Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật công viên đvhd quốc gia tại ninh bình (lu...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật công viên đvhd quốc gia tại ninh bình (luận văn thạc sĩ)

.PDF
112
20
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN CÔNG MẪN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CÔNG VIÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUỐC GIA TẠI NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN CÔNG MẪN KHÓA: 2017 - 2019 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CÔNG VIÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUỐC GIA TẠI NINH BÌNH Chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH Hà Nội - 2019 LỜI CÁM ƠN Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình với sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn TS. Vũ Anh, các thầy cô trong khoa Sau đại học và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên thiếu sót và khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Hà Nội, ngày … tháng 05 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN CÔNG MẪN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bay. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN CÔNG MẪN MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mụch các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 * Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 * Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................ 3 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 3 * Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài ....................................................... 4 * Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 NỘI DUNG........................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO CÔNG VIÊN ĐVHD QUỐC GIA TẠI NINH BÌNH ............................ 5 1.1. Giới thiệu về công viên ĐVHD quốc gia tại Ninh Bình ........................ 5 1.1.1. Vị trí, quy mô, đặc điểm, tính chất ...................................................... 5 1.1.2. Hiện trạng cảnh quan tự nhiên và hệ thực vật ................................... 12 1.1.3. Hiện trạng Hạ tầng kỹ thuật............................................................... 12 1.1.4. Các mối liên hệ vùng ......................................................................... 15 1.1.5. Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 17 1.2. Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật cho công viên ĐVHD quốc gia tại Ninh Bình ............................................................................................ 18 1.2.1. Thực trạng công tác đánh giá và lựa chọn đất xây dựng trong quá trình quy hoạch công viên ĐVHD ............................................................... 18 1.2.2. Thực trạng quy hoạch cao độ nền xây dựng...................................... 19 1.2.3. Thực trạng quy hoạch hệ thống thoát nước mưa ............................... 20 1.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình ................................................................................................................. 21 1.3.1. Ảnh hưởng của BĐKH đến ngập úng, mưa và lũ lụt ........................ 21 1.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến phong cảnh tự nhiên và hệ sinh thái khu vực công viên ........................................................................................ 22 1.4. Đánh giá hiện trạng ................................................................................ 23 1.4.1. Đánh giá chung .................................................................................. 23 1.4.2. Lợi thế về đa dạng sinh học và bảo tồn ............................................. 25 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO CÔNG VIÊN ĐVHD QUỐC GIA TẠI NINH BÌNH ....................................................................................................... 27 2.1. Cơ sở lý luận Chuẩn bị kỹ thuật cho công viên ĐVHD quốc gia tại Ninh Bình ....................................................................................................... 27 2.1.1. Một số biện pháp chủ yếu trong công tác chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng................................................................................................. 27 2.1.2. Vai trò công tác chuẩn bị kỹ thuật trong quy hoạch xây dựng đô thị 28 2.1.3. Một số yêu cầu trong công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng . 29 2.1.4. Chuẩn bị kỹ thuật thích ứng với BĐKH: ........................................... 32 2.2. Cơ sở pháp lý Chuẩn bị kỹ thuật cho công viên ĐVHD quốc gia tại Ninh Bình ....................................................................................................... 33 2.2.1. Một số văn bản liên quan do trung ương ban hành ........................... 33 2.2.2. Văn bản do địa phương ban hành ...................................................... 34 2.2.3. Định hướng quy hoạch phát triển ...................................................... 35 2.3. Cơ sở thực tiễn Chuẩn bị kỹ thuật cho công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình .................................................................................................. 36 2.3.1. Định hướng quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan ................. 36 2.3.2. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật............................................ 54 2.3.3. Kinh nghiệm thế giới ......................................................................... 56 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO CÔNG VIÊN ĐVHD QUỐC GIA TẠI NINH BÌNH............................................................. 58 3.1. Quan điểm, mục tiêu cho các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình ......................................................... 58 3.1.1. Quan điểm......................................................................................... 58 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................ 59 3.2. Lựa chọn giải pháp Chuẩn bị kỹ thuật ................................................ 59 3.2.1. Giải pháp san nền .............................................................................. 59 3.2.2. Giải pháp thoát nước mưa ................................................................. 69 3.3. Giải pháp ứng phó với ngập lụt tại Công viên ĐVHD tại Ninh Bình 75 3.3.1. Phân chia lưu vực .............................................................................. 75 3.3.2. Đề xuất giải pháp thoát nước mưa ..................................................... 77 3.4. Giải pháp Xử lý nước thải của các Phân khu ...................................... 81 3.4.1. Mục tiêu ............................................................................................. 81 3.4.2 Giải pháp thoát nước thải ................................................................... 82 3.4.3. Mạng lưới thoát nước thải ................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 95 Kết luận .......................................................................................................... 95 Kiến nghị ........................................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu CBKT Chuẩn bị kỹ thuật ĐVHD Động vật hoang dã TP Thành phố TNM Thoát nước mưa TL Tỉnh lộ QL Quốc lộ DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình hình Trang Hình 1.1 Vị trí khu vực lập quy hoạch 5 Hình 1.2 Toàn cảnh khu vực lập quy hoạch 8 Hình 1.3 Sơ đồ các tuyến giao thông đi qua khu vực quy hoạch 13 Hình 1.4 Mối liên hệ vùng 15 Hình 1.5 Phân khu chức năng đất xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình 17 Hình 1.6 Đánh giá hiện trạng đất xây dựng 19 Hình 2.1 Sơ đồ các phân khu chức năng 37 Hình 2.2 Quy hoạch khu nuôi thả thú bán hoang dã châu phi 39 Hình 2.3 Quy hoạch chi tiết khu nuôi thả thú bán hoang dã châu Á 41 Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức không gian khu triển lãm khú. 43 Hình 2.5 Quy hoạch khu thả thú châu Úc- Phân khu động vật hoang dã Hình 2.6 Quy hoạch phân khu trung tâm dịch vụ Hình 2.7 Quy hoạch khu trung tâm- Phân khu động vật hoang dã 44 45 47 Hình 2.8 Quy hoạch khu hành chính 48 Hình 2.9 Quy hoạch khu hạ tầng kỹ thuật – dịch vụ 49 Số hiệu Tên hình hình Hình 2.10 Quy hoạch khu triển lãm chim bướm, bò sát kết hợp vươn ươm. Trang 50 Hình 2.11 Quy hoạch phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề 51 Hình 2.12 Quy hoạch Phân khu Tái định cư và nhà công vụ 52 Hình 2.13 Quy hoạch Phân khu Chăm sóc nghiên cứu và phát triển 54 Hình 2.14 Kết cấu hạ tầng điển khu cho các loài thú bán cạn 56 Hình 2.15 Kết cấu hạ tầng điển khu cho các loài thú cạn 57 Hình 3.1 Sơ đồ các khu chức năng chính. 62 Hình 3.2 Sơ đồ phân chia vùng hoạt động 63 Hình 3.3 Mặt cặt điển hình khu vực sau khi hoàn thiện 64 Hình 3.4 Mặt cắt khu vực bố trí công trình hạ tầng 65 Hình 3.5 Quy hoạch san nền phân khu Trung tâm dịch vụ 66 Hình 3.6 Quy hoạch san nền phân khu tái định cư và nhà công vụ Hình 3.7 Quy hoạch san nền phân khu chăm sóc, nghiên cứu và phát triển 67 68 Hình 3.8 Cửa xả A1, A2 thoát ra hồ Thường Sung 70 Hình 3.9 Cửa xả A3, A4 thoát ra hồ Đồng Chương 71 Hình 3.10 Mạng lưới phân chia lưu vực thoát nước mưa 76 Số hiệu Tên hình hình Trang Hình 3.11 Hệ thống hồ điều hòa cho Công viên ĐVHD 80 Hình 3.12 Hệ thống thoát nước thải cho Công viên ĐVHD 90 Hình 3.13 Sơ đồ trạm xử lý nước thải kiến nghị 91 Hình 3.14 Cấu trúc bên trong Modul xử lý nước thải cục bộ BIOFAST - M 92 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu Trang bảng, biểu Bảng 1.1 Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 18 Bảng 3.1 Giả thiết hệ số nhám manning 73 Bảng 3.2 Vận tốc thiết kế hệ thống thoát nước 74 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Các thông số thiết kế cho các ống cống và các cấu kiện Các giới hạn chất lượng nước thải sau xử lý được lựa chọn Đặc tính nước thải sau xử lý từ trạm xử lý nước thải 75 87 87 1 MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài Chính phủ Việt Nam và các Quốc gia trên thế giới đã có cam kết chung cùng thực hiện Công ước Cites về bảo vệ các loài ĐVHD, đây là một nỗ lực lớn của cả cộng đồng Quốc tế, nhằm khôi phục lại những gì vốn có của rừng xanh, của những bầy đàn ĐVHD trong một chuỗi chu trình tiến hóa, song nỗ lực đó mới chỉ dừng lại ở mức độ rất khiêm tốn, tình trạng săn bắt chim thú, tình trạng buôn bán ĐVHD quý hiếm và các sản phẩm của chúng ngày càng gia tăng ở mức toàn cầu, tình trạng buôn bán xuyên Quốc gia như buôn bán ngà Voi, buôn bán sừng Tê Giác, buôn bán Hổ... vẫn chưa được kiểm soát và ngăn chặn một cách triệt để. Các chiến lược mới đây của Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận sự cần thiết phải có sự bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, quan tâm nhiều hơn tới các khía cạnh bảo vệ và phát triển rừng cũng như bảo vệ môi trường như là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế các kế hoạch phát triển 5 năm - 10 năm vẫn chưa đề cập đến việc Bảo tồn lưu giữ các nguồn gen ĐVHD quý hiếm một cách đầy đủ với quy mô cấp Quốc gia và Quốc tế. Điều này lại càng trở lên trầm trọng hơn đối với nhận thức của các tầng lớp nhân dân nhất là đối với các thế hệ thanh thiếu niên và học sinh về kiến thức đa dạng sinh học, họ bị mất đi một lượng kiến thức khổng lồ về sự đa dạng sinh học về sự sống của các loài ĐVHD trên hành tinh của chúng ta, các nhà khoa học bị mất đi các nguồn gen quý hiếm trong việc lai tạo các giống vật nuôi và đặc biệt nó còn trở nên mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển bền vững... 2 Để khắc phục tình trạng trên, hầu hết trên Thế giới mỗi Quốc gia đều xây dựng các công viên ĐVHD để bảo tồn kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho các tầng lớp dân cư trong xã hội thông qua tham quan, học tập, nghiên cứu, đồng thời kết hợp với dịch vụ du lịch. Trong nước, một số Vườn thú đã được hình thành, trong đó phải kể đến như Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội), Vườn thú Thảo Cầm Viên (Sài Gòn) và một số Khu nuôi nhốt có tính tự phát hoặc được cấp phép khác; Các vườn thú trên đã phát huy tích cực vai trò của nó trong việc giải trí - giáo dục và bảo tồn cho cộng đồng. Các vườn thú cũng có tác động tốt đối với nhận thức của khách tham quan. Không chỉ đơn thuần là giải trí, các vườn thú còn hướng tới mục tiêu giáo dục. Hàng loạt các chương trình ra đời hướng tới trẻ em và người lớn, giúp họ hiểu được nhu cầu của các loài vật cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn ĐVHD. Nếu được cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích, những đối tượng này sẽ quyên góp nhiều hơn cho những nỗ lực bảo tồn tự nhiên. Tình hình này chỉ có thể được cải thiện nếu một Công viên ĐVHD Quốc gia được hình thành, nhằm gây nuôi bán hoang dã các loài động vật quý hiếm của Quốc gia và Thế giới, là nơi nghiên cứu, bảo tồn tính đa dạng sinh học, giáo dục thiên nhiên, môi trường, nơi tham quan giải trí đối với mọi tầng lớp nhân dân trong nước cũng như của cộng đồng Quốc tế. Công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình là một dự án xây dựng khu bảo tồn ĐVHD Quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Địa điểm của dự án đặt tại 2 xã miền núi Kỳ Phú và Phú Long (Nho Quan) với tổng diện tích khoảng 1.155 ha. Đây là công viên bảo tồn ĐVHD Quốc gia đầu tiên tại Việt Nam và duy nhất đến thời điểm này được xây dựng, phát triển, hoạt động theo tiêu chuẩn Quốc tế [6]. Dự án đã được triển khai từ năm 2015, trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị kỹ thuật khá phức tạp do tác động bởi điều kiện tự nhiên như địa 3 chất, địa tầng, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Do đó, việc giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho Công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình là quan trọng bởi việc đánh giá các tiêu chí để thực hiện Chuẩn bị kỹ thuật cho Công viên ĐVHD có những khác biệt nhất định so với thực hiện Chuẩn bị kỹ thuật cho một khu đô thị. Để giải quyết những yêu cầu về kỹ thuật, đáp ứng mục tiêu của dự án đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình” mang tính cấp thiết và thực tiễn. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng của khu vực lập quy hoạch, chuẩn bị kỹ thuật, hệ thống thoát nước mưa của Công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình. - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa cho một khu vực xây dựng - Đề xuất giải pháp chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa cho khu vực xây dựng dự án Công viên ĐVHD tại Ninh Bình để phù hợp với cảnh quan tự nhiên vốn có của tỉnh Ninh Bình và không làm thay đổi các mục tiêu trong đồ án quy hoạch được duyệt * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Công tác chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa của Công viên ĐVHD Quốc Gia tại Ninh Bình.  Phạm vi nghiên cứu: Khu vực xây dựng công viên ĐVHD Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình  Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030 * Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; 4  Phương pháp điêu tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;  Phương pháp phân tích tổn ghợp, so sánh, tiếp cận hệ thống  Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới * Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa được những cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa cho khu vự xây dựng. Vận dụng những lý luận khoa học để đề xuất giải pháp chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa cho dự án xây dựng - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất giải pháp chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa cho dự án công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. - Kết quả nghiên cứu là bài học kinh nghiệm cho các công viên động vật hoang dã khác được xây dựng tại Việt Nam * Cấu trúc của luận văn Ngoài phần phụ lục, kết luận kiến nghị luận văn gồm có 3 chương: + Chương I: Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật cho công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình + Chương II: Cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình + Chương III: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho công viên ĐVHD Quốc gia tại Ninh Bình 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO CÔNG VIÊN ĐVHD QUỐC GIA TẠI NINH BÌNH 1.1. Giới thiệu về công viên ĐVHD quốc gia tại Ninh Bình 1.1.1. Vị trí, quy mô, đặc điểm, tính chất a. Vị trí địa lý: Vị trí lập quy hoạch thuộc địa bàn 02 xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, gồm: Kỳ Phú và Phú Long, là các xã miền núi phía Tây Bắc của huyện Nho Quan. - Phía Bắc giáp : Xóm Sang, xóm Võng, Thường Sung - Xã Kỳ Phú. - Phía Nam giáp : Đường tỉnh ĐT.479D và thị trấn Phố Ngọc. - Phía Đông giáp : Khu dân cư bản Sanh và Quốc lộ 45. - Phía Tây giáp : Phân khu Cây xanh sinh thái Diện tích nghiên cứu: 1.155 ha Hình 1.1: Vị trí khu vực lập quy hoạch [6] 6 b. Đặc điểm vị trí: Huyện Nho Quan có khu rừng nguyên sinh Cúc Phương với các thảm thực vật, động vật phong phú. Địa hình và cảnh trí của huyện rất đa dạng, núi đá trập trùng, có nhiều hang động nổi tiếng. Vị trí lập quy hoạch thuộc phạm vi vùng đệm của VQG Cúc Phương được hình thành nằm trong chuỗi quần thể du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, đây là một khu vực mới đang phát triển cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Tây. Khu vực dự án có một phong cảnh thiên nhiên rất đẹp với địa hình bán sơn địa , có đồi núi, rừng thưa, các thung đất rộng và các bãi đá lộ đầu. Thảm thực vật phong phú, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp là điều kiện để thú sinh sản, trú ngụ. Tuy nhiên, các thung lũng đất và bãi đá lộ đầu có diện tích lớn, cần phải cải tạo đất, tái tạo thảm xanh mới, tái tạo môi trường, hình thành những không gian rộng cho việc quan sát thú hoang dã. Mục tiêu đặt ra là công viên ĐVHD sẽ được xây dựng dựa trên những lợi thế có được từ đặc điểm tự nhiên của khu vực và đảm bảo quy hoạch được thành những không gian sinh thái tự nhiên, hình khối, vị trí các công trình, tuyến đường và cảnh quan sẽ tối ưu hóa được những lợi thế sẵn có. Việc sử dụng đất trong khu vực quy hoạch hiện nay cơ bản là nông, lâm nghiệp. Giao thông đối nội trong khu vực quy hoạch chủ yếu là những đường mòn, hướng của những con đường này hầu như không thể tận dụng trong hệ thống giao thông của Quy hoạch. Sử dụng đất hiện tại sẽ được giải phóng và các cư dân hiện nay đang trong khu vực dự án sẽ được tái định cư. Các hướng tiếp cận chính: - Từ phía Bắc đi vào 7 Đi theo Quốc lộ 1 đến ngã ba Gián Khẩu rẽ phải, đến thị trấn Nho Quan rẽ trái theo hướng đi về phía vườn quốc gia Cúc Phương. Khoảng cách từ ngã ba Gián Khẩu vào Dự án khoảng 26 km. Đi theo đường Hồ Chí Minh đến địa phận huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình rẽ trái theo hướng đi thị trấn Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, sau đó rẽ phải theo hướng đi về phía vườn Quốc gia Cúc Phương. Khoảng cách từ đường Hồ Chí Minh vào khu Dự án khoảng 30 km. Đi theo đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình (đang hoàn thiện), từ thành phố Ninh Bình đi theo tuyến Tràng An - Bái Đính. Khoảng cách từ thành phố Ninh Bình vào Dự án khoảng 30 km. - Từ phía Nam đi ra Lối rẽ trước thị trấn Bỉm Sơn: Cách thị trấn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 1 km rẽ trái đi theo hướng vào Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Khoảng cách từ quốc lộ 1 vào Dự án khoảng 30 km. Lối rẽ tại thị trấn Tam Điệp, tỉnh Nình Bình: Rẽ trái đi theo hướng vào Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Khoảng cách từ quốc lộ 1 vào Dự án khoảng 25 km. Lối rẽ tại Thành phố Ninh Bình: Rẽ trái đi theo đường du lịch hướng đi vào chùa Bái Đính, rẽ theo lối chỉ dẫn đi vào Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Khoảng cách từ quốc lộ 1 vào Dự án khoảng 30 km. c. Địa hình: Khu vực quy hoạch nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 38m-254 m.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan