Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu đề xuất dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho t...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho tòa nhà golden millennium 110 trần phú, hà đông, hà nội (luận văn thạc sĩ)

.PDF
109
78
80

Mô tả:

NGUYỄN ĐỨC TUẤN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------- * KHOÁ 2017 – 2019, CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGUYỄN ĐỨC TUẤN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT DẢI VẬN HÀNH TỐI ƯU CỦA MÁY BƠM CẤP NƯỚC LẠNH SINH HOẠT CHO TÒA NHÀ GOLDEN MILLENNIUM 110 TRẦN PHÚ, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------- NGUYỄN ĐỨC TUẤN KHÓA: 2017 – 2019 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT DẢI VẬN HÀNH TỐI ƯU CỦA MÁY BƠM CẤP NƯỚC LẠNH SINH HOẠT CHO TÒA NHÀ GOLDEN MILLENNIUM 110 TRẦN PHÚ, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số : 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG XÁC NHẬN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. TRẦN THANH SƠN Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học, Khoa Đô thị và toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã hết lòng giúp đỡ và tận tình giảng giải cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình làm luận văn, tôi đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh khỏi. Do đó, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn bè đồng nghiệp, bạn bè trong lớp CH17Đ đã động viên, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng ... năm 2019 Nguyễn Đức Tuấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đức Tuấn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Phần I: MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------1 * Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1 * Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 * Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 2 * Một số khái niệm có liên quan ............................................................. 3 * Cấu trúc luận văn ................................................................................. 4 Phần II: NỘI DUNG ----------------------------------------------------------------5 Chương 1. HIỆN TRẠNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TÒA NHÀ HỖN HỢP GOLDEN MILLENNIUM ........................................5 1.1. Giới thiệu chung về tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium. ....... 5 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của dự án tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium. ------------------------------------------------------------------------------------5 1.1.2. Vị trí địa lý và chức năng của tòa nhà---------------------------------------6 1.1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài tòa nhà---------------- 12 1.1.4. Hiện trạng mặt bằng cấp nước bên trong tòa nhà ----------------------- 12 1.2. Tổng quan hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt của tòa nhà ...... 17 1.2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt tòa nhà ----------- 17 1.2.2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt của tòa nhà ----------------------------------------------------------------------------------------- 21 1.2.3. Chế độ làm việc của hệ thống cấp nước ---------------------------------- 22 1.3. Dải vận hành của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt theo thiết kế của tòa nhà ................................................................................................ 28 1.3.1. Dải vận hành thực tế của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt ---------- 28 1.3.2. Đánh giá dải vận hành của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt -------- 29 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÍNH TOÁN DẢI VẬN HÀNH TỐI ƯU CỦA MÁY BƠM CẤP NƯỚC LẠNH SINH HOẠT NHÀ CAO TẦNG ..............................................................................................31 2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt nhà cao tầng và cơ sở xác định dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho nhà cao tầng ................................................................................... 31 2.1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt nhà cao tầng ------------------ 31 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho nhà cao tầng ----------------------------------------------------------------------------- 35 2.1.3. Đường đặc tính của máy bơm lựa chọn cấp nước lạnh sinh hoạt cho nhà cao tầng ---------------------------------------------------------------------------------- 36 2.1.4. Cơ sở xác định dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho nhà cao tầng ----------------------------------------------------------------------- 45 2.2. Cơ sở lý luận về chế độ hoạt động ngoài dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho nhà cao tầng .......................... 45 2.2.1. Đặc tính dòng chảy trong từng loại máy bơm với vấn đề xảy ra khi máy bơm hoạt động ngoài dải vận hành tối ưu. ----------------------------------------- 45 2.2.2. Tác động của dòng chảy đến các khu vực của máy bơm khi máy bơm hoạt động ngoài dải vận hành tối ưu ------------------------------------------------------ 47 2.2.3. Hoạt động của máy bơm với lưu lượng hoạt động tăng lên 25% khi máy bơm hoạt động ngoài dải vận hành tối ưu ------------------------------------------ 50 2.3. Cơ sở lý luận thay đổi điểm làm việc của máy bơm ................. 53 2.3.1. Lý thuyết về máy bơm ----------------------------------------------------- 53 2.3.2. Cơ sở lý luận thay đổi điểm làm việc của máy bơm -------------------- 54 Chương 3. ĐỀ XUẤT DẢI VẬN HÀNH TỐI ƯU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHO MÁY BƠM CẤP NƯỚC LẠNH SINH HOẠT TÒA NHÀ HỖN HỢP GOLDEN MILLENNIUM ......................................66 3.1. Tính toán các thông số kỹ thuật cần thiết để lựa chọn dải vận hành tối ưu cho máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt nhà cao tầng ............ 66 3.1.1. Đề xuất lựa chọn sơ đồ hệ thống cấp nước nhà cao tầng --------------- 66 3.1.2. Tính toán các thông số cần thiết để lựa chọn dải vận hành tối ưu của máy bơm -------------------------------------------------------------------------------------- 67 3.2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật thay đổi đường kính ống đứng và ống chính tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium để máy bơm làm việc trong dải vận hành tối ưu ............................................................................. 69 3.2.1. Tính toán các thông số của ống đẩy máy bơm lựa chọn cấp nước lạnh sinh hoạt cho tòa nhà ------------------------------------------------------------------------ 69 3.2.2. Tính toán các thông số của ống đứng cấp nước cho bể nước mái của tòa nhà để máy bơm làm việc trong dải vận hành tối ưu ------------------------------- 70 3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng máy biến tần điều khiển máy bơm kết hợp trạm khí ép cấp nước lạnh sinh hoạt của tòa nhà để máy bơm làm việc trong dải vận hành tối ưu .............................................................. 72 3.3.1. Quy định chung -------------------------------------------------------------- 72 3.3.2. Tính toán chế độ dùng nước phù hợp với trường hợp dùng bơm biến tần kết hợp trạm khí ép để máy bơm làm việc trong dải vận hành tối ưu------------ 75 3.3.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế khi máy bơm làm việc trong dải vận hành tối ưu ------------------------------------------------------------------------------------------ 77 3.4. Đề xuất giải pháp thay thế máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt của tòa nhà bằng máy bơm U 22HX-2500/16T có dải vận hành tối ưu .. 80 3.4.1. Lựa chọn máy bơm có dải vận hành tối ưu ------------------------------ 80 3.4.2. Xác định dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho tòa nhà------------------------------------------------------------------------------------ 83 3.4.3. Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường khi máy bơm làm việc trong dải vận hành tối ưu -------------------------------------------------------- 88 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ-------------------------------------- 93 KẾT LUẬN ..............................................................................................93 KIẾN NGHỊ .............................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Thống kê chỉ tiêu sử dụng đất [18] 11 Bảng 1.2. Thống kê quy mô khối công cộng [18] 11 Bảng 1.3. Thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo từng giờ 23 trong ngày dùng nước lớn nhất [18] Bảng 1.4. Xác định dung tích điều hoà của bể nước mái [18] 25 Bảng 1.5. Xác định dung tích điều hoà của bể chứa [18] 27 Bảng 3.1. Các thông số tính toán của bơm 76 Bảng 3.2. Khái toán giá xây dựng và giá quản lý theo phương 78 án hiện tại Bảng 3.3. Khái toán kinh phí theo phương án đề xuất 79 Bảng 3.4. So sánh thông số kỹ thuật 02 máy bơm 88 Bảng 3.5. Bảng 3.6. Khái toán Gxd và Gql các công trình liên quan đến trạm bơm và két nước cho máy bơm hiện tại Khái toán Gxd và Gql các công trình liên quan đến trạm bơm và két nước cho máy bơm đề xuất 89 90 DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Hình 1.1: Tên hình Quy hoạch tổng thể tòa nhà Golden Millennium Trang 6 [18] Hình 1.2: Vị trí địa lý của tòa nhà Golden Millennium [18] 7 Hình 1.3: Mặt bằng cấp thoát nước tầng hầm 3 [18] 13 Hình 1.4: Mặt bằng cấp thoát nước tầng hầm 2 [18] 14 Hình 1.5: Mặt bằng cấp thoát nước tầng hầm 1 [18] 14 Hình 1.6: Mặt bằng cấp thoát nước tầng 1 [18] 15 Hình 1.7: Mặt bằng cấp thoát nước tầng kỹ thuật [18] 15 Hình 1.8: Mặt bằng cấp thoát nước tầng 7 – 16 [18] 16 Hình 1.9: Mặt bằng cấp thoát nước tầng 32 – 38 [18] 16 Hình 1.10: Mặt bằng cấp thoát nước tầng kỹ thuật mái [18] 17 Hình 1.11: Lưu đồ hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt tòa nhà 17 [18] Hình 1.12: Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt 20 tòa nhà [18] Hình 1.13: Mặt bằng phòng bơm cấp nước sinh hoạt tòa nhà 22 [18] Hình 1.14: Biểu đồ tiêu thụ nước cho các giờ trong các ngày 24 dùng nước lớn nhất [18] Hình 1.15: Đường đặc tính của máy bơm MSVC-6/37 [11] 29 Hình 1.16: Đường đặc tính khi 02 máy bơm ghép song song 29 Hình 1.17: So sánh dải vận hành tối ưu với dải vận hành của 30 từng bơm và 02 bơm theo thiết kế ghép song song Hình 2.1: Sơ đồ cấp nước phân vùng song song cho nhà cao 32 tầng [10] Hình 2.2: Sơ đồ cấp nước phân vùng nối tiếp cho nhà cao 33 tầng [10] Hình 2.3: Sơ đồ cấp nước phân vùng kết hợp cho nhà cao 34 tầng [10] Hình 2.4: Thông số kỹ thuật máy bơm Pentax MSVC-6/37 36 theo thiết kế [11] Hình 2.5: Đường đặc tính của máy bơm MSVC-6/37 [11] 36 Hình 2.6: Sơ đồ làm việc và đường đặc tính công tác 2 bơm 37 ghép song song [2] Hình 2.7: Xác định điểm công tác A của hai máy bơm có đặc 39 tính giống nhau làm việc chung một ống [2] Hình 2.8: Đặc tính của 2 máy bơm khi kể đến tổn thất ống 40 riêng [2] Hình 2.9: Trường hợp ba máy bơm giống nhau ghép song 41 song, bơm nước vào hai đường ống như nhau [2] Hình 2.10: Đường đặc tính hai máy bơm giống nhau làm việc 42 nối tiếp [2] Hình 2.11: Sơ đồ ghép a) và đường đặc tính b) của 3 cặp nối 44 tiếp ghép song song vào 1 ống, bơm lên một đài [2] Hình 2.12: Mô phỏng về dải vận hành của máy bơm [14] 45 Hình 2.13: Dòng chất lỏng trong máy bơm ly tâm đa tầng cánh 46 [14] Hình 2.14: Giới hạn đường cong máy bơm đối với độ tin cậy 47 máy bơm [14] Hình 2.15: Dòng chảy trong một tầng cánh của loại bơm đa 48 tầng cánh [14] Hình 2.16: Mức độ rung động phụ thuộc hiệu suất [14] 49 Hình 2.17: Hoạt động của phía bên phải điểm vận hành tối ưu, 50 với lưu lượng tăng lên 25% [14] Quỹ đạo của các hạt chất lỏng trong cánh quạt và Hình 2.18: stator của bơm ly tâm với xung động đặc biệt nhỏ ở 51 tốc độ cao [14] Hình 2.19: Các tam giác tốc độ tại đầu vào đến cánh bơm 52 QQopt [14] Hình 2.20: Quỹ đạo của các hạt chất lỏng trong cánh hướng 53 dòng và stator với dòng chảy nghiêng trục [14] Hình 2.21: Điểm làm việc của bơm với hiệu suất cao nhất [10] 54 Đường đặc tính công tác máy bơm và ống dẫn khí Hình 2.22: điều chỉnh lưu lượng máy bơm bằng cách thay đổi 57 số vòng quay. [10] Hình 2.23: Sơ đồ nguyên lý hệ thống biến tần tự động điều 58 chỉnh lưu lượng máy bơm [10] Hình 2.24: Nguyên lý làm việc của máy bơm có sử dụng bình 61 khí ép [10] Hình 2.25: Trạm khí ép có dung tích lớn [10] 62 Hình 2.26: Hình 3.1: Hình 3.2: Bình khí ép có dung tích nhỏ [10] Sơ đồ cấp nước không phân vùng cho tòa nhà 14 tầng [10] Thông số kỹ thuật của ống thép mạ kẽm DN125 63 67 71 [12] Hình 3.3: Sơ đồ đấu nối ống phòng bơm 71 Hình 3.4: Cấu tạo bơm biến tần và trạm khí ép [10] 75 Hình 3.5: Bơm biến tần kết hợp trạm khí ép [10] 76 Hình 3.6: Cấu tạo bơm trục đứng 77 Hình 3.7: Mặt bằng phòng bơm đề xuất 81 Hình 3.8: Đường cong cần thiết của máy bơm chạy trong dải 83 vận hành tối ưu Hình 3.9: Đường cong đặc tính của máy bơm Pentax U 84 22HX-2500/16T [11] So sánh dải vận hành tối ưu với dải vận hành của Hình 3.10: 02 máy bơm Pentax U 22HX-2500/16T ghép song 85 song Hình 3.11: Thông số kỹ thuật của máy bơm Pentax U 22HX- 85 2500/16T [11] Hình 3.12: Kích thước máy bơm Pentax U 22HX-2500/16T 86 [11] Hình 3.13: Sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt của công trình 87 1 Phần I: MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Hiện nay với sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của Việt Nam dẫn tới sự đô thị hóa nhanh chóng của các thành phố lớn, hàng loạt các khu đô thị mới được thiết kế với nhiều nhà chung cư cao tầng hiện đại đáp ứng nhu cầu sống và làm việc của dân cư. Các công trình này được thiết kế và ứng dụng những hệ thống cấp thoát nước toàn diện, đảm bảo thiết kế đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Nhưng qua thực tế sử dụng cho thấy mô hình cấp nước cho nhà cao tầng đang hạn chế về nhiều mặt, mà nguyên nhân chủ yếu là chưa nghiên cứu đúng mức. Hệ thống cấp nước trong nhà cao tầng nói riêng và hệ thống cấp nước trong nhà nói chung của Việt Nam đang áp dụng TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế; Quy chuẩn 47-1999: Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình. Các Quy chuẩn này có từ rất lâu nên chưa thể đáp ứng được hết các tiêu chuẩn thiết kế cho các nhà cao tầng, siêu cao tầng ở Việt Nam hiện nay. Đối với hệ thống cấp nước nhà cao tầng, các vấn đề về độ tin cậy và an toàn phải được xem xét kĩ lưỡng, trong đó không thể không nhắc đến sự vận hành của máy bơm cấp nước. Để máy bơm được vận hành tốt cần phải dựa vào nhiều yếu tố. Trong thực tế máy bơm được lựa chọn theo thông số lưu lượng và cột áp cụ thể. Tuy nhiên, máy bơm lại được vận hành trong một phạm vi nhất định (dải vận hành) như giờ có lưu lượng thấp nhất hay giờ có lưu lượng cao nhất. Để đảm bảo cấp nước cho các nhà cao tầng an toàn và kinh tế thì máy bơm luôn cần làm việc trong dải vận hành tối ưu và không hoạt động ngoài dải vận hành tối ưu. Hơn nữa do tính chất đặc trưng và tầm quan trọng của chung cư cao tầng đối với đời sống dân cư trong các khu đô thị ở Hà Nội nói chung và tòa 2 nhà GOLDEN MILLENNIUM 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội nói riêng càng cho thấy đề tài “Nghiên cứu đề xuất dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho tòa nhà GOLDEN MILLENNIUM 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội” là cần thiết. * Mục đích nghiên cứu - Đánh giá chung dải vận hành của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt theo thiết kế đã được phê duyệt của công trình. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho tòa nhà Golden Millennium, 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt của tòa nhà. Cụ thể là: Máy bơm cấp nước từ bể ngầm lên bể nước mái của tòa nhà. - Phạm vi nghiên cứu: Khu khách sạn – nhà ở - văn phòng cho thuê tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium sau khi điều chỉnh quy hoạch; diện tích nghiên cứu 5820 m2; dân số khoảng 2000 người. - Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp kế thừa đúc rút kinh nghiệm để đề xuất giải pháp mới. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt cho tòa nhà cao tầng. 3 - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp thiết kế hệ thống bơm cấp nước nước lạnh sinh hoạt tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium giúp cho đơn vị chủ đầu tư có thêm cơ sở khoa học để xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống bơm cấp nước; góp phần xây dựng một công trình thân thiện, hài hòa với môi trường, hệ thống bơm cấp nước đồng bộ và hiện đại. * Một số khái niệm có liên quan - Nhà cao tầng: A. Việt nam: Theo TCVN 323-2004 và dự thảo 2007- Nhà cao tầng: là các nhà có số tầng từ 9 tầng trở lên. A.1. Định nghĩa nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế: Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng. A.2. Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau: - Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m) - Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m) - Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m) - Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng) Theo TCVN 6160: 1996 (PCCC – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế) định nghĩa nhà cao tầng như sau: - Nhà cao tầng là nhà và các công trình công cộng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương 10 đến 30 tầng). - Tum, bể nước, buồng máy của thang máy, máy móc, thiết bị hút khói bên trên mái không tính vào chiều cao hay số tầng của nhà cao tầng. - Tầng hầm, tầng nửa ngầm mà mặt trần của nó cao hơn mặt vỉa hè phía ngoài không quá 1,5m thì không tính vào số tầng của nhà cao tầng đó. 4 Như vậy khái niệm nhà cao tầng theo TCVN bao gồm hai điều kiện: chiều cao và số tầng. Nhà cao đến 25m nhưng dưới 10 tầng thì không được coi là nhà cao tầng. Như chúng ta đã biết, nhà cao tầng có kiến trúc hoàn toàn không đơn giản là sự xếp chồng các kiến trúc thấp tầng lên, mà trong kiến trúc, thiết kế phải có những yêu cầu đặc biệt về kết cấu, đảm bảo an toàn và đặc biệt là yêu cầu về cấp thoát nước phải nghiên cứu giải quyết một cách cẩn trọng để thỏa mãn được yêu cầu của người sử dụng về mặt áp lực, lưu lượng cũng như tính kinh tế của tòa nhà. * Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Hiện trạng thiết kế hệ thống cấp nước lạnh sinh hoạt tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium, 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn tính toán dải vận hành tối ưu của máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt. - Chương 3: Đề xuất điều chỉnh thiết kế cho máy bơm cấp nước lạnh sinh hoạt tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium làm việc trong dải vận hành tối ưu. 5 Phần II: NỘI DUNG Chương 1. HIỆN TRẠNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TÒA NHÀ HỖN HỢP GOLDEN MILLENNIUM 1.1. Giới thiệu chung về tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium. 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của dự án tòa nhà hỗn hợp Golden Millennium. Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp Golden Millennium trên khu đất tại vị trí rất đẹp trên Quốc lộ 6, là một trong những dự án nằm trong xu thế phát triển phù hợp định hướng quy hoạch phát triển đô thị Quận Hà Đông. Do vị trí nằm gần khu dân cư mật độ cao, gần đường quốc lộ 6, giao thông thuận lợi nên khu dất rất phù hợp để đầu tư xây dụng công trình với chức năng thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở. Để khai thác hiệu quả khu đất trên, dự kiến xây dựng Tổ hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp Golden Millennium với các chức năng thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở góp phần quan trọng vào hoạt động thương mại dịch vụ, văn phòng, phục vụ quỹ nhà ở của Quận Hà Đông, TP Hà Nội và khu vực lân cận, góp phần hoàn thiện quy hoạch chi tiết của Quận Hà Đông. Dự án cũng góp phần tạo cảnh quan kiến trúc đô thị mới cho trục đường Trần Phú, một trục đường quan trọng nối liền trung tâm Thủ đô với Quận Hà Đông và các vùng lân cận phía Tây, phù hợp với Quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Tổ hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp Golden Millennium đã được UBND Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 16/01/2008. Với Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, Thiết kế cơ sở đã được Sở Xây dựng Hà Tây thẩm định và các thủ tục pháp lý khác như Quyết định giao làm Chủ đầu tư, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập Dự 6 án đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành của Luật Xây dựng và đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt bằng Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 04/7/2008. Hình 1.1.Quy hoạch tổng thể tòa nhà Golden Millennium [18] 1.1.2. Vị trí địa lý và chức năng của tòa nhà Khu đất dự án có diện tích khoảng 4.992 m2 tại số 110 đường Trần Phú, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội. Có vị trí cụ thể như sau: - Phía Đông Bắc: giáp Trụ sở Sở Du lịch Hà Tây (cũ) và khu dân cư hện có. - Phía Tây Bắc: giáp khu dân cư hiện có. - Phía Tây Nam: giáp đường vào khu dân cư thuộc phường Mộ Lao. - Phía Đông Nam: giáp đường Trần Phú. 7 Hình 1.2. Vị trí địa lý của tòa nhà Golden Millennium [18] Từ đặc điểm hiện trạng khu đất, để khai thác tối đa khả năng phát triển công trình có cơ cấu tổ chức như sau: Các chức năng sử dụng được hợp khối tạo khối công trình thống nhất, dành phần đất còn lại cho không gian giao thông, cây xanh và các khoảng lùi thích hợp. - Phần hợp khối công trình được chia làm 2 phần chính: phần đế công trình và phần tháp. - Phần đế công trình đảm nhận chức năng Thương mại, dịch vụ, văn phòng. - Phần tháp công trình đảm nhận chức năng nhà ở. - Không gian kỹ thuật, bãi đậu xe ...v.v được bố trí tầng hầm. - Các khối được liên kết để bổ sung chức năng cho nhau tạo nên khu phức hợp đô thị hoàn chỉnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan