Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu kĩ thuật lập trình mvc và xây dựng hệ thống quản lý lịch thực hành kh...

Tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật lập trình mvc và xây dựng hệ thống quản lý lịch thực hành khoa công nghệ thông tin

.PDF
60
1
50

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được sử dụng hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong đồ án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hải Phòng, ngày 14 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Đặng Văn Báu ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho em gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Đại học Hải Phòng, đặc biệt là các thầy cô khoa Công nghệ thông tin của trường đã tạo điều kiện cho em có nhiều thời gian làm báo cáo thực tập. Và em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths.Trần Quốc Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập. Sau quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đến nay, đề tài “Nghiên cứu kĩ thuật lập trình MVC và xây dựng Hệ thống quản lý lịch thực hành khoa Công nghệ thông tin” của em đã hoàn thành. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của thầy ThS. Trần Quốc Tuấn. Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU.....................................v DANH MỤC BẢNG, BIỂU...........................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................vii MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU LẬP TRÌNH MVC.......................................3 1.1 MVC là gì? Xuất xứ của mô hình MVC?............................................3 1.2 Các thành phần của MVC và hoạt động của chúng?.........................3 1.2.1 Các thành phần của MVC...............................................................3 1.2.2 Sự tương tác giữa các thành phần trong mô hình MVC..............5 1.3 Ưu – nhược điểm của MVC...................................................................7 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG........................................................8 2.1 Tổng quan về khoa Công nghệ thông tin..........................................8 2.2 Xác định và phân tích giá trị của nghiệp vụ.....................................8 2.3 Xác định các yêu cầu của hệ thống.......................................................9 2.4 Căn cứ thực hiện đề tài........................................................................10 2.5 Những cơ sở thực tiễn của đề tài.........................................................10 2.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................11 2.7 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................11 2.8 Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................11 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG...............................13 3.1 Yêu cầu hệ thống..................................................................................13 3.1.1 Yêu cầu chức năng.........................................................................13 3.1.2 Yêu cầu phi chức năng...................................................................14 3.1.3 Các giả định và phụ thuộc.............................................................15 iv 3.2 Biểu đồ ca sử dụng...............................................................................15 3.2.1 Sơ đồ UC tổng quát........................................................................15 3.2.2 Sơ đồ phân rã và mô tả kịch bản UseCase...................................17 3. 3 Đặc tả Usecase.....................................................................................19 3.4 Lược đồ tuần tự....................................................................................24 3.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu...........................................................................30 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM...................................................................35 4.1 Môi trường cài đặt...............................................................................35 4.2 Giới thiệu hệ quản trị SQL Server 2014[2] và Visual studio 2015[3].........................................................................................................35 4.3 Một số giao diện hệ thống....................................................................38 4.3.1 Giao diện đăng nhập......................................................................38 4.3.2 Giao diện đăng kí lịch đối với giáo viên.......................................38 4.3.3 Giao diện hệ thống đối với quản lý...............................................39 4.3.4 Giao diện lập lịch kiểm soát với quản lý......................................39 4.3.5 Giao diện xác nhận kiểm soát thiết bị..........................................40 4.3.6 Giao diện duyệt lịch đăng kí.........................................................40 4.3.7 Giao diện lập lịch đăng kí lịch thực hành....................................41 4.3.8 Giao diện xem lịch thực hành.......................................................41 4.3.9 Giao diện không xác nhận kiểm soát của sinh viên....................42 4.3.10 Giao diện quản lý người dung.....................................................42 KẾT LUẬN....................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................44 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Từ viết tắt CBQL CNTT HTML UC MVC Giải thích Cán bộ quản lý Công nghệ thông tin HyperText Markup Language Usecase Model-View-Controller vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 Tên bảng Xác định tác nhân Đặc tả UC đăng nhập Đặc tả UC đăng xuất Đặc tả UC xem thông tin cá nhân Đặc tả UC thêm thông tin người dung Đặc tả UC xem thông tin người dung Bảng lịch thực hành Bảng người dung Bảng phòng học Bảng kiểm soát Bảng nội dung Bảng lớp Bảng khoa Bảng tiết học Trang 15 19 20 21 22 23 30 31 32 32 33 33 33 33 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hinh Trang hình 2.1 2.2 Sự tương tác của các thành phần trong MVC Sơ đồ UC tổng quát hệ thống quản lý thực hành khoa 5 16 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 2.18 2.19 2.20 2.21 2.22 2.23 2.24 2.25 2.26 2.27 CNTT Sơ đồ phân rã: Quản lý lịch thực hành Sơ đồ phân rã: Quản lý người dùng Sơ đồ phân rã: Kiểm soát thiết bị Sơ đồ phân rã: Duyệt lịch đăng kí lịch thực hành Lược đồ tuần tự đăng nhập Lược đồ tuần tự đăng xuất Lược đồ tuần tự đăng kí lịch thực hành Lược đồ tuần tự Thêm thông tin người dùng Lược đồ tuần tự xóa thông tin người dùng Lược đồ tuần tự xem thông tin người dùng Lược đồ tuần tự sửa thông tin người dùng Lược đồ tuần tự duyệt lịch đăng kí Lược đồ tuần tự them phòng thực hành Biểu đồ lớp tổng quát Lược đồ quan hệ cơ sở dữ liệu Giao diện đăng nhập Giao diện đăng kí lịch thực hành của giảng viên Giao diện hệ thống đối với quản lý Giao diện kiểm soát của quản lý Giao diện xác nhận kiểm soát thiết bị Giao diện duyệt lịch đăng kí Giao diện đăng kí lịch thực hành Giao diện xem lịch thực hành của sinh viên Giao diện không xác nhận kiểm soát của sinh viên Giao diện quản lý người dùng 17 17 18 18 24 24 25 25 26 26 27 27 28 29 34 38 38 39 39 40 40 41 41 42 42 1 MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, Công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật cũng như trong cuộc sống. Nó trở thành công cụ đắc lực trong nhiều nghành nghề như giao thông vận tải, quân sự, y học.... và đặc biệt trong công tác quản lý nói chung và quản lý phòng thực nói riêng. Trước đây khi máy tính chưa được ứng dụng rộng rãi, các công việc quản lý đều được quản lý bằng hình thức thủ công bằng sổ sách dẫn đến việc lưu trữ cồng kềnh, gây mất thời gian, công sức và thiếu độ chính xác. Do đó, công việc quản lý sử dụng phương pháp thủ công sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ và mục tiêu của hệ thống và nó cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của công việc. Để khắc phục những nhược điểm trên, đồng thời nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin, thì việc xây dựng một hệ thống quản lý thực hành phục vụ cho công tác quản lý phòng thực hành được dễ dàng hơn. Trường đại học Hải Phòng là một trường có số lượng phòng máy thực hành khá nhiều, là địa điểm thực hành môn tin học của tất cả sinh viên trong trường, đặc biệt trong khoa Công nghệ thông tin, số lượng thực hành trên máy mỗi ngày là vô cùng lớn. Điều đó gây nên sự khó khăn về mặt quản lý đối với cán bộ phòng thực hành. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý thực hành là cần thiết. Nên em đã chọn đề tài này làm đề tài báo cáo thực tập Nội dung đề tài gồm có 04 chương: Chương 1: Nghiên cứu kĩ thuật lập trình MVC 2 Nghiên cứu các thành phần, mối quan hệ và ưu – nhược điểm của mô hình MVC 3 Chương 2: Khảo sát hệ thống Thực hiện tìm hiểu, khảo sát hệ thống thông tin, cụ thể là phòng thực hành khoa Công nghệ thông tin, đánh giá hiện trạng của cửa hàng, xác định các mặt hạn chế của hệ thống cũ, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục. Chương 3: Phân tích, thiết kế hệ thống Từ việc khảo sát hệ thống ban đầu, nội dung ở phần này tập trung xác định các yêu cầu mà hệ thống cần đáp ứng. Xác định các chức năng cấn có, luồng dữ liệu và các thực thể trong hệ thống từ đó thiết kế cơ sở dữ liệu, xử lý các chức năng, thiết kế chương trình Chương 4: Thực nghiệm hệ thống Từ dữ liệu có được qua phần phân tích, thiết kế hệ thống, nội dung chương 3 tập trung xác định môi trường triển khai và thiết kế giao diện cho hệ thống. Thực hiện đề tài là cơ hội để em áp dụng, tổng hợp các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời đúc kết được những bài học thực tế phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này. Mặc dù đã rất cố gắng thực hiện đề tài nhưng vì năng lực cũng như thời gian còn hạn chế nên chương trình khó tránh khỏi những thiếu xót, rất mong thầy cô thông cảm. Những góp ý của thầy cô là bài học, là hành trang để em vững bước vào cuộc sống sau này. 4 CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU LẬP TRÌNH MVC 1.1 MVC là gì? Xuất xứ của mô hình MVC? - Khái niệm: Mô hình MVC (viết tắt của Model - View - Controller) là một kiến trúc phần mềm hay mô hình thiết kế được sử dụng trong kỹ thuật phần mềm. Nó giúp cho các lập trình viên tách ứng dụng của họ ra 3 thành phần khác nhau Model, View và Controller. Mỗi thành phần có một nhiệm vụ riêng biệt và độc lập với các thành phần khác.[1] - Xuất xứ: Vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại phòng thí nghiệm Xerox PARC ở Palo Alto. Sự ra đời của giao diện đồ họa (Graphical User Interface - GUI) và lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming -OOP) cho phép lập trình viên làm việc với những thành phần đồ họa như những đối tượng đồ họa có thuộc tính và phương thức riêng của nó. Không dừng lại ở đó, những nhà nghiên cứu ở Xerox PARC còn đi xa hơn khi cho ra đời kiến trúc MVC (viết tắt của Model – View - Controller). Kiến trúc này ngày càng được phát triển và hoàn thiện nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như các giải pháp cho quá trình phát triển phần mềm. 1.2 Các thành phần của MVC và hoạt động của chúng? 1.2.1 Các thành phần của MVC Như tên gọi MVC gồm 3 thành phần với các chức năng khác nhau. - M (Model): là nơi chứa các nghiệp vụ tương tác với cơ sở dữ liệu. Nó bao gồm các class/ function xử lý nhiều nghiệp vụ như kết nối database, truy vấn dữ liệu, thêm – xóa – sửa dữ liệu… 5 - V (View): Đảm nhận việc hiển thị thông tin, tương tác với người dùng, nơi chứa tất cả các đối tượng GUI như textbox, images… Hiểu một cách đơn giản, nó là tập hợp các form hoặc các file HTML. - C (Controller): Giữ nhiệm vụ nhận điều hướng các yêu cầu từ người dùng và gọi đúng những phương thức xử lý chúng… Chẳng hạn thành phần này sẽ nhận request từ url vào form để thao tác trực tiếp với Model. Model: Model là thành phần chủ yếu được sử dụng để thao tác xử lý dữ liệu. Trong các framework, Model vẫn thường sử dụng theo phương thức Active Record. Một trong những design pattern. Chúng có tác dụng rút ngắn thời gian viết câu truy vấn cho người sử dụng. Biến những câu truy vấn phức tạp trở nên gần gũi và thân thiện với người sử dụng thông qua các thư viện được định nghĩa sẵn. Model thường sẽ là các phương thức có trách nhiệm xử lý các tác vụ như: select, insert, update, delete các record trong database. Ứng với các lấy dữ liệu, model thường sử dụng mảng để gởi trả kết quả về. Vì mảng có thể cho phép model lưu trữ nhiều thông tin hơn, nên thường các record khi bóc tách chúng sẽ mang các dữ liệu của database một cách chi tiết. Khi sử dụng Model, ta cũng cần tuân theo nguyên tắc chính của chúng là không xuất giá trị trực tiếp trong Model. Mà tất cả những dữ liệu ấy, phải đưa vào mảng và trả về theo phương thức. Và tiếp tục ở View ta sẽ sử dụng nó để lấy dữ liệu ra. View: 6 View là phần hiển thị thông tin tương phản khi gởi và nhận request. Trước đây, người ta thường sử dụng template để phân tách website thành 2 mảng riêng biệt. Một là giao diện và một là core. Việc chỉnh sửa giao diện trở nên đơn giản hơn đối so với cách viết thập cẩm lúc trước. Tuy nhiên, các thư viện này thực chất sẽ làm cho ứng dụng của chúng ta trở nên chậm chạp hơn bao giờ hết. Bởi chúng phải phiên dịch nhiều lần các kịch bản. Vì vậy, View là một phần trong việc nâng cấp những hạn chế ấy. Chúng giúp giảm thiểu tối đa quá trình biên dịch nhiều lần. Và làm cho ứng dụng trở nên mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn nhiều so với cách lập trình thuần. Controller: Controller có trách nhiệm chính là điều hướng các yêu cầu của người sử dụng. Như vậy trên toàn ứng dụng của ta, tất cả các request đều sẽ phải đi tới Controller. Và tại đây, ứng với các tham số người sử dụng truyền mà ta đưa họ đến một tác vụ nào đó trên ứng dụng. Tại các tác vụ này, chúng sẽ thông qua lớp Model để làm việc và trả kết quả trở về Controller. Cuối cùng controller sẽ đẩy dữ liệu thao tác tới view. View là thành phần cuối cùng mà người sử dụng nhận được khi họ giở request tới ứng dụng. Có thể hiểu Controller, giống với kỹ thuật đa cấp với các tác vụ chạy ứng dụng phân cấp theo từng nhánh riêng biệt như: Module, action… 1.2.2 Sự tương tác giữa các thành phần trong mô hình MVC 7 Hình 1.1 Sự tương tác của các thành phần trong MVC Controller – View sẽ lấy những hình ảnh, nút bấm…hoặc hiển thị dữ liệu được trả ra từ Controller để người dùng có thể quan sát và thao tác. Trong sự tương tác này cũng có thể không có dữ liệu được lấy từ Model và khi đó nó chỉ chịu trách nhiệm hiển thị đơn thuần như hình ảnh, nút bấm… Controller – Model là luồng xử lý khi controller tiếp nhận yêu cầu và các tham số đầu vào từ người dùng, controller sẽ sử dụng các lớp/hàm trong Model cần thiết để lấy ra những dữ liệu chính xác. View – Model có thể tương tác với nhau mà không qua Controller, nó chỉ đảm nhận hiển thị dữ liệu chứ không phải qua bất kỳ xử lý nghiệp vụ logics nào. Nó giống như các vùng dữ liệu hiển thị tĩnh trên các website như block slidebar… Khi có một yêu cầu từ phía client gửi đến server, Bộ phận controller có nhiệm vụ nhận yêu cầu, xử lý yêu cầu đó. Và nếu cần, nó sẽ gọi đến phần model, vốn là bộ phần làm việc với Database. Sau khi xử lý xong, toàn bộ kết quả được đẩy về phần View. Tại View, sẽ gen ra mã Html tạo nên giao diện, và trả toàn bộ html về trình duyệt để hiển thị. 8 1.3 Ưu – nhược điểm của MVC Ưu điểm của MVC MVC thể hiện tính chuyên nghiệp trong lập trình. Do được chia thành các phần độc lập nên giúp phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản, dễ bảo trì, nâng cấp. MVC hiện đang là mô hình lập trình tiên tiến bậc nhất hiện nay, điều mà các framework vẫn đang nổ lực để hướng tới sự đơn giản và yếu tố lâu dài cho người sử dụng. Do tính linh động và không bắt buộc nhiều DTO (Data transfer object) nên MVC được sử dụng nhiều trong lập trình website hơn các mô hình khác. Nhược điểm của MVC Đối với những dự án nhỏ việc áp dụng MVC gây cồng kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triền. MVC đòi hỏi người tiếp cận phải biết qua OOP, có kinh nghiệm tương đối cho việc thiết lập và xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh. Sẽ rất khó khăn nếu OOP của người sử dụng còn yếu. 9 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 2.1Tổng quan về khoa Công nghệ thông tin - Địa chỉ: Nhà C3 - Trường Đại học Hải Phòng - 171 Phan Đăng Lưu Kiến An - Hải Phòng - Điện thoại: 02253.549.277 - Email: [email protected] - Website: http://fit.dhhp.edu.vn - Thành lập: Năm 2012 Hoạt động của phòng thực hành - Mỗi một giảng viên sẽ phụ trách giảng dạy một lớp hay cùng lúc nhiều lớp, ứng với mỗi lớp giảng viên sẽ sắp xếp lịch học sao cho phù hợp nhất và ứng với mỗi lớp đó thì giảng viên sẽ đăng kí một phòng máy với thời gian tương ứng. - Mỗi phòng máy cán bộ quản lý có nhiệm vụ là phải nắm rõ được tất cả thông tin về phòng máy (thời gian, người giảng dạy, nội dung, ...). - Mỗi giảng viên có nhu cầu đăng kí phòng học, họ phải đăng nhập vào hệ thống, tìm kiếm phòng còn trống tiết và điền đầy đủ vào mục đăng kí. - Ứng với mỗi lớp, giảng viên phải kiểm soát được số lượng sinh viên để đảm bảo được số lượng máy và trang thiết bị khi giao lại phòng cho cán bộ quản lí. - Cán bộ quản lí sau mỗi tuần phải thống kê lại lịch đăng kí phòng máy của tất cả giáo viên khi đăng nhập hệ thống trong tuần vừa qua. 2.2Xác định và phân tích giá trị của nghiệp vụ Giá trị nghiệp vụ - Tăng khả năng xử lý: thông tin được xử lý một cách dễ dàng, đồng thời và chính xác - Thu thập được thông tin về phòng máy một cách tự động không phải mất công cập nhật lại thông tin 10 - Đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ một cách tin cậy, an toàn và chính xác. Giá trị kinh tế - Giảm biên chế cán bộ, giảm chi phí hoạt động: nhờ có hệ thống quản lí khoa Công nghiệp thông tin mà thông tin được xử lý tự động, không phải mất công nhận, nhập hồ sơ, giấy tờ nên giảm thiểu được số lượng cán bộ tham gia vào công tác này, từ đó sẽ giảm chi phí hoạt động của tổ chức - Tăng độ chính xác, tiết kiệm được thời gian Giá trị sử dụng - Sinh viên có thể nhanh chóng tìm thấy được thông tin về phòng máy (ca thực hành) của lớp mình. - Giáo viên mất ít thời gian tìm ca thực hành hợp lí. - Giáo viên có thể thực hiện việc đăng kí dễ dàng và thuận tiện. - Thông qua hệ thống này giáo viên chỉ cần xem thông tin về phòng máy, sau đó lựa chọn phòng máy phù hợp với ca thực hành mà mình cần Đánh giá - Hệ thống quản lý thực hành của khoa Công nghiệp thông tin giới thiệu và cung cấp đầy đủ thông tin, chi tiết phòng máy về cho người dùng tốt hơn so với đăng kí trực tiếp. - Chính việc cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết do hệ thống mang lại sẽ giúp người học hài lòng, thoải mái. 2.3 Xác định các yêu cầu của hệ thống 11 - Hệ thống phải cung cấp cho giáo viên một danh sách phòng máy cùng các thông tin liên quan (địa điểm, thời gian, ...) để cho người học xem và lựa chọn. - Khi giảng viên có nhu cầu đăng kí phòng máy, hệ thống phải cung cấp cho họ mẫu form để họ điền những thông tin cần thiết, giúp cho họ có thể thực hiện việc đăng kí dễ dàng. - Sau khi nhận được thông tin đăng kí của giảng viên, hệ thống sẽ xử lý thông tin nhận được một cách tự động và gửi thông tin phản hồi tới họ để họ xác nhận việc đăng kí thành công hay không. Thông tin phản hồi phải nhanh chóng và chính xác. - Hệ thống hỗ trợ việc hiển thị ca thực hành của từng phòng máy cho sinh viên. - Hệ thống sẽ tạo cho mỗi giáo viên một tài khoản đăng nhập. Căn cứ vào đó hệ thống có thể nhận biết giảng viên đó thuộc bộ môn nào, ca nào để hiển thị thông tin về phòng máy cho phù hợp. 2.4 Căn cứ thực hiện đề tài - Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT: về nhiệm vụ trọng tâm của giáo giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015; Quyết định số 2143/QĐ-UBND của thành phố Hải Phòng về xây dựng kế hoạch dài hạn và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. - Trước đây, việc quản lý phòng thực hành còn thủ công khiến cho việc quản lý mất nhiều thời gian và chi phí, hiện nay tuy đã có phần mềm quản lý phòng máy nhưng chưa có bản quyền nên các biểu mẫu 12 chưa thể tùy biến và bị giới hạn về mặt thời gian dùng hơn nữa do sản phẩm trên môi trường Windows Form nên còn nhiều hạn chế trong công tác triển khai. 2.5 Những cơ sở thực tiễn của đề tài Tính cấp thiết Hiện tại việc đăng kí lịch thực hành còn thủ công, chưa có chương trình quản lý, khiến cho việc quản lý mất nhiều thời gian và chi phí. Việc quản lý chủ yếu dựa trên sổ sách, giấy tờ một cách thủ công. Tuy rằng cũng đã có tin học hóa một số bộ phận nhưng việc quản lý đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của bộ phận quản lý. Tính thời sự Trước đây, việc đăng kí lịch còn thủ công khiến cho việc đăng kí lịch thực hành mất nhiều thời gian và chi phí, hiện nay tuy đã có phần mềm quản lý phòng máy nhưng chưa có bản quyền nên các biểu mẫu chưa thể tùy biến và bị giới hạn về mặt thời gian dùng hơn nữa do sản phẩm trên môi trường Windows Form nên còn nhiều hạn chế trong công tác triển khai. Tính mới Các phần mềm cũ hiện có thường chạy trên nền tảng windows form với công nghệ ASP.NET hoặc JAVA. Phầm mềm quản lý kho chạy trên nền tảng web hầu hết chưa tích hợp tự động hóa mã vạch. Chưa có tính năng tự thay thế thiết bị. Các định dạng kết xuất báo cáo thống kê thường cố định và chưa có khả năng tùy biến. 2.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống phòng thực hành của khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Hải Phòng 13 - Ngôn ngữ lập trình MVC và quản trị cơ sở dữ liệu SQLSever. Phạm vi nghiên cứu - Quản lý thực hành bao gồm quản lý về thiết bị, phòng học, người dùng, ... Mục đích giúp giảng viên đăng ký thực hành của giảng viên được dễ dàng và thuận tiện. 2.7 Mục tiêu nghiên cứu Thu thập các thông tin, các báo cáo và giấy tờ có liên quan đến việc quản lý thực hành, phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thực hành. Xây dựng hệ thống chạy trên mạng Internet, bất cứ nơi đâu có Internet đều có thể truy cập và quản lý. Hệ thống này sẽ là một công cụ đắc lực cho nhà trường và cán bộ quản lý trong việc quản lý, giảm gánh nặng về vấn đề nhân sự và quản lý nhân sự cũng như chi phí vận hành, bảo trì hay nâng cấp của người quản lý. Tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhà hàng nói riêng và của toàn xã hội nói chung. 2.8 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích hệ thống, cài đặt và chạy thử nghiệp hệ thống, xem xét đánh giá tính chính xác và tốc độ xử lí của hệ thống, tối ưu hóa hệ thống cho phù hợp với mục đích sử dụng của nhà hàng, cũng như việc phát triển hệ thống.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan