Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi đến đặc điểm quần thể loài apocyc...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi đến đặc điểm quần thể loài apocyclops dengizicus (lepeshkin, 1900) (arthropoda copepoda)

.PDF
55
1
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ LÊ BÁ NGUYÊN HƯNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI ĐẾN ĐẶC ĐIỂM QUẦN THỂ LOÀI Apocyclops dengizicus (LEPESHKIN, 1900) (ARTHROPODA: COPEPODA) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Đà Nẵng - 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ LÊ BÁ NGUYÊN HƯNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI ĐẾN ĐẶC ĐIỂM QUẦN THỂ LOÀI Apocyclops dengizicus (LEPESHKIN, 1900) (ARTHROPODA: COPEPODA) Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: 3150318007 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. TRỊNH ĐĂNG MẬU Đà Nẵng - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Đăng Mậu khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kỳ quy định nào về đạo đức khoa học. Tác giả Lê Bá Nguyên Hưng LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Đăng Mậu, giảng viên khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Thứ hai, tôi xin chân thành cảm ơn anh Dương Quang Hưng, nhóm ZooVi nói riêng và các thành viên nhóm nghiên cứu ABR nói chung đã hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Thứ ba, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Và lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 3 1.1.1. Vị trí phân loại 3 1.1.2. Đặc điểm hình thái 3 1.1.3. Chu kỳ sống 6 1.1.4. Khả năng sinh sản 7 1.1.5. Điều kiện nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể copepods 11 1.1.6. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của copepods trong nuôi trồng thủy sản 11 1.2. Tình hình nghiên cứu loài Apocyclops dengizicus 12 1.2.1. Trên thế giới 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14 2.2. Bố trí thí nghiệm 14 2.2.1. Giống động vật phù du 14 2.2.2. Nuôi trước thí nghiệm 14 2.2.3. Bố trí thí nghiệm 14 2.3. Phương pháp và xử lý số liệu 18 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của quần thể loài A. dengizicus. 3.1.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến cấu trúc quần thể của A. dengizicus iii 19 19 20 3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn tới kích thước quần thể của A. dengizicus. 24 3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn tới tỉ lệ giới tính của A. dengizicus. 25 3.1.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ phát triển đặc trưng (K) và thời gian gấp đôi quần thể (Dt) của loài A. dengizicus. 26 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của quần thể loài A. dengizicus. 28 3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc quần thể của A. dengizicus. 30 3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến kích thước quần thể của A. dengizicus. 33 3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ giới tính quần thể của A. dengizicus. 34 3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ phát triển đặc trưng (K) và thời gian gấp đôi quần thể (Dt) của loài A. dengizicus. 35 3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của quần thể loài A. dengizicus. 37 3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn tới cấu trúc quần thể của A. dengizicus. 39 3.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn tới kích thước quần thể của A. dengizicus. 43 3.3.3. Ảnh hưởng của thức ăn tới tỉ lệ giới tính của A. dengizicus. 44 3.3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ phát triển đặc trưng (K) và thời gian gấp đôi quần thể (Dt) của loài A. dengizicus. 45 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 49-51 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Tiêu đề Hình 1.1 Hình thái chung của nhóm Apocyclops: hình thái mặt lưng Apocyclops dengizicus (Lepeschkin, 1900). Con cái trưởng thành. 1. Toàn bộ cơ thể; 2. Detail of the left half of the cuticular streak pattern on the dorsal surface of pedigers 3 and 4; 3. Đốt bụng; 4. Đốt ngực. Tỉ lệ kích thước: 100 µm (Marcia Janete Coelho-Botelho & cs., 2000) Hình 1.2 A. dengizicus. A-F, phần chạc đuôi của ấu trùng I-VI; G-K, râu A1 của tiền trưởng thành I-V, VI phần chạc đuôi của tiền trưởng thành; M là phần chạc đuôi của con trưởng thành. (Phạm Kiều Diễm & cs. 2015) Trang 4 4 Hình 1.3 Chu kỳ sống của Apocyclops cmfr, 2017 thuộc chi Cyclopoida (Dr. A. Gopalakrishnan, 2018) 7 Hình 1.4 Ấu trùng A. dengizicus được nở ra từ túi trứng khi các túi trứng vẫn còn gắn ở đốt sinh dục của con con cái. Tỉ lệ thước là 100μm (Andria Jane Marshall, 2002) 8 Hình 1.5 Hình thái của ấu trùng và tiền trưởng thành (Andria Jane Marshall, 2002) 8 Hình 1.6 Bộ râu của loài A. dengizicus ở tiền trưởng thành VI (Andria Jane Marshall, 2002) 9 Hình 1.7 Hình thái con cái và con đực của Apocyclops cmfri, 2017. (Dr. A. Gopalakrishnan, 2018) 10 Hình 1.8 Đốt bụng của chi Apocyclops với tỉ lệ kích thước 80um (Supawadee Chullasorn & cs., 2008) 10 Hình 3.1 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến cấu trúc quần thể A. dengizicus 21 Hình 3.2 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến kích thước quần thể A. dengizicus 23 v Hình 3.3 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tỉ lệ giới tính của quần thể A. dengizicus 24 Hình 3.4 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tỉ lệ phát triển của quần thể A. dengizicus 26 Hình 3.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến cấu trúc quần thể của loài A. dengizicus 29 Hình 3.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến kích thước của quần thể A. dengizicus 30 Hình 3.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỉ lệ giới tính của quần thể A. dengizicus 31 Hình 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỉ lệ phát triển của quần thể A. dengizicus 34 Hình 3.9 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến cấu trúc quần thể A. dengizicus 37 Hình 3.10 Ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt độ khác nhau đến kích thước quần thể A. dengizicus 38 Hình 3.11 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỉ lệ giới tính của quần thể A. dengizicus 39 Hình 3.12 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỉ lệ phát triển của quần thể A. dengizicus 41 vi DANH SÁCH BẢNG Số hiệu Tiêu đề Trang Bảng 1.1 Kích thước của các giai đoạn ấu trùng (trung bình±SD); D là chiều dài của cơ thể ấu trùng, R là chiều rộng của cơ thể ấu trùng, D:R là tỉ lệ chiều dài và chiều rộng của cơ thể .(Andria Jane Marshall, 2002) 5 Bảng 1.2 Kích thước của giai đoạn tiền trưởng thành (trung bình±SD); D là chiều dài của cơ thể từ đầu đến đốt bụng; R là chiều rộng của cơ thể tính đoạn cơ thể dài nhất trên đốt lưng, D:R là tỉ lệ chiều dài và chiều rộng của cơ thể (Andria Jane Marshall, 2002) 6 Bảng 3.1 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến quần thể A. dengizicus sau 20 ngày nuôi. 19-20 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tỉ lệ phát triển và thời gian gấp đôi của quần thể A. dengizicus. 25-26 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến quần thể A. dengizicus sau 20 ngày nuôi. 27-28 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỉ lệ phát triển và thời gian gấp đôi của quần thể A. dengizicus. 33 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau đến quần thể A. dengizicus sau 20 ngày nuôi. 35 Bàng 3.6 Ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau đến tỉ lệ phát triển và thời gian gấp đôi của quần thể A. dengizicus. 40-41 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Động vật phù du là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Trong đó, Copepods đóng vai trò là cầu nối giữa thực vật phù du và nhiều loài động vật thủy sinh trong hệ sinh thái (Farhadian et al., 2014). Copepods đã được nghiên cứu nhiều về sự đa dạng, đặc điểm phân bố, sinh thái (Olja Vidjak & cs.., 2012). Ngoài ra copepods thuộc chi Apocyclops đang được thu hút sự chú ý trong việc ứng dụng trong thủy sản đặc biệt là các loài thuộc bộ Cyclopoida đóng vai trò là nguồn thức ăn chính cho nhiều động vật thủy sinh khác (Vũ Ngọc Út & Dương Thị Hoàng Oanh, 2013). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị dinh dưỡng của copepods cao hơn nhiều so với các loại động vật phù du khác được sử dụng trong sản xuất giống thủy sản như Artemia và luân trùng (Brachionus sp.). Cụ thể, hàm lượng protein trong copepods được xác định cao hơn nhiều so với luân trùng. Hơn thế, hàm lượng các axit béo không no (n-3) và phospholipid trong copepods đã được xác định cao hơn so với luân trùng và Artemia (van der Meeren & cs., 2008) nên rất thích hợp trong nuôi trồng thủy sản. Trên thế giới copepods đã được nuôi trồng thành công và ứng dụng trong hoạt động ương nuôi ấu trùng thủy sản từ những năm 1980 (Schipp, 2006). Tầm quan trọng của copepods trong hoạt động sản xuất giống các đối tượng thủy sản biển đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu trước đây (Bell & cs., 1997; Støttrup, 2000; Kleppel và Hazzard, 2002; Lee & cs., 2005). Có 3 bộ copepods đã được khảo sát và ứng dụng nhiều nhất trong hoạt động sản xuất giống thủy sản bao gồm: Bộ Cyclopoida, Calanoida and Harpacticoida (Marcus, 2005). Những loài copepods nước mặn, đặc biệt Calanoida đã được chứng minh là một trong những nguồn thức ăn có giá trị cho nhiều loài ấu trùng cá biển khi so sánh với luân trùng và Artemia. Việc nuôi trồng thủy sản hiện nay cũng đang đối mặt với một thách thức lớn về tỉ lệ ở ấu trùng cá biển cũng như là các ấu trùng tôm có tỉ lệ chết cao, một trong những nguyên nhân chính gây ra tỉ lệ tử vong cao như vậy là sự thiếu hụt về dinh dưỡng từ những nguồn thức ăn tươi sống (Nanton & Castell, 1998). Các nghiên cứu quần thể về copepods đang nhận được nhiều sự quan tâm, cụ thể như là quần thể loài Apocyclops sp. Bởi giá trị dinh dưỡng chúng đem lại cho các ấu trùng tôm cá tại nuôi trồng thủy sản, một số nghiên cứu cho thấy rằng khi cho ăn các loại vi tảo khác nhau cho giá trị dinh dưỡng khác nhau, khi cho ăn lần lượt các loại vi tảo Chaetoceros calcitrans (C), Tetraselmis tetrathele (T) và phối trộn 2 loại vi tảo (CT) cho thấy được hàm lượng dinh dưỡng của A.dengizicus lần lượt là 46,8%, 60,5% và 55,3%. Hàm lượng chất béo lần lượt 19%, 17,8% và 19,1% của copepods khi cho ăn các loại tảo lần lượt là: C, T và CT (Omidvar Farhadian & cs., 2009); với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy thì trên thế giới họ bắt đầu có những bài nghiên cứu về khảo sát tối ưu điều kiện 1 nuôi, dinh dưỡng của các loài copepods thuộc chi cyclopoida. Ở bài nghiên cứu trên thế giới khác (Fawzy I. Magouz&cs., 2021) sự đa dạng các loại thức ăn khác nhau cho thấy sự ảnh hưởng thức ăn của loài Oithona nana lớn như thế nào và độ mặn và nhiệt độ cũng ảnh hưởng không ít đến với loài copepods A.dengizicus (Farhadian, O. & cs., 2012), qua đó có thể nâng sinh khối lớn để phục vụ cho nuôi trồng với sinh khối lớn thì cần phải tiếp tục nghiên cứu các khoảng tối ưu của các điều kiện nuôi phù hợp nhất để có thể ứng dụng thành công trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. Từ những cơ sở lý luận trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi đến đặc điểm quần thể loài Apocyclops dengizicus (Lepeshkin, 1900) (Arthropoda: Copepoda)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được điều kiện nuôi phù hợp nhất cho sự phát triển của quần thể loài động vật phù du A. dengizicus. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được ảnh hưởng của độ mặn môi trường nuôi đến đặc điểm và sự phát triển quần thể loài động vật phù du A. dengizicus; - Xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến đặc điểm và sự phát triển quần thể loài động vật phù du A. dengizicus; - Xác định được ảnh hưởng của loại thức ăn đến đặc điểm và sự phát triển quần thể loài động vật phù du A. dengizicus; 3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát đặc điểm và sự phát triển quần thể (Cấu trúc quần thể; Tỉ lệ giới tính; Kích thước quần thể; Tỉ lệ phát triển đặc trưng của quần thể; Thời gian gấp đôi quần thể) loài động vật phù du A. dengizicus ở các điều kiện nuôi khác nhau về độ mặn; - Khảo sát đặc điểm và sự phát triển quần thể (cấu trúc quần thể; Tỉ lệ giới tính; kích thước quần thể; Tỉ lệ phát triển đặc trưng của quần thể; Thời gian gấp đôi quần thể) loài động vật phù du A. dengizicus ở các điều kiện nuôi khác nhau về nhiệt độ; - Khảo sát đặc điểm và sự phát triển quần thể (cấu trúc quần thể; Tỉ lệ giới tính; kích thước quần thể; tỉ lệ phát triển đặc trưng của quần thể; thời gian gấp đôi quần thể) loài động vật phù du A. dengizicus ở các điều kiện nuôi khác nhau về loại thức ăn; 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Vị trí phân loại Phân loại loài A. dengizicus: - Ngành : Arthropoda - Lớp : Hexanauplia - Bộ : Cyclopoida - Họ : Cyclopoidae - Chi : Apocyclops - Loài : Apocyclops dengizicus (Lepeshkin, 1900) Phần lớn loài Apocylops sp. thuộc chi cyclopoida sống chủ yếu ở trong môi trường lợ (Huys & Boxshall, 1991). A. dengizicus thường thấy ở các vùng nhiệt đới ngoài ra chúng được tìm thấy ở các vùng Ôn đới của Châu Á, Châu Phi, Châu Úc, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và khắp Châu Âu. 1.1.2. Đặc điểm hình thái Chiều dài của A. dengizicus dao động từ 835-1100 µm. Bề mặt lưng (prosome) cũng như toàn bộ bề mặt của đốt sinh dục được gắn bằng các đường vân dạng thấu kính mà kiểu trang trí được thể hiện một phần trong cơ thể. 3 Hình 1.1. Hình thái chung của nhóm Apocyclops: hình thái mặt lưng Apocyclops dengizicus (Lepeschkin, 1900). Con cái trưởng thành. 1. Toàn bộ cơ thể; 2. Detail of the left half of the cuticular streak pattern on the dorsal surface of pedigers 3 and 4; 3. Đốt bụng; 4. Đốt ngực. Tỉ lệ kích thước: 100 µm (Marcia Janete Coelho-Botelho & cs., 2000) Các giai đoạn ấu trùng có thể được phân biệt dễ dàng dựa trên hình dạng cơ thể (Hình2.2). Ở giai đoạn tiền trưởng thành, hình dạng cơ thể gần giống với con trưởng thành nhưng có kích thước khác nhau và cũng có thể được phân biệt dựa trên sự phát triển của đôi râu A1 và các đốt chạc đuôi (Phạm Kiều Diễm & cs. 2015). Hình 1.2. A. dengizicus. A-F, phần chạc đuôi của ấu trùng I-VI; G-K, râu A1 của tiền trưởng thành I-V, VI phần chạc đuôi của tiền trưởng thành; M là phần chạc đuôi của con trưởng thành. (Phạm Kiều Diễm & cs. 2015) 4 Bảng 1.1: Kích thước của các giai đoạn ấu trùng (trung bình±SD); D là chiều dài của cơ thể ấu trùng, R là chiều rộng của cơ thể ấu trùng, D:R là tỉ lệ chiều dài và chiều rộng của cơ thể (Andria Jane Marshall, 2002) Giai đoạn ấu trùng D±SD (μm) R±SD (μm) D:R NI 114±3 91±3 1,3 N II 169±4 119±2 1,4 N III 191±3 138±3 1,4 N IV 248±5 171±2 1,5 NV 277±1 183±2 1,5 N VI 335±2 195±2 1,7 5 Bảng 1.2: Kích thước của giai đoạn tiền trưởng thành (trung bình±SD); D là chiều dài của cơ thể từ đầu đến đốt bụng; R là chiều rộng của cơ thể tính đoạn cơ thể dài nhất trên đốt lưng, D:R là tỉ lệ chiều dài và chiều rộng của cơ thể (Andria Jane Marshall, 2002) Giai đoạn tiền trưởng thành D±SD (μm) R±SD (μm) D:R CI 445±4 198±3 2,3 C II 577±2 223±3 2,6 C III 667±2 242±9 2,8 C IV 770 255 3,0 CV 890 270 3,3 C VI con đực trưởng thành 915±2 277±3 3,3 C VI con cái trưởng thành 1160±2 368±6 3,2 1.1.3. Chu kỳ sống A. dengizicus trước khi trưởng thành thì chúng sẽ trải qua 12 giai đoạn phát triển (6 giai đoạn ấu trùng và 6 giai đoạn tiền trưởng thành) có kích thước từ 100μm – 1000μm. Mỗi giai đoạn có những kích thước khác nhau phù hợp với miệng ăn của các ấu trùng cá, tôm trông nuôi trồng thủy hải sản những điều này làm cho ấu trùng tôm cá tăng tỉ lệ sống số khi còn ở dạng ấu trùng. Do đó, A. dengizicus rất phù hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng các loài động vật thủy sản. Việc sử dụng Copepoda làm ăn cho ấu trùng thủy sản có thể quyết định đến sự thành công của quá trình ương nuôi do giá trị dinh dưỡng và kích thước của ấu trùng Copepoda phù hợp với cỡ miệng của nhiều loài động vật thủy sản (Payne & Rippingale, 2001). 6 Hình 1.3: Chu kỳ sống của Apocyclops cmfr, 2017 thuộc chi Cyclopoida (A. Gopalakrishnan, 2018) Trứng của Apocyclops sp. được gặp trên đốt sinh dục ở phần bụng của con cái trưởng thành, trứng copepods có đường kính khoảng 86μm. Ấu trùng chi nở ra từ trứng khi trứng còn được giữ lại trên sinh dục, trứng sẽ không nở ra ấu trùng khi buồng trứng rơi khỏi đốt sinh dục. 1.1.4. Khả năng sinh sản Trứng của A. dengizicus đều được gắn trên đốt sinh dụng của con cái trưởng thành và chúng có hình cầu với kích thước khoảng 86μm. Các ấu trùng của A. dengizicus chỉ ở khi trứng còn được gắn trên đốt sinh dục thì mới nở thành công; còn những trứng mà bị loại bỏ khỏi đốt sinh dục thì 100% sẽ không nở. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi độ mặn và nhiệt độ một cách đột ngột hay là cách chúng ta xử lý quá mạnh tay khi đang thay môi trường của nó. Sáu giai đoạn ấu trùng của A. dengizicus có chiều dài từ 114μm - 335μm. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có chiều dài và chiều rộng cơ thể thay đổi đáng kể khi so với 6 giai đoạn tiếp theo. Các giai đoạn ấu trùng đều không có gì ở bên ngoài cơ thể để nhận dạng ngoài cặp mắt đỏ ở trước mặt lưng. Đôi khi chúng ta nhìn thấy các giọt lipid trong cơ thể của ấu trùng và các sắc tố của các chất chứa trong ruột. Sư gia tăng của kích thước và 7 hình dạng thay đổi một cách rõ rệt khi chúng ở các giai đoạn tiếp theo (tiền trưởng thành). Hình 1.4: Ấu trùng A. dengizicus được nở ra từ túi trứng khi các túi trứng vẫn còn gắn ở đốt sinh dục của con con cái. Tỉ lệ thước là 100μm (Andria Jane Marshall, 2002) (a) (b) Hình 1.5: Hình thái của ấu trùng và tiền trưởng thành a) Hình thái của ấu trùng từ trái qua phải lần lượt là NII, NIV, NVI, b) Hình thái của tiền trưởng thành và ấu trùng lần lượt là CI và NIII (Andria Jane Marshall, 2002) 8 Ở giai đoạn tiền trưởng thành CVI thì rất khó nhận dạng được nó qua kích thước chiều dài và chiều rộng. Vì thế, để phân biệt được con đực và con cái trưởng thành thì phải phân biệt thì con đực và con cái sẽ khác nhau ở các đặc điểm sau: ● Đầu tiên là cặp râu của cúng, con đực và con cái trưởng thành đều có bộ râu to như nhau; ở con cái bộ râu của chúng có đường gân, mảnh mai. Hình 1.6: Bộ râu của loài A. dengizicus ở tiền trưởng thành VI: (a) Bộ râu của con đực; (b) Bộ râu của con cái (Andria Jane Marshall, 2002) 9 ● Thứ 2 là hình dạng của con cái và con đực. Hình 1.7: Hình thái con cái và con đực của Apocyclops cmfri, 2017, a) con cái trưởng thành, b) con đực trưởng thành. (Gopalakrishnan, 2018) ● Thứ 3 là sự hình thành đốt bụng của copepods. Hình 1.8: Đốt bụng của chi Apocyclops với tỉ lệ kích thước 80μm. (Supawadee Chullasorn và cs., 2008) 10 1.1.5. Điều kiện nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể copepods Chi Apocyclops có khả năng chịu mặn từ 4ppt đến 128 ppt (Timms, 1987), tuy nhiên sự sinh sản của chỉ phát triển ở độ mặn 0,5 ppt đến 68 ppt. A. dengizicus hoàn toàn thích nghi được các môi trường nuôi kém chất lượng. Nhưng khi ở độ mặn 20 ppt thì A. dengizicus các thông số sản xuất, tốc độ phát triển và sinh sản đạt số liệu cao nhất (Farhadian O., 2012). Ở độ mặn 30 ppt thì khả năng sống và tuổi thọ của chúng không thay đổi. Khi độ mặn được thay đổi đột ngột thì chúng chịu được rất tốt, số liệu cho ta thấy rằng khi thay đổi độ mặn đột ngột thì con cái mang trứng có khả năng chịu đựng là 20%, bên cạnh đó còn quan sát được các con ấu trùng có thể chịu đựng được 9 độ mặn(10~50ppt) nhưng khả năng chịu đựng của chúng chỉ khoảng 10 - 50% (Andria Jane Marshall, 2002) A. dengizicus cũng chịu được nhiệt độ rất cao khoảng 20 - 35oC, nhiệt độ tối ưu hóa của chúng rơi vào khoảng 28 ~ 32oC. Đặc điểm chịu nhiệt tốt cũng rất là thuận lợi cho việc nuôi chúng để làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá hay cá cảnh tại nhà. Nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến giới tính của A. dengizicus tỷ lệ qua giữa con đực vài cái là 1:1. Ở khoảng nhiệt độ tối ưu từ 26~32oC thì các con ở giai đoạn tiền trưởng thành chiếm 80% cá thể trong môi trường nuôi đó, ấu trùng là 2% và các con copepods trưởng thành chiếm 18% (Andria Jane Marshall, 2002). 1.1.6. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của copepods trong nuôi trồng thủy sản Giá trị dinh dưỡng của loài A. dengizicus tùy thuộc vào kích thước và loại thức ăn. Cụ thể là hàm lượng protein trong A. dengizicus khi chúng được cho ăn các loại tảo bao gồm Chaetoceros calcitrans (C), Tetraselmis tetrathelle (T) và kết hợp thành khẩu ăn (CT) cho thấy được khi chúng ở dạng trọng lượng khô thì protein của chúng lần lượt là 46,8%; 60,5% và 55,3%. Tương ứng với lipid lần lượt là 19.0%; 17.8% và 19.1% khi ở khối lượng khô. Ngoài ra thì khi ở được nuôi cấy ở các loại thức ăn C, T và CT thì tổng số axit amin được đo đạc lần lượt là 57,1%; 60,3% và 67,7% và tổng axit amin không thiết yếu là 42.9%; 40.0% và 32.2%. Bên cạnh đó có các tỉ lệ DHA: EPA: ARA của loài A. dengizicus được cho ăn với các loại thức ăn C, T và CT lần lượt là 6,8:3:1; 14:5,8:1 và 11,6:2,6: 1 (Farhadian & cs., 2009). Các thành phần dinh dưỡng của A. dengizicus được cho là phù hợp để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho ấu trùng cá và tôm trong nuôi trồng thủy sản. Và loài này có họ sẽ lấy làm thức ăn chính cho các nuôi trồng thủy sản thay thế Artemia bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất