu vực phổ cập đƣợc trung học cơ sở, việc tăng nhanh hệ thống trung học đang là một yêu cầu rất lớn. Từ năm học 1991 - 1992 đến nay (1995 - 1996), học sinh phổ thông trung học tăng nhanh. Qua số liệu phát triển 5 năm (1991 - 1995) của tỉnh Sóc Trăng, một tỉnh có chỉ số phát triển giáo dục (1) Hội nghị các Giám đốc Sở giáo dục đào tạo năm 1994 "Về công tác giáo dục phổ cập tiểu học". Số trẻ em thất học ở Bến Tre: 18%. An Giang: 49%. Kiên Giang: 63%. Minh Hải: 30%. Cần Thơ 28%. Sóc Trăng 37% 10 trung bình của cả vùng, chúng ta nhận thấy số học sinh năm học 1991 - 1992: 3.342 em, đến năm học 1995 - 1996: 8913 em. Về chủ trƣơng phân luồng, các ý kiến đều cho rằng cần thiết nhƣng cần xem xét lại chƣơng trình, sách giáo khoa, điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, cấu trúc và đánh giá xếp loại, nội dung truyền tải kiến thức. 4. Về các nguồn đầu tư và quản lí ngân sách: Nguồn ngân sách đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo chỉ đáp ứng đƣợc từ 50 -60% yêu cầu tối thiểu. Quan điểm "phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu" và "đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo là đầu tƣ cho phát triển" chƣa đƣợc thể hiện đầy đủ qua chủ trƣơng chính sách đầu tƣ nguồn ngân sách cho giáo dục - đào tạo ở ĐBSCL (TW và địa phƣơng). Cách sử dụng ngân sách hiện nay không hợp lý: phải dành tỉ lệ 75 - 80% để chi cho lƣơng và phụ cấp, chỉ còn từ 20 - 25% chi cho hoạt động giáo dục - đào tạo. Các khoản kinh phí của các chƣơng trình - mục tiêu quốc gia cũng chỉ nhằm giải quyết một số khâu cơ bản: tăng cƣờng cơ sở vật chất, phổ cập tiểu học, xóa mù chữ, bồi dƣỡng giáo viên. Hiện nay, việc cải tiến cơ chế quản lý ngân sách theo hƣớng hai cấp (TW và tỉnh) có nhiều thay đổi, gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng ngân sách. ảnh hƣởng đến tính kịp thời và tính hiệu quả. Cụ thể là năm 1993, Bộ cấp ngân sách trực tiếp qua kho bạc tỉnh, đến năm 1994, qua Sở Tài chính và năm 1995 qua cân đối địa phƣơng. Việc cấp phát phân bổ ngân sách theo cơ chế 1994 và 1995 không đúng tinh thần chỉ thị 287/CT của Hội Đồng Bộ Trƣởng ngày 4-8-1992 và thông tƣ liên bộ số 35/TTLB ngày 21-4-1994 nên việc quản lý ngân sách theo ngành đang gặp khó khăn: không đƣợc cấp kịp thời, phụ thuộc vào việc thu và cân đối ngân sách địa phƣơng. Từ năm học 1995 - 1996, toàn bộ ngân sách GD - ĐT đều đƣa về cân đối ở ngân sách địa phƣơng. Đây là vấn đề đang gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc sử dụng kịp thời và hiệu quả ngân sách. Cuộc khảo sát cho thấy chỉ các khoản chi thƣờng xuyên, chủ yếu thuộc quỹ lƣơng, là đƣợc ngân sách chi đủ, còn các chi khác, nhất là cho các chƣơng trình - mục tiêu thì tỉnh nào cũng cấp phát chậm hoặc không có để chi, hết năm đành quyết toán thiếu hụt cho ngân sách GD - ĐT. Cụ thể, năm 1994, ngân sách GD - ĐT của tỉnh Kiên Giang bị cân đối thiếu hụt 7 11 tỷ/tổng ngân sách GD - ĐT đƣợc cấp. còn năm 1995 đến ngày 4/10/1995, ngân sách của các chƣơng trình - mục tiêu còn chƣa đƣợc cấp 4 tỷ 214 triệu/8 tỷ 950 triệu. Tất cả các chƣơng trình - mục tiêu đều bị chững lại nhƣ chƣơng trình giáo viên và sƣ phạm, chƣơng trình thí điểm phân ban Trung học, chƣơng trình phổ cập và xóa mù chữ, chƣơng trình tăng cƣờng giáo dục Vùng sâu - Vùng dân tộc, chƣơng trình tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học. 5. Về sự thiếu hụt số lượng và chất lượng yếu kém của đội ngũ Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, tỷ lệ chƣa đạt chuẩn cao, đội ngũ không đồng bộ... đang thực sự là một cản trở lớn cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Đội ngũ giáo viên tiểu học thiếu nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng xa, vùng sâu. Tỉ lệ giáo viên/lớp của đội ngũ giáo viên THCS và PTTH còn thấp so với qui định chung nhƣng chế độ phụ cấp dạy thêm giờ đã có tác dụng điều chỉnh, ổn định đội ngũ. Về chất lƣợng: tỉ lệ đạt chuẩn cao nhƣng cơ cấu loại hình không đồng bộ: thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật, thể dục, nhạc họa, giáo dục chính trị và công dân. Từ nguồn đào tạo ở các trƣờng sƣ phạm, đào tạo theo công đoạn, đến việc thu nhận lại những giáo viên thôi việc trƣớc đây... hiện vẫn chƣa thể bù đắp đƣợc số lƣợng giáo viên còn thiếu, nhất là ở bậc tiểu học. Điển hình ở long An, bƣớc vào năm học 1995 - 1996: - Đào tạo từ CĐSP đƣợc 200 giáo viên tiểu học ra trƣờng. - Thu nhận và đào tạo theo công đoạn : 400 giáo viên. Theo kế hoạch dự kiến, số lƣợng đó đủ theo yêu cầu phát triển trƣờng lớp, học sinh, Nhƣng trong năm học 1994 – 1995, do số giáo viên bỏ ngang là 150 ngƣời và gần 100 giáo viên xin thôi việc nên kết quả vẫn còn thiếu 170 giáo viên tiểu học. Tình trạng thiếu hụt giáo viên tiểu học khi bƣớc vào năm học 1995 - 1996 ở nhiều tỉnh rất nghiêm trọng, cụ thể Kiên Giang thiếu 886 giáo viên, Sóc Trăng thiếu 650 ngƣời, Trà Vinh: 400 ngƣời. Sự thiếu hụt do số lƣợng giáo viên bỏ ngành, thôi việc tiếp tục làm mất thế ổn định về đội ngũ, về số lƣợng và đặc biệt nghiêm trọng là về chất lƣợng - vì số đông của đội ngũ này là những giáo viên có thâm niên, tay nghề, giảng dạy 12 những bộ môn cần thiết, đang thiếu hụt, thay vào đó là những giáo viên mới ra trƣờng hoặc còn phải qua các công đoạn để chuẩn hóa. Nguyên nhân chính của sự thiếu hụt ngƣời vào ngành và tình trạng bỏ ngành, thôi việc của đội ngũ giáo viên vẫn là chính sách bất hợp lý trong lƣơng bổng và đời sống tinh thần đối với đội ngũ: chính sách lƣơng mới ngành giáo dục xếp lƣơng ƣu tiên "thứ 6". Theo phúc trình của Ủy ban Văn Hóa - giáo dục của Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/1995 thì dựa trên thống kê thu nhập của 20 ngành cho thấy giáo dục đứng thứ 15, ở dƣới mức trung bình của xã hội. Các khoản ƣu đãi đƣợc hƣởng từ trƣớc lại bị cất hoặc không đƣợc thay đổi cho phù hợp nhƣ phụ cấp thâm niên (5 - 25% lƣơng), phụ cấp giảng dạy (5 - 10%), phụ cấp khó khăn cho giáo viên đi dạy vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới, vùng ven biển, vùng dân tộc, vùng hải đảo, chế độ thi đua, khen thƣởng... 6. Về tình trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị (Xin xem báo cáo của trƣờng Đại học Cần Thơ). III. Thực trạng việc thực hiện một số chủ trƣơng – chính sách trong ngành giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp 1. Cơ sở đào tạo (tính đến 31 - 12 - 1994). Toàn vùng có trƣờng Đại học Cần Thơ với 592 CBGD và 5404 SV, 7 trƣờng CĐSP, 29 trƣờng trung học chuyên nghiệp (5 trƣờng do TW quản lý ) với 838 CBGV và 9541 học sinh dài hạn tập trung. Toàn vùng có 01 (một) trƣờng trƣờng trung học nông nghiệp, 01 (một) trƣờng lƣơng thực thực phẩm, 01 (một) trƣờng thủy lợi, 01 (một) trƣờng xây dựng, 01 (một) trung tâm cây ăn quả, 01 (một) trƣờng văn hóa nghệ thuật. Cả vùng có 15 trƣờng dạy nghề với 405 CBGV và 6482 học sinh với các ngành nghề: cơ giới, cơ khí, nông nghiệp, kỹ thuật giao thông vận tải, công nhân bƣu điện. Về các hình loại trung tâm dạy nghề: toàn vùng ĐBSCL có khoảng 50% trung tâm dạy nghề so với tổng số quận huyện. Cơ bản đã hình thành mạng lƣới trƣờng lớp chuyên nghiệp tại các tỉnh, huyện trong vùng và bƣớc đầu đáp ứng đƣợc về số lƣợng theo yêu cầu kinh tế của vùng. 13 2. Về chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp: Đây là một chủ trƣơng đúng, các tỉnh đã phát triển mạnh các loại hình đào tạo nghề: trƣờng dạy nghề (trƣờng CNKT), trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hƣớng nghiệp - dạy nghề, trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm giải quyết việc làm, trung tâm đào tạo tƣ vấn và chuyển giao công nghệ, trƣờng kỹ thuật, trƣờng nghiệp vụ, lớp dạy nghề, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên... Một số vấn đề cần nghiên cứu để thực hiện chủ trƣơng đƣợc tốt hơn: - Hệ thống dạy nghề không thu hút đƣợc nhiều ngƣời vào học, đặc biệt là học sinh phổ thông không muốn học nghề, chỉ muốn vào đại học. - Nhiều ngành nghề đƣợc xác định là cần thiết cho phát triển kinh tế nông nghiệp nhƣng không có nguồn tuyển sinh. - Hình loại: "trung học nghề" chƣa mở đƣợc vì thiếu ngƣời học. - Các loại hình trung tâm gây nhiều sự chồng chéo. 3. Chủ trương phát triển mạng lưới trường, lớp dạy nghề Mạng lƣới trƣờng lớp đã đƣợc phát triển ở nhiều cấp: - Trƣờng thuộc trung ƣơng do Bộ, Ngành, Tổng công ty, Tổng cục... quản lý. - Trƣờng thuộc tỉnh do ủy Ban, Sở, Ban, Ngành quản lý. - Trƣờng, lớp thuộc Huyện, Ban, Ngành cấp Huyện, các cơ quan, đoàn thể, tƣ nhân quản lý. Mạng lƣới dạy nghề rất phong phú, đa dạng nhƣng gây ra nhiều khó khăn, phức tạp trong quản lý. Chủ trƣơng xây dựng mạng lƣới dạy nghề từ Phƣờng, Xã. Quận, Huyện, Thị xã (Tỉnh) là đúng, nhƣng cần phải nghiên cứu thêm về các loại trung tâm cùng mang chức năng dạy nghề sao cho quản lý đƣợc tốt để đào tạo có chất lƣợng. Hầu hết các tỉnh chƣa coi trọng việc đào lạo nguồn nhân lực, chất lƣợng đào tạo nghề còn nhiều cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chất lƣợng đào tạo thấp, chƣa có định hƣớng tỉ lệ đào tạo cụ thể cho ĐH. THCN và DN, việc phối hợp giữa ngành GD - ĐT với các ngành khác chƣa chặt chẽ, ảnh hƣởng nhiều đếu việc phân bố mạng lƣới trƣờng, lớp và việc phân bố các phƣơng tiện kỹ thuật trong học tập và giảng dạy. 14 4. Chính sách đối với người dạy và người học. Với thực trạng trƣờng, lớp dạy nghề hiện nay ở ĐBSCL, sự thiếu hụt về số lƣợng giáo viên chỉ xảy ra chủ yếu ở các huyện, các vùng xa, vùng nông thôn. Về chất lƣợng giáo viên dạy nghề, nhìn chung còn yếu về chuyên môn, thu nhập kém về vật chất, tƣ tƣởng không ổn định. Nguyên nhân chính là do chính sách còn nhiều bất hợp lý. Vì chƣa có chính sách giữ ngƣời, nên một số giáo viên có tay nghề đã chuyển ngành sang dịch vụ, thƣơng nghiệp... nhƣ ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Riêng ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... hiện nay còn giữ đƣợc giáo viên là do có thêm chế độ chính sách phụ cấp của Tỉnh (thêm 300.000 đồng/tháng ngoài lƣơng). Về ngƣời học, đa số đối tƣợng đi học là con em ngƣời lao động. Cho đến nay, chúng ta chƣa có đƣợc chính sách ƣu đãi cụ thể cho ngƣời nghèo đi học nên chƣa thu hút đƣợc nông dân và con em họ vào trƣờng lớp, nghề. Theo số liệu thống kê năm 1994, tỉ lệ lao động có kỹ thuật chỉ chiếm 3% số ngƣời trong tuổi lao động của vùng. Hiện nay, ở nhiều tỉnh, số học sinh trƣờng nghề giảm dần. Đây là tiếng chuông báo động đối với ngành học đào tạo nghề ở ĐBSCL. Chúng tôi xin nhấn mạnh: lao động tham gia các ngành kinh tế, năm 1994 là 5,5 triệu ngƣời, chiếm 83% số ngƣời trong độ tuổi lao động (nông nghiệp : 84,5%, công nghiệp: 7%, dịch vụ: 8,5%). Cả vùng chƣa nêu đƣợc phƣơng thức thực hiện qui hoạch, chƣa nêu đƣợc nhu cầu tổng quát về các loại nhân lực của các ngành kinh tế nên không thể có kế hoạch đào tạo theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất