Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn hoá học phần phi ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn hoá học phần phi kim lớp 10

.PDF
103
1
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC ---------- PHAN THỊ NGỌC NGÂN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC - PHẦN PHI KIM LỚP 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Đà Nẵng, 5/2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC ---------- Đề tài: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC - PHẦN PHI KIM LỚP 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Sinh viên thực hiện Lớp Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Ngọc Ngân : 18SHH : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh Đà Nẵng, 5/2022 LỜI CẢM ƠN Đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 Trung học phổ thông” là nội dung mà em đã nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ Quý thầy cô, anh chị khoa trên, gia đình và bạn bè. Để luận văn thành công nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với: Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đã tạo môi trường học tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng bổ ích giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện luận văn. Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Lan Anh là người cô tâm huyết, đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cô đã có những trao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo cơ hội cho em được công tác tại trường để có những kiến thức, kinh nghiệm trong thực tế để có thông tin hữu ích cho luận văn. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể nỗ lực hoàn thành tốt bài nghiên cứu. SV: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: .....................................................................................................1 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ........................................................................1 3. Ý nghĩa khoa học: ....................................................................................................1 4. Ý nghĩa thực tiễn: .....................................................................................................2 5. Nhiệm vụ của đề tài: ................................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2 7. Các phương pháp nghiên cứu...................................................................................2 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................4 1.1.1. Các sách, bài viết về hứng thú ........................................................................4 1.1.2. Các luận văn nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học ........................4 1.1.3. Các khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học .....5 1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học .........................................5 1.3. Hứng thú học tập .................................................................................................6 1.3.1. Khái niệm hứng thú ........................................................................................6 1.3.2. Khái niệm hứng thú học tập ............................................................................6 1.3.3. Phân loại hứng thú học tập .............................................................................7 1.3.4. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập .................................................7 1.3.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập ................................................................8 1.3.6. Tác dụng của hứng thú học tập .......................................................................8 1.4. Tổng quan về chương trình Hóa học – phần phi kim. .....................................9 1.4.1. So sánh chương trình Hóa học phần phi kim giữa chương trình hiện hành và chương trình 2018 .....................................................................................................9 1.4.2. Nội dung cụ thể và yêu cần cần đạt của từng nội dung ................................10 1.5. Thực trạng việc gây hứng thú học tập môn hóa học ở một số trường THPT12 1.5.1. Mục đích điều tra ..........................................................................................12 1.5.2. Đối tượng điều tra .........................................................................................12 1.5.3. Mô tả phiếu điều tra ......................................................................................13 1.5.4. Cách xử lý kết quả điều tra ...........................................................................13 1.5.5. Kết quả điều tra .............................................................................................14 SV: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC - PHẦN PHI KIM LỚP 10................................................................................18 2.1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú ...................................................................18 2.1.1. Vai trò của thí nghiệm ..................................................................................18 2.1.2. Phân loại thí nghiệm .....................................................................................19 2.1.3. Yêu cầu của sử dụng thí nghiệm gây hứng thú ............................................19 2.1.4. Một số thí nghiệm gây hứng thú ...................................................................20 2.2. Sử dụng phim mô phỏng...................................................................................23 2.2.1. Tác dụng của phim mô phỏng ......................................................................23 2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn phim mô phỏng ...........................................................24 2.2.3. Quy trình thiết kế phim mô phỏng ................................................................24 2.2.4. Một số đoạn phim mô phỏng ........................................................................24 2.2.5. Sử dụng video – clip vào bài giảng để gây hứng thú cho học sinh ..............27 2.3. Sử dụng trò chơi trong dạy học .......................................................................29 2.3.1. Ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi trong dạy học hóa học ...........................29 2.3.2. Nguyên tắc thiết kế trò chơi ..........................................................................30 2.3.3. Quy trình tổ chức trò chơi .............................................................................31 2.3.4. Một số trò chơi gây hứng thú ........................................................................32 2.4. Sử dụng phương phương dạy học giải quyết vấn đề .....................................34 2.4.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề .............................................................................................................................34 2.4.2. Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề ....................................................34 2.4.3. Một số tình huống có vấn đè và hướng giải quyết vấn đề khi dạy học hóa học phần phi kim – Hóa học lớp 10...............................................................................36 2.5. Sử dụng phương pháp dạy học dự án .............................................................44 2.5.1. Vai trò của việc sử dụng dạy học dự án........................................................44 2.5.2. Một số chủ đề có thể sử dụng phương pháp dạy học dự án trong phần phim kim – Hóa học 10. ...................................................................................................44 2.6. Sử dụng bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực.............................45 2.6.1. Vai trò của việc sử dụng bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực ...45 2.6.2. Một số bài tập định hướng phát triển năng lực phần phi kim – Hóa học 10 .......46 2.7. Kể chuyện hóa học ............................................................................................48 2.7.1. Tác dụng của kể chuyện hóa học ..................................................................48 2.7.2. Cách kể chuyện gây hứng thú .......................................................................48 2.7.3. Một số câu chuyện hóa học phần phim kim – Hóa học 10 ...........................48 2.8. Giáo viên thân thiện với học sinh ....................................................................53 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................56 SV: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH 3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................56 3.2. Đối tượng thực nghiệm .....................................................................................56 3.3. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................56 3.4. Tiến trình thực nghiệm .....................................................................................56 3.5. Kết quả thực nghiệm .........................................................................................59 3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng ......................................................59 3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính ...........................................62 KẾT LUẬN ..................................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68 PHỤ LỤC1 SV: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình ảnh hình ảnh Trang Hình 2.1 Sơ đồ phân loại thí nghiệm 19 Hình 2.2 Dung dịch ăn trứng 21 Hình 2.3 Khinh khí cầu biết nói 22 Hình 2.4 Núi lửa phun 23 Hình 2.5 Dùng clo (Chlor) khử trùng nước sinh hoạt 36 Hình 2.6 Tác hại ngộ độc khí clo (Chlor) 37 Hình 2.7 Muối ăn 39 Hình 2.8 Nước muối sinh lỹ 39 Hình 2.9 Cồn iot (povidon iod) 40 Hình 2.10 Đất ở vùng nhiều quặng pirit thường bị chua 42 Hình 2.11 Khói thải của nhà máy 43 Hình 2.12 Pirit sắt 53 Hình 3.1 Đồ thị đường tích lũy điểm kiểm tra 60 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả học tập 61 SV: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng biểu Trang Bảng 1.1 Bảng thay đổi sự phân bố nội dung dạy học 9 Bảng 1.2 Bảng so sánh chương trình Hóa học hiện hành và chương trình 2018 phần phi kim 9 Bảng nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt của các nội dung phi Bảng 1.3 kim còn lớp ở Hóa học 10 hiện hành có giảng dạy ở chương 10 trình 2018 Bảng 1.4 Số lượng phiếu thăm dò thực trạng hứng thú học tập 13 Bảng 1.5 Điểm quy đổi các mức độ trả lời của phiếu thăm dò 13 Bảng 1.6 Kết quả điều tra sở thích của HS đối với môn hóa học 14 Bảng 1.7 Kết quả điều tra ý kiến của HS về môn hóa học 14 Bảng 1.8 Ý kiến của HS về môn hóa học (tính theo điểm trung bình) 15 Bảng 1.9 Kết quả điều tra hoạt động tích cực của HS trong và ngoài giờ học môn hóa học 16 Bảng 2.1 Một số đoạn phim mô phỏng 25 Bảng 3.1 Các lớp thực nghiệm và đối chứng 56 Bảng 3.2 Kết quả điểm kiểm tra thực nghiệm sư phạm 59 Bảng 3.3 Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy 60 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả học tập 60 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng 61 Bảng 3.6 Sở thích của HS đối với các biện pháp gây hứng thú học tập 62 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Ý kiến của HS về những ưu điểm khi sử dụng các biện pháp hứng thú Ý kiến của HS về những hạn chế khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học SV: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH 63 63 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh KHHH : Kí hiệu hóa học PPDH : Phương pháp dạy học PTHH : Phương trình hóa học THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm SV: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên với các quy luật của thế giới vi mô được ẩn dấu bên trong. Hóa học lại là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng gớp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, phần lớn học sinh vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống. Đối với các em, hóa học là môn học trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Trong tình thế toàn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn. Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được các nhà giáo quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất. Muốn nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, tất nhiên, giáo viên cần nắm vững nội dung bộ môn giảng dạy, phải nhuần nhuyễn về phương pháp, nghệ thuật truyền đạt, đặc điểm tâm lý của học sinh nhằm kích thích hoạt động sáng tạo, độc lập của học sinh, phát huy được trí thông minh, lòng ham hỏi của các em, mặt khác phải làm thế nào gây hứng thú học tập cho các em. Tôi nghĩ rằng cần phải tạo ra cho học sinh sự hứng thú, tình yêu đối với môn học, tạo ra không khí, tâm thế tiếp thu kiến thức tốt nhất nơi các em. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình. Nếu xây dựng được hứng thú học tập nơi học sinh thì mỗi kiến thức hóa học lại là một thế giới vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Đó chính là sự khởi đầu để nâng cao chất lượng môn học. Các biện pháp gây hứng thú học tập khá nhiều, quan trọng là những biện pháp nào hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. Trong vấn đề cấp thiết trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Hoá học - Phần phi kim lớp 10.” 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở lớp 10 trường phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu: Việc gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh ở trường trung học phổ thông. 3. Ý nghĩa khoa học - Tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu các biện pháp gây hứng thú học tập. - Làm đa dạng và sáng tỏ các lí luận nghiên cứu trước đó. SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 1 - Nghiên cứu này góp phần hệ thống kiến thức, đặc điểm và giá trị của bài nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu, thông tin của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những ai yêu thích và quan tâm đến hóa học. 4. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các bạn học sinh, sinh viên có nhiều nguồn kiến thức, hiểu rõ tường tận nguồn kiến thức chuyên môn. - Nhờ tìm hiểu về các biện pháp gây hứng thú học tập nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức của các bạn học sinh, sinh viên. 5. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu bản chất của việc gây hứng thú trong dạy học hóa học. - Tìm hiểu về thực trạng của việc gây hứng thú học tập trung học phổ thông. - Nêu và đề xuất một số biện pháp gây hứng thú học tập. - Tổng hợp tư liệu theo các biện pháp gây hứng thú học tập trong dạy học hóa học. - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả, tính khả thi của những biện pháp và rút ra bài học kinh nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu - Khóa luận tập trung nghiên cứ một số biện pháp gây hứng thú học tập hóa học phần phi kim – Lớp 10. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy và học. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú và gây hứng thú học tập. - Nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực trạng hứng thú học tập môn hóa học của học sinh THPT hiện nay. - Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên về các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học. - Thực nghiệm sư phạm: ● Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập hóa học được đề xuất. SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 2 ● Triển khai các biện pháp gây hứng thú cho một số giáo viên phổ thông. 7.3. Phương pháp toán học Xử lý kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp đối chiếu, thống kê, từ đó rút ra kết luận của đề tài. SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong công tác giảng dạy bộ môn hóa học, việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn thôi thúc những nhà giáo tâm huyết miệt mài nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả cao. Trong thời đại này, người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh những kiến thức đã có mà phải giúp các em tìm được hứng thú về môn học. Từ đó, học sinh sẽ thêm yêu thích hóa học, hăng say tìm hiểu thêm để có thể tự đi tìm tri thức mới cho mình. Mỗi người với mỗi quan niệm về hứng thú, mỗi cách tiếp cận riêng biệt nhưng điểm chung duy nhất nhận thức được tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người. Chính vì vậy, đã có một số tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề hứng thú trong dạy học. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu một số tài liệu gần gũi, quý giá với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. 1.1.1. Các sách, bài viết về hứng thú - “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục” của tác giả Su-ki-na do nhà xuất bản Giáo dục Mockba phát hành năm 1971 (được tác giả Nguyễn Văn Diên, Đại học Sư Phạm Hà Nội I biên dịch và tổ tư liệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội I ấn hành năm 1975). - “Từ hứng thú đến tài năng” của tác giả L.X.Xô-Lô-Vây-Trích (biên dịch bởi Lê Khánh Trường, do nhà xuất bản Phụ Nữ Hà Nội phát hành năm 1975). - Năm 1975, N. G. Marôzôva đã nghiên cứu vấn đề: “Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của HS”. - Bài báo khoa học “Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ cao đẳng trường Đại học Tây Bắc” của Mai Trung Dũng (Bộ môn Tâm lý Giáo dục – Trường Đại học Tây Bắc). 1.1.2. Các luận văn nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học ⁎ Luận văn Thạc sĩ - “Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học nhằm: Nâng cao hứng thú học tập hóa học cho học sinh phổ thông” của học viên Hoàng Thị Minh Anh, Đại học Sư Phạm Hà Nội (1995). - “Tạo hứng thú học tập cho HS yếu kém trong quá trình dạy học phần phi kim hóa học 11-trung học phổ thông” của học viên Nguyễn Thị Vân, ĐHGD – ĐHQGHN (2014). SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 4 - “Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” của học viên Phạm Ngọc Thủy, Đại học Sư phạm TP HCM (2008). * Luận án tiến sĩ - Nguyễn Thị Thu Cúc (2008) “Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn Toán của HS tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn Toán ở các em”, ĐHSP Hà Nội. 1.1.3. Các khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học - “Tạo động cơ, hứng thú trong dạy học môn hóa ở trường phổ thông” của sinh viên Phạm Thị Thanh Nga – Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP.HCM (năm 2000). - “Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh ở trường THPT” của sinh viên Phan Thị Ngọc Bích, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp.HCM (2003). - “Gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh phổ thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học” của sinh viên Phạm Thùy Linh, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp.HCM (2005). - “Thiết kế một số hoạt động dạy học gây hứng thú nhận thức trong môn hóa học lớp 10” của sinh viên Tô Quốc Anh, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp.HCM (2007). - “Một số biện pháp gây hứng thú học tập cho HS trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông” của sinh viên Lê Thị Thanh Tâm, khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP HCM (2009). Trong những năm gần đây, hứng thú học tập hóa học nhận được quan tâm của nhiều GV, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều GV, sinh viên. Trong đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu của các luận văn giá trị về lí luận cũng như những biện pháp thực tiễn về hứng thú học tập hóa học nêu trên tôi muốn hướng đến các biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học 10 – phần phi kim theo chương trình hóa học THPT 2018. Thông qua các biện pháp của đề tài có thể giúp các em học sinh trong thời gian tới có đủ năng lực, đầy tự tin, có tính độc lập, sáng tạo, có khả năng tự học, tự đánh giá, hứng thú và say mê với môn Hóa học hơn. Từ đó, tôi hi vọng đề tài này có thể áp dụng trọng quá trình dạy – học ở năm sau và những năm sau nữa khi chương trình hóa học THPT 2018 đi vào thực hiện. 1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 5 Quá trình dạy học không phải là phép cộng máy móc hai quá trình giảng dạy và học tập. Tính toàn vẹn của quá trình ấy nằm ở mục đích chung của dạy và học. Dạy học là sự điều khiển tối ưu quá trình học chiếm lĩnh khái niệm, kiến thức khoa học từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Dạy và học là loại hình hoạt động hai chiều, nó đòi hỏi nhất thiết phải có tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Tác động ấy diễn ra trong những điều kiện nhất định: điều kiện vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện tâm lý, đạo đức, thẩm mĩ… Nếu sự tish cực truyền đạt của giáo viên mà không có sự tích cực hoạt động để tiếp thu kiến thức của học sinh thì quá trình dạy và học sẽ không đạt kết quả tốt. Do đó, người giáo viên phải không ngừng học hỏi lý thuyết, tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại, lôi cuốn tác động tích cực đến người học. Trình độ và phương pháp giảng dạy của thầy cô quy định phương pháp học tập của trò, quy định cách nhìn và suy nghĩ của trò. Nếu buộc học sinh phải tiếp thu một cách thụ động, không cần phải phân tích thắc mắc, động não mà chủ yếu ra sức ghi nhớ, học thuộc lòng rồi sau đó lặp lại máy móc những gì đã nhớ. Học trong điều kiện giảng dạy như vậy chỉ hình thành ở học sinh năng lực nhận thức máy móc, nông cạn, không thể hình thành năng lực tư duy độc lập sáng tạo, say mê nghiên cứu, tự mình xây dựng tri thức cho mình. 1.3. Hứng thú học tập 1.3.1. Khái niệm hứng thú Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối quan hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân và đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biết của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.” Ở đây hứng thú thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và xúc cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động. Như vậy, có thể nói “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.” [2] 1.3.2. Khái niệm hứng thú học tập Từ định nghĩa về hứng thú của tâm lý học hiện đại thì “Hứng thú học tập là sự ham thích của học sinh đối với một môn học nào đó, do thấy được ý nghĩa của môn học này SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 6 đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại sự hấp dẫn, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích học sinh hoạt động tích cực hơn.” [8] 1.3.3. Phân loại hứng thú học tập Có hai loại hứng thú học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp: - Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức, quá trình học tập, và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó. Như vậy, hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mệ của học sinh đối với môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó. - Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác động bên ngoài như được giáo viên khen thưởng, được điểm cộng, đạt điểm cao trong học tập, giờ học vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè, ... và sẽ biến mất khi những yếu tố này không còn nữa. Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo phản ứng có thể rất mạnh nhưng cũng thường ngắn ngủi. 1.3.4. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập Theo N. G. Marôzôva, trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú học tập được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau - Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho HS. Ở giai đoạn này các em bị cuốn hút bởi nội dung vấn đề GV trình bày. HS chú ý lắng nghe, trực tiếp thu, thể hiện hiện niềm vui khi nhận ra cái mới. Những niềm vui đó có thể mất đi khi giờ học kết thúc, nhưng cũng có thể trên cơ sở đó hứng thú được phát triển. Ở giai đoạn này HS chưa có hứng thú thật sự. Hứng thú chỉ xuất hiện khi HS mong muốn hiểu biết nhiều hơn, các em đặt ra câu hỏi và vui mừng khi được trả lời. - Giai đoạn 2: Hứng thú học tập được duy trì. Ở giai đoạn này HS thường xuyên bị lôi cuốn vào tiết học một cách thường xuyên hơn, nhờ đó các em có xúc cảm tích cực với môn học tức là hứng thú được duy trì. Thái độ nhận thức xúc cảm với môn học sẽ thúc đẩy HS quan tâm tới những vấn đề đặt ra ở cả trong giờ học, lẫn sau khi giờ học đã kết thúc. Nói cách khác, ở các em đã có sự nảy sinh nhu cầu nhận thức, tìm tòi và phát hiện. - Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. Nếu thái độ tích cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được khơi dậy thì các em dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình vào việc tìm tòi thêm những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình yêu thích, tham gia hoạt động ngoại khóa, đọc thêm sách, tìm gặp SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 7 những người cùng quan tâm tới những vấn đề của mình. Hứng thú bền vững là giai đoạn cao nhất của sự phát triển hứng thú học tập. Để hình thành hứng thú học tập, việc tổ chức hoạt động nhận thức phải thường xuyên chủ động, gắn liền với các mức độ phát triển của nó. Do đó các nhà sư phạm phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của loại hứng thú này. 1.3.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập Hứng thú học tập được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Nhà giáo dục có thể quan sát và nhận biết được chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau. Đó là: - Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê,...) đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ tiết học và luyến tiếc khi tiết học kết thúc, … - Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên nhân của sự yêu thích môn học như nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp khám phá kiến thức hấp dẫn, vai trò của môn học có ý nghĩa trong cuộc sống, … - Biểu hiện về mặt hành động: HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài lớp hàng ngày. - Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Kết quả học tập đtạ loại, khá giỏi. 1.3.6. Tác dụng của hứng thú học tập Chính hứng thú học tập mang lại một số tác dụng đặc biệt như: - Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của HS. - Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, ghi chép, HS duy trì sự chú ý thường xuyên và cao độ vào kiến thức bài học. - Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp HS phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi. - Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao. - Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức. - Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy. SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 8 - Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. - Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của HS, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao. 1.4. Tổng quan về chương trình Hóa học – phần phi kim. 1.4.1. So sánh chương trình Hóa học phần phi kim giữa chương trình hiện hành và chương trình 2018 Bảng 1.1. Bảng thay đổi sự phân bố nội dung dạy học. Nội dung Lớp 10 Lớp 11 × Nguyên tố nhóm VIIA Oxi, Nito (nitrogen) và lưu × huỳnh (sulfur) Bảng 1.2. Bảng so sánh chương trình Hóa học hiện hành và chương trình 2018 phần phi kim. Nội dung Nhóm VIIA Chương trình hiện Chương trình dự thảo dự thảo hành 19/1/2018 +Khái quát nhóm halogen Những nội dung được bổ sung: - Nêu được quy luật biến đổi các giá + Tính chất đơn và hợp trị ΔrHo của quá trình chất của chúng. HX(aq)+H2O(l)→ H3O+(aq)+X− + Ứng dụng, điều chế (aq) 2 và từ đó lí giải được quy luật hợp chất quan trọng. biến đổi tính acid của dãy acid hydrohalic Nitơ(nitrogen) Nitơ nằm trong chương – Về cơ bản giống với chương trình nitơ – photpho. hiện hành (bao gồm cả cơ bản và + Vị trí của ni tơ trong nâng cao). bảng tuần hoàn, tính – Chương trình dự thảo thì chương chất lí hóa. nitơ nằm trong chương nitơ – + Các đơn chất và hợp lưuhuỳnh. chất của ni tơ. + Điều chế và ứng dụng SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 9 một số hợp chất quan trọng + Oxi – ozon nằm trong + Chỉ học oxi nằm trong chương Oxy - Ozon chương oxi – lưu huỳnh. nito – lưu huỳnh, giảm tải ozon. Lưu huỳnh + Lưu huỳnh. + Hidro + Cơ bản là giống, nằm trong (Hydrogen) chương nito – lưu huỳnh. sunfua – lưu huỳnh + Giảm bớt Hidro (Hydrogen) dioxit (Sulfur dioxide) – sunfua, Lưu huỳnh trioxit. Lưu huỳnh trioxit. + Axit sunfuric (Acid Sulfuric) – muối sunfat Nằm trong chương oxi – lưu huỳnh. Về cơ bản mặc dù chương trình hóa lớp 10 phần phi kim trong chương trình 2018 có phần nặng về lý thuyết tuy nhiên khối lượng kiến thức nhẹ hơn vì đã được chuyển lên 11, nó phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội ngày nay. Do đó lượng kiến thức nền tảng cơ bản được đề cập là lượng kiến thức cần trang bị cho mỗi HS trong thời kì phát triển ngày nay. Chương trình được biên soạn có hệ thống logic chắt chẽ, rõ ràng, rành mạch hơn. 1.4.2. Nội dung cụ thể và yêu cần cần đạt của từng nội dung Bảng 1.3. Bảng nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt của các nội dung phi kim còn lớp ở Hóa học 10 hiện hành có giảng dạy ở chương trình 2018 Nội dung Yêu cầu cần đạt Tính chất vật lí và – Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen. hoá học các đơn – Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ chất nhóm VIIA sôi của các đơn chất halogen. – Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen dựa vào tương tác van der Waals. – Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hoá trị dựa theo cấu hình electron. SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 10 Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm dần tính oxi hoá của các halogen thông qua một số phản ứng: Thay thế halogen trong dung dịch muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước. – Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H–X (điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng). – Viết được phương trình hoá học của phản ứng tự oxi hoá – khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa. Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hoá giữa chúng (thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine, nước bromine tương tác với các dung dịch sodium chloride, sodium bromide, sodium. Hydrogen halide – Nhận xét (từ bảng dữ liệu về nhiệt độ sôi) và giải thích và một số phản ứng được xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide của ion halide từ HCl tới HI dựa vào tương tác van der Waals. Giải thích được (halogenua) sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác. – Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid. – Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F–, Cl–, Br–, I– bằng cách cho dung dịch silver nitrate vào dung dịch muối của chúng. – Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl–, Br–, I–) thông qua phản ứng với chất oxi hoá là sulfuric acid đặc. Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide. Lưu huỳnh sulfur dioxide và – Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất. – Thực hiện được thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất SVTH: Phan Thị Ngọc Ngân - 18SHH Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất