Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối và tích lũy các bon của rừng tự nhiên tại...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối và tích lũy các bon của rừng tự nhiên tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên

.PDF
57
68
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ LUẬT Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY CÁC BON CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ LUẬT NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY CÁC BON CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : 43 - NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực; các loại bảng biểu, số liệu được kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Thái Nguyên, năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng TS. Đỗ Hoàng Chung Hứa Thị Luật XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên) i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Đó không chỉ là điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên có thể hoàn thành khóa học và tốt nghiệp ra trường, mà đó còn là cơ hội cho mỗi sinh viên ôn lại và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. ngoài ra, qua quá trình thực tập, mỗi sinh viên còn có thể học tập, trau dồi những kiến thức quý báu ngoài thực tế, để sau khi ra trường trở thành một cán bộ vừa có trình độ lý luận, kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa có kiến thức thực tiễn, tính sáng tạo trong công việc, đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối và tích lũy Các bon của rừng tự nhiên tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Để thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lục của bản thân còn có sự giúp đỡ của các thầy( cô) giáo khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, các cán bộ thuộc UBND xã La Bằng và nhân dân trong xã, đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của thầy giáoTS.Đỗ Hoàng Chung trong suốt thời gian thực tập của mình. Qua đây cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả sự giúp đỡ quý báu trên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn của bản thân, thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý của quí thầy( cô), các bạn đồng nghiệp để bài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Hứa Thị Luật ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Đặc điểm cấu trúc của rừng tự nhiên ............................................. 29 Bảng 4.2. Sinh khối trên mặt đất của rừng tự nhiên ....................................... 30 Bảng 4.3. Tỷ lệ % cấu trúc sinh khối khô các thành phần.............................. 31 Bảng 4.4. lượng các bon tích lũy trên mặt đất của rừng tự nhiên................... 32 Bảng 4.5. Lượng CO2 tương đương ............................................................... 34 Bảng 4.6. Lượng CO2 tương đương và lượng giá giá trị của rừng tự nhiên .. 35 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Cách thiết lập ô tiêu chuẩn.............................................................. 23 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ % cấu trúc sinh khối khô các thành phần .................. 31 Hình 4.2. Biểu đồ đồ lượng Các bon tích lũy trên mặt đất ............................. 33 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 C Các bon 2 CO2 Các bon Dioxide 3 OTC Ô tiêu chuẩn 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 KNK Khí nhà kính 6 CDM Cơ chế phát triển sạch v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ........................................................ 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 9 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 14 2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 14 2.3.2. Địa hình ................................................................................................. 14 2.3.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 15 2.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 15 2.3.4.1. Tình hình dân sinh kinh tế.................................................................. 15 2.3.4.2. Tình hình văn hóa xã hội.................................................................... 16 2.3.5. Tình hình sản xuất ................................................................................. 17 2.3.6. Nhận xét chung về khó khăn và thuận lợi ............................................. 18 vi Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 22 3.4.2. Xác định tuyến nghiên cứu và điểm nghiên cứu................................... 22 3.4.3. Phương pháp PRA ................................................................................. 22 3.4.4. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ........................................................ 22 3.4.4.1. Số lượng và vị trí các ô mẫu .............................................................. 22 3.4.4.2. Hình dạng và kích thước ô mẫu ......................................................... 23 3.4.4.3. Các thành phần các bon trên mặt đất cần đo đếm ............................. 23 3.4.4.4. Đo đếm tại các ô tiêu chuẩn .............................................................. 24 3.4.5. Phương pháp tính toán xử lý số liệu .................................................... 26 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........... 29 4.1. Cấu trúc của rừng tự nhiên tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 29 4.2. Sinh khối trên mặt đất của rừng tự nhiên ................................................. 30 4.3. Lượng Các bon tích lũy trên mặt đất của rừng tự nhiên .......................... 32 4.4. Giá trị hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên..................................................... 33 4.4.1. Lượng CO2 tương đương ...................................................................... 33 4.4.2. Lượng giá giá trị của rừng tự nhiên ...................................................... 34 4.5. Các nguy cơ đe dọa suy giảm trữ lượng các bon ..................................... 35 4.6. Đề xuất các giải pháp về quản lý. ............................................................ 37 4.6.1. Các giải pháp quản lý ở cấp địa phương ............................................... 37 4.6.2. Các giải pháp quản lý ở cấp cộng đồng ................................................ 38 vii Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................. 39 5.1. Kết luận .................................................................................................... 39 5.2. Tồn tại và kiến nghị.................................................................................. 40 5.2.1. Tồn tại ................................................................................................... 40 5.2.2. Kiến nghị ............................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt II. Tiếng Anh PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu đã ngày càng trở nên rõ nét và mối quan hệ tương hỗ giữa biến đổi khí hậu với đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đang là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế. Sự gia tăng về nồng độ của CO2 trong khí quyển có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tích lũy dài hạn của các bon trong đất rừng. Do rừng chứa đến hơn 75% lượng các bon trong hệ sinh thái lục địa (Schlesinger,1997) và hầu hết lượng các bon này nằm dưới mặt đất (Divon và nnk,1994),ảnh hưởng của nồng độ CO2 trong không khí đến các bồn chứa các bon trong tương lai đang là mối quan tâm toàn cầu, những thí nghiệm CO2 sử dụng nhà kính và buồng kín có nắp mở đã chỉ ra rằng nồng độ CO2 cao giúp tăng sức sản xuất của cây cối (Ceulemans & Mousseau 1994 Curtis & Xiazhong, 1998, Ceuclemans và nnk,1999). Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để khái quát từ các thực nghiệm về một số loài thực vật riêng rẽ cho từng loại hệ sinh thái rừng. Trong thực tế, hàng loạt các yếu tố sinh lý và môi trường có vai trò điều hòa phản ứng của các lượng các bon sinh sôi thêm, đặc biệt là trong một thời gian dài. Do vậy một loạt các mô hình thực nghiệm “Làm giàu CO2 trong không khí’’ (Free Air Các bon Dioxide Enrichment FACE) quy mô lớn trên các loại cây chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái đã được triển khai rộng rãi. Những thí nghiệm FACE này sử dụng một lượng lớn các loài thực vật khác nhau. “Sự nóng lên của khí hậu trái đất đã trở nên rõ ràng với những bằng chứng như nhiệt độ trung bình không khí và nước biển tăng lên, băng và tuyết 2 tan nhanh ở nhiều khu vực và sự dâng lên của mực nước biển trung bình’’ (Báo cáo đánh giá số 4 của ICCP, 2007). Khoảng 20% lượng khí thải CO2và các khí nhà kính khác dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu là do sự thay đổi về sử dụng đất ở các vùng nhiệt đới. Trong khi hầu hết các giải pháp hiện tại tập trung vào đối phó với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thải ra nhiều khí CO2 thì vấn đề sử dụng đất không thể tiếp tục lờ đi. Các cơ chế toàn cầu tạo ra động lực kinh tế nhằm duy trì việc tích lũy các bon đang được hình thành. Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu (UNFCCC) quy định về cơ chế phát triển sạch (CDM) bao gồm các điều khoản cụ thể đối với các hoạt động phục hồi rừng và trồng rừng mới. Những diễn đàn hiện tại cũng tập trung vào một cách tiếp cận khác làm giảm khí thải do tàn phá rừng hoặc do làm giảm chất lượng rừng ở các nước đang phát triển (REDD). Các cơ chế thị trường tự nguyện, ngoài những điều khoản giảm thải mà các nước đã cam kết tại UNFCCC, hướng tới sự kết hợp phục hồi cảnh quan, bảo vệ độ che phủ của rừng và duy trì sự tích lũy các bon. Xuất phát từ thực tế đó cùng với sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối và tích lũy Các bon của rừng tự nhiên tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nguyên cứu xác định đặc điểm cấu trúc sinh khối và lượng tích lũy các bon của rừng phục hồi tự nhiên tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định lượng CO2 tương đương của rừng tự nhiên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được một số đặc điểm cấu trúc của rừng tự nhiên tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3 - Xác định được đặc điểm cấu trúc sinh khối và lượng tích lũy các bon của rừng tự nhiên để từ đó thực hiện các biện pháp kĩ thuật nâng cao khả năng tích lũy các bon của rừng. - Tính toán được tổng lượng các bon tích lũy và lượng giá giá trị của rừng tự nhiên. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Là tài liệu học tập và những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở cho những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. + Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, biết vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu khoa học phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất + Góp phần làm cơ sở cho việc tính toán khả năng tích lũy Các bon của rừng. Đồng thời đưa ra các giải pháp để bảo tồn và phát triển quản lý rừng tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. + Nghiên cứu đề tài sẽ đánh giá được vai trò của rừng nói chung và của các thành phần trên mặt nói riêng trong việc hấp thụ khí CO2 nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái. + Nghiên cứu đề tài giúp xác định lượng Các bon tích lũy trong một số thành phần trên mặt đất làm cơ sở cho việc xác định lượng giá giá trị của rừng tự nhiên. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Biến đổi khí hậu, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Từ những chứng cớ thu thập được trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước cho thấy sự tăng lên đáng kể của nồng độ Các bonic (CO2) trong khí quyển đã dấy lên sự quan tâm của cộng đồng khoa học quốc tế mà trước tiên là các nhà nghiên cứu khí hậu. Tuy nhiên, cũng phải mất hàng chục năm sau, vào năm 1988, Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu mới được thành lập bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Tổ chức này đã đưa ra báo cáo đánh giá lần đầu tiên vào năm 1990 trên cơ sở nghiên cứu và ý kiến của 400 nhà khoa học trên thế giới. Bản báo cáo đã kết luận, hiện tượng nóng lên toàn cầu là có thật và cần phải có những hành động kịp thời để đối phó với hiện tượng này (UNFCCC, 2005b). Những kết quả của Ban Liên chính phủ đã thúc giục cộng đồng quốc tế thành lập Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển - hay còn gọi là “Hội nghị thượng đỉnh Trái đất” tại Rio de Janeiro năm 1992, Công ước đã được thông qua. Mục tiêu của Công ước là nhằm ngăn ngừa những hoạt động có hại của loài người đến hệ khí hậu trên trái đất. Công ước có hiệu lực năm 5 1994. Cho đến nay, trên toàn thế giới đã có 189 nước ký kết Công ước (UNFCCC, 2005). Vì vậy, nhằm thực hiện được mục tiêu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, Công ước khung của Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã được phê chuẩn và có hiệu lực vào 3/1994. Công ước này là nhằm ổn định KNK ở mức an toàn, chống lại sự BĐKH toàn cầu. Để cụ thể hóa UNFCCC, Nghị định thư Kyoto được ký năm 1997- đây là sự kiện quan trọng trong nỗ lực của thế giới nhằm bảo vệ môi trường và đạt được phát triển bền vững- đánh dấu lần đầu tiên việc chính phủ các nước chấp nhận hạn chế các phát thải KNK của nước mình bằng những ràng buộc pháp lý. Mục tiêu của Nghị định này là 38 nước công nghiệp cắt giảm 5,2% KNK so với phát thải cơ sở năm 1990 trong giai đoạn 2008- 2012. Nghị định thư cũng mở ra cơ sở mới với các "cơ chế hợp tác" mang tính đổi mới nhằm giảm chi phí cho giảm phát thải. Mặc dù đối với khí hậu điều này không quan trọng, nhưng kinh tế về khí cạnh cần đạt được các giảm phát thải với chi phí thấp nhất. Do đó Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế dựa trên thị trường nhằm đạt được giảm phát thải với chi phí- hiệu quả- Buôn bán quyền phát thải (IET), Cùng thực hiện (JI) và Cơ chế Phát triển sạch (CDM). Cơ chế Phát triển sạch (CDM) quy định tại Điều 12 của Nghị định thư Kyoto, cho phép khu vực chính phủ và khu vực tư nhân của các nước công nghiệp hoá thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và nhận được tín dụng dưới dạng "giảm phát thải được chứng nhận" (CERs)- khoản tín dụng này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá. CDM thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước đang phát triển đồng thời cho phép các nước phát triển góp phần vào mục tiêu giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. 6 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới Sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển là mối quan tâm toàn cầu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2, chính là nhân tố gây nên những biến đổi bất ngờ và không lường trước của khí hậu. Trong khi đó rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, rừng có vai trò quan trọng hấp thu khí các-bon-níc, sản sinh ra khí ôxy cần thiết cho sự sống. Rừng giữ vai trò trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu, cung cấp ôxy cho khí quyển và hấp thụ lượng khí các bonnic. Vì lẽ đó, nhiều nhà bác học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về sinh khối và khả năng hấp thu các bon của rừng. Năm 1980, Brawn và cộng sự đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng các bon trung bình trong rừng nhiệt đới châu Á là 144 tấn/ha trong phần sinh khối và 148 tấn /ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương 42-43 tỷ tấn các bon trong toàn châu lục. Tuy nhiên, lượng các bon có biến động rất lớn giữa các vùng và các kiểu thảm thực bì khác nhau. Thông thường lượng các bon trong sinh khối biến động từ dưới 50 tấn/ha đến 360 tấn/ha, phần lớn ở các kiểu rừng là 100-200 tấn/ha (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 2005) [5]. Theo Rodel (2002), mặc dù rừng chỉ che phủ 21% diện tích bề mặt trái đất, nhưng sinh khối thực vật của nó chiếm đến 75% so với tổng sinh khối thực vật trên cạn và lượng tăng trưởng sinh khối hàng năm chiếm 37% [24]. Canell (1981) đã cho ra đời cuốn sách “Sinh khối và năng suất sơ cấp của rừng thế giới", cho đến nay nó vẫn là tác phẩm quy mô nhất. Tác phẩm đã tổng hợp 600 công trình nghiên cứu được tóm tắt xuất bản về sinh khối khô, thân, cành, lá và một số thành phần sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200 lâm phần thuộc 46 nước trên thế giới [21]. 7 Margaret Kraenzel và cộng sự (2001), đã kết luận cây gỗ Tếch tại các đồn điền Panama được nghiên cứu có lượng các bon tích lũy rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với lượng tích lũy của thảm rơi lá rụng ở đồng cỏ. Trồng rừng sẽ là biện pháp tốt nhất để tăng hàm lượng tích lũy các bon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hằng năm sẽ tích lũy được khoảng 120 tấn C/ha. Ngoài ra lượng vật rơi rụng sẽ tích lũy được khoảng 6 tấn C/ha/năm. Tổng tiềm năng tích lũy các bon ở rừng trồng gỗ Tếch là tương đối lớn và lâu dài [25]. Brawn (1991) Rừng nhiệt đới Đông nam á có lượng sinh khối trên mặt đất từ 50-430 tấn/ha (tương đương 25-215 tấn C/ha) và trước khi có tác động của con người thì các trị số tương ứng là 350-400 tấn/ha (tương đương 175200 tấn C/ha) (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 2005) [5]. Theo Mckenzie và cộng sự (2001) Các bon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở 4 bộ phận chính: Thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng. Việc xác định lượng các bon trong rừng thường được thực hiện thông qua xác định sinh khối rừng [23]. - Brown, S. (1997) đã nhận định rằng: Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thụ được 280 tấn các bon và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu chuyển thành du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp [19]. - Rodel D. Lasco (2002) lượng sinh khối và các bon của rừng nhiệt đới Châu Á bị giảm khoảng 22-67% sau khai thác. Tại Philippines sau khai thác thì lượng CO2 bị mất là 50% so với rừng thành thục trước khai thác và ở Indonesia là 38-75% [24]. - Theo Putz và Pinard (1993) ở Malaisia nếu khai thác chọn lấy đi 8-15 cây/ha (tương đương 80m3/ha hay 22 tấn các bon/ha) sẽ làm tổn thương 50% số cây được giữ lại. Ở Sabah sau khai thác 1 năm lượng sinh khối đã đạt 44- 8 67% so với trước khai thác (nếu khai thác theo phương thức "Khai thác giảm thiểu tác động" (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 2005) [5]. - Xét trên phạm vi toàn cầu, số liệu thống kê năm 2003 cho thấy lượng các bon lưu trữ trong rừng khoảng 800-1.000 tỷ tấn. Trong 1 năm rừng hấp thụ khoảng 100 tỷ tấn khí các bonic và thải ra khoảng 80 tỷ tấn oxy... [5]. - Tổng lượng hấp thu dự trữ các bon của rừng trên thế giới khoảng 830 PgC, trong đó các bon trong đất lớn hơn 1,5 lần các bon dự trữ trong thảm thực vật (Brown, 1997) 26. Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50% lượng các bon dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất (IPCC,2000) [19]. - Brown và cộng sự (1996) đã ước lượng tổng lượng các bon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thể hấp thu tối đa trong vòng 5 năm (1995 2000) là khoảng 60 - 87 Gt C, với 70% ở rừng nhiệt đới, 25% ở rừng ôn đới và 5% ở rừng cực bắc (Cairns và cộng sự, 1997). Tính tổng lại rừng trồng có thể hấp thu được 11 - 15% tổng lượng CO2 phát thải từ nguyên liệu hoá thạch trong thời gian tương đương (Brown, 1997) [18]. - Năm 1991, Houghton đã chứng minh lượng các bon trong rừng nhiệt đới châu Á là 40 - 250 tấn/ha, trong đó 50 - 120 tấn/ha ở phần thực vật và đất (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 2005) [5]. - Brown và Pearce (1996) đưa ra các số liệu đánh giá lượng các bon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới. Theo đó một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu được 280 tấn các bon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon/ha nếu bị chuyển thành du canh du cư và sẽ giải phóng các bon nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng chuyển đối sang canh tác nông nghiệp [18]. - Tại Thái Lan, Noonpragop đã xác định lượng các bon trong sinh khối trên mặt đất là 72 - 182 tấn/ha [21]. 9 - Ở Malayxia, lượng các bon trong rừng biến động từ 100 - 160 tấn/ha và tính cả trong sinh khố và đất là 90 - 780 tấn/ha [22]. Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về lượng các bon tích luỹ của rừng được thực hiện bởi Ilic (2000) và Mc Kenzie (2001). Theo Mc Kenzie, các bon trong hệ sinh thái rừng thương tập trung ở bốn bộ phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng. Việc xác định lượng các bon trong rừng thường được thực hiện thông qua xác định sinh khối rừng [23]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về sinh khối và các bon của rừng: Lê Hồng Phúc (1996) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối hoàn chỉnh, đây được xem là tác phẩm mang tính chất đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu sinh khối ở nước ta. Với đối tượng nghiên cứu là Thông ba lá tại Đà Lạt. Sau khi nghiên cứu, tác giả đã lập được một số phương trình tương quan giữa sinh khối của các bộ phận của cây rừng với đường kính D1.3 [8]. Vũ Văn Thông (1997) với luận văn Thạc sỹ của mình đã xác lập được mối quan hệ giữa sinh khối của các bộ phận với đường kính D1.3 cho loài Keo lá tràm [15]. Đặng Trung Tấn (2001) cũng đã nghiên cứu về “Sinh khối rừng Đước” và đã nhận định tổng sinh khối khô rừng Đước ở Cà Mau là 327m3/ha và tăng trưởng sinh khối bình quân hàng năm là 9.500kg/ha [13]. Nguyễn Ngọc Lung (2004) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối rừng Thông ba lá để tính toán thử khả năng cố định CO2 mà cây rừng hấp thụ. Từ việc nghiên cứu này tác giả đã xác định được một số hàm tương quan mang tích chất định lượng sinh khối [7]. 10 Nguyễn Văn Dũng (2005) đã đưa ra nhận định rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài 20 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 321,7 495,4 tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô là 173,4-266,2 tấn. Rừng keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 251,1-433,7 tấn/ha, tương đương lượng sinh khối khô là 132 -223 tấn/ha [3]. Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu về cây bụi, thảm tươi tại Hoà Bình và Thanh Hoá, kết quả cho thấy sinh khối của lau lách khoảng 104 tấn/ha, trảng cây bụi cao 2-3m khoảng 61 tấn/ha, cỏ lá tre, cỏ tranh, cỏ chỉ có sinh khối từ 22-31 tấn/ha. Về sinh khối khô: Lau lách là 40 tấn/ha, cây bụi cao 2-3m là 27 tấn/ha, cây bụi cao dưới 2m và tế guột là 20 tấn/ha, cỏ lá tre 13 tấn/ha, cỏ tranh 10 tấn/ha [9]. Nguyễn Văn Tấn (2006) nghiên cứu về sinh khối rừng Bạch đàn Urophylla ở Yên Bái cho kết quả cho thấy với sinh khối tươi ở tuổi 4 bằng 183,54 tấn/ha, ở tuổi 5 là 219,77 tấn/ha và ở tuổi 5 là 239,19 tấn/ha. Trong đó sinh khối trên mặt đất chiếm từ 77,78% - 89,12%. Tương ứng sinh khối khô ở tuổi 4 là 66,87 tấn/ha, tuổi 5 là 73,53 tấn/ha, tuổi 6 là 96,02 tấn/ha. Trong đó sinh khối khô trên mặt đất chiếm từ 64,27% - 85,92% [9]. Lý Thu Huỳnh (2007) nghiên cứu về cây Mỡ tại tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang kết quả cho thấy tổng sinh khối tươi của 1ha rừng trồng Mỡ dao động trong khoảng 53.440 - 309.689 kg/ha còn tổng sinh khối khô dao động trong khoảng 22.965-105.026 kg/ha [6]. Đỗ Hoàng Chung (2012) đã nghiên cứu về đa dạng nhóm sinh vật phân giải và cường độ phân giải thảm mục trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc kết quả cho thấy sinh khối khô của tầng thảm mục tại các quần xã rừng có sự khác biệt. Tổng sinh khối khô của tầng thảm mục tại các quần xã rừng nghiên cứu nằm trong khoảng 8,35 12,91 tấn/ha [2].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng