Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giá trị tài nguyên thực vật trạng thái rừng phục hồi tự nhiên(2b) tại...

Tài liệu Nghiên cứu giá trị tài nguyên thực vật trạng thái rừng phục hồi tự nhiên(2b) tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên

.PDF
65
264
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THI ̣HẠNH Tên đề tài: NGHIÊN CƢ́U GIÁ TRI ̣TÀ I NGUYÊN THƢ̣C VẬT TRẠNG THÁI RƢ̀NG PHỤC HỒI TƢ̣ NHIÊN (2B) TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TƢ̀, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kế t hơ ̣p Lớp : K43 - NLKH Khoa : Lâm nghiêp̣ Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả Ngƣời viết cam đoan trước Hội đồng khoa học TS. Đỗ Hoàng Chung Trần Thị Hạnh XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu. (Ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Khoá luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của một sinh viên ở giảng đường Đại học. Để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng góp những gì mình đã học được cho sự phát triển đất nước. Đồng thời là cơ hội để sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc khoa học và chuyên nghiệp. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị tài nguyên thực vật trạng thái rừng phục hồi tự nhiên(2b) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bán giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Các cán bộ, nhân viên của xã La Bằng đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Gia đình đã tạo điều kiện học tập tốt nhất. Các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin về đề tài trong thời gian thực tập. Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực tập Trần Thị Hạnh iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Danh mục các tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu ......................27 Bảng 4.2 Đánh giá mật độ của nhóm tài nguyên cây gỗ ...........................................32 Bảng 4.3. Trữ lượng nhóm tài nguyên cây gỗ ..........................................................35 Bảng 4.4. Thể hiện sự quan tâm của người dân đến các nhóm TNTV .....................38 Bảng 4.5. Thống kê dạng sống của từng loại TNTV được người dân khai thác ......39 Bảng 4.6. Các loài tài nguyên thực vật có giá trị làm dược liệu ...............................40 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đường cong xác định cây có giá trị trong một cộng đồng cho thấy có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng .................................................................... 22 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí các ô đo đếm.......................................................................... 24 Hình 4.1. Râu hùm hoa tím ....................................................................................... 42 Hình 4.2. Lan Kim Tuyến ......................................................................................... 42 Hình 4.4. Sa nhân ...................................................................................................... 43 Hình 4.3. Giảo cổ lam ............................................................................................... 43 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNTV : Tài nguyên thực vật UBND : Uỷ ban nhân dân OTC : Ô tiêu chuẩn NCCT : Người cung cấp tin TĐT : Tuyến điều tra ODB : Ô dạng bản UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc FAO : Tổ chức Lương Nông thế giới WHO : Tổ chức Y Tế thế giới WWF : Quỹ thiên nhiên thế giới Hvn : Chiều cao vút ngọn của cây M : Trữ lượng gỗ tích lũy G : Tiết diện thân trung bình của OTC D1.3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m vi MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.............................................2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4 2.1. Tổng quan .........................................................................................................4 2.1.1 Khái niêm về tài nguyên thực vật ..................................................................4 1.1.2. Tổng quan về TNTV .....................................................................................4 2.1.3. Giá trị của TNTV ..........................................................................................4 2.1.4. Tổng quan về quản lý TNTV ở Việt Nam ....................................................5 2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .....................................................................6 2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................7 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................10 2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................13 2.4.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................13 2.4.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................15 2.4.3. Tình hình sản xuất .......................................................................................16 2.4.4. Nhận xét chung về khó khăn và thuận lợi ...................................................17 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....20 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .................................................................20 3.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................20 3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................20 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................21 34.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản ...........................................................................21 3.4.2. Phương pháp chuyên gia .............................................................................21 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................21 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ........................................................24 vii 3.4.5. Phương pháp điều tra trong cộng đồng dân cư ...........................................24 3.4.6. Phương pháp chuyên gia .............................................................................25 3.4.7. Phương pháp ngoại nghiệp ..........................................................................25 3.4.8. Phương pháp nội nghiệp .............................................................................25 3.4.9. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm mật độ và trữ lượng giá trị tài nguyên gỗ ..26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................27 4.1. Thành phần loài của một số trạng thái thảm thực vật rừng ở xã La Bằng .....27 4.2. Đánh giá đặc điểm về mật độ và trữ lượng của một số nhóm cây tài nguyên ......32 4.2.1. Đánh giá đặc điểm về mật độ của nhóm cây tài nguyên rừng ....................32 4.2.2. Đánh giá trữ lượng nhóm tài nguyên ở các nhóm OTC ..............................35 4.3. Tình hình khai thác và sử dụng TNTV ..........................................................37 4.4. Các loại tài nguyên thực vật được người dân khai thác .................................38 4.5. Những tài nguyên thực vật có giá trị làm dược liệu.......................................40 4.6. Cách thức quản lý và bảo vệ các loại tài nguyên rừng của người dân ở vùng đệm ........................................................................................................................44 4.6.1. Quá trình quản lý TNTV của xã La Bằng thuộc VQG Tam Đảo ....... Error! Bookmark not defined. 4.6.2.Thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý TNTV hiện nay của VQG Tam Đảo nói chung và tại xã La Bằng nói riêng ...........................................................45 4.7. Đề xuất các giải pháp về quản lý ...................................................................46 4.7.1. Các giải pháp quản lý ở cấp địa phương .....................................................46 4.7.2. Các giải pháp quản lý ở cấp cộng đồng ......................................................48 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................49 5.1. Kết luận ..........................................................................................................49 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51 I. Tài liệu trong nước .............................................................................................51 II. Tài liệu nước ngoài ...........................................................................................52 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, nó cung cấp rất nhiều sản phẩm có lợi cho cuộc sống như: gỗ xây nhà, làm bàn ghế, thuốc chữa bệnh, thực phẩm hàng ngày, cây xanh bóng mát, thuốc nhuộm vv... Ngoài ra rừng còn là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của cộng đồng các dân tộc miền núi. Tùy theo từng nhóm hộ giàu nghèo, mà họ có mức độ phụ thuộc vào rừng khác nhau, việc tìm hiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng có thể giúp chúng ta hiểu thành phần nào tác động vào rừng mạnh mẽ nhất để từ đó có những biện pháp quản lý cũng như chính sách ưu đãi, hay tạo điều kiện để phát triển tài nguyên rừng tại chỗ, nhằm giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, việc làm này rất có ý nghĩa đối với nhóm hộ nghèo, trung bình, là những hộ dân đã và đang và đang sống nhờ vào tài nguyên thực vật. Tuy nhiên hiện nay cuộc sống có phần được cải thiện nhưng rừng vẫn là người bạn đem đến những nét văn hóa, xã hội, kinh tế cho người dân nơi đây. Tuy hiện nay cuộc sống đã có phần được cải thiện nhưng rừng vẫn là người bạn đem đến những nét văn hóa, xã hội, kinh tế cho người dân nơi đây. Những sản phẩm từ rừng nói chung và tài nguyên rừng nói riêng, được người dân thu hái có giá trị rất cao trong cuộc sống, cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Ngoài ra tài nguyên thực vật cũng là sản phẩm hàng hóa nhằm làm tăng thu nhập của cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhận thức của con người về tài nguyên thực vật cũng khác đi, họ chuộng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn là những sản phẩm được chế từ những nguyên vật liệu khác, do đó việc mua bán lâm sản trên thị trường càng trở nên mạnh mẽ và sôi động hơn. Và thật sự tài nguyên thực vật là một nguồn tài nguyên có giá trị trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, do đó nhu cầu sử dụng đối với các loài đặc sản đó ngày càng cao hơn. 2 Trong bối cảnh hiện nay, với hàng loạt các chính sách bảo vệ rừng được áp dụng thì các vườn quốc gia, các khu bảo tồn ngày một càng nhiều, việc quản lý khai thác các loại tài nguyên thực vật của các cán bộ kiểm lâm ngày một chặt chẽ hơn. Việc đó khiến cho người dân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy người dân sống gần rừng, họ phải khai thác, sử dụng các loại tài nguyên như thế nào để cho tài nguyên thực vật vừa có vai trò tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, vừa phải đảm bảo cho mục tiêu bảo vệ và bảo tồn được các cơ quan, ban, ngành đặt ra? Đó là vấn đề cấp bách đã thôi thúc cho mục tiêu của đề tài được đặt ra nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng và gây trồng các loại tài nguyên thực vật trên đất canh tác của người dân xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, để đảm bảo luôn cung cấp nguồn tài nguyên thực vật cho thị trường một cách lâu dài trong bối cảnh quản lý rừng nghiêm ngặt như hiện nay từ những lý do đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu giá trị tài nguyên thực vật trạng thái rừng phục hồi tự nhiên(2b) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên" được thực hiện nhằm tìm ra giá trị tài nguyên thực vật và hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật của cộng đồng dân cư ở đây để từ đó có biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật ở địa bàn nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: - Đánh giá được thực trạng sử dụng, quản lý tài nguyên thực vật quý hiếm có nguy cơ cần bảo tồn nguồn gen cao tại xã La Bằng. - Phát hiện được khả năng ứng dụng nhóm giải pháp ưu tiên, trong việc quản lý tài nguyên rừng đặc biệt là các loài thực vật quý tại địa bàn nghiên cứu - Xác định được giải pháp ưu tiên trong quản lý tài nguyên rừng và phân tích tính ưu việt của chúng tại xã La Bằng. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, củng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết cách thu 3 thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với công đồng thôn bản và người dân. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài tài nguyên thực vật để làm thuốc, thực phẩm, màu nhuộm…. nhằm bảo nguồn gen quý hiếm của rừng. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan 2.1.1 Khái niêm về tài nguyên thực vật Thực vật rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tài nguyên thực vật rừng (TNTV) nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. 1.1.2. Tổng quan về TNTV TNTV có vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của các hộ dân sống gần rừng. Họ sử dụng TNTV để làm lương thực, thức ăn chăn nuôi gia súc vì chúng là nguồn thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, năng lượng, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra TNTV còn được sử dụng làm dược liệu, vật liệu xây dựng, trang trí và các đồ tiêu dùng khác, một số khác còn được đem bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình hoặc đổi lấy các mặt hàng thiết yếu khác như gạo, quần áo. Các kiến thức về sử dụng TNTV của người đã được hình thành rất lâu đời và rất phong phú. Ngoài ra TNTV còn đóng góp nhiều cho nền kinh tế của đất nước. Ví dụ như tre nứa, công ty xuất khẩu mây tre (Batotex) chỉ 5 tháng đầu năm 2001 đã xuất khẩu hàng bàn ghế mây tre đạt giá trị 2 triệu USD. Theo định nghĩa của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) năm 1999, TNTV là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật (không kể gỗ công nghiệp) có ở rừng, đất rừng và cả các cây cối bên ngoài rừng. 2.1.3. Giá trị của TNTV - Giá trị về mặt kinh tế: trên thế giới có khoảng 150 loài TNTV có giá trị kinh tế, giá trị trao đổi nằm khoảng 5 đến 10 tỷ đô la (1990). Giá trị về mặt kinh tế của TNTV không những thể hiện ở giá trị trao đổi hàng hoá mà TNTV còn là nguồn thu nhập, nguồn sống của các gia đình, cộng đồng sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng. TNTV không những góp phần vào bữa ăn của người dân mà còn được chế biến làm thuốc chữa bệnh, đó là một nguồn dược liệu hiệu quả và rẻ tiền. Theo đánh giá của 5 cơ quan y tế thế giới (WHO) thì 80% dân số các nước đang phát triển dùng TNTV để chữa bệnh và làm thực phẩm. - Giá trị về mặt xã hội: TNTV góp phần vào ổn định và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào rừng. TNTV tạo ra thu nhập thường xuyên cho người dân, tạo công ăn việc làm tại chỗ, giải quyết đói và thiếu thực phẩm. - Giá trị về mặt môi trường: TNTV góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái. Không những thế TNTV còn góp phần vào gián tiếp bảo vệ rừng, nguồn nước. 2.1.4. Tổng quan về quản lý TNTV ở Việt Nam Ở nước ta, kiểu rừng chủ yếu là nhiệt đới ẩm quanh năm nên rất đa dạng về hệ động thực vật. Do đó nguồn tài nguyên TNTV rất đa dạng và phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học đã thống kê được trên 12.000 loài cây, trong đó 7.000 loài đã được mô tả, 5.000 loài còn chưa được biết công dụng, phần lớn là các loài cây dưới tán rừng không cho gỗ. Trong số những loài đã biết có 113 loài cây cho chất thơm; 800 loài cho tannin; 93 loài chứa chất làm thuốc nhuộm; 458 loài có tinh dầu; 473 loài chứa dầu và 1863 loài cây dược liệu. TNTV ngày nay được sử dụng không những trong nhân dân, cộng đồng sống gần rừng mà còn có giá trị rất cao trong hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu công nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên cho đến nay việc khai thác và sử dụng theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững vẫn chưa được quan tâm từ cả 2 góc độ người dân và chính quyền địa phương. Hiện nay nhà nước chỉ ban hành các chính sách khai thác, tiêu thụ và hưởng lợi chứ chưa có một nghị định nào quy định việc quản lý bảo vệ và xử phạt các hành vi vi phạm về khai thác TNTV. Các chính sách, quyết định liên quan đến quản lý TNTV đã được nhà nước ban hành như: nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định các loại thực vật động vật cấm khai thác và hạn chế khai thác; quyết định 661/TTg ngày 29/07/1998 có quy định mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường; ngoài ra còn có các quyết định 664/TTG quy định về việc xuất khẩu một số TNTV có giá trị; nghị định số 18/HĐBT về việc tận thu các loại TNTV. 6 Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ các loại TNTV trong đó có các loại TNTV có giá trị cao về mặt kinh tế và khoa học gặp rất nhiều khó khăn. Việc khai thác không có tính bền vững đang dẫn đến nguy cơ là mất đi nguồn gen và suy thoái số lượng loài. Việc bảo tồn TNTV đang gặp những khó khăn và thách thức sau: - Các loạiTNTV dưới tán rừng chưa được coi trọng bảo tồn. - Việt Nam mới có các khu bảo tồn chung về hệ sinh thái hay loài, TNTV chưa được coi là đối tượng bảo vệ quan trọng của các khu bảo tồn. Trong chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đối tượng TNTV cũng chưa được kiểm kê, thống kê đẩy đủ. - Do mất môi trường sống cộng với nhu cầu của thị trường, nhiều loài cây và con TNTV đã bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài trước đây là hàng hóa xuất khẩu với khối lượng lớn, nay trở nên cạn kiệt và có khả năng bị tiêu diệt ngoài thiên nhiên như: Song Mây, Râu hùm hoa tím, Gù hương, Lan Kim Tuyến. - Sự nghèo đói của một số cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, một bộ phận người dân vẫn thường xuyên vào rừng để thu hái lâm sản nên nguồn tài nguyên này ngày một cạn kiệt, khu phân bố bị thu hẹp, sản lượng giảm dần, đe doạ việc bảo tồn TNTV. Đứng trước tình hình đó chúng ta cần đưa ra giải pháp để quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có TNTV một cách lâu dài. Trước mắt đó là điều tra, xác định, khoanh vùng các loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ sau đó nhân giống, gây trồng đối với từng loài, nghiên cứu tại địa phương. 2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay, tại các lâm trường, các khu bảo tồn, các vườn quốc gia đều đã ứng dụng Gis vào quản lý và cập nhập diễn biến tài nguyên rừng. Kết quả cho thấy việc ứng dụng GIS vào quản lý tài nguyên rừng có rất nhiều mặt tích cực. Gis là công cụ xử lý chính xác và cho kết quả nhanh vừa tốn ít công sức mà kết quả thu được lại rất cao. Trước tình hình TNTV ngày càng bị suy thoái thì việc đưa TNTV vào quản lý đó là một nhu cầu cấp bách. Việc đưa Ứng dụng GIS vào quản lý TNTV sẽ giúp chúng ta quản lý, điều tra, xác định, khoanh vùng được các loài nguy cấp, quý hiếm cần được 7 bảo vệ. Từ đó chúng ta xác định được đặc điểm, trữ lượng, phân bố góp phần nâng cao công tác quản lý bảo vệ các loại TNTV đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học. 2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn tài nguyên thực vật để làm thuốc, nhiều nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này xuất khẩu làm dược liệu và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh . Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học” cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, hóa sinh của chúng, công dụng và cách phối họp các loại cây thuốc theo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh tực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ thảo” “Quảng Tây trung dược trí” …(Dẫn theo Trần Hồng Hạnh,1996) [3]. Năm 1968 một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc” cuốn sách đã đề cấp tới cây Thảo quả với nội dung sau: - Phân loại cây Thảo quả: Gồm tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost Lemaire), tên họ Zingiberceae. - Hình thái: Dạng sống, thân, gốc, rễ, lá hoa, quả. - Vùng phân bố ở Trung Quốc - Đặc điểm sinh thái: Khí hậu và đất đai - Kỹ thuật gây trồng: Nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. - Thu hoạch và chế biến, phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản. - Công dụng: Làm thuốc trị các bệnh về đường ruột. 8 Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [9]. Vị thuốc “Đông Trùng Hạ Thảo” của người Trung Quốc có giá tới 2000-5000 USD/ Kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân Sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây này. Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.s.de Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J.Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có Thảo quả. Ở đây tác giả đề cập đến đặc điểm phân loại của Thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của Thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sốc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán Thảo quả trên thế giới (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [9]. Theo ước tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 - 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006) [8]. Tiến sĩ Jamess A.Dule - nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Dẫn theo Trần Thị Lan. 2005) [4]. Theo Queiroz Junior (2001) điều tra về giá trị tài nguyên Cây thuốc phổ biến được sử dụng trong Brazil Tropical Forest Đại Tây Dương. Trong báo cáo này 628 sử dụng thuốc được mô tả cho 290 phương thuốc dân gian dựa trên 114 loài thực vật thuộc 50 họ và 99 chi. Truyền thống địa phương về việc sử dụng của các nhà máy trong y học nổi tiếng vẫn còn rộng rãi và khá đa dạng. Các họ có số lượng cao nhất của báo cáo loài dược liệu là Asteraceae. Cho thấy sự phân bố của các loài 9 dược liệu 114 tùy theo diện tích của bộ sưu tập. Những dữ liệu này cho thấy 42 loài chiếm 36.9%. là rừng nguyên sinh, trong đó 5,3% cũng được trồng bởi người dân địa phương và 5,3% cũng là tự phát trong thảm thực vật thứ. Cây dược độc quyền thu thập từ các vùng cây thứ cấp là 4,4% và những người tự phát trong vườn thực vật thứ yếu là 14,0%. Nhìn chung, 44,7% được trồng. Phần lớn các cây trồng là các loài ngoại lai đã trở thành thích nghi được với khu vực. Các dữ liệu cho thấy rằng 55,3% của tất cả các loài báo cáo được thu thập một cách dễ dàng trong khu vực nghiên cứu. Và thu thập được trên 290 phương thuốc thảo dược được người dân lựa chọn để sử dụng điều trị một về hệ tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm, điều trị hô hấp…Trên cơ sở dữ liệu của chúng tôi, có thể khẳng định rằng người dân của các cộng đồng nông thôn và thành thị trong khu vực rừng nhiệt đới Đại Tây Dương có một kiến thức tuyệt vời của cây thuốc. Từ đó cho thấy sự đa dạng thảo dược cao của cây thuốc trong rừng nhiệt đới Đại Tây Dương cũng như tiềm năng lớn cho thương mại và, hơn nữa các nghiên cứu về dược học, độc tố và các chất hóa học của các loại thuốc mới [10]. Theo ước tính của (WHO, 1985), có khoảng 7000 loài cây thuốc ở Trung Quốc và 150 của những người dân sử dụng phổ biến nhất đã được lựa chọn tài nguyên cây thuốc ở nơi đây. Trong suốt thế giới ngày nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mọi người nhận ra giá trị của cây thuốc trong điều trị và ngăn ngừa các bệnh thông thường. Có bốn lý do chính cho chấp nhận rộng rãi này: Cây dược liệu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ không kể xiết và đã chứng minh đáng tin cậy và hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tật. Hầu hết các loài cây thuốc này không độc, và do đó làm phát sinh ít, nếu có, tác dụng phụ; ngay cả khi một số tác dụng phụ nào xảy ra, chúng ít nghiêm trọng hơn so với những người gây ra bởi các loại thuốc tổng hợp hóa học. Người dân sống ở khu vực nông thôn, miền núi có thể dễ dàng truy cập đến các phương thuốc địa phương, do đó việc sử dụng chúng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh có chi phí ít hơn nhiều so với khi y học phương Tây là sử dụng và do đó mang lại lợi ích kinh tế cho các nước đang phát triển. 10 Cây dược liệu là một nguồn quan trọng của thực tiễn và các loại thuốc mới không tốn kém cho người dân trên toàn thế giới. Theo điều tra sơ bộ, có hơn 7000 loài cây thuốc ở Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc nổi tiếng với hệ thống độc đáo của y học cổ truyền, cây thuốc là một phương tiện quan trọng của việc điều trị và ngăn ngừa bệnh trong cả nước. Các lý thuyết chi phối việc kê đơn cây thuốc được lấy từ dược truyền thống của Trung Quốc, chính nó dựa vào thế kỷ dài của quan sát lâm sàng và thực hành. Ấn bản này trình bày 150 loài cây thuốc thường được sử dụng ở Trung Quốc [11]. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tài nguyên thực vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú, dựa vào công dụng của các loài thì được chia thành các nhóm sau: - Nhóm cây lấy gỗ - Nhóm cây dầu nhựa - Nhóm cây làm thuốc - Nhóm cây ăn được - Nhóm cây dùng đan lát và cho sợi - Nhóm cây làm cảnh và làm bóng mát - Nhóm cây cho thuốc nhuộm Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu…), Hòe (ở Thái Bình), vv…Có những làng chuyên trồng thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác Ti sô, Cúc Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ , vv… Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị thuốc để chữa bệnh như: Gs. Đỗ Tất Lợi (1999) trong cuốn “Những cây 11 thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây để làm thuốc; Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; Ts. Võ Văn Chi có cuốn “Từ Điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả cây thuốc nhập nội… Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Khi phát hiện được tác dụng an thần rất ưu việt của I-tetrahudropalmatin từ rễ, củ của một số loài Bình vôi thì việc khai thác chúng cũng được tiến hành ồ ạt. Để tách chiết một loại ancloit I-tetrahudropalmatin làm thuốc ngủ rotundin người ta đã khai thác một hỗn hợp củ của rất nhiều loại Bình vôi mà trong đó có loại không chứa hoặc chỉ chứa hàm lượng I-tetrahydropalmatin không đáng kể. Do khai thác bừa bãi để chế biến trong nước hoặc bán nguyên liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại Bình vôi trở nên rất hiếm. Đến năm 1996, tuy mới biết được trên 10 loài thuộc chi Bình vôi (Stephania) thì đã có 4 loài phải đưa vào sách đỏ việt Nam (Viện Dược Liệu, 2002) [5]. Khi nghiên cứu về trồng cây Nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nguyễn Ngọc Bình đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các họ gia đình nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp, …(Nguyễn Ngọc Bình, 2000) [1]. Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên: - Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài. - Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài. - Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài. - Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài (Lã Đình Mỡi, 2003). Trong công trình cây thuốc - nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn 12 tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài (trước hết là các loài có giá trị Y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng) và sự đa dạng di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần đó mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là rất cần thiết và cấp bách nhất. Trong 2 năm 2004-2005 Lê Quý Công đã tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Đề tài được Quỹ nghiên cứu của Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - pha II tài trợ, nghiên cứu chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy việc nhân giống nhằm mục đích hỗ trợ cây giống cho người dân có thể trồng tại vườn nhà cũng như xây dựng các vườn cây thuốc tại địa phương đều giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp và đề xuất hợp lý để bảo tồn và phát triển (Ngô Quý Công, 2005) [2]. Theo Nguyễn Văn Tập, để bảo tồn cây thuốc có hiệu quả cần phải tiến hành công tác điều tra quy hoạch, bảo vệ và khai thác bền vững, tăng cường cây thuốc trong hệ thống các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo tồn chuyển vị kết hợp với nghiên cứu gieo trồng tại chỗ, có như vậy các loại cây thuốc quý hiếm mới thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Đồng thời lại tạo ra thêm nguyên liệu để làm thuốc ngay tại các vùng phân bố vốn có của chúng (Nguyễn Văn Tập, 2005) [7].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng