Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Nghiên cứu giải pháp quản lý môi trường làng nghề giấy phong khê, thành phố bắc ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý môi trường làng nghề giấy phong khê, thành phố bắc ninh, có sự tham gia của cộng đồng

.PDF
85
207
139

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục sơ đồ vi Danh mục hình vii Danh mục các từ vıết tắt viii MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Một số khái niệm liên quan 4 1.1.1. Làng nghề 4 1.1.2. Làng nghề tái chế phế liệu 4 1.2. Làng nghề giấy và vấn đề ô nhiễm môi trường 4 1.2.1. Tổng quan về làng nghề giấy ở Việt Nam 4 1.2.2. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề giấy 10 1.2.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội 11 1.3. Công tác quản lý môi trường làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh 13 1.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh 13 1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 14 1.3.3. Những thay đổi trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ khi Luật bảo vệ môi trường ra đời đến nay 1.3.4. Các vấn đề còn tồn tại trong quản lý môi trường tại tỉnh Bắc Ninh 15 17 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.2. Phạm vi nghiên cứu 20 2.3. Nội dung nghiên cứu 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu 20 2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 20 Page iii 2.4.2 Phỏng vấn bán cấu trúc 20 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm 22 2.4.4. Phương pháp chuyên gia 25 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Khái quát chung và tình hình sản xuất giấy tại phường Phong Khê 26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế, xã hội của phường Phong Khê 26 3.1.2. Giới thiệu chung về làng nghề giấy ở phường Phong Khê 29 3.2. Hiện trạng môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê 33 3.2.1. Hiện trạng môi trường nước 34 3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí 37 3.2.3. Hiện trạng môi trường đất 39 3.2.4. Ô nhiễm chất thải rắn làng nghề 39 3.3. Công tác quản lý về môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê 44 3.3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại CCN Phong Khê 44 3.3.2. Quản lý môi trường làng nghề giấy Phong Khê trên cơ sở cộng đồng 47 3.4. Đề xuất biện pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và phát triển bền vững 62 3.4.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã (phường), thôn 62 3.4.2. Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường 65 3.4.3. Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 65 3.4.4. Giải pháp đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng 66 3.4.5. Đẩy mạnh áp dụng cách tiếp cận sản xuất sạch hơn 67 3.4.6. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường 68 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 1.1 Nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên liệu của một số làng nghề sản xuất giấy 9 1.2 Ước tính lượng chất thải rắn phát sinh cho làng nghề tái chế giấy 1.3 Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số làng nghề giấy tỉnh Bắc Ninh 10 năm 2011 10 2.1 Thông tin lấy mẫu quan trắc chất lượng nước 22 2.2 Phương pháp phân tích mẫu nước mặt trong phòng thí nghiệm 23 2.3 Phương pháp phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm 23 2.4 Thông tin lấy mẫu quan trắc chất lượng không khí 24 2.5 Phương pháp phân tích mẫu không khí trong phòng thí nghiệm 24 2.6 Phương pháp phân tích mẫu trầm tích trong phòng thí nghiệm 25 3.1 Sản lượng giấy của làng nghề tại phường Phong Khê 27 3.2 Nhu cầu sử dụng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề giấy Phong Khê 3.3 33 Kết quả quan trắc nước mặt tại Cầu Đào Xá – Sông Ngũ Huyện Khê – phường Phong Khê năm 2014 3.4 34 Kết quả quan trắc nước thải tại Cống thải làng nghề giấy Phong Khê phường Phong Khê năm 2014 3.5 36 Kết quả quan trắc môi trường không khí tại làng nghề giấy Phong Khê phường Phong Khê năm 2014 3.6 38 Kết quả quan trắc mẫu trầm tích tại cầu Phong Khê - phường Phong Khê năm 2014 3.7 39 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh tại phường Phong Khê 40 3.8 Sản lượng giấy các loại tại phường Phong Khê năm 2013 3.9 Ma trận đánh giá vai trò của các bên liên quan trong quản lý môi trường làng nghề giấy Phong Khê 41 58 3.10 Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân cấp tổ dân phố 64 3.11 Các giải pháp SXSH cho làng nghề giấy Phong Khê 67 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy dó kèm theo dòng thải. 6 1.2 Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh, giấy hàng mã kèm theo dòng thải 7 1.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kraft kèm theo dòng thải 8 1.4 Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh 13 3.1 Sơ đồ dòng của quá trình sản xuất giấy dó 31 3.2 Quy trình sản xuất giấy bằng máy kèm theo dòng thải 32 3.3 Các nguyên nhân gây ra sự phát sinh nhiều chất thải rắn từ hoạt động sản xuất giấy tại phường Phong Khê 3.4 43 Sơ đồ Venn thể hiện mối liên hệ và vai trò của các bên liên quan đến công tác quản lý môi trường làng nghề Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 53 Page vi DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Tỷ trọng các ngành kinh tế tại phường Phong Khê năm 2014 27 3.2 Cơ cấu ngành nghề của người dân tại phường Phong Khê 28 3.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất giấy theo loại hình sản phẩm năm 2013 42 3.4 Phản hồi của 30 hộ sản xuất tại CCN Phong Khê đối với các văn bản pháp lý và đội ngũ thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề 47 3.5 Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả của hoạt động tuyên truyền 49 3.6 Hoạt động phân loại rác thải của người dân tham gia sản xuất tại làng nghề giấy Phong Khê qua 30 hộ điều tra 49 3.7 Phản hồi của người dân về công tác quản lý môi trường tại làng nghề Phong Khê 50 3.8 Phản ánh của người dân về việc chi trả các chi phí về vấn đề môi trường 52 3.9 Hệ thống quản lý môi trường cấp phường 63 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BOD Nhu cầu oxy sinh hóa CTR Chất thải rắn CNN - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CCN Cụm công nghiệp COD Nhu cầu oxy hóa học ĐTM Đánh giá tác động môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ÔNMT Ô nhiễm môi trường QCCP Quy chuẩn cho phép QLMT Quản lý môi trường TN&MT Tài nguyên và Môi trường TSS Tổng chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động dư thừa tại các địa phương. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến năm 2014 cả nước có 4575 làng nghề, trong đó 1324 làng nghề được công nhận và 3251 làng có nghề. Trên cả nước làng nghề phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng gần 70%, còn lại ở miền Trung chiếm hơn 20% và miền Nam chiếm 10% (Bộ TN&MT, 2008). Bên cạnh lợi ích về phát triển kinh tế, các hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo loại hình và ngành nghề sản phẩm. Tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề được công nhận, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới, chủ yếu là các làng nghề giấy, đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, đúc đồng (Bộ TN&MT, 2008). Làng nghề giấy tại phường Phong Khê là một trong số làng nghề đã phát triển từ lâu đời với các hoạt động sản xuất giấy tái chế và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển ấy thì vấn đề môi trường đang là mối lo ngại của các cấp quản lý cũng như người dân nơi đây. Quá trình sản xuất đã tạo ra một lượng lớn các chất thải, trong khi công tác quản lý chưa nghiêm ngặt dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tại đây. Theo số liệu điều tra của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh năm 2014, kết quả phân tích tại các cơ sở sản xuất giấy cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép, trong đó chất rắn lơ lửng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 (TSS) vượt từ 5 đến 107 lần; đặc biệt các hóa chất đặc trưng vượt từ 7 đến 21 lần; khối lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh trong 1 ngày từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương tại phường Phong Khê khoảng 60 – 65 tấn bao gồm cả chất thải nguy hại. Vì vậy, làm thế nào để quản lý môi trường làng nghề tái chế giấy hiện nay một cách tốt nhất và hiệu quả nhất đang là một nhu cầu cấp thiết đặt ra. Trước thực trạng trên, bảo vệ môi trường làng nghề là vấn đề được quan tâm của cả xã hội. Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đã ban hành đề cập đến vấn đề này, như: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 và các văn bản khác như: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26-12-2011 Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề…Một số địa phương có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương mình. Ngoài ra, công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề của Nhà nước cần được chú ý và huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và quan trọng nhất là của chính người dân, người tham gia sản xuất. Khi người dân hiểu được tầm quan trọng của môi trường, hiểu được vai trò của họ đối với môi trường thì mới phát huy được tính trách nhiệm, quyền làm chủ, nâng cao tính tích cực, chủ động của người dân trong việc tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định về môi trường làng nghề cũng như xây dựng các quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý môi trường làng nghề giấy Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, có sự tham gia của cộng đồng”. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường làng nghề giấy Phong Khê. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý môi trường. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Yêu cầu nghiên cứu - Nghiên cứu phải đưa ra được các số liệu phản ánh hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê, Thành phố Bắc Ninh. Nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý môi trường có sự tham gia của các cấp khác nhau cũng như của người dân nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường và phát triển kinh tế tại điểm nghiên cứu. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Làng ngh Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm, song song với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đã mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,…Nếu đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.1.2. Làng nghề tái chế phế liệu Chủ yếu các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Ngoài ra, các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp vào loại hình làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất đã từng bước được cơ khí hóa. 1.2. Làng nghề giấy và vấn đề ô nhiễm môi trường 1.2.1. Tổng quan về làng nghề giấy ở Việt Nam 1.2.1.1. Giới thiệu chung về làng nghề giấy Tái chế là một trong các loại hình làng nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển với quy mô lớn ở một số tỉnh, chiếm 6,2% tổng số lượng làng nghề, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh và thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Hưng Yên. Đây là nhóm làng nghề tận dụng phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất, nhờ đó Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 giảm được chi phí đầu tư và giảm được lượng chất thải gây ÔNMT. Mặt khác, trong khi chưa có cơ sở tái chế chất thải lớn, thì các làng nghề tái chế chất thải phát triển, đã tạo ra một mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu và chất thải. Các làng nghề tái chế được chia thành 3 nhóm làng nghề cơ bản đó là: tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại và tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm và Phong Khê ở Bắc Ninh có thể xem là hai làng nghề điển hình trong loại hình làng nghề tái chế giấy không những về quy mô sản xuất và còn trình độ công nghệ, trang thiết bị và tiềm lực lao động. Sản phẩm chủ yếu là giấy dó, giấy vệ sinh, giấy vàng mã, giấy kraft. Các sản phẩm này không những đáp ứng cho tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2009). 1.2.1.2 Những nét đặc trưng trong sự phát triển làng nghề giấy • Có đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề và nâng cao mức sống cho người dân. • Quy mô của các cơ sở sản xuất nhỏ, phần lớn chỉ trong phạm vi vài hộ gia đình. Mức độ phân tán lớn, phát triển tự phát, hầu hết rải rác trong địa bàn của các làng nghề nên rất khó khăn cho việc quản lý và theo dõi. • Trang thiết bị và phương tiện sản xuất hầu hết là cũ kỹ và lạc hậu, phần lớn đã quá hạn sử dụng hoặc hết khấu hao. Bên cạnh đó, người dân tham gia lao động chủ yếu là có trình độ kỹ thuật không cao, chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm. Vì vậy định mức tiêu hao nhiên liệu lớn cũng là một trong quá trình thường xuyên xảy ra các sự cố làm tăng các rủi do về mặt môi trường cũng như hạn chế tính hiệu quả kinh tế trong quá trình tiêu hao nguyên liệu. • Nhận thức của người dân đối với việc BVMT cũng như ý thức về sức khỏe của bản thân chưa cao, chưa ý thức rõ ràng các tác động của các chất gây ô nhiễm do sản xuất ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của con người (Đặng Kim Chi, 2008). 1.2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất giấy Các sản phẩm chính của các làng nghề tái chế giấy bao gồm: Giấy dó, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, giấy kraft. Quy trình sản xuất giấy dó Nguyên liệu để sản xuất giấy dó chủ yếu là vỏ dó. Nguyên liệu phụ gồm có nhựa thông, vôi, giấy mò. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 Vỏ dó Than, nước nước vôi đặc, nước nước sạch nhựa thông,điện Khói lò (SO2, CO, NOx..) Nước thải, Chất thải rắn (xỉ than) Nấu Ngâm Nước thải Rửa nước vôi nước thải Tiếng ồn Nghiền nhỏ Đánh tơi (trong bể xeo) hơi nước nước thải sơ sợi rơi vãi, nước thải Xeo giấy Ép nước Bóc tờ nước thải Nước thải Cán bụi, giấy vụn bụi Phơi giấy Bóc, xếp bụi, giấy rách lề bụi, giấy vụn Ép, cắt xén Sản phẩm Sơ đồ 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy dó kèm theo dòng thải. (Nguồn: Đặng Kim Chi, 2008) Vỏ dó sau khi mua về sẽ được ngâm nước sau đó cho vào nấu. Sau khi nấu, vỏ được ngâm tiếp vào nước vôi đặc. Sau khi rửa sạch nước vôi, vỏ được tiến hành nghiền thành bột sau đó được chuyển vào bể xeo. Trong bể xeo, bột sẽ được hòa với tỷ lệ thích hợp và đánh tơi để tạo độ mịn và đồng nhất cho mặt giấy. Giá xeo giấy Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 thủ công từng tờ, bóc giấy ẩm theo từng tờ và can lên tường để phơi. Sau khi đem phơi khô tự nhiên cho mềm đều giấy, giấy được phân loại chất lượng, sau đó mang cán, ép phẳng hay xén… Công nghệ sản xuất giấy dó mang tính thủ công cao, mặt khác giá thành của sản phẩm cao, nên thực tế thị trường tiêu thụ cũng không phát triển rộng rãi như các loại giấy vàng mã, vệ sinh, giấy kraft trong thời gian qua. Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy hàng mã Giấy vụn các loại Băng dán, ghim kim loại, nilon, giấy loại Phân loại NaO Javen Hơi kiềm Nước thải Ngâm kiềm Ngâm tẩy Nước thải Khí thải (Cl2) Nghiền Hơi hóa chất Tiếng ồn Đánh tơi Hơi dung môi, tiếng ồn Than Hơi nước Lò hơi Sấy khô Bụi khói lò Nước thải Bột rơi vãi Xeo Tiếng ồn, bụi Xỉ than Cuộn Cắt Bao gói Tiếng ồn, bụi Tiếng ồn, bụi, giấy lỗi, giấy rách Tiếng ồn, bụi, giấy lỗi, giấy rách Sản phẩm Sơ đồ 1.2: Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh, giấy hàng mã kèm theo dòng thải (Nguồn: Đặng Kim Chi, 2008) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 Nguyên liệu chính để sản xuất giấy kraft bao gồm bìa cát tông loại, giấy loại, báo loại. Nguyên liệu phụ gồm kiềm, nhựa thông và chất tẩy. Giấy phế liệu sau khi phân loại, sẽ được ngâm vào nước cho mủn sau đó được tẩy trắng bằng nước javen, nghiền nhỏ, pha loãng và đánh tơi. Giấy sau khi xeo được sấy bằng hơi nước, cuộn vào lô, cắt thành từng cuộn nhỏ và bao gói thành sản phẩm. Công nghệ điển hình sử dụng để tái chế giấy ở các làng nghề là công nghệ kiềm lạnh. Đây là công nghệ đơn giản, dễ thực hiện nhưng thường áp dụng cho quy mô nhỏ, với loại sản phẩm yêu cầu chất lượng không cao, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân nông thôn. Quy trình sản xuất giấy kraft. Bìa cát tông vụn Băng dán, ghim sắt, nilon, bụi Phân loại Nước thải Ngâm Nước, hóa chất Bụi khói lò Tiếng ồn Đánh tơi Than Lò hơi Tiếng ồn Nghiền Hơi nước Xỉ than Nước thải Xeo Tiếng ồn Sấy khô Bụi Tiếng ồn Bụi Giấy cuộn Sản phẩm Sơ đồ 1.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kraft kèm theo dòng thải (Nguồn: Đặng Kim Chi, 2008) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 Nguyên liệu chính sử dụng để sản xuất giấy kraft là bìa catton loại, giấy loại, báo loại. Nguyên liệu phụ gồm kiềm, nhựa thông, chất tẩy. Nguyên liệu sau khi mua được phân loại. Giấy, bìa phế liệu được ngâm trong nước cho mủn sau đó được nghiền nhỏ, hòa loãng và đánh tơi tạo thành bột giấy. Bột giấy được xeo thành bìa, sấy và được cuộn thành lô. Hơi nước được cấp từ lò hơi đốt than. Trong một số trường hợp do nhu cầu của thị trường về sản phẩm, javen được sử dụng để tẩy trắng bìa. Các công đoạn nghiền, đánh tơi, xeo cuộn đã được sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công. 1.2.1.4. Nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên liệu Nhu cầu tiêu thụ nguyên, nhiên liệu của một số làng nghề được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1.1: Nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên liệu của một số làng nghề sản xuất giấy TT Tên nguyên liệu Định mức chung (kg/tấn sp) 1.200÷1.300 Nhu cầu sử dụng Làng nghề Làng nghề Phong Phú Lâm Khê (tấn/năm) (tấn/năm) 16.000 20.600 1 Giấy vụn, tre , nứa 2 Nhựa thông 50÷60 60÷70 82 3 Javen 15÷50 10÷15 60 4 Phèn 40÷50 500 820 5 Phẩm màu 3÷7 14÷20 70 6 Xút 6÷8 45÷50 247 7 Than 500 3.430 3 7.600 3 8 Nước 50-100 m 350.000 m 650.000m3 9 Điện 280 kWh 3.447.600 kWh 5.740.000 kWh (Nguồn: Đặng Kim Chi, 2008) Bảng 1.1 thể hiện nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên liệu của một số làng nghề sản xuât giấy. Nguyên nhiên liệu sử dụng để sản xuất giấy chủ yếu là giấy phế liệu. Ngoài ra, cũng sử dụng một lượng lớn than để đốt lò hơi, các hóa chất, nước và điện năng để chạy máy nghiền... Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 1.2.2. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề giấy Định mức phát thải trên 1 tấn sản phẩm của làng nghề tái chế giấy như sau: Bảng 1.2 : Ước tính lượng chất thải rắn phát sinh cho làng nghề tái chế giấy Đơn vị: kg/tấn STT 1 2 3 Thành phần chất thải rắn Định mức thải trên 1 tấn sản phẩm Bột giấy, giấy vụn Xỉ than Đinh ghim, ni lông Tổng lượng chất thải rắn 81,8 76,5 53,8 212,1 (Nguồn: Đặng Kim Chi, 2008) Bảng 1.2 thể hiện khối lượng và thành phần CTR phát sinh từ quá trình sản xuất 1 tấn giấy. Thành phần CTR bao gồm bột giấy, giấy vụn, xỉ than, đinh ghim, nilon. Lượng CTR phát sinh trong quá trình sản xuất ra một tấn giấy tương đối lớn (212,1 kg). Trong đó, khối lượng giấy vụn và bột giấy phát sinh là lớn nhất (81,8 kg) và thấp nhất là khối lượng của đinh ghim, ni lông (53,8 kg). Bảng 1.3: Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số làng nghề giấy tỉnh Bắc Ninh năm 2011 Làng nghề Loại chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Lượng chất thải rắn phát sinh trong 1 ngày (tấn/ngày) 3,0 Giấy Phong Khê Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất giấy 37,0 Tổng chất thải rắn 40,0 Chất thải rắn sinh hoạt 0,2 Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất giấy 4,8 Giấy Phú Lâm Tổng chất thải rắn 5,0 (Nguồn: Chi cục BVMT tỉnh Bắc Ninh, 2011) Bảng 1.3 thể hiện lượng CTR phát sinh ở một số làng nghề tái chế giấy tỉnh Bắc Ninh năm 2011. Có thể thấy, lượng CTR phát sinh trong một ngày ở các làng nghề giấy tương đối lớn, chủ yếu là CTR sinh ra từ hoạt động sản xuất giấy, CTR sinh ra từ hoạt động sinh hoạt chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số CTR phát sinh trong một ngày ở làng nghề. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 1.2.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội * Bệnh tật gia tăng, tuổi thọ người dân suy giảm tại các làng nghề ô nhiễm Trong thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng tăng cao. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này thấp hơn từ 5 - 10 năm. So sánh giữa các khu vực làng nghề và không làm nghề cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần nông. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường của làng nghề đã có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cộng đồng dân cư. Mỗi nhóm làng nghề thường có các yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng, vì vậy ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến người dân cũng khác nhau. Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%), bệnh về đường tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh đường hô hấp (6 - 18%), bệnh đau mắt (9 – 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương Liễu 70%, làng bún Phú Đô là 50% (Nguyễn Thị Kim Thái, 2011). Trong những năm qua, có rất ít các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường làng nghề và tình hình sức khỏe, bệnh tật của người dân. Tuy nhiên, kết quả một số ít nghiên cứu điển hình trong thời gian ngắn cũng đã phản ánh một thực tế khác biệt về tình hình bệnh tật, sức khỏe cộng đồng giữa làng nghề và làng không làm nghề. * Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tổn thất đối với phát triển kinh tế Ô nhiễm môi trường do sản xuất và hoạt động xã hội bao giờ cũng gây ra các thiệt hại kinh tế dù lớn hay nhỏ. Xét riêng về ô nhiễm do sản xuất ở các làng nghề nước ta hiện nay, các thiệt hại kinh tế chủ yếu là: - Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tác hại xấu tới sức khỏe người lao động Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 và cộng đồng dân cư, làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau và chết non… - Ô nhiễm môi trường không khí làng nghề, đặc biệt là khí thải từ các lò nung gạch ngói, nung vôi thủ công, làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp đối với các đồng ruộng, vườn tược xung quanh, nhất là khí thải vào đúng thời kỳ cây trổ bông, đơm hoa kết quả. Ô nhiễm môi trường nước làng nghề đã làm nhiều ao, hồ, sông ngòi vốn trước đây là nơi trồng rau, nuôi cá, nay phải bỏ hoang…Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu lượng giá các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản. - Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm sức thu hút đối với du lịch, giảm lượng khách du lịch và dẫn tới các thiệt hại về kinh tế (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh ,2010). * Ô nhiễm môi trường làng nghề làm nảy sinh xung đột môi trường Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa các làng nghề và làng không làm nghề hoặc quan hệ giữa các hộ làm nghề và các hộ không làm nghề trong các làng nghề đã bắt đầu xuất hiện những rạn nứt bởi nguyên nhân ô nhiễm môi trường. Việc xả thải chất thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, chất lượng không khí bị suy giảm, giảm diện tích đất canh tác,…gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống người dân. Vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên cả vấn đề bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, điều này đã dẫn tới những mâu thuẫn và xung đột môi trường trong cộng đồng. Các xung đột môi trường điển hình tại các làng nghề bao gồm: - Xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề. - Xung đột giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề. - Xung đột giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp. - Xung đột giữa hoạt động sản xuất, mỹ quan và văn hóa. - Xung đột trong hoạt động quản lý môi trường. Có thể thấy, người dân làng nghề đóng cả hai vai trò người làm hại môi trường và người bị hại. Trong nhiều trường hợp, người bị hại lại bị ràng buộc bởi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12 những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại môi trường. Để giải quyết các mâu thuẫn này, tại nhiều làng nghề người dân đã dùng biện pháp thỏa hiệp hoặc đối thoại (Ngô Đồng, 2008). 1.3. Công tác quản lý môi trường làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh 1.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh * Khái quát sơ bộ về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh Sơ đồ 1.4: Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh * Sự phân công nhiệm vụ - Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn toàn tỉnh. - Ban Quản lý các khu công nghiệp: Là cơ quan quản lý nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp cơ quan quản lý môi trường cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung. - Chi cục Bảo vệ môi trường: Là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13 trên địa bàn. - UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; xác nhận Bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo sự uỷ quyền của cơ quan cấp trên. 1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường a, Thuận lợi - Nhận thức của người dân, chủ các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả ban đầu. - Công tác quản lý môi trường đang từng bước đi vào hoạt động có nề nếp và ngày càng hiệu quả. - Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan ngày càng chặt chẽ và đạt hiệu quả. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường và có chiều sâu. (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2013). b, Khó khăn - Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường chưa đồng bộ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện; công tác triển khai các văn bản quy phạm còn chậm. - Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội. - Vai trò chỉ đạo điều hành của hệ thống chính quyền các cấp chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn. - Hệ thống bộ máy quản lý môi trường cấp huyện mới được hình thành nên chưa phát huy tác dụng. Cấp xã không có cán bộ chuyên trách về môi trường mà đang kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn. - Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng cả về mức độ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan