Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới kiến hưng,...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới kiến hưng, quận hà đông, tp. hà nội theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh (luận văn thạc sĩ)

.PDF
107
132
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN PHÚ QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN PHÚ KHÓA: 2017 - 2019 QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT XANH Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội-2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới Viện Kiến trúc nhiệt đới, gia đình và đồng nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các đơn vị chức năng, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Hà Nội, tháng 3 năm 2019 Nguyễn Văn Phú LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Phú Mục lục Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình, sơ đồ Danh mục các bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU • Lý do chọn đề tài 1 • Mục đích nghiên cứu 2 • Nội dung nghiên cứu 2 • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 • Phương pháp nghiên cứu 3 • Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn 3 • Cấu trúc của luận văn 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ 7 THUẬT KHU ĐÔ THỊ KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1.1 Giới thiệu chung về quận Hà Đông,Thành phố Hà Nội 7 1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7 1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 8 1.1.3 Hiện trạng HTKT và quản lý vận hành hệ thống HTKT Quận Hà 9 1.1.4 Đông Thực trạng về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTKT Quận Hà Đông 12 1.2 Giới thiệu chung về Khu đô thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông. 13 1.2.1 Đặc điểm hiện trạng 13 1.2.2 Đặc điểm quy hoạch 17 1.3 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Kiến Hưng, quận 20 Hà Đông, thành phố Hà Nội 1.3.1 Hiện trạng về giao thông 20 1.3.2. Hiện trạng về cấp nước 24 1.3.3. Hiện trạng về cấp điện 26 1.3.4. Hiện trạng về thoát nước 27 1.3.5 Hiện trạng về quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường 29 1.3.6 Thực trạng về kết nối hệ thống HTKT 30 1.4 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô 32 thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 1.4.1 1.4.2 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng Cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật dự án Khu đô thị mớiKiến 32 34 Hưng 1.5 Đánh giá chung về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị 36 mới Kiến Hưng 1.5.1 Những kết quả đạt được 36 1.5.2 Các mặt tồn tại 27 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 39 KHU ĐÔ THỊ MỚI KIÉN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT XANH. 2.1 Vai trò, đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ 39 thuật đô thị và các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật xanh 2.1.1 Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 39 2.1.2 Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ 40 thuật đô khu đô thị mới 2.1.3 Các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật xanh 44 2.2 Các yêu cầu về kỹ thuật trong quản lý hệ thống HTKT theo 45 hướng hạ tầng kỹ thuật xanh. 2.2.1 Đối với hệ thống giao thông 45 2.2.2 Đối với hệ thống cấp nước 47 2.2.3 Đối với hệ thống thoát nước mưa và nước thải 48 2.3. Các yêu cầu về quản lý hạ tầng kỹ thuật theo hướng hạ tầng kỹ 48 thuật xanh 2.3.1 Các yếu tố tác động đến quản lý xây dựng HT HTKT đô thị. 48 2.3.2 Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý HTKT. 49 2.3.3 Nguyên tắc cơ bản thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng 50 2.3.4 kỹ thuật đô thị. Yêu cầu về năng lực và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.4 Cơ sở pháp lý trong quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới 52 51 Kiến Hưng 2.4.1 Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý hệ thống HTKT 52 2.4.2 do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành Văn bản do UBND thành phố Hà Nội ban hành 2.4.3 Định hướng phát triển hệ thống HTKT thành phố Hà Nội đến năm 54 2.4.4 2050. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 2.5 53 56 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới và 57 ở Việt Nam 2.5.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới 57 2.5.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam 60 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 71 KHU ĐÔ THỊ MỚI KIÉN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT XANH. 3.1 Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc quản lý hệ thống HTKT Khu 68 đô thị mới Kiến Hưng theo hướng HTKT xanh 3.1.1 Mục tiêu, quan điểm về quản lý 68 3.1.2 Nguyên tắc quản lý 69 3.2 Đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý HTKT Khu đô thị mới Kiến 70 Hưng theo hướng HTKT xanh Hệ thống giao thông xanh 70 Giải pháp thoát nước mưa bền vững 73 Quản lý mạng lưới đường sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng. 78 Giải pháp cấp nước 79 Giải pháp xử lý chất thải rắn 80 Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách, mô hình và giải pháp quản lý 80 hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Kiến Hưng theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý 80 Đề xuất thành lập Ban Giám sát công trình theo các tiêu chí hạ tầng 82 kỹ thuật xanh và Ban Giám sát cộng đồng Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng 85 Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng hệ thống 89 HTKT theo hướng HTKT xanh PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 92 Kiến nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ UBND Ủy ban nhân dân HTKT Hạ tầng kỹ thuật KĐTM Khu đô thị mới QL Quốc lộ TL Tỉnh lộ VNPT Bưu điện Việt Nam ADB Ngân hàng phát triển châu Á KĐT Khu đô thị CTR Chất thải rắn TNHH MTV QCXD BXD Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quy chuẩn xây dựng Bộ Xây dựng QHXD Quy hoạch xây dựng XLNT Xử lý nước thải GDP Tổng sản phẩm nội địa XD Xây dựng HTTN Hệ thống thoát nước DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Tên hình Số hiệu hình Trang Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quân Hà Đông 8 Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng ỌLĐT quân Hà Đông 12 Hình 1.3 Bản đồ vị trí Khu đô thị mới Kiến Hưng 13 Hình 1.4 Bản đồ ranh giới quy hoạch Khu đô thị mới Kiến Hưng 18 Hình 1.5 Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan KĐTM Kiến 19 Hình 1.6 Hình ảnh khu vực đang triển khai XD tại KĐTM Kiến 23 Hình 1.7 Hình ảnh chất lượng một số vỉa hè KĐTMKiến Hưng 24 Hình 1.8 Hình ảnh tuyến phố đã được xây dựng hoàn chỉnh 29 KĐTM Kiến Hưng Hình 1.9 Hình ảnh thu gom và tâp kết rác tại KĐTMKiến Hưng 30 Hình 1.10 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần đầu tư 32 và phát triển đô thị Kiến Hưng Hình 2.1 Hình ảnh khu đô thị mới kiểu mâu Phú Mỹ Hưng 61 Hình 2.2 Vị trí địa lý khu đô thị Ecopark 64 Hình 2.3 Toàn cảnh khu đô thị mới Ecopark Văn Giang, Hưng 65 Yên Hình 2.4 Hình ảnh cây xanh, thảm cỏ khu đô thị Ecopark 66 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức làn đường xe đạp trên các tuyến chính 71 Hình 3.2 72 Hình 3.3 Đề xuất mặt cắt ngang áp dụng các tuyến đường trong Hình ảnh minh họa tổ chức làn đường xe đạp và đi bộ Hình 3.4 Sơ đồ mô phỏng áp dụng hệ thống TNM bền vững 74 Hình 3.5 Các thiết bị thấm nước áp dụng cho KĐTMKiến Hưng 75 Hình 3.6 Hình ảnh mô phỏng bãi lọc trồng cây (hồ) trong KĐTM 76 Hình 3.7 Bãi đỗ xe, vỉa hè có kết cấu mặt phủ thấm nước 77 Hình 3.8 Hình ảnh mô tả gạch Block đề xuất 77 Hình 3.9 Kết cấu điển hình của vỉa hè thấm nước 78 Hình 3.10 Kết cấu vỉa hè thấm nước có hệ thống chứa 78 72 Tên hình Số hiệu hình Hình 3.11 Hình ảnh minh họa cột điện có bộ phận sử dụng năng Trang 79 lượng ánh sáng mặt trời. Hình 3.12 Mô hình quản lý Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật 81 Hình 3.13 Sơ đồ đề xuất thành lập Ban Giám sát đầu tư xây dựng 82 hạ tầng kỹ thuật. Hình 3.14 Hình ảnh minh họa sự tham gia của cộng đồng 87 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Nội dung Trang Bảng 1.1 Bảng thống kê chiều dài đường ống hiện có 10 Bảng 1.2 Bảng kết quả tính toán thực đo 16 Bảng 1.3 Bảng thống kê các bãi đỗ xe KĐTM Kiến Hưng 22 PHẦN MỞ ĐẦU • Lý do chọn đề tài. Hà Đông là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Hà Tây trước đây, hiện nay trở thành 1 trong 12 quận nội thành trực thuộc thành phố Hà Nội với diện tích 48,337 km2, dân số là 236.185 người, gồm 17 phường. Với vị trí thuận lợi trong giao thương phát triển kinh tế, nên nhiều dự án đã, đang và sẽ được đầu tư xây dựng tại đây như: khu nhà ở Vạn Phúc, khu nhà ở Văn Khê, khu nhà ở Chuôm Ngô- Bông Đỏ Nam La Khê, khu đô thị mới Mỗ Lao, khu đô thị mới Văn Phú, . .nhằm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình hiện đại hóa quận Hà Đông. Khu đô thị mới Kiến Hưng được phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 4751/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 12 tháng 9 năm 2014 có quy mô 48,485 ha, dân số khoảng 9 622 người nằm trong ranh giới quản lý hành chính của phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, có vị trí rất thuận lợi, đặc biệt là mối liên hệ với các quận của Hà Nội thông qua hệ thống hạ tầng giao thông gồm nhiều tuyến đường quan trọng mang ý nghĩa chiến lược. Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Kiến Hưng sẽ được thiết kế với không gian kiến trúc hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến theo tiêu chuẩn đô thị loại 1. Hiện nay trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng các khu đô thị đang được phát triển nhanh, trong quá trình triển khai thi công và đưa vào sử dụng đã xuất hiện một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng các công trình trong khu đô thị, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật như khớp nối hạ tầng kỹ thuật với các khu vực lân cận, có công trình vừa làm xong đã phải phá dỡ để công trình khác triển khai thi công; có công trình chưa tổ chức bàn giao thi công đã xuống cấp.... Đồng thời cảnh quan các khu đô thị đã bị thay đổi so với mục tiêu khi lập kế hoạch triển khai. Mặt khác, xu hướng thế giới hiện đại phải áp dụng các phương thức quản lý mới ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông minh, hạ tầng kỹ thuật xanh, thành phố phát thải carbon thấp .... 2 Do vậy, công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật cần thiết có các cơ sở pháp lý, các nền tảng về kỹ thuật cũng như cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ cho cộng đồng người dân, đồng thời đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, lâu dài, hướng tới đô thị xanh. Chính vì vậy, đề tài" Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh " là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, nhằm góp phần xây dựng khu đô thị mới kiểu mẫu, văn minh, xanh, sạch đẹp. • Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật dự án Khu đô thị mới Kiến Hưng , quận Hà Đông, TP. Hà Nội. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh. • Nội dung nghiên cứu. - Thu thập thông tin, tài liệu về thực trạng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kiến Hưng. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kiến Hưng quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh. - Đề xuất các giải pháp cụ thể về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kiến Hưng quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới (gồm các lĩnh vực Giao thông, Cấp nước, Thoát nước và Xử lý chất thải rắn). - Phạm vi nghiên cứu : Khu đô thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 3 • Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp Điều tra, khảo sát. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp chuyên gia và kế thừa - Phương pháp hệ thống hóa. • Một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn. - Khu đô thị mới. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. [17] - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang, và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. [17] - Phát triển bền vững: Là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, công bằng xã hội, và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. [15] - Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh: Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội. [18] - Hệ thống hạ tầng xanh. Theo Tổ chức Countryside Agency(2006): “Hệ thống hạ tầng xanh bao gồm việc cung cấp mạng lưới quy hoạch kết nối của các không gian đa chức năng góp phần bảo vệ môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học, khả năng ứng phó với sự biến đổi khí hậu và các biến đổi khác, có khả năng tạo nên lối sống khỏe mạnh và bền vững, tăng cường phúc lợi cho cuộc sống đô thị, cải thiện sự tiếp cận của nghỉ ngơi giải trí với những tài 4 sản xanh, hỗ trợ cho nền kinh tế đô thị và nông thôn, hỗ trợ tốt hơn cho việc quy hoạch và quản lý hệ thống không gian và hành lang xanh”. - Giao thông xanh: là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí độc hại khác ra môi trường. Ý tưởng nằm dưới khái niệm GIAO THÔNG XANH là khuyến khích mọi người: Sử dụng chính năng lượng của bản thân để di chuyển như đi bộ, đi xe đạp ... Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường - Sử dụng các phương tiện dùng năng lượng tái tạo như: Năng lượng mặt trời, Năng lượng gió... [30] - Công trình xanh: Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. - Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị: Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch phát triển, kế hoạch hoá việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống kê, đánh giá kết quả hoạt động của hạ tầng kỹ thuật đô thị. [31] Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng. Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm hai nhóm: - Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng các định mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật... để quản lý các hoạt động trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 5 - Quản lý tổ chức: Thiết kế và vận hành bộ máy tổ chức và quản lý nhân lực trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng [27] + Xã hội hóa Xã hội hóa là tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước để phát triển các lĩnh vực xã hội và thực hiện các mục tiêu xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa coi đây là một biện pháp rất cơ bản nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội, của mọi người. Xã hội hóa quản lý dịch vụ hạ tầng đô thị sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh và nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng vận hành, hạn chế thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Kết hợp và phát huy quyền làm chủ của người dân trong khu vực, bằng những hoạt động công ích vào các ngày nghỉ: thu dọn, sửa chữa, bảo dưỡng sân, hè đường, phát động rộng rãi các tô chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ và hội người cao tuổi cùng tham gia giữ gìn và quản lý hạ tầng kỹ thuật. + Sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất cả mọi người. Mục tiêu của sự tham gia cộng đồng nhằm xây dựng năng lực cho đông đảo người dân, để duy trì tốt việc quản lý, khai thác sử dụng công trình sau khi bàn giao. Sự tham gia của cộng đồng làm tăng khả năng và vai trò của người dân bởi vì khi hợp tác với nhau, nó sẽ làm tăng tự tin và khả năng trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn của riêng họ. Người dân có quyền tham gia vào quá trình quyết định thì kết quả của các quyết định sẽ có ảnh hưởng tốt tới chính cuộc sống của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng giúp đảm bảo cho các kết quả vận hành và khai thác tốt hơn bởi người dân biết cái gì họ cần, cái gì họ có khả năng đạt 6 được, họ có thể điều hoà các yếu tố tác động lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo sự ràng buộc giữa người dân đối với chất lượng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và như vậy việc vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn Sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo sự ràng buộc giữa người dân đối với chất lượng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và như vậy việc vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ thuận tiện và đạt hiệu quả hơn. + Các hình thức tham gia của cộng đồng Người dân có quyền và nghĩa vụ kiểm soát, các nhóm dân cư được giao quyền thông qua đại diện của nhân dân và chính quyền; Chính quyền trao đổi, bàn bạc với các nhóm dân; Chính quyền thông báo cho dân biết, cùng thực hiện, kiểm tra; Chính quyền đề ra các quyết định và thông báo trước; Chính quyền vận động nhân dân làm theo. • Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn có ba chương: - Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh. - Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng hạ tầng kỹ thuật xanh. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [34] a. Vị trí địa lý Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20o59 vĩ độ Bắc, 105o45 kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Ranh giới hành chính của Quận được xác định như sau: - Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm - Phía Nam giáp huyện Thanh Oai - Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Chương Mỹ b. Điều kiện thủy văn Khu vực quận Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn sông Nhuệ - là một trong những sông nhánh lớn của sông Đáy ở phía bờ Tả. Ngoài ra phần dự kiến mở rộng về phía Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đáy đoạn qua địa phận quận Hà Đông. - Sông Đáy: Là một phân lưu của sông Hồng. Từ khi xây dựng đập Đáy và sau đó cống Vân Đồn chặn cửa Hát Môn thì sông Đáy chỉ còn liên hệ với sông Hồng vào những ngày phân lũ và lấy nước tưới qua cống Liên Mạc vào sông Nhuệ. Mực nước Hmax +13,0m ứng với P = 1%; - Sông Nhuệ: lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới, ngoài ra sông Nhuệ còn là trục tiêu nước cho thành phố Hà Nội, quận Hà Đông và chảy vào 8 sông Đáy tại Phủ Lý. Vấn đề tưới nông nghiệp bằng tự chảy và bằng động lực nói chung là tốt, xong vấn đề tiêu của sông Nhuệ vẫn còn nhiều nan giải. Mặc dù có nhiều trạm bơm tiêu xong khi mưa lớn vẫn tiêu thoát Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông [34] 1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội [34] Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận. Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 của quận đạt 2.374 tỷ đồng, sau 10 năm - năm 2017 đạt 19.478 tỷ đồng, ước năm 2018 đạt 22.365 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,14%/năm. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2008 đạt 15 triệu USD, năm 2017 đạt 68 triệu USD, ước năm 2018 đạt 78 9 triệu USD; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,73%/năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì ổn định, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Đặc biệt trong, thu chi ngân sách trên địa bàn, từ 2008-2017, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đều vượt dự toán thành phố giao, năm 2012 thu ngân sách Nhà nước. Cụ thể, thu ngân sách nhà nước năm 2008 là 1.982 tỷ đồng; năm 2017 là 3.818 tỷ đồng; ước năm 2018 là 4.050 tỷ đồng; tốc độ thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 7,4%/năm. Thu ngân sách toàn quận tăng bình quân 7,06%/năm, năm 2008 là 1.790 tỷ đồng, năm 2017 là 3.539 tỷ đồng; ước năm 2018 là 1.718 tỷ đồng. Về đầu tư - xây dựng: trên địa bàn Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị và khu chung cư mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Xa La, Văn Phú, Huyndai Hillstate, TNR Goldsilk Complex, Hồ Gươm Plaza, Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Park City, Usilk City, trục đô thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội..., các trường đại học, các bệnh viện quốc tế do các tập đoàn bất động sản hàng đầu như Nam Cường, Geleximco, VIDC, Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Hà Nội, Xí nghiệp xây dựng Văn Phú.... với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla. 1.1.3. Hiện trạng HTKT và quản lý vận hành HTKT Q.Hà Đông [21] [22] [23] a) Giao thông * Giao thông đối ngoại: - Đường sắt: Tuyến đường sắt vành đai Hà Nội khổ 1m chạy qua Quận có chiều dài 6500m Trong tương lai tuyến đường này sẽ trở thành một trong những tuyến vành đai quan trọng vận chuyển hành khách và hàng hoá của đô thị cũng như của khu vực. Ga Hà Đông hiện nay là ga hành khách - hàng hoá, năng lực thông qua là 50.000 Tấn.hàng hóa/năm, chủ yếu là vật liệu xây dựng và khoảng 27.000 lượt hành khách/năm. Tổng diện tích ga khoảng 4,3ha.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan