Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng huyện mê ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng huyện mê linh thành phố hà nội

.PDF
53
179
108

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỖ QUANG NAM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TẠI HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI, 5 - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỖ QUANG NAM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TẠI HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Hướng dẫn khoa học ThS. LÊ XUÂN ĐIỆP HÀ NỘI, 5 - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng về bài nghiên cứu khóa học của tôi. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Quang Nam DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CLB : Câu lạc bộ. CT HCM : Chủ tịch Hồ Chí Minh CNXH : Chủ nghĩa xã hội. CSVC : Cơ sở vật chất HĐND : Hội đồng nhân dân. HDV : Hướng dẫn viên. HLV : Huấn luyện viên. TDTT : Thể dục thể thao. UBND : Ủy ban nhân dân. USD : Đô la mỹ. VHTT-TT : Văn hóa thông tin thể thao. VNĐ : Việt nam đồng. XHCN : Xã hội chủ nghĩa. XHH : Xã hội hóa. MỤC LỤC Đ Ặ T V Ấ N Đ Ề .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 5 1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng nhà nước về TDTT ............................... 5 1.2. Một số khái niện liên quan ....................................................................... 11 1.3. Một số vấn đề về kinh tế xã hội của Huyện Mê Linh TP Hà Nội ........... 14 1.4 Một số chỉ tiêu về TDTT của huyện Mê Linh TP Hà Nội đến năm 2020 15 CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 18 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: .............................................................................. 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 18 2.2.1. Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu ................................... 18 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm ......................................................... 18 2.2.3. Phương pháp quan sát ........................................................................... 19 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 19 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 19 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ............................................................ 19 2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 20 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................... 22 3.1. Thực trạng phong trào TDTT quần chúng huyện Mê Linh TP Hà Nội. .. 22 3.1.1. Thực trạng một số chỉ tiêu phát triển của TDTT chúng của huyện Mê Linh TP Hà Nội. .............................................................................................. 22 3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT của huyện Mê Linh, TP Hà Nội. ............................................................................................. 24 3.1.3. Thực trạng kinh phí cho hoạt động TDTT ở huyện Mê Linh, TP Hà Nội ......................................................................................................................... 26 3.1.4. Điều kiện CSVC và trang thiết bị dụng cụ TDTT ở các xã trong huyện Mê Linh, TP Hà Nội........................................................................................ 27 3.1.5. Khả năng phát triển các môn thể thao tại các xã huyện Mê Linh ......... 29 3.1.6. Cơ cấu dân số và sự phân bố dân cư của huyện Mê Linh..................... 30 3.1.7. Về bộ máy tổ chức trung tâm TDTT huyện Mê Linh ........................... 31 3.2. Lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại huyện Mê Linh .......................................................... 34 3.2.1. Lựa chọn và đề xuất giải pháp nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng tại huyện Mê Linh ................................................................................ 34 3.2.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng của các giải pháp nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng tại huyện Mê Linh ..................................................... 39 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................... 41 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 43 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thực trạng một số chỉ tiêu phát triển của TDTT quần chúng ở huyện Mê Linh TP Hà Nội ............................................................. 22 Bảng 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Mê Linh ..................................................................... 24 Bảng 3.3: Bảng thống kê kinh phí chi cho hoạt động TDTT của huyện Mê Linh TP Hà Nội ............................................................................... 26 Bảng 3.4: Thống kê về cơ sở vật chất ở các xã (n=10) ................................... 27 Bảng 3.5. Trang thiết bị dụng cụ tập luyện ở xã trên địa bàn huyện Mê Linh 28 Bảng 3.6: Kết quả phỏng vấn những môn thể thao có khả năng phát triển ở các xã trong huyện Mê Linh (n=55) ............................................... 29 Bảng 3.7: Thực trạng cơ cấu dân số và sự phân bố dân cư của huyện Mê Linh ......................................................................................................... 30 Bảng 3.8: Thực trạng tư liệu sách báo đối với cán bộ TDTT xã trên địa bàn huyện Mê Linh ................................................................................ 32 Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp để phát triển phong trào TDTT của huyện Mê Linh (n=41) .................................................. 34 Bảng 3.10. Kết quả ứng dụng bước đầu các giải pháp ................................... 39 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XX vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng lớn đối với nhân dân Việt Nam, bắt nguồn từ cách mạng tháng 8 năm 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và CT HCM, nhân dân ta đã đứng lên giành độc lập và thực hiện hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất nước nhà, đi lên chủ nghĩa xã hội, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, đất nước ta phải đối mặt với những khó khăn và thế lực to lớn, chế độ chính trị bị thách thức nghiêm trọng, nhưng có sự chèo lái tài tình của Đảng và CT HCM nhân dân ta đã phát huy và tạo ra những nhân tố cách mạng có sức mạnh to lớn nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ chế độ mới xây dựng nhà nước đi lên XHCN. Nhân tố to lớn nhất là lực lượng quần chúng, đây là sức mạnh của nhân dân trong đó yếu tố sức khỏe được coi trọng. Sinh thời, CT HCM luôn quan tâm đến mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân dân. TDTT là một trong những lĩnh vực được CT HCM quan tâm, chỉ đạo đào tạo, xây ngay từ cách mạng tháng 8 thành công và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. CT HCM nhận định “TDTT là công tác cách mạng có nghĩa là ngang hàng với các công tác khác như công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác văn hóa giáo dục… Công tác TDTT có nhiệm vụ nghiên cứu giải pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc” nhằm “tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo giống nòi Việt Nam” [1]. Trước đây dân ta thường quan niệm về sức khỏe rất đơn giản: “sức dài vai rộng”, “tuổi mười bẩy bẻ gãy sừng trâu”,… từ bao đời nay dân ta rất chuộng 2 những người có sức khỏe, siêng năng lao động, ghét những kẻ lười biếng, sợ chân lấm tay bùn. Chính vì TDTT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe con người, nên CT HCM yêu cầu phong trào TDTT phải trở thành phong trào chung của toàn dân, người kêu gọi toàn dân tập luyện thể thao, rèn luyện thân thể người khỏe mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi công tác Cách mạng. Người nói “một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả đất nước yếu ớt đi một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh tức là góp cho cả nước mạnh khỏe” [1]. Đó là ý nghĩa sâu sắc không chỉ về sức khỏe của nhân dân và cả về vật chất, tinh thần của dân tộc. Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, non song thu về một mối, Đảng và Nhà nước bắt tay và công cuộc khôi phục đất nước sau nhiều năm chiến tranh và đi lên CNXH, con đường mà CT HCM đã lựa chọn, thời điểm này công tác TDTT đứng trước thời cơ, cơ hội mới. Đảng ta đã đề ra phương châm, nội dung, biện pháp xây dựng nền TDTT XHCN phát triển cân đối có tính chất dân tộc khoa học và nhân dân, phát động rộng rãi phong trào “khỏe để xây dụng và bảo vệ tổ quốc”. Mở rộng hoạt động TDTT quần chúng trong các đối tượng, trước hết là học sinh, thanh niên, lực lượng vũ trang. Đồng thời tích cực xây dựng đội ngũ VĐV có phẩm chất chính trị đạo đức tốt và thành tích cao. Xúc tiến đồng bộ các khâu nghiên cứu ứng dụng khoa học, kĩ thuật, trang bị CSVC kỹ thuật cho TDTT, tăng cường tổ chức hệ thống quản lý ở các cấp, ngành và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên TDTT. Trong những năm qua cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, phong trào TDTT quần chúng đã có bước phát triển và tiến bộ rõ rệt. Nhu cầu tập luyện của nhân dân từ thanh thiếu niên, nhi đồng đến người cao tuổi, từ các hội viên nông dân đến những người trí thức, từ thành thị đến nông thôn, từ những người bình thường đến những người khuyết tật đều tăng cao. Những 3 hình thức tập luyện được nhân dân chấp nhận như: đi bộ, thể dục dưỡng sinh, chạy… vì sức khỏe nhiều địa phương đã tham gia tích cực cuộc vận động “toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Các hoạt động đã đem lại giá trị văn hóa tinh thần - thể chất rõ nét đối với nhân dân, góp phần nâng cao sức khỏe và mức hưởng thụ văn hóa, phòng chống bệnh tật và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân, ổn định chính trị xã hội, tạo ra những động lức mới để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội - văn hóa. Huyện Mê Linh TP Hà Nội là một huyện thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, là trung tâm văn hóa - xã hội của cả vùng, phát triển nhờ có những khu công nghiệp và đường xá thuận lợi để giao thương với trong và ngoài tỉnh, chính vì vậy mà đời sống nhân dân được nâng cao đáng kể, kéo theo nhu cầu tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe cũng tăng cao, trong huyện có rất nhiều các CLB được thành lập với số người tham gia tập luyện thường xuyên cũng tăng thêm, với nhiều lứa tuổi và thành phần đại vị xã hội tham gia, song song với đó là nhiều cuộc thi đấu giao lưu TDTT được tổ chức cho mọi lứa tuổi, tầng lớp nhân dân như: cuộc thi đấu hội nông dân, các ban ngành, người cao tuổi, học sinh… đã dành được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân. Huyện cũng có nhiều đội tuyển tham gia thi đấu tại các giải và đạt thứ hạng cao. Tuy nhiên phong trào TDTT của huyện phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các xã có điều kiện kinh tế phát triển trên địa bàn. Còn các xã nền kinh tế của người dân phát triển còn chậm thì phong trào TDTT của người dân chưa thực sự phát triển, số người tham gia tập luyện TDTT còn ít. Điều này là do kinh tế chưa đủ phát triển, CSVC còn lạc hậu, thô sơ, cán bộ TDTT chưa nhiều, trình độ chuyên môn chưa cao, nhận thức của người dân còn hạn chế. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với trung tâm TDTT Huyện Mê Linh TP Hà Nội là phải xây dựng một chiến lược lâu dài các biện pháp 4 nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng trên toàn huyện góp phần xây dựng TDTT quần chúng của TP Hà Nội ngày càng lớn mạnh. Về vấn đề này hiện chưa cos tác giả nào nghiên cứu, chnhs vì vậy cần có những công trình nghiên cứu phù hợp đánh giá và thúc đẩy sự phat triển phong trào TDTT của Huyện. Nhận thức được vấn đề nêu trên kết hợp với kiến thức của bản thân trong quãng thời gian dài học tập rèn luyện tại trường với sự giúp đỡ tận tâm của giáo viên hướng dẫn là một học viên với mong muốn phát triển nền TDTT cho huyện Mê Linh TP Hà Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Mê Linh TP Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu: Qua thực tiễn quan sát cho thấy thực trạng phong trào TDTT quần chúng tại huyện Mê Linh TP Hà Nội còn hạn chế và chưa phát triển. Từ đó lựa chọn một số giải pháp nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng tại Huyện Mê Linh TP Hà Nội. Giả thuyết khoa học: Nếu các giải pháp khoa học mà đề tài nghiên cứu của tôi được áp dụng thì phong trào TDTT quần chúng tại huyện Mê Linh TP Hà Nội sẽ được phát triển. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng nhà nước về TDTT Ngay từ khi mới thành lập chính quyền (1945) Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung và nâng cao năng lực thể chất nói riêng. Coi đây là tài sản của đất nước. Các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh TDTT và công tác cách mạng là công cụ tác động tích cực đến đời sống của xã hội, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người, phát triển toàn diện về mọi mặt. Những chủ trương đường lối phát triển TDTT quần chúng của Đảng và Nhà nước khẳng định "phát triển TDTT là 1 bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh đẩy lùi các tệ nạn xã hội" [2]. Nghị quyết 36-CT/TW đã khẳng định: "xây dựng nền TDTT có tính khoa học, khoa học và nhân dân…", phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: "khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt. ngoài ra Nghị quyết còn khẳng định quan điểm cơ bản của Đảng về TDTT các mục tiêu và nội dung chỉ đạo phát triển TDTT có ý nghĩa chiến lược và lâu dài. Từ nhận thức đó cho thấy phát triển phong trào TDTT quần chúng không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành TDTT mà phải được quan tâm của các cấp uỷ Đảng chính quyền trong nước và của toàn xã hội. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT nước nhà thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT. Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược trong đó quy định rõ 6 các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với 1 đối tượng lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng [4]. Để đáp ứng với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ngày một tăng của đất nước. TDTT càng có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, trở thành nhu cầu ngày càng cấp thiết, chăm lo cho con người, nâng cao sức khoẻ, thể lực, khẳng định khả năng sáng tạo của con người Việt Nam trong chỉ thị số 227 CT/TW ngày 18/11/1975 của BCH TW Đảng có ghi: "Công tác TDTT đã phát triển đúng hướng góp phần tích cực phục vụ sản xuất, chiến đấu, đời sống và xây dựng con người mới, công tác TDTT cần phát triển ưu điểm đó phấn đấu vươn lên, đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp, phát triển công tác TDTT có chất lượng có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu khắc phục và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sư nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền TDTT - XHCN phát triển cân đối, có tính dân tộc, nhân dân và khoa học" [3]. Phong trào TDTT quần chúng là sự tác động tổng hợp về vật chất và tinh thần của nhân dân, của hệ thống các cơ quan, tổ chức quần chúng được tiến hàng khoa học và phù hợp với quy luật khách quan tạo nên những tập thể người tập TDTT theo hướng phát triển toàn diện nhằm tăng cường bồi dưỡng sức khoẻ cho nhân dân để xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động TDTT quần chúng vì mục tiêu rèn luyện và nâng cao sức khoẻ cho mọi người bao giờ cũng là chiến lược hàng đầu của TTVN. Đỉnh cao cuả sự phát triển phong trào TDTT quần chúng được thể hiện trong cuộc vận động: "toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại". Trong quá trình đổi mới, thực hiện nhiệm vụ mới của Đại hội Đảng VI đề ra ngày 09/05/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành chỉ thị số 112-CT về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ 7 trọng tâm trong những năm hiện tại là: “nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh các trường học, duy trì phát triển phong trào TDTT trong các lực lượng vũ trang, công nhân, viên chức và nhân dân. Phong trào TDTT trong học sinh, sinh viên và lực lượng vũ trang phải trở thành nòng cốt của phong trào TDTT chung của cả nước” [10]. Từ sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà nên TDTT của nước ta ở thời điểm hiện nay ngày càng phát triển và cho thấy sự tiến bộ như: Phong trào TDTT từng bước được mở rộng với nhiều hình thức, nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển, CSVC TDTT được nâng cấp, xây dựng mới… Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn còn ở trình độ thấp. Số người thường xuyên tham gia tập luyện TDTT còn ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tập luyện. Hiệu quả GDTC trong trường học và trong các lực lượng vũa trang còn thấp… Trong suốt 8 năm thực hiện chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư trung ương khóa VII, TDTT nước ta đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, góp phần tích cực vào thành tựu chung trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt đối với TDTT quần chúng đã được mở rộng với nhiều địa bàn và nhiều đối tượng. Đã có 13% dân số tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Song bên cạnh những thành tựu phát triển đó, TDTT nước ta ở thời điểm hiện tại cũng còn nhiều hạn chế: TDTT quần chúng còn phát triển chậm, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới; chất lượng và hiệu quả TDTT trong nhà trường còn nhiều hạn chế, thành tích các môn thể thao còn thấp. Với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển TDTT nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sựu nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển. 8 Chiến lược cũng đã đề ra từng mục tieu và nhiệm vụ cụ thể cho TDTT Việt Nam phát triển đến năm 2020 đó là: Số người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên đến năm 2015 đặt tỉ lệ 28% và năm 2020 là 33% dân số. Số gia đình luyện tập TDTT thường xuyên đến năm 2015 đạt 22% và năm 2020 đạt 25% số hộ gai đình trong toàn quốc. Số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa đến năm 2015 đạt 100%. Số trường học phổ thông có CLB TDTT có hệ thống CSVC đủ phục vụ cho hoạt động TDTT có đủ giáo viên và hướng dẫn viên TDTT, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đến năm 2015 là 45% và đến năm 2020 đạt 55-60% tổng số trường. Số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đến năm 2015 đạt 82.5%, đến năm 2020 đạt 85-90% tổng số học sinh các cấp. Số cán bộ chiến sĩ kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo từng quân, binh chủng đến năm 2015 đạt 82.5% và đến năm 2020 đạt 85.5%. Tiếp tục thực hiện “cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn liền với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, tổ dân phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, ở các địa phương, các ban, ngành và đoàn thể. Tuyên truyền phổ biến hướng dẫn mọi đối tượng quần chúng tập luyện, tham gia thi đấu TDTT trong các CLB từng môn hoặc nhiều môn thể thao được thành lập, hoạt động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, xã, phường, thị trấn. Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình thể dục thể thao quần chúng: CLB TDTT, mô hình điển hình về phát triển TDTT quần chúng đối với những vùng có mức độ phát triển kinh tế- xã hội đặc trưng; duy 9 trì hệ thống thi đấu thể thao cho mọi người chu kỳ hằng năm, hai năm hoặc bốn năm…; Để tăng cường sự lãnh dạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp TDTT đến năm 2020, Bộ chính trị yêu cầu các cấp ủy Đảng quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong nghị quyết 08-NQ/TW ngày 1/12/2011 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ TDTT đến năm 2020 như sau: Về quan điểm: Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan cả xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và thể chất của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục, ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Giữ gìn, tôn vinh những giá trị TDTT dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền TDTT nước ta mang tính dân tộc, khoa học và văn minh. Về mục tiêu: Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; tăng cường CSVC, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, các trường học, xã phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ CSVC TDTT phục vụ việc tập luyện của nhân dân; trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới, bảo đảm các điều kiện sẵn sang đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới. Về nhiệm vụ và giải pháp: 10 + Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học: Cần quan tâm đúng mức đầu tư đúng mức TDTT trường học, với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT; là một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên. + Mở rộng và nâng cao chat lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng: Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện TDTT tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tập luyện thể dục thể thao ở cơ sở. Gắn việc chỉ đạo phát triển phong trào TDTT với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” với chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu đô thị văn minh, quan tâm phát triển phong trào TDTT người cao tuổi, khuyết tật và người lao động tại các khu công nghiệp. + Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác TDTT, trên cơ sở có chủ trương phù hợp để lãnh đạo chỉ đạo công tác TDTT ở từng địa phương,cơ sở. Quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền đúng mức, giáo dục, tạo sự chuyến biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và tào xã hội đối với công tác TDTT. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản lý TDTT; thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện “chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020”, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển TDTT; quy hoạch đất và huy động nguồn lực để xây dựng các cơ sở tập luyện TDTT ở xã, phường, thị trấn gắn với trường học, hỗ trợ phát triển TDTT ở các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn.[21] 11 1.2. Một số khái niện liên quan - Khái niệm xã hội hóa: Theo từ điển xã hội học, xã hội hóa là quá trình tương tác giữa các cá nhân trong xã hội, trong đó có cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, kỹ năng và phương pháp cần thiết để hội nhập với xã hội. Xã hội hóa còn giúp con người học hỏi, tuân thủ theo các chuẩn mực, các giá trị, vai trò xã hội đã đề ra và chính quá trình xã hội hóa này tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Xã hội hóa là quá trình hội nhập của cá nhân vào xã hội hay một trong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học hỏi, chấp hành các chuẩn mực và giá trị xã hội. Đó cũng là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và mẫu thuẫn mà trong đó mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì được năng lực hành động xã hội. Xã hội hóa cá nhân là quá trình giáo dục cá nhân từ một thực thể sinh vật người trở thành một thành viên trong xã hội có năng lực, phẩm chất tham gia vào các mặt hoạt động (vui chơi, văn hóa, TDTT, học tập, lao động,…), biết ứng xử với tự nhiên, xã hội con người, để hòa nhập với xã hội. Không chỉ có vậy mà xã hội hóa còn là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, trong đó cá nhân học hỏi và thực hành các tri thức, kỹ năng và phương thức cần thiết để hội nhập xã hội. Nói cách khác, xã hội hóa cá nhân là quá trình các nhân gia nhập vào cộng đồng tập thể, cộng đồng xã hội, đồng thời xã hội tiếp nhận cá nhân như một thành viên tích cực trong xã hội. Trong đó, con người với tư cách là chủ thể hành động thì không chỉ là tiếp thu mà còn làm phong phú thêm các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần dưới hình thức cá nhân. Xã hội hóa có mục tiêu chủ yếu là: Huy động sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội, tạo ra nhiều lực đa dạng để phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và TDTT 12 làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với dân, do dân, vì dân để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bản chất của xã hội hóa là quá trình vận động quần chúng nâng cao tính tích cực và tự giác, phát huy sức mạnh toàn dân vì sựu nghiệp xã hội hóa. Như vậy bản chất của xã hội hóa là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức tham gia của toàn dân, mọi lực lượng trong xã hội, tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự thống nhất của các cấp chính quyền, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thực sự là của dân, do dân, vì dân. - Xã hội hóa trong hoạt động TDTT: là một thể chế hội xã hội đã từng bước hình thành trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong lịch sử phát triển TDTT của thế giới cũng như nước ta cho thấy tính xã hội của TDTT thuộc về bản chất, nó bị chi phối và tác động của cả chế độ chính trị. Xã hội hóa là quá trình con người hoạt động theo những mô hình, những chuẩn mực, những giá trị văn hóa thể chất mà xã hội lựa chọn và định hướng. Như vậy, để xã hội hóa đúng đắn hoạt động TDTT, ở mỗi trình độ xã hội, dân tộc, thể chế chính trị khác nhau đều có những định hướng chính trị riêng về các quy trình xã hội trong lĩnh vực này. Điều đó cho thấy xã hội hóa trong hoạt động TDTT đã thể hiện ngay trong bản chất xã hội và ở mọi quốc gia đã có từ xa xưa tuy lúc đầu còn đơn giản. Có thể khái quát xã hội hóa TDTT ở nước ta như sau: Xã hội hóa TDTT là sự phối hợp hành động của mọi lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia nhằm làm cho TDTT trở thành sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội. Mục đích chính của xã hội hóa TDTT là nhằm tạo ra động lực nguồn lực mới cho sự phát triển TDTT, đem các hoạt động TDTT đến với toàn dân, làm 13 cho dân tự giác, tự nguyện tham gia hoạt động TDTT để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ các giá trị của hoạt động TDTT. Bản chất xã hội hóa TDTT ở nước ta là một quá trình gồm hai mặt. Một là xác định đúng trách nhiệm của nhà nước đối với TDTT. Hai là tăng cường trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và mỗi người dân với hoạt động TDTT. Xã hội hóa TDTT được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý thống nhất của nhà nước. Xã hội hóa TDTT ở nước ta có những nội dung cơ bản sau: + Đối với nhà lãnh đạo: là quá trình quản lý và đổi mới công tác nhà nước và quản lý xã hội về TDTT; là quá trình huy động phối hợp nhiều lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động TDTT. + Đối với các lực lượng xã hội: là quá trình phối hợp, lồng ghép hoạt động thể thao với các hoạt động khác; là quá trình đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động TDTT; là quá trình tự vận động lẫn nhau. + Đối với cộng đồng, mỗi gia đình, mỗi người dân: là một quá trình chuyển đổi, nâng cao nhận thức về TDTT và hình thành thói quen, nếp sống rèn luyện TDTT hàng ngày cũng như tham gia hoạt động TDTT một cách chủ động tích cực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ những ý trên ta thấy để đánh giá được mức độ, hiệu quả của xã hội hóa TDTT có thể căn cứ vào những tiêu chí: Có sự phối hợp liên ngành trong đó phân công rõ trách nhiệm rõ ràng của từng ngành; có sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng, đặc biệt là sự tham gia chủ động của cộng đồng và mỗi người dân; Mức huy động nhiều nguồn lực (nhân, tài, vật lực…) của nhà nước, địa phương, các tổ chức xã hội, các cá nhân,... - TDTT quần chúng: là hoạt động luyện tập TDTT mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân với nội dung và hình thức đa dạng, tùy theo hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện của từng cấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất