Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (copepoda) trong một số ...

Tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (copepoda) trong một số thủy vực thuộc tỉnh quảng bình

.PDF
55
1
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA: SINH-MÔI TRƯỜNG *** TRẦN THỊ HOÀNG YẾN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC PHÂN LỚP GIÁP XÁC CHÂN CHÈO (COPEPODA) TRONG MỘT SỐ THỦY VỰC THUỘC TỈNH QUẢNG BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Đà Nẵng - 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA: SINH-MÔI TRƯỜNG *** TRẦN THỊ HOÀNG YẾN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC PHÂN LỚP GIÁP XÁC CHÂN CHÈO (COPEPODA) TRONG MỘT SỐ THỦY VỰC THUỘC TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số : 3150318016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn : ThS. Trần Ngọc Sơn Đà Nẵng - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Ngọc Sơn khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học. Tác giả Trần Thị Hoàng Yến i LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến ThS. Trần Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong luận văn này. Thầy đã dành cho em nhiều thời gian, công sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho em những chi tiết rất nhỏ trong luận văn này, góp phần cho luận văn của em được hoàn thành về cả mặt nội dung lẫn hình thức. Đồng thời em cũng xin cám ơn các thành viên trong phòng thí nghiệm công nghệ môi trường đã giúp em trong quá tình hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, thầy cô đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu: .....................................................................3 1.1.1. Giới thiệu về Copepoda ...................................................................................3 1.1.2. Tổng quan về các thủy vực ..............................................................................6 1.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ...........................................................................7 1.2.1. Nước Ngoài .....................................................................................................7 1.2.2. Trong Nước .....................................................................................................8 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu: ........................................................................9 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........12 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................12 2.2. Nội dung nghiên cứu: ...........................................................................................14 2.2.1. Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của phân lớp Copepoda .........................14 2.2.2. Đánh giá các thông số môi trường nước .......................................................14 2.2.3. Đánh giá mối tương quan giữa các thông số môi trường với mức độ đa dạng sinh học Copepoda ......................................................................................................14 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................14 2.3.1. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa ............................................................14 2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ...................................15 2.3.3. Phương pháp phân loại Copepoda .................................................................16 2.3.4. Phương pháp xác định mật độ .......................................................................17 2.3.5. Chỉ số chất lượng nước ngầm ( Ground Water Quality Index) .....................17 2.3.6. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................18 2.3.7. Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener và chỉ số đa dạng sinh học Simpson ......18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ......................................................................19 3.1. Thành phần Copepoda .............................................................................................19 3.1.1. Danh mục thành phần loài Copepoda ...............................................................19 3.1.2. Mật độ các loài thuộc phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) tại khu vực nghiên cứu ...................................................................................................................23 3.1.3. Chỉ số đa dạng Shannon và Simpson ................................................................27 3.2. Thông số môi trường nước tại các địa điểm nghiên cứu .........................................28 3.2.1. Số liệu môi trường.............................................................................................28 iii 3.2.2. Chỉ số chất lượng nước GWQI .........................................................................29 3.3. Mối tương quan giữa chất lượng nước GWQI với mật độ loài ...............................30 3.4. Đánh giá sự tương đồng giữa các vị trí thu mẫu dựa trên các thông số môi trường ........................................................................................................................................31 3.5. Mối tương quan chất lượng môi trường nước đến sự đa dạng loài .........................32 3.6. Mối tương quan chất lượng môi trường nước đến sự xuất hiện loài .......................34 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................36 4.1. Kết luận ...................................................................................................................36 4.2. Kiến nghị .................................................................................................................37 Tài liệu tham khảo: ............................................................................................................38 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC QCVN Quy chuẩn Việt Nam PO43- Photphaste NO3- Nitrat NO2- Nitrit NH4+ Amoni DO Oxy hòa tàn EC Độ dẫn điện TDS Tổng chất rắn hòa tan Cl- Clorua CCA Canonical Correspondence Analysis GWQI Chỉ số chất lượng nước dưới đất TSI Chỉ số phú dưỡng LT Lý Trạch TT Tân Tiến TL Trúc Ly KC Khe Chè S.D Sông Dinh H.VN Hồ Vực Nồi S.G Sông Gianh H.HĐ Hồ Hải Đình H.BT Hồ Bầu Tró S.NL Sông Nhật Lệ v DANH MỤC BẢNG Tiêu đề bảng Bảng Trang 1.1. Tổng quan về nước mặt và nước ngầm 7 2.1. Vị trí lấy mẫu tại nước giếng tại một số điểm thuộc tỉnh Quảng Bình 13 2.2. Bảng Vị trí lấy mẫu nước mặt tại một số điểm thuộc tỉnh Quảng Bình 14 2.3. Phương pháp phân tích các thông số môi trường 16 2.4. Trọng số, trọng số tương quan và giá trị giới hạn chỉ số chất lượng nước (GWQI) 18 3.1 Danh mục thành phần loài và mật độ xuất hiện của các loài 20 3.2 Mật độ các loài tại khu vực nghiên cứu 26 3.3 Thông số môi trường nước 28 3.4 Chỉ số chất lượng nước GWQI và phân hạng chất lượng 32 3.5 Các giá trị đặc trưng của mô hình CCA giữa mật độ loài và chỉ tiêu môi trường nước mặt 33 3.6 Các giá trị đặc trưng của mô hình CCA giữa mật độ loài và chỉ tiêu môi trường nước giếng 34 3.7 Các giá trị đặc trưng của mô hình CCA giữa sự xuất hiện loài và chỉ tiêu môi trường 35 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Tiêu đề hình Hình Trang 1.1. Ba bộ của phân lớp giáp xác chân chèo 4 2.1. Bản đồ thu mẫu nước giếng tại một số điểm thuộc tỉnh Quảng Bình 13 2.2. Bản đồ thu mẫu nước mặt tại một số điểm thuộc tỉnh Quảng Bình 14 2.3. Máy đo đa chỉ tiêu V2 690 17 3.1. Một số loài được ghi mới cho hệ giáp xác nước ngọt Việt Nam 24 3.2 Biểu đồ mật độ các loài thuộc Copepoda tại khu vực nghiên cứu 25 3.3 Chỉ số đa dạng Shannon và chỉ số Simpson tại khu vực nước giếng, tỉnh Quảng Bình 27 3.4 Chỉ số đa dạng Shannon và chỉ số Simpson tại khu vực nước mặt, tỉnh Quảng Bình 28 3.5 Sự tương quan giữa chất lượng nước GWQI với mật độ loài 31 3.6 Mô hình phân tích PCA dựa trên chất lượng môi trường tại các khu vực nghiên cứu 32 3.7 Mối tương quan chất lượng môi trường nước mặt với mật độ của các loài 33 3.8 Mối tương quan chất lượng môi trường nước giếng với mật độ của các loài 34 3.9 Mối tương quan chất lượng môi trường nước với sự xuất hiện của các loài 35 vii TÓM TẮT Nghiên cứu đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) trong một số thủy vực thuộc tỉnh Quảng Bình được thực hiện với 16 điểm lấy mẫu chia làm 2 dạng sinh cảnh khác nhau là nước giếng và nước mặt. Nghiên cứu thực hiện tại 16 khu vực thu mẫu thuộc tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu ghi nhận được 13 loài, trong đó 6 loài mới cho khu hệ giáp xác nước ngọt của Việt Nam là Thermocyclops tenuis, Mesocyclops longisets, Halicyclops venezuelaensis, Neodiaptomus botulifer, Allodiaptomus calcarus, Mesochra meridionalis. Thông qua phân tích mô hình tương quan đa biến (CCA) cho thấy các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến mật độ loài của Copepoda ở các khu vực lấy mẫu của Quảng Bình. Dựa trên mô hình giữa môi trường nước mặt với mật độ loài Copepoda có thể thấy loài T.crassus có mối tương quan thuận với chỉ tiêu tổng photpho (với hệ số tương quan 0,154 theo trục CCA2). Cụ thể, loài N.lacustris, M. meridionalis có mối tương quan nghịch với TDS, độ dẫn điện, Cl- trong môi trường (với hệ số tương quan -1,578 và -1,514 theo trục CCA1). Ngoài ra, kết quả từ mô hình CCA giữa mật độ loài với môi trường nước giếng cũng cho thấy một số loài như: T.tenuis, M.longisetus, O.nana có xu hướng khi tương quan nghịch với sự giảm dần của các nhóm chỉ tiêu TDS, độ dẫn điện, Cl- với hệ số tương quan trong mô hình lần lượt là -0,430, -0,323, -0,323 theo trục CCA1. Dựa trên kết quả phân tích GWQI từ 16 điểm lấy mẫu so sánh với bảng phân hạng chất lượng (GWQI) nhận thấy chất lượng nước tốt (<50) đạt 66,67%, còn chất lượng nước rất tốt và xấu đạt tỷ lệ thấp nhất là 16,67%. Từ khóa: Nước giếng, Copepoda, Quảng Bình, Canonical Correspondence Analysis. viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu về sự đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái khác nhau, đặc biệt là nhóm động vật phù du, chúng được coi là mắt xích vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái này. Môi trường sống của chúng trải dài từ các thủy vực nước ngọt kể cả trong nước ngầm, từ các hồ nước đóng băng đến suối nước nóng và rừng ngập mặn. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái thủy vực dưới dạng là nguồn thức ăn chủ chốt và ổn định cho các loài thủy sinh. Copepoda được biết đến là một nhóm giáp xác kích thước nhỏ thuộc một phần của động vật phù du. Copepoda là thức ăn thiết yếu đối với con non của nhiều sinh vật biển, hơn nữa chúng còn đóng vai trò chuyển tiếp năng lượng từ các bậc thức ăn thấp hơn (thực vật, mùn bã hữu cơ) đến các mắt xích thức ăn cao hơn trong hệ sinh thái, ngoài ra Copepoda còn được sử dụng làm sinh vật chỉ thị môi trường khá hiệu quả. Copepoda là nhóm động vật giáp xác có kích thước nhỏ, rất đa dạng và có mặt ở hầu hết các sinh cảnh sống từ nước ngọt đến lợ và mặn (Vân & Tới, 2018). Copepoda còn được sử dụng như là loài chỉ thị để biểu thị về chất lượng môi trường nước. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24.000 loài thuộc 2.400 giống và 210 họ đã được mô tả. Trong số đó, có khoảng 2.800 loài sống ở các thủy vực nước ngọt nội địa (Galassi, 2001). Chúng là một trong những nhóm động vật giáp xác đa dạng về hình thái và đặc thù nhất. Những nghiên cứu trong những năm gần đây đã có nhiều bước tiến quan trong trong việc phát hiện nhiều loài mới thuộc phân lớp Copepoda. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) cũng như mối tương quan giữa đa dạng sinh học này với các yếu tố môi trường ở trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Các nghiên cứu này bắt đầu rất sớm, hiện nay đã được lan rộng ra nhiều khu vực và đạt được nhiều thành tựu khi phát hiện ra nhiều loài mới, cùng với đó là phát triển các nghiên cứu ứng dụng Copepoda đặc biệt là trong sản xuất thức ăn thủy sản. Ở khu vực Jura của Pháp năm 2009 thì đã phát hiện ra 62 loài, trong đó chủ yếu là thuộc Cladocera, Cyclopoida, Harpacticoida, Ostracoda, Amphipoda, Isopoda và Bathynellacea đồng thời đánh giá được các thông số môi trường như pH, DO, Mg2+,Cl-,… tương quan với đa dạng sinh học với các loài thuộc Copepoda (Marie-Jose´ và cs., 2009). Một nghiên cứu mới hơn vào năm 2017 ở Philippines đã phát hiện 21 loài gồm Cladocera và Copepoda và họ cho rằng sự phân bố của động vật giáp xác bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, oxy hòa tan và độ cao (Mark Louie D. Lopez và cs., 2017). Tại Việt Nam nghiên cứu đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) chỉ mới được quan tâm nhiều hơn trong tời gian gần đây và đã có nhiều phát 1 hiện mới cho Việt Nam như nghiên cứu của Hoàng Đình Trung, Phan Doãn Đăng về đa dạng thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã phát hiện ra 15 loài thuộc bộ Copepoda, 12 loài thuộc bộ Cladocera và 8 loài thuộc trùng bánh xe vưới 1 loài Ostracoda (Hoàng Đình Trung, 2012). Ngoài ra, nghiên cứu của Trương Sĩ Hải Trình và cộng sự về đa dạng loài động vật phù du biển Việt Nam đã ghi nhận 10 loài Copepoda thuộc họ Acartidae được ghi nhận, trong đó có 2 loài Acartia sinjiensis và A.tsuensis làn đầu tiên được ghi nhận bổ sung cho khu hệ động vật phù du biển Việt Nam và 2 loài A.amboinensis và A.bispinosa đã có danh mục trong các công trình trước đây nhưng chưa được mô tả (Nguyễn Cho, Trương Sĩ Hải Trình, 2012). Trước đây tại Quảng Bình đã có những nghiên cứu về Copepoda của Trần Đức Lương và các cộng sự, tuy nhiên các nghiên cứu tập trung chủ yếu về đánh giá đa dạng sinh học trong các hang động và chưa có đánh giá tổng quan nào về sự đa dạng sinh học của phân lớp Copepoda trong các hệ thống sông ngòi tại đây, mặc dù Quảng Bình là khu vực có hệ thống sông ngòi khá phong phú. Ngoài ra, các nghiên cứu về Copepoda tại các hang động tại Quảng Bình đã cho thấy sự xuất hiện của các loài Copepoda đặc hữu cho Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ có thể làm rõ trong một phần của hệ thống nước ngầm (cụ thể nước trong hang động) tại Quảng Bình. Vì vậy, tôi tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) trong một số thủy vực thuộc tỉnh Quảng Bình”. Đề tài này sẽ bổ sung dữ liệu về đa dạng sinh học Copepoda còn thiếu trong các thủy vực ở khu vực Quảng Bình nói riêng và dữ liệu đa dạng sinh học các quần xã động vật phù du của Việt Nam nói chung. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ là nghiên cứu nền tảng cho các nghiên cứu ứng dụng sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đa dạng sinh học của bộ Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida trong một số thủy vực thuộc tỉnh Quảng Bình; - Đánh giá được chất lượng nước trong các thủy vực tại tỉnh Quảng Bình; - Đánh giá được mối tương quan giữa đa dạng sinh học các loài Copepoda và các thông số môi trường trong các thủy vực tại khu vực. 3. Ý nghĩa của đề tài - Là cơ sở để cho các nghiên cứu điều tra, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học trong các thủy vực khác nhau cho khu vực Quảng Bình. Ngoài ra dữ liệu nghiên cứu còn là cơ sở để phát triển cho các nghiên cứu ứng dụng sau này; - Bổ sung dữ liệu khoa học cho phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu: 1.1.1. Giới thiệu về Copepoda Phân lớp Copepoda (chân chèo) thuộc nhóm Crustacea (giáp xác), ngành Arthropoda (chân khớp). Phân lớp Copepoda phân chia thành 3 bộ: Bộ Calanoida, bộ Cyclopoida và bộ Harparticoida sống tự do (Hình 1.1). Phân lớp Copepoda chia thành hai bộ chính là EuCopepoda và Branchiura trong đó có 6 bộ phụ là Caligoida, Lernaeopodoida, Arguloida (sống ký sinh) và Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida (sống tự do) (Dương Trí Dũng, 2001). Sự đa dạng đáng kể của chúng về hình thái cơ thể và mức độ thích nghi với cuộc sống trong nước ngầm cho thấy rằng động vật chân đốt có thể là dấu hiệu tốt cho sự không đồng nhất của môi trường sống. Ngoài ra, Copepoda có thể đóng vai trò là chỉ thị sinh học hữu ích về khả năng hoạt động của nước dưới bề mặt (Malard và cs., 2004)(Di Lorenzo và cs., 2015). Hình 1. 1 Ba bộ của phân lớp giáp xác chân chèo A. Cyclopoida; B. Calanoida và C. Harpacticoida - - Bộ Calanoida + Antennule rất dài (23-25 phân đoạn), thường vươn tới hoặc vượt quá caudal rami; + Antennule phải là uốn cong ở con đực (ngoại trừ Senecella sp, trong đó antennule trái là uốn cong); + Cơ thể thu hẹp giữa phân khúc mang chân thứ 5 và bộ phận sinh dục; + Chân 5 khá lớn và khác biệt, đối xứng ở con cái và không đối xứng ở con đực. Bộ Cyclopoda + Antennule có chiều dài trung bình (6-17 đoạn); + Cả hai antennule đều uốn cong ở con đực; + Cơ thể hẹp giữa các phân đoạn mang chân 4 và chân 5; 3 + Chân 5 là bị tiêu giảm; - + Con đực sở hữu bộ chân 6 nhỏ mà không nối với chân 5. Bộ Harpacticoida + Anten rất ngắn (5-9 đoạn); + Cả hai antennule uốn cong ở con đực; + Metasome và urosome có chiều rộng tương tự nhau (không có điểm thu hẹp); + Chạc đuôi: đốt cuối cùng chẻ hai tạo ra hai nhánh đuôi. Cấu trúc của nó đơn giản có hình trụ không phân nhánh và cũng không giống với phần phụ nào ở đầu và ngực (Dương Trí Dũng, 2001b).  Đặc điểm: - Copepoda có thân hình trụ ngắn hoặc hình dài được chia thành 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. Phần đầu thường được làm tròn và có râu nổi bật, có 5 cặp chân ngực; - Vùng ngực có 7 đốt nhưng đốt thứ 1 và có thể đốt thứ 2 kết hợp với phần đầu nằm trong vỏ giáp. Có thể hai đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 hay thứ 5 và thứ 6 hợp lại thành 1 đốt; - Phần bụng có từ 3-5 đốt, thường thì có 4 đốt. Đốt ngực cuối và đốt bụng đầu tiên dính lại với nhau bằng một vòng mềm dẻo và ngắn. Khớp nối làm con vật cử động dễ dàng là khớp phân biệt giữa phần đầu và thân. Phần thân gồm các đốt bụng và đốt ngực thứ 7 (có khi là đốt thứ 6). Phần đầu thật sự có 5 đôi phụ bộ đó là: Râu A1(antennules), râu A2 (antennae), hàm trên (maxillae) 1 và hàm trên 2, hàm dưới (mandibles). Đốt ngực đầu tiên dính với đầu có một đôi chân hàm (maxillipeds) và từng đốt ngực còn lại mang một đôi chân hàm (maxillipeds) và từng đốt ngực còn lại mang một đôi chân bơi. Trong một vài loài ở đốt ngực thứ 7 tiêu giảm và đốt này không còn phần phụ (Dương Trí Dũng, 2001); - Phần phụ đầu: rất biến đổi tùy theo chức năng. Râu A1 dài và chỉ có một nhánh, đây là cơ quan cảm giác nhưng cũng có thể dùng để vận động. Cả hai râu A1 con đực của Cyclopoida và Harpacticoida là cơ quan sinh dục dùng trong lúc bắt cặp. Riêng Calanoida chỉ có râu A1 bên phải làm nhiệm vụ sinh dục. Râu A2 ngắn hơn, có 2 hay 1 nhánh có vai trò quan trọng trong việc cảm giác, riêng ở Harpacticoida các râu này có thể dùng để nắm bắt được. Các đôi hàm biến đổi để lấy thức ăn (Dương Trí Dũng, 2001); - Phần phụ ngực: các đôi chân ngực biến đổi từ lúc bắt đầu cho đến hai đôi chân cuối. Nhóm sống tự do đôi chân thứ 6 luôn thiếu ở con cái hay biến đổi chỉ còn dạng sơ khai (ở con đực). Đôi chân số 5 giảm hay tiêu giảm ở nhóm Cyclopoida 4 và Harpacticoida, nhưng ở Calanoida thì đôi chân này phát triển cân đối ở con cái và bất đối xứng ở con đực, khi đó nó biến đổi thành cái móc (Dương Trí Dũng, 2001); -  Chạc đuôi: đốt cuối cùng chẻ hai tạo ra hai nhánh đuôi. Cấu trúc của nó đơn giản có hình trụ không phân nhánh và cũng không giống với phần phụ nào ở đầu và ngực (Dương Trí Dũng, 2001). Chu kì sống Trong chu kỳ sống của Copepoda, thông thường có 4 dạng hình thái là: Trứng, 6 giai đoạn ấu trùng Nauplius, 5 giai đoạn copepodid và trưởng thành. Trứng của Copepoda nở thành ấu trùng nhỏ gọi là Nauplius. Chúng có 3 đôi phụ bộ để sau đó biến thành râu A1, A2 và hàm dưới. Khi lột xác sang giai đoạn II, chúng chỉ có thêm hàm trên. Có 4 giai đoạn ấu trùng và 5 giai đoạn tiền trưởng thành khi biến thành con trưởng thành có khả năng sinh sản. Sau mỗi lần lột xác, con vật lớn lên và dài hơn đồng thời có thêm phụ bộ. Ví dụ như Nauplius IV có đủ các phụ bộ của đôi chân thứ 2, Copepodid I có đốt ngực và có phụ bộ ở đôi chân thứ 4. Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sống từ trứng cho đến khi sinh sản biến động tùy theo loài và điều kiện môi trường (Dương Trí Dũng, 2001).  Sinh sản Tập tính sinh sản hầu như giống nhau ở nhóm Copepoda sống tự do, nhưng các loài khác nhau có thời kỳ sinh sản khác nhau. Con đực dùng râu A2 và chân ngực 5 ôm lấy con cái, thời gian ôm nhau trong khoảng vài phút hay có khi lên đến vài ngày. Con đực ôm con cái trước khi con cái lột xác để trưởng thành.  Vai trò Copepoda tham gia vào chu trình vật chất trong thủy vực, đóng vai trò quan trọng trong bậc dinh dưỡng giữa vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh với các nhóm sinh vật phiêu sinh, là nguồn thức ăn chính cho nhiều loài động vật không xương sống và động vật có xương sống lớn hơn. Copepoda được xem là một trong mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, chúng ăn phấn hoa, thực vật phù du, động vật không xương sống khác, và thậm chí cả ấu trùng cá (Dương Trí Dũng, 2001).  Phân bố Đây là nhóm sinh vật có nguồn gốc biển, chúng trải qua quá trình tiến hóa để đi vào vùng nước ngọt. Bộ Cyclopoida là những sinh vật nước ngọt phân bố rộng trên thế giới. 5 Hầu hết Harpacticoida sống ở nước ngọt đều thuộc họ Canthocamptidae, chúng phân bố rộng từ vùng biển đến vùng nước lợ và nước ngọt. Copepoda chịu đựng điều kiện thiếu Oxy tốt hơn Cladocera đó là do khả năng trao đổi chất tốt trong điều kiện thiếu Oxy ở nền đáy thủy vực (Dương Trí Dũng, 2001). 1.1.2. Tổng quan về các thủy vực Bảng 1. 1. Tổng quan về nước mặt và nước ngầm Nước mặt Khái niệm Nước ngầm Nước mặt là nước trong sông, hồ, Nước ngầm là một dạng nước rừng ngập mặn hoặc nước ngọt trong dưới đất, tích trữ trong các lớp đất vùng đất ngập nước. Nước mặt được đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng cát, bột kết, trong các khe nứt, thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Nước mặt bao gồm nước lưu thông hoặc chứa trên bề mặt lục địa. Phân loại hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người (Marmonier và cs., 1993). - Nước mặt vĩnh viễn: Là loại nước Theo độ sâu phân bố, có thể chia có quanh năm. Bao gồm nước sông, nước ngầm thành nước ngầm tầng nước đầm và nước trong hồ. mặt và nước ngầm tầng sâu. - Nước mặt nhân tạo: Đây là nguồn nước do con người tạo ra, được chứa trong các hệ thống mà con người xây dựng, tạo ra. Đây sẽ là hồ, đập và đầm lầy nhân tạo. Nguồn gốc Nước mặt có nguồn gốc từ lớp nước Phần lớn nước dưới đất hình dưới sâu mà sự xuất hiện của nó tạo thành theo một nhánh trong vòng nên các sông, suối, ao, hồ… tuần hoàn nước cùng với các yếu tố thủy văn khác. Có bốn con đường hình thành nước dưới đất: nguồn gốc khí quyển; nguồn gốc trầm tích trầm tích, khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt, nguồn gốc magma (nguyên sinh) và nguồn gốc biến chất (thứ sinh). 6 Đặc điểm - Nước mặt là nơi cư trú và phát triển -Nhiệt độ của nước ngầm tương quan trọng của thực vật nổi (tảo) và đối ổn định. động vật nổi - Độ đục thường thay đổi theo - Ở các đập nước thời gian dừng lâu mùa. tạo nên sự lắng gạn tự nhiên của các - Độ màu: Thường thì không có phần tử có màu, độ màu gây ra do chứa các kích thước lớn, độ đục còn lại của chất của acid humic. nước là do các chất keo - Độ khoáng hoá thường không - Trong nước mặt có mặt các chất thay đổi. hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên là do - Sắt và mangan thường có mặt sự phân hủy các chất hữu cơ thực vật với các hàm lượng khác nhau. và động vật sống trên bề mặt bể chứa - CO2 thường xâm thực với hàm nước hoặc trong các sông và các vi lượng lớn. sinh vật tự phân hủy sau khi chết - Oxy hoà tan thường không có. (thực vật và động vật). - Sự thay đổi hàng ngày (sự chênh lệch nhiệt độ, ánh sáng mặt trời) thay đổi theo mùa, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ..) và của thực vật (rụng lá). Chúng có thể xảy ra ngẫu nhiên như mưa, giông, ô nhiễm mạnh. Ở các nơi chứa nước mặt, chất lượng nước thay đổi từ bề mặt đến đáy bể chứa (O2, Fe, Mn, khả năng oxy hóa, - H2S thỉnh thoảng có mặt trong nước ngầm. - NH4+ thường có mặt trong nước ngầm. - Nitrat, Silic có hàm lượng đôi khi cao. - Ít bị ảnh hưởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ. sinh vật nổi). Hàm lượng của mỗi - Clo có thể bị ảnh hưởng hoặc yếu tố thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ không bị ảnh hưởng tuỳ theo khu của một năm. vực. - Ô nhiễm hữu cơ thường dẫn đến - Vi sinh vật: Thường có vi việc phú dưỡng nguồn nước khuẩn. 1.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 1.2.1. Nước Ngoài Hiện nay trên thế giới các nghiên cứu đa dạng Copepoda đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã phát hiện ra nhiều loài mới đồng thời cũng phản ánh được mối tương quan giữa môi trường và đa dạng sinh học. 7 Theo Boxshall & Halsey (2004), Boxshall & Defaye (2008), hiện đã ghi nhận khoảng 2.800 loài giáp xác Calanoida và Harpacticoida sống ở các thuỷ vực nước ngọt nội địa trên thế giới (Boxshall, G. A. ; Halsey, 2004)(Boxshall & Defaye, 2008). Các nghiên cứu về thành phần loài giáp xác Calanoida và Harpacticoida nước ngọt đã được tiến hành ở hầu hết các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.. Trong thời gian gần đây thành phần loài Copepoda nước ngọt của Thái Lan được điều tra kỹ lưỡng từ các nghiên cứu của tác giả Sanoamuang (1999, 2001) (Sanoamuang, 1999)(Sanoamuang, 2001); Trong số đó có khoảng 10 loài Copepoda được mô tả ở Thái Lan. Ở Trung Quốc, Shen và Tai (1962, 1964) có các nghiên cứu về giáp xác Copepoda ở các hồ và sông lớn, trong đó có nhiều loài và giống mới cho khoa học đã được mô tả (C. J. Shen, 1962)(C. J. Shen., 1964). Theo Shen và cs. (1979) có 206 loài giáp xác Copepoda trong các thuỷ vực nước ngọt nội địa Trung Quốc. (C. J. Shen (ed.) and Research Group of Carcinology, 1979) Nghiên cứu ở khu vực Nam Mỹ vào năm 2016 đã phân tích 22 loài động vật chân chèo để đánh giá tương quan giữa các chất dinh dưỡng, chất diệp lục, độ sâu và độ trong suốt của nước có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ các loài chân chèo (Gilmar PerbicheNevesa và cs., 2016). Trong đó thì chất diệp lục, tổng nito và tổng photpho có tương quan thuận với tỷ lệ các loài chân chèo còn nhiệt độ, DO thì có tương quan nghịch với tỷ lệ các loài chân chèo. Bên cạnh đó, nghiên cứu năm 2018, nghiên cứu tại 17 hồ chứa của bang São Paulo bảy loài Copepoda Cyclopoida (Eucyclops serrulatus, Tropocyclops prasinus cf meridionalis, Thermocyclops Crassus, Thermocyclops minutus, metacyclops mendocinus, mesocyclops longisetus và Microcyclops anceps) đã được tìm thấy, nghiên cứu này cũng cung cấp các khóa để xác định Cyclopoida và xác định phân bố địa lý cũng như điều kiện môi trường (E. K. và cs., 2018). Ngoài ra vào năm 2006, một loài mới thuộc chi Cyclopoid Australoeucyclops Karanovic đã được tìm thấy từ một số địa điểm không còn tồn tại ở Tây Nam Châu Úc, chúng là đại diện thứ sáu của chi này và là loài đặc hữu của Úc, New Zealand và Indonesia (Karanovic & Tang, 2009). 1.2.2. Trong Nước Việt Nam trong những năm gần đây cũng bắt đầu nghiên cứu về đa dạng Copepoda tuy nhiên thì vẫn chưa có nhiều người tập trung vào lĩnh vực này. Năm 2001, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải đã mô tả định loại 50 loài Cladocera và 31 loài CopepodaCalanoida. Hồ Thanh Hải và Trần Đức Lương (2007, 2009) tiếp tục bổ sung một số giống loài giáp xác Harpacticoida thuộc giáp xác chân chèo (Copepoda)(Trần Đức Lương, Hồ Thanh Hải, 2007)(Hồ Thanh Hải, Trần Đức Lương, 2009). Trần Đức Lương (2012), đã ghi nhận 105 loài giáp xác chân chèo (Copepoda) thuộc 45 giống, 13 họ, trong 3 bộ Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida. Trong đó, bộ Calanoida có 39 loài, bộ 8 Cyclopoida có 29 loài, bộ Harpacticoida có 37 loài ở các thủy vực nội địa Việt Nam. (Trần Dức Lương, 2012). Trong đó nghiên cứu vào năm 2013 của Trần Đức Lương với Hồ Thanh Hải với các mẫu vật ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ và biển ven bờ đã ghi nhận mới một số loài thuộc giống Pseudodiaptomus cho khu hệ Copepoda Việt Nam (Trần Đức Lương, 2013). Mới nhất là nghiên cứu tại sông Thu Bồn, Quảng Nam đã ghi nhận được 10 loài thuộc phân lớp Copepoda thuộc 09 chi, 06 họ và 03 bộ. Trong đó, 01 chi và 02 loài ghi nhận mới cho khu hệ phân lớp giáp xác ở Việt Nam. Trong đó, mô hình tường quan đa biến (CCA) cho thấy các thông số môi trường của nước mặt như EC, TDS, NO2- và PO43ảnh hưởng đến các loài Schmackeria bulbosa, Thermocyclops crassus và Mesocyclops leuckarti với lần lượt là -0,87, -0,24 và -0,64 (Trần Ngọc Sơn và cs., 2021). 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu:  Vị trí địa lý Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ độ vĩ bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ độ kinh đông. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế. Vị trí địa lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông. Vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho Quảng Bình trong việc tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến (Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, 2022).  Khí hậu Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta, do đó có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240C – 250C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. (Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, 2022).  Địa hình Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.055km2, địa hình nơi đây thường hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông với 85% diện tích tự nhiên là đồi núi và 15% là diện tích đồng bằng, chủ yếu tập trung theo hai bờ các con sông chính như sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Dinh. Hầu hết các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi 9 Trường Sơn đổ ra biển Đông, sông ngắn và do nhiều phụ lưu hợp thành. Bên cạnh diện tích đồi núi và đồng bằng, Quảng Bình có một phần diện tích là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.  Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất của Quảng Bình có quỹ đất tự nhiên 805,1 nghìn ha, trong đó đã sử dụng 596,08 nghìn ha (74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn ha (26% diện tích tự nhiên). Trong đó số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 11,1%, sử dụng vào lâm nghiệp 84,3%, đất chuyên dùng là 4,6%. Trong 209,1 nghìn ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi là 136,7 nghìn ha. Đây là địa bàn phát triển, mở mang sản xuất nông - lâm nghiệp và cũng là địa bàn để phân bố các cơ sở công nghiệp mới. Hiện còn 2.388 ha mặt nước chưa sử dụng - là điều kiện mở mang phát triển nuôi trồng hải sản ngọt, lợ trong tương lai và còn 70.631 ha đất chưa sử dụng. Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển tại đây có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số ngư trường với nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm… cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp biển. Ngoài ra, vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu. Tài nguyên biển Quảng Bình có hầu hết các loài hải sản có mặt ở vùng biển Việt Nam (1.000 loài), có những loài hải sản có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang… Phía Bắc biển Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ có giá trị mà còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung. Theo số liệu điều tra và đánh giá của Bộ Thuỷ Sản (năm 1996), trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình (chưa kể đến một số loài cá như cá ngừ, cá chuồn) là khoảng 51.000 tấn; trữ lượng tôm biển ước tính là 2.000 tấn chủ yếu là các loài tôm mũ ni, đánh bắt vào vụ nam, trữ lượng mực khoảng 8.000 - 10.000 tấn. Diện tích tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, ao hồ nhỏ, hồ chứa, mặt nước lớn, diện tích trồng lúa có khả năng nuôi, diện tích bãi bồi ven sông, ven biển, nước mặn) là 15.000 ha, trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là 4.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản ngọt là 11.000 ha. Tổng diện tích rừng tại Quảng Bình là 505,7 nghìn ha với độ che phủ là 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có trên 448,4 nghìn ha, rừng trồng gần 57,3 nghìn ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3 gỗ, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất