Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số tổ hợp lai lan đai châu (rhynchostyli...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số tổ hợp lai lan đai châu (rhynchostylis gigantea ridl.) và biện pháp kỹ thuật chăm sóc lan đai châu trắng ngà chấm tím tại gia lâm – hà nội

.PDF
112
201
142

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục đồ thị x MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 3 Ý nghĩa của đề tài 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố của lan Đai châu 4 1.1.1 Nguồn gốc 4 1.1.2 Phân loại và phân bố 5 1.2 Đặc điểm thực vật học của hoa lan Đai châu 6 1.2.1 Rễ cây 6 1.2.2 Thân cây 7 1.2.3 Lá cây 8 1.2.4 Hoa 8 1.2.5 Quả 9 1.2.6 Hạt 9 1.3.Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh với hoa lan Đai châu 10 1.3.1 Nhiệt độ 10 1.3.2 Ánh sáng 10 1.3.3 Độ ẩm 11 1.3.4 Độ thông thoáng 12 1.3.5 Môi trường dinh dưỡng 12 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 1.4 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa lan Đai châu 12 1.5 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam 14 1.5.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới 14 1.5.2 Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam 17 1.6 Những nghiên cứu về hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam 19 1.6.1 Những nghiên cứu trên thế giới 19 1.6.2 Những nghiên cứu về hoa lan ở Việt Nam 23 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 28 2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 28 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 29 2.1.3 Thời gian nghiên cứu 29 2.2 Nội dung nghiên cứu 29 2.3 Phương pháp nghiên cứu 30 2.3.1 Bố trí thí nghiệm 30 2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 33 2.3.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 34 2.3.4 Quy trình kỹ thuật 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số tổ hợp lai lan Đai châu tại Gia Lâm- Hà Nội. 3.1.1 Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai lan Đai châu 36 36 3.1.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai lan Đai châu tại Gia Lâm – Hà Nội 3.1.3 Lựa chọn ra các tổ hợp lai lan Đai châu triển vọng 38 42 3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím 47 3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 47 3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím tại Gia Lâm- Hà Nội 53 3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất bón phân đến sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím 59 3.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian tưới nước đến sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 Kết luận 70 Kiến nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 74 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BNN & PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn CT Công thức Đ/c Đối chứng ĐC Đai châu EC Độ dẫn điện (đơn vị tính là ecisiemens/mét (dS/m) GA3 Gibberellic acid gr gram IAA Axit indole - 3 - acetic MS Murashige và Skoog NXB Nhà xuất bản PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi khuếch đại gen) PLB Protocorm RAPD Random Amplified Polymorphic DNA QCVN Quy chuẩn Việt Nam TB Trung bình TCN Trước công nguyên THL Tổ hợp lai Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp DANH MỤC BẢNG Tên đồ thị Số bảng Trang 2.1 Các tổ hợp lai và kí hiệu công thức 3.1 Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai lan Đai châu thí nghiệm tại Gia Lâm 3.2 38 Động thái tăng trưởng thân của các tổ hợp lai lan Đai châu trồng tại Gia Lâm – Hà Nội 3.4 37 Động thái tăng trưởng lá của các tổ hợp lai lan Đai châu thí nghiệm tại Gia Lâm 3.3 30 40 Động thái tăng trưởng rễ của các tổ hợp lai lan Đai châu trồng tại Gia Lâm – Hà Nội 41 3.5 Các tổ hợp lai được tuyển chọn bằng chương trình chỉ số chọn lọc 44 3.6 Các chỉ tiêu cơ bản của 12 tổ hợp lai lan Đai châu khi nhân với hệ số trong chạy chỉ số chọn lọc 46 3.7 Động thái sinh trưởng của các tổ hợp lai lan Đai châu được chọn 47 3.8 Động thái tăng trưởng số lá và kích thước lá của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các loại giá thể khác nhau 3.9 Động thái tăng trưởng kích thước thân của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các loại giá thể khác nhau 3.10 53 Động thái tăng trưởng số lá và kích thước lá của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím trên các loại phân bón lá khác 3.13 51 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các giá thể khác nhau 3.12 49 Động thái tăng trưởng số rễ và kích thước rễ của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các loại giá thể khác nhau 3.11 48 54 Động thái tăng trưởng kích thước thân của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím trên các loại phân bón lá khác nhau Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 56 3.14 Động thái tăng trưởng rễ của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím trên các loại phân bón lá khác nhau trồng tại Gia Lâm – Hà Nội 3.15 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các loại phân bón khác nhau 3.16 66 Động thái tăng trưởng số rễ và kích thước rễ của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím với các khoảng thời gian tưới nước khác nhau 3.23 64 Động thái tăng trưởng kích thước thân của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím với các khoảng thời gian tưới nước khác nhau 3.22 63 Động thái tăng trưởng số lá và kích thước lá của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím với các khoảng thời gian tưới nước khác nhau 3.21 62 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các tần suất bón phân khác nhau 3.20 61 Động thái tăng trưởng số rễ và kích thước rễ của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các tần suất bón phân khác nhau 3.19 60 Động thái tăng trưởng kích thước thân của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các tần suất bón phân khác nhau 3.18 59 Động thái tăng trưởng số lá và kích thước lá của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các tần suất bón phân khác nhau 3.17 58 67 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các khoảng thời gian tưới nước khác nhau Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 68 DANH MỤC ĐỒ THỊ Số đồ thị Tên đồ thị Trang 3.1 Động thái tăng trưởng chiều dài lá ở các công thức giá thể khác nhau 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím ở các công thức giá thể khác nhau 3.3 57 Động thái tăng trưởng chiều dài lá của lan Đai châu trắng ngà chấm tím ở các tần suất bón phân khác nhau 3.7 55 So sánh tốc độ tăng trưởng chiều cao thân của công thức 3 và đối chứng tại các thời điểm theo dõi thí nghiệm 3.6 55 Động thái tăng trưởng chiều dài lá của lan Đai châu trắng ngà chấm tím trên các công thức phân bón lá khác nhau 3.5 50 Động thái tăng trưởng số lá của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím trên các công thức phân bón lá khác nhau 3.4 48 61 Động thái tăng trưởng chiều dài lá ở các công thức thời gian tưới nước khác nhau Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 65 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, hoa lan luôn được con người ngưỡng mộ nhờ có vẻ đẹp rực rỡ, quý phái, hương thơm kín đáo nhưng lại rất tao nhã và sang trọng. Trước đây hoa lan được xem là loài quý hiếm, nên thú chơi hoa lan thường chỉ dành cho vua chúa hoặc giới thượng lưu. Ngày nay, khi đời sống vật chất và tinh thần của con người được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng hoa ngày càng tăng, diện tích hoa cũng không ngừng được mở rộng. Do đó, thú chơi hoa lan đã được nâng lên thành nghệ thuật. Ngành sản xuất hoa lan cũng vì thế mà ngày càng phát triển và lan rộng trên toàn thế giới, đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc gia đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất hoa lan như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngành sản xuất hoa nhìn chung vẫn trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, chất lượng hoa chưa cao. Vì thế hàng năm chúng ta vẫn phải lãng phí nguồn ngoại tệ lớn mua hoa từ nước ngoài về, trong khi khí hậu Việt Nam phù hợp cho rất nhiều loài lan sinh trưởng, phát triển. Nếu biết tận dụng điều kiện thiên nhiên ưu đãi đó, nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện cho hoa lan phát triển với quy mô lớn, đáp ứng được thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Lan Đai châu (hay còn được gọi là lan Ngọc Điểm) có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea Ridl. là loài lan rừng đẹp, quý của Việt Nam với những cụm hoa dài buông thõng, màu sắc tươi tắn phong phú, hương thơm nhẹ nhàng rất đặc trưng. Hơn thế nữa, lan Đai châu thường nở hoa vào đúng dịp tết Nguyên Đán, thời gian chơi hoa kéo dài nên trở thành loài hoa đem lại giá trị cao và ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Với mỗi loài hoa nói chung và lan Đai châu nói riêng, việc lựa chọn được các giống triển vọng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật cho giống hoa đó. Tại Viện nghiên cứu Rau quả từ năm 2010 đã bắt đầu lai tạo lan Đai châu, gieo hạt vào tháng 10 năm 2011 và đưa ra ngôi 12 tổ hợp lai từ tháng 9/2012 để nghiên cứu. Qua đánh giá ban đầu của Viện nghiên cứu, một số tổ hợp lai Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Đai châu cho thấy khả năng sinh trưởng tương đối tốt trong điều kiện sinh thái tại Gia Lâm- Hà Nội. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá chính xác các tổ hợp lai trên để tuyển chọn ra tổ hợp lai triển vọng nhất để nhân rộng ra sản xuất, phục vụ cho việc đa dạng hóa sản phẩm ở nước ta. Bên cạnh đó, giống lan Đai châu Trắng ngà chấm tím là loại lan bản địa quý, hiện đang được thị trường rất ưa chuộng, tuy nhiên đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tác động lên giống đó trong giai đoạn vườn ươm để nâng cao khả năng sinh trưởng của giống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu sinh trưởng của một số tổ hợp lai lan Đai châu (Rhynchostylis gigantea Ridl.) và biện pháp kỹ thuật chăm sóc lan Đai châu Trắng ngà chấm tím tại Gia Lâm- Hà Nội” 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xác định được một số tổ hợp lai có triển vọng phù hợp điều kiện sinh thái tại Gia Lâm- Hà Nội, và bước đầu đưa ra một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng phát triển của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím tại Gia Lâm- Hà Nội. 2.2. Yêu cầu - Đánh giá đặc điểm hình thái, sinh trưởng của 12 tổ hợp lai lan Đai châu. - Lựa chọn được một số tổ hợp lai lan Đai châu có triển vọng dựa trên đặc điểm sinh trưởng của 12 tổ hợp lai đó. - Lựa chọn được giá thể tốt nhất cho sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím. - Lựa chọn được phân bón lá tốt nhất cho sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím. - Lựa chọn được tần suất bón phân tốt nhất cho sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím. - Lựa chọn được khoảng thời gian tưới nước thích hợp nhất cho sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đề tài đã cung cấp những dẫn liệu khoa học mới có giá Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp trị trong việc lựa chọn tổ hợp lai triển vọng và một số biện pháp kỹ thuật nhằm tác động vào khả năng sinh trưởng của lan Đai châu Trắng ngà chấm tím. - Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về hoa lan nói chung và lan Đai châu nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn tổ hợp lai lan Đai châu triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái tại Gia Lâm- Hà Nội. - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật tác động vào lan Đai châu Trắng ngà chấm tím để thúc đẩy sinh trưởng của cây, bước đầu góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất và phát triển hoa thương mại phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của lan Đai châu 1.1.1. Nguồn gốc Họ lan (Orchidaceae) là một trong những đỉnh cao của sự tiến hóa của các loài cây có hoa. Hoa lan đến với con người từ rất sớm. Ở Châu Á, danh từ hoa lan có từ xa xưa trong Tứ Thư, Ngũ Kinh và cả trong Kinh Dịch của Bách Gia Chư Tử (Trung Quốc 551 - 479 TCN). Khổng Tử đã hết lời ca ngợi hoa lan và ông cũng là người coi lan là vua của các loài hoa (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Hoa lan sớm được người Châu Âu biết đến Pharatus (376 - 285 TCN) được coi là cha đẻ của ngành lan học vì ông là người đầu tiên dùng từ Orchid trong tác phẩm “Nghiên cứu thực vật”. Sau đó là Linneaus (1707-1778) và Robut Bron (1773 - 1858) là người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác (dẫn theo Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Năm 1794, ở Anh người ta đã biết đến 15 loài lan nhiệt đới. Người đặt nền tảng cho môn học về hoa lan chính là Joan Lindle (1799-1865). Năm 1836 ông đã công bố tài liệu (A Tabuler View of the Tribes of Orchidar) để sắp xếp cây và chi họ lan. Tên của những họ lan do ông đặt được dùng tới ngày hôm nay. Vào khoảng thế kỷ 17, nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha - Joanisde Loureiro là người đầu tiên khảo sát về lan ở Việt Nam. Nhưng chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu đáng kể. F. Gagnepain và A. Ginillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài lan cho cả ba nước Đông Dương trong cuốn “Thực vật chí Đông Dương” do H. Lecomte chủ biên xuất bản năm 1932 đến 1934. Đến năm 1972, Phạm Hoàng Hộ trong bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” (Quyển II) đã mô tả kèm hình vẽ 289 loài lan gặp ở Việt Nam. Năm 1993 ông lại công bố có 755 loài lan ở nước ta trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” (Quyển III). Tác giả Bùi Xuân Đáng (2005) cho biết: loài Ngọc Điểm Rhynchostylis được nhà thảo mộc Carl Blume tìm ra vào khoảng cuối thập niên 1800 tại Java. Tuy nhiên loài lan Đai châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) được Wallich tìm thấy tại Miến điện năm 1833. Lần đầu tiên loài lan này được mô tả và gọi tên Saccolabium Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp giganteum bởi tác giả Lindley vào năm 1833, sau đó tác giả Ridley đã chuyển sang chi Rhynchostylis với tên khoa học là Rhynchostylis gigantea vào năm 1896. 1.1.2. Phân loại và phân bố Theo những thống kê sơ bộ mới đây của Giáo sư Leonid V. Averyanov and Anna L. Averyanova (2003), họ lan ở Việt Nam hiện nay có khoảng 897 loài thuộc 152 chi, phân bố dọc đất nước từ Bắc vào Nam. Trong đó một số chi có giá trị kinh tế lớn như Aerides (có 7 loài); Cymbidium (24 loài); Dendrobium (có 107 loài); chi Paphiopedilum (có 18 loài) và Rhynchostylis (có 3 loài)… Với số lượng như vậy có thể thấy sự phong phú của hoa lan ở Việt Nam. Trên thế giới, chi lan Ngọc Điểm có 3 loài với đặc điểm gần giống chi Vanda, phân bố từ Ấn Độ qua Malaysia đến Philippines. Ba loài phân biệt thông qua các đặc điểm: cánh môi chia 3 thùy hay không, cụm hoa thẳng hay buông xuống và màu sắc của hoa (Trần Hợp, 1990) . Đó là: Lan Ngọc Điểm Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl.) là loài lan sống phụ, thân mập, có thể cao đến 1m, mang lá đều đặn thành 2 hàng trên thân, nhiều rễ chống lớn. Lá dày, phẳng, hình dải rộng, dài 15- 40cm, rộng 4-7cm, màu xanh đậm nổi các vạch trắng dọc lá, đỉnh chia 2 thùy tròn, gốc có bẹ. Cụm hoa bông lớn, cong xuống, dài 20-30cm. Hoa màu trắng có nhiều đốm tím, cánh môi có vạch tím, đỉnh chia 3 thùy nhỏ, cựa ngắn màu trắng, có hương thơm. Cây thường ra hoa vào mùa xuân. Loài lan này phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam của Việt Nam. Trên thế giới, cây phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Lào, Camphuchia, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc. Hiện nay có các giống lai mới du nhập về Việt Nam với hoa màu tím đỏ, màu trắng, màu đốm đỏ, màu cam. Ở Việt Nam, lan Đai châu phân bố dọc đất nước từ Bắc vào Nam, dọc theo dãy Trường Sơn đến các tỉnh Trung Bộ; Tây Nguyên; Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Chu Thị Ngọc Mỹ và cs., 2009) Lan Ngọc điểm Hải Âu (Rhynchostylis coelestis Rchb.f.) là loài lan sống phụ sinh, cao 10-30cm nhiều rễ ở gốc, lá hình dải hẹp, dày, gấp theo gân giữa, màu xanh đậm, bóng, dài 10-15cm, đầu cắt ngang có hai thùy nhọn không đều. Cụm hoa thẳng đứng, dài hơn lá, đường kính hoa 2cm, màu trắng với các đốm lớn màu lam ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp đỉnh, cánh môi hình bầu dục, màu lam, gốc màu trắng, cựa hơi cong màu lam, hoa thơm. Cây thường ra hoa vào mùa hè (tháng 6-8). Loài lan này phân bố ở Lâm Đồng của Việt Nam, trên thế giới cây phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan. Lan Ngọc Điểm Đuôi Cáo (Rhynchostylis retusa (L.) Blume) là loài lan sống phụ, thân thẳng, mập, cao 15-30cm, nhiều rễ chống. Lá hình dải, dày, màu xanh bóng, dài 20-40cm, rộng 2-5cm đỉnh bằng, chia 2 thùy không đều. Cụm hoa buông xuống, dài 20-40cm, mang nhiều hoa xếp dày như một bông. Đường kính hoa 2-2,5cm màu trắng có đốm tím. Cánh môi hoàn toàn tím. Cây thường ra hoa vào tháng 7- 8 trong năm. Lan Ngọc Điểm Đuôi Cáo thường phân bố ở miền Bắc (Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình), Tây Nguyên (Đắc Lắc, Lâm Đồng) và trên thế giới lan phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Trong sách hoa lan Châu Á của tác giả Eng-Soon Teoh (2005) lại cho rằng chi lan Rhynchostylis có 4 loài, trong đó 3 loài được tìm thấy ở Thái Lan và 1 loài mới Rhynchostylis violacea ít phổ biến hơn được tìm thấy ở Luzon của Philippines. Loài này gần giống với Rhynchostylis gigantea nhưng hoa ít hơn. Trong hệ thống phân loại thực vật, hoa lan Đai châu có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley, là một trong 3 loài Rhynchostylis gigantea, Rhynchostylis retura và Rhynchostylis coelestis) thuộc chi Ngọc Điểm (Rhynchostylis), họ Lan (Orchidaceae), Bộ Lan (Orchidales), lớp một lá mầm: (Monocotyledone), ngành Ngọc Lan, thực vật hạt kín (Mangoliophyta) (Nguyễn Tiến Bân, 1997) Trong những năm qua, lan Đai châu đã có rất nhiều tên giống tương ứng với các màu sắc khác nhau nhưng đều là tên địa phương. Hiện nay, trong danh sách cây một lá mầm (Kew Monocot) chỉ thừa nhận hai phân loài là Rhynchostylis giganteasub sp. violacea (Lindl.) Christenson và Rhynchostylis gigantea (Ed Merkle, 2009) 1.2. Đặc điểm thực vật học của hoa lan Đai châu 1.2.1. Rễ cây Tùy thuộc vào từng chi, từng loài, điều kiện và môi trường sống mà rễ của chúng phát triển các dạng thân rễ nạc, dài, ngắn, mập mạp hay nhỏ bé, phân tán hay tập trung. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Lan Đai châu là loài lan sống phụ sinh, bám vào vỏ cây, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Chúng phát triển các dạng thân rễ nạc, to, dài, khỏe. Hệ rễ khí sinh vừa làm nhiệm vụ lấy nước, muối khoáng trên bề mặt vỏ cây gỗ vừa bám chặt vào bề mặt giá thể để giữ cây khỏi bị đổ, hoặc gió cuốn đi, ngoài ra rễ còn chống đỡ cho cây mọc cao, vươn ra chỗ có nắng, dưới tán cây. Để làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng, chúng được bao bọc bởi lớp mô hút ẩm dày, bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, có màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ không những có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc trên vỏ cây gỗ mà còn lấy được nước lơ lửng trong không khí (sương sớm hay hơi nước). Dưới lớp biểu bì vỏ rễ còn có các tế bào diệp lục giúp rễ lan Đai châu có thể quang tự dưỡng (Nguyễn Công Nghiệp, 2000). 1.2.2. Thân cây Để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh nên cấu trúc thân của phong lan cũng phải đa dạng để có thể tồn tại và phát triển trong tự nhiên.Mỗi loài phong lan khác nhau sẽ có hình dáng chiều dài, đường kính thân cũng khác nhau. Có loài trên thân mang rất nhiều lá nhưng cũng có loài có rất ít hoặc không có lá (Phạm Hoàng Hộ, 1993) Theo Pfizer (1882) thân lan có thể xếp thành hai nhóm là nhóm lan đa thân và đơn thân (dẫn theo Nguyễn Tiến Bân, 1997): Nhóm lan đơn thân (Monopodial): gồm các chi Vanda, Hồ Điệp (Phalaenopsis), Phượng Vỹ (Renanthera), Ngọc Điểm (Rhychostylis), Giáng Hương (Aerides)... Thân lan đơn thân, phát triển theo chiều thẳng đứng. Khi đỉnh bị tổn thương, chồi bên xé rách bọc lá để hình thành nhánh mới. Nhóm này được chia làm hai nhóm phụ: + Nhóm lá mọc đối (Sareathirae) như Phalaenopsis… + Nhóm lá dẹp phẳng hay tròn (Campylocentrinae) như một số loại thuộc chi: Vanda, Luisia Theo Flora of China ghi: Đai châu là loài phong lan thân đơn, cao 70-80cm, thân hình ống đường kính 2cm, mọc cao trên 20 cm mang nhiều lá (dẫn theo Bùi Xuân Đáng, 2005) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 1.2.3. Lá cây Cũng như thân, lá của họ lan có hình dạng và kích thước rất khác nhau. Lá dạng đơn nguyên, dày, cứng hay mềm, có gân lá nổi rõ, có loài lá biến thành vẩy hay tiêu biến hoàn toàn. Lá lan có dạng bầu dục hay hình giáo thuôn dài, ít khi có cuống và thường có bẹ. Một số loài lan có lá dạng hình trụ dày nhọn hay phiến lá có rãnh. Đa số các loài phong lan đều là cây tự dưỡng nên hệ thống lá của chúng phát triển tương đối đầy đủ. Lá lan thường rất bền vững, nhiều loài lan có lá rất dai và dày dặn có thể trữ nước và chất dinh dưỡng, nhưng cũng có những loài lá mềm mại thướt tha, có một số loài rụng lá vào mùa khô hanh để giảm bớt sự thoát hơi nước. Tùy vào mỗi loài lá có thể mọc đơn độc, xếp dày đặc ở gốc hoặc xếp đều đặn trên thân, trên giả hành. Về màu sắc, phiến lá thường có màu xanh biếc hoặc xanh thẫm. Nhưng đôi khi mặt trên và mặt dưới thường có màu xanh đậm hoặc tía, mặt trên có màu nhạt hơn hoặc màu sắc khác (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Ở lan đơn thân, lá thường mọc vuông góc với nhau cùng một đốt trên thân cây như Vanda, Bò Cạp, Phượng Vĩ... Riêng lan Đai châu mọc từ kẽ lá thành 2 hàng trên thân, lá thuôn dài, hình lòng máng, bẹ lá bao bọc thân cây, phiến lá rộng, mọng, đỉnh tù và chia thùy không đều, chóp lá chia 2 thùy lệch, có gai nhọn. Lá to bản, dài 30-40cm màu xanh, gân lá song song ( Bùi Xuân Đáng, 2005) 1.2.4. Hoa Metchnikov (1903) đã coi sự thụ phấn của hoa phong lan là một trong những mẫu mực kỳ lạ trong những hiện tượng hài hoà của tự nhiên. Do đó, cấu tạo của hoa Phong lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn (dẫn theo Trần Hợp, 1990). Hoa phong lan tuy nhiều hình dạng và mầu sắc khác nhau nhưng chúng vẫn được cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu- hoa mẫu 3. Tất cả các loài lan hoa đều gồm 7 bộ phận: 3 cánh đài bên ngoài, 3 cánh hoa và trụ của bông hoa. Đoạn cuống tiếp giáp bông hoa, lá bầu hoa có 3 lá noãn chính là 3 ô của quả lan chứa đầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn (Trần Duy Quý, 2005). Hoa lưỡng tính, ba cánh đài thường có dạng cánh hoa, giống nhau và giống với 2 cánh tràng. Cánh tràng giữa biến đổi màu sắc và hình dạng có chức năng đặc biệt trong sự hấp dẫn và thụ phấn nhờ côn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp trùng gọi là cánh môi. Cánh môi xếp đối diện với cánh đài ở vị trí trong cùng. Cánh môi chia 3 thùy. Gốc cánh môi mang tuyến mật, gắn vào chân của cột nhị, nhụy. Cột nhị, nhụy nằm chính giữa hoa mang hạt phấn ở phía trên và đầu nhụy ở phía dưới, mặt trước. Nhị đực gồm 2 phần, bao phấn và hốc phấn. Bao phấn nằm ở cột nhị nhụy. Hốc phấn lõm lại, mang 2 khối phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn dính lại với nhau, rất cứng do có tinh bột, sáp. Hoa có bầu hạ, thuôn dài theo cuống, rất khó phân biệt giữa bầu (Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Theo Bùi Xuân Đáng (2005), hoa Đai châu có 40-60 cánh; có nhiều mầu, thơm. Chùm hoa cong vòng cung, cây có thể có 2-4 cần hoa dài 14-30cm, hoa dầy đặc, dài chừng 20 phân, hoa to ngang chừng 3 phân, thơm ngát. Hoa mầu trắng điểm các chấm đỏ- tím, môi đỏ- tím xậm hơn. 1.2.5. Quả Quả phong lan thuộc dạng quả nang, khi quả chín sẽ nứt dọc theo 3- 6 khe. Quả có dạng từ dạng quả cải nạc dài ở Vanilla (Lan vani) đến dạng hình trụ ngắn, phình to ở giữa (ở đa số các loài khác). Khi chín, quả mở ra các hạt bị gió cuốn đi còn lại đầu và cuống quả không rời ra. Ở một số loài, quả chỉ mở theo 1 - 2 khía dọc, thậm chí khi quả chín vỏ quả không nứt ra, hạt chỉ ra khỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát (Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Quả lan Đai châu là loại quả nang hình trứng cỡ 4cm (Bùi Xuân Đáng, 2005). 1.2.6. Hạt Hạt lan vô cùng nhỏ (Microsopique), số lượng hạt trong một quả là rất lớn và hầu hết là không có nội nhũ. Số lượng hạt rất nhiều, nhỏ li ti, nhẹ, có thể bị gió cuốn bay đi khắp nơi nên khả năng phát tán rộng. Hạt cấu tạo bởi một khối chưa phân hoá. Sau 8-9 tháng hạt mới chín tùy từng loài, phần lớn hạt đều chết vì không chứa nội nhũ, chúng chỉ sinh sôi nảy nở khi gặp được loài nấm cộng sinh hỗ trợ chất dinh dưỡng. Vì vậy, khả năng hạt nảy mầm thành cây là rất hiếm, chỉ có thể trong điều kiện rừng ẩm ướt nhiệt đới (Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 1.3.Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh với hoa lan Đai châu 1.3.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố các loài lan trên thế giới và sự sinh trưởng, phát triển của các loài lan, nhiệt độ tác động vào cây lan thông qua quang hợp. Theo Trần Hợp (1990), căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ cũng chia Phong lan Việt Nam thành 3 nhóm: + Lan nhiệt Đới: từ Nam Trung bộ trở vào, nhiệt độ trung bình năm trên 230C. + Lan Á nhiệt Đới: chủ yếu ở vùng núi cao Bắc Việt Nam. Nhiệt độ trung bình năm chỉ vào khoảng 10 - 120C. + Lan trung sinh: phân bố ở vùng núi phía Bắc và Tây nguyên trung Nam bộ. Nhiệt độ trung bình năm 13 - 150C. Lan Đai châu là lan nhiệt đới, nơi khởi nguồn của cây là ở những khu rừng nhiệt đới, nhiệt độ cao sẽ kích thích cây phát triển. Nhiệt độ trung bình cả năm phải trên 23oC. Giới hạn nhiệt độ 20-32oC thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ dưới 15oC cây ngừng sinh trưởng, nụ sẽ bị hỏng, sức sống suy giảm. Vì thế trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, vào mùa đông (tháng 11 đến tháng 3 năm sau) cần phải có biện pháp che chắn, làm ấm chống rét cho vườn lan. Lan Đai châu thường nở đúng dịp tết Nguyên đán, tuy nhiên năm nào trời lạnh nhiều thì hoa sẽ nở trễ, năm nào trời nóng thì hoa sẽ nở sớm. Ngoài yêu cầu về nhiệt độ trung bình thì sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của phong lan. Sự chênh lệch càng lớn là điều kiện lý tưởng để trồng lan vì cây tăng cường độ quang hợp vào ban ngày và giảm cường độ hô hấp vào ban đêm do đó cây tích lũy được chất khô nhiều hơn (Hoàng Ngọc Thuận, 2000). 1.3.2. Ánh sáng Cũng như các loài thực vật bậc cao khác, ánh sáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển thông quá trình quang hợp của lan. Đồng thời, ánh sáng cũng là yếu tố có tính chất quyết định tới sự ra hoa của lan. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Tuỳ theo các loài phong lan khác nhau mà yêu cầu sống cần ánh sáng nhiều hay ít. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000), phong lan có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm ưa sáng có thể chịu được 90 - 100% ánh sáng trực tiếp như các loài: Vanda, Arachnis, Renanthera... - Nhóm chịu bóng chỉ cần 30 - 40% cường độ ánh sáng như Phalaenopsis, Paphiopedilum... - Nhóm trung sinh cần khoảng 50% cường độ ánh sáng như Dendrobium, Eria, Bulbophyllum... Đối với loài lan đai châu thì cây được xếp vào nhóm ưa sáng trung bình. Ánh sáng tán xạ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển. Ánh sáng trực tiếp dễ làm cây lan Đai châu bị cháy lá. Cường độ sáng phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển từ 8.000 18.000 lux (khoảng 60-70% ánh sáng tự nhiên). Tuy nhiên nếu cây lan được trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây sẽ tăng trưởng chậm và yếu ớt. Bộ rễ phát triển kém và khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của đai châu không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp mà là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế lan đai châu thường nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức là vào thời điểm ngày ngắn, đêm dài. 1.3.3. Độ ẩm Ẩm độ không khí và chế độ tưới nước cho lan Đai châu là yêu cầu quan trọng. Nhờ có ẩm độ thích hợp, cây có thể hấp thu nước, muối khoáng qua rễ và lá cây một cách dễ dàng. Đai châu là loại lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm, độ ẩm càng cao rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng là 40 - 70%. Cây sẽ sinh trưởng mạnh trong điều kiện đủ nước, đặc biệt thích hợp với những trận mưa rào bất chợt ở các khu rừng nhiệt đới. Do đó, khi tưới nước cho cây không chỉ làm ướt cây phong lan mà cần chú ý làm cho cả khu vườn có độ ẩm cao. Tuy nhiên nếu độ ẩm liên tục cao và duy trì lâu dài thì lại gây hại cho cây. Bởi lan Đai châu có khả năng dự trữ nước và dinh dưỡng tốt ở trong lá, trong thân và trong rễ, cây có khả năng chịu hạn tốt hơn chịu úng. Rễ lan Đai châu yêu cầu lúc khô, lúc ướt, thoáng khí để quang hợp và trao đổi khí, ẩm độ giá thể từ 40-80%. Giá thể khô thoáng, nhanh ướt, nhanh khô là điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển (Bùi Xuân Đáng, 2005) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 1.3.4. Độ thông thoáng Trong tự nhiên, phong lan là loại mọc ở rừng và chúng thường mọc trên những cây cao rất thông thoáng, đặc biệt các loài lan có hệ rễ cộng sinh với nấm và vươn dài trong không khí (Nguyễn Công Nghiệp, 2000). Vì vậy vườn trồng Đai châu cần đảm bảo độ thông thoáng nhất định. Tuy nhiên nếu quá thoáng gió sẽ làm cho độ ẩm giảm, giá thể nhanh khô, cây héo và phát triển kém. Nhưng nếu vườn không thoáng gió thì khi gặp điều kiện nhiệt độ tăng, độ ẩm cao sẽ làm phát sinh nhiều bệnh tật. Khi gió thoảng nhẹ sẽ đủ làm cho vườn lan thông thoáng. Xung quang vườn không bị chắn kín bởi các tòa nhà và tránh gió lùa (Bùi Xuân Đáng, 2005). 1.3.5. Môi trường dinh dưỡng Đối với phong lan nói chung và Đai châu nói riêng, chúng không đòi hỏi một lượng dinh dưỡng lớn. Chúng chỉ cần một lượng nhỏ nhưng dinh dưỡng đối với chúng là hết sức quan trọng. Thiếu dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển kém, còi cọc, ra hoa ít, hoa nhỏ, xấu hoặc có thể không ra hoa. Khi cây được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền và ít bị sâu bệnh hại (Nguyễn Công Nghiệp, 2000). Đai châu cũng như bất cứ loại cây trồng khác, chúng đều cần các chất dinh dưỡng thuộc 3 nhóm là: đa lượng, trung lượng và vi lượng. 1.4. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa lan Đai châu Từ xưa hoa lan đã được coi là loại hoa vương giả bởi màu sắc hoa thắm tươi, đủ vẻ cùng với trăm ngàn kiểu dáng hoa khác nhau. Không chỉ thế mà từ những bông hoa xinh đẹp đó còn tỏa ra những mùi hương thoang thoảng, ngọt ngào cũng đã đủ làm ngây ngất lòng người. Lan thường sống trên các thân cây, cành cây khác nhưng lại không phải là loài ký sinh ăn hại vì nó không hút chất dinh dưỡng, không gây hại cho cây mà chỉ mượn cây làm chỗ dựa, nhiều trường hợp đem lại lợi ích cho cây mà chúng bám lên. Họ lan có rất nhiều chi, loài lan quý có giá trị kinh tế cao theo hướng sử dụng làm thuốc hoặc cây cảnh. Theo Bretchacider thì từ đời vua Thần Nông (2800 TCN), loài lan rừng đã được dùng làm thuốc chữa bệnh. Hoa lan được sử dụng rất đa dạng, có thể dùng cắm lọ nhờ cành dài, cứng, hoa đẹp và lâu tàn hoặc dùng để trồng chậu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp trang trí nhà cửa, nơi làm việc, ngày lễ, ngày Tết, ngày cưới...Một số loài hoa lan ở Trung và Nam Mỹ còn được dùng làm thức ăn, nước uống, chữa bệnh, dệt đồ trang sức, đan chiếu rổ, làm kèn trong lễ hội; công nghệ mỹ phẩm cũng dùng tinh dầu hoa lan làm hương liệu và nhiên liệu... Ngoài việc sử dụng với mục đích làm cảnh, ở một số nước như Banglades, lá lan Đai châu còn được sử dụng với mục đích chữa bệnh như làm giảm đau, chống viêm (Al-Amin et al., 2011). Hoa lan Đai châu thường nở vào mùa xuân, trong dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. Chùm hoa rủ xuống, lâu tàn, hương thơm ngát, lan tỏa nên hoa lan Đai châu ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được các nhu cầu giải trí, thưởng thức cái đẹp của con người. Cây lan Đai châu được sử dụng chủ yếu để làm cảnh, có thể trồng trên các khúc gỗ, trên chậu nhựa, chậu đất nung, chậu thang gỗ với giá thể khô thoáng hoặc trên các cây gỗ đã chết hay cây đang sinh trưởng. Cây có thể được trồng gắn kết với non bộ, trồng trong chậu để trưng bày trong phòng khách hoặc treo trên ban công, bên hiên nhà, dưới tán cây to, nơi có ánh sáng tán xạ. Không chỉ thế, lợi nhuận từ vườn lan mang lại cao hơn nhiều lần các loại cây trồng nông nghiệp khác. Theo các chuyên gia về lan, nếu trồng phong lan cắt cành mỗi ha đất trồng có thể thu nhập 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Hiện nay trên thế giới, một số nước xuất khẩu hoa lớn như Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan,… đang có xu hướng mở rộng diện tích các trang trại trồng hoa lan, các quy mô, dự án đầu tư cho ngành thương mại hoa lan cũng không ngừng gia tăng . Nếu sản xuất lan phục vụ cho xuất khẩu thì giá trị thu được lớn hơn rất nhiều. Một cây lan Đai châu trưởng thành có giá từ 150.000- 200.000đ, một giò lan 5-10 cây có giá từ 700.000 đồng đến 2 triệu đồng. Diện tích 500 m2 có thể trồng được 1500 giò, chỉ với 50% cây bán được cũng cho doanh thu đạt 500-700 triệu đồng. Lợi nhuận thu được từ 200-300 triệu đồng/500m2 trong hai năm (Trồng phong lan làm giàu, 2009). Trong tháng 9 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan của Việt Nam tăng rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8 năm 2009 và đạt 61.000 USD. Nhật Bản là Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan