Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu dân số đến chất lượng cuộc sống của ngư...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân một số thuộc huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

.DOCX
85
90
129

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp 1 Nguyễn Thị Vân Anh tr­êng­®¹i­häc­s­­ph¹m­hµ­ ******* NguyÔn­thÞ NGHiªn­cøu cña­mét­sè­chØ­tiªu­d©n­sè­®Õn­chÊt­l­îng­cuéc­sèng­cña­ kho¸­luËn­tèt­n Chuyªn­ngµnh:­Sinh­ Ng­êi­h­íng­dÉ ThS­NguyÔn­x Hµ­Néi­ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chỉ tiêu dân số đến chất lượng đời sống của nhân dân một số xã thuộc huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn” là kết quả của riêng tôi và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Xuân Thành, người đã giành nhiều thời gian chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, các thầy cô tổ động vật bộ môn Giải phẫu - Sinh lý người và động vật trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cảm ơn các cơ quan ở địa phương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 05 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT - FAO: Tổ chức nông lương quốc tế (Food and Agricultural Organization). - UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc. (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) - AFPPD: Diễn đàn nghị sĩ Châu Á về dân số và phát triển. - DV - KHHGĐ: Dịch vụ - kế hoạch hóa gia đình. - DS - DV - KHHGĐ: Dân số - Dịch vụ - kế hoạch hóa gia đình. - DS – KHHGĐ: Dân số - kế hoạch hóa gia đình. - BVCS&GDTE: Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. - DS - GĐ&TE: Dân số - gia đình và trẻ em. - UBDS - GĐ&TE: Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em. - HĐND: Hội đồng nhân dân. - UBND: Uỷ ban nhân dân. - THPT: Trung học phổ thông. - THCS: Trung học cơ sở. - CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - DSTN: Dân số tự nhiên. + - Con thứ 3 : Tỉ lệ con thứ 3 trở lên. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chỉ tiêu dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân một số xã thuộc huyện Chợ Mới - tỉnh Băc Kạn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Tỷ lệ gia tăng DSTN nhìn chung là giảm nhưng chưa bền vững, có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể tỷ lệ gia tăng DSTN của huyện Chợ Mới giảm từ 8,70 (2003) xuống 7,65 (2006), sau đó lại tăng lên 9,11(2007). Ở thị trấn là 5,2 (2003) giảm xuống còn 2,2 (2005) và tiếp tục tăng trở lại đến 7,5 (2007). Ở Xã Quảng Chu tỷ lệ gia tăng DSTN là 10,6 (2003) giảm xuống còn 7,8 (2006) sau đó tăng trở lại đến 9,4 (2007) . 2. Tỷ lệ sinh còn cao, cụ thể ở huyện Chợ Mới là 13,90 ‰ , ở thị trấn Chợ Mới là 13,22 ‰ và ở xã Quảng Chu là 13,28 ‰. + 3. Tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao, cụ thể trong toàn huyện Chợ Mới là + 3,3%. Xã Quảng Chu có tỷ lệ sinh con thứ 3 (10,44%) cao hơn so với thị trấn Chợ Mới (3,86%). 3. Việc thực hiện các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản ngày càng tăng. 6. Do tỉ lệ gia tăng dân số giảm và kết hợp với chính sách kinh tế xã hội của huyện và xã nên trong thời gian qua kinh tế - xã hội của huyện và xã có những chuyển biến tích cực, chất lượng đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Từ những kết luận trên, tôi đưa ra một số đề nghị sau: 1. Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong kế hoạch, chỉ đạo cơ sở. Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. 2. Có sự đầu tư thỏa đáng cho chương trình DS-KHHGĐ và có chính sách thỏa đáng cho cán bộ làm công tác này. 3. Đào tạo đội ngũ cán bộ DS ở cơ sở có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng điều phối và quản lý các chương trình dân số ở địa phương. 4. Tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền DS-KHHGĐ với người dân, đưa nội dung giáo dục dân số vào trường học. Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, một trong những mối quan tâm mang tính sức ép lớn nhất của thế giới hiện đại – cả về kinh tế, môi trường và các bệnh tật hiểm nghèo – là sự bùng nổ dân số toàn cầu. Sự tăng trưởng nhanh dân số thế giới trong thế kỷ qua tạo ra một bức tranh tăng trưởng dân số quy mô lớn, không bền vững gắn với các cuộc khủng hoảng lương thực, đói nghèo và bệnh tật. Dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỉ người vào cuối thập kỷ XX, đạt 6,616 tỉ người vào năm 2007, với tỷ lệ tăng dân số hằng năm 1,2% (so với 2% của những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX). Chỉ trong vòng 12 năm, thế giới đã tăng thêm 1 tỉ dân (từ 1987 - 1999), là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử loài người để có thêm 1 tỉ dân và 1 tỉ tiếp theo sẽ đạt được sau 13 năm. Theo dự báo, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,6 tỉ trong vòng 45 năm tới, tức đến năm 2050 dân số thế giới sẽ đạt 9,1 tỉ người. Dân số tăng nhanh để lại hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt làm ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều nước, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á dân số vẫn tiếp tục gia tăng trong vài thập niên tới, trong khi đó ở một số nước phát triển đạt dưới mức sinh thay thế lại có xu thế suy thoái dân số trong vòng 50 năm (2000 2050) như CHLB Nga, U-crai-na, Nhật, Ba-lan, Ru-ma-ni, CHLB Đức. Như vậy, sức ép dân số đối với đa số các nước đang phát triển, trong đó có nước ta do số dân tăng thêm hằng năm còn rất lớn trước đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, hạn chế đến khả năng cải thiện, phát triển và tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu. Mỗi một nước, dù là phát triển hay đang phát triển đều đang phải đối phó với những biến đổi dân số khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và sự quan tâm của mỗi nước. Mức sinh còn cao hay giảm nhưng chưa ổn định, tử vong cao, đặc biệt là tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tử vong của bà mẹ và trẻ em liên quan đến HIV/AIDS, chất lượng dân số thấp,... hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của các nước đang phát triển. Còn đối với các nước đã phát triển, mối quan tâm lại là mức sinh quá thấp và hậu quả bao gồm già hóa dân số và thiếu hụt dân số trong độ tuổi lao động. Từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân số. Cho đến nay Việt Nam đã đề ra hai chiến lược phát triển dân số, đó là “chiến lược DS - KHHGĐ đến năm 2000” được ban hành tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 4 khóa VII tháng 1 năm 1993 và “Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010”. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999, dân số Việt Nam là 76,3 triệu người, tăng 11,9 triệu so với năm 1989. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 1989-1999 là 1,7%, giảm 0,5% so với thời kỳ 1979-1989; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm nhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn khoảng 2,3 con năm 1999 và đến 2007 là 2,09 con. Những con số này khẳng định kết quả giảm nhanh mức sinh trong thập kỷ qua. Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng quy mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớn do số dân tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao, bình quân vẫn ở mức trên 1 triệu người/năm. Vấn đề dân số, bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cả hiện tại và trong tương lai. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam ở thập kỉ đầu của thế kỷ 21, khi mức sinh tiến gần mức thay thế, muốn duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc, thì không thể chỉ tập trung giải quyết vấn đề quy mô dân số như trong thời gian qua, mà cùng với giảm sinh phải giải quyết đồng bộ, từng bước, có trọng điểm các vấn đề về chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư theo định hướng "Dân số - sức khoẻ sinh sản và phát triển". Đó cũng là đòi hỏi của một dân tộc văn minh có chiều dài hàng ngàn năm lịch sử đã và đang hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong những năm gần đây nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chiến lược phát triển DS - KHHGĐ trên phạm vi toàn quốc, toàn tỉnh, còn trên phạm vi hẹp (huyện, xã, thôn) thì sự gia tăng dân số cụ thể chưa được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Xuất phát từ sự cần thiết tìm hiểu sự gia tăng dân số cấp cơ sở, cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân số, là một công dân của huyện Chợ Mới tôi muốn góp một phần nhỏ sức lực và trí tuệ của mình vào công tác này nhằm giúp cho công tác DS KHHGĐ của huyện đạt hiệu quả cao hơn vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân một số xã thuộc huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn. 2. Nội dung nghiên cứu Do yêu cầu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau: ● Nghiên cứu tình hình DS - KHHGĐ của huyện Chợ Mới thông qua nghiên cứu một số chỉ tiêu về dân số để thấy được hiện trạng dân số của huyện trong các năm qua. ● Sự ảnh hưởng của một số chỉ tiêu dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân trong địa bàn huyện Chợ Mới. ● Nghiên cứu phát triển dân số của thị trấn Chợ Mới và xã Quảng Chu huyện Chợ Mới trong 5 năm (2003 - 2007). ● Những vấn đề còn tồn tại, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân trong địa bàn huyện Chợ Mới sẽ làm cơ sở để có những giải pháp hữu hiệu nhằm đưa nền kinh tế của huyện đi lên, bởi vì các chỉ tiêu dân số là những thông số phản ánh thiết thực nhất chất lượng cuộc sống của nhân dân cũng như hiện trạng của nền kinh tế. Khóa luận tốt nghiệp 10 Nguyễn Thị Vân Anh Khóa luận tốt nghiệp 11 Nguyễn Thị Vân Anh 1. Vai trò của dân số và sự cần thiết phải nghiên cứu Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phù hợp đó là yếu tố quan trọng kích thích sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao tiềm lực của lực lượng sản xuất; là yếu tố cơ bản để xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, nâng cao vị thế của người phụ nữ, giảm rủi ro về môi trường, mở rộng dịch vụ y tế, xã hội và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ; góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 2. Hậu quả của việc bùng nổ dân số đối với chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống chỉ đảm bảo khi những nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người được thỏa mãn. Môi trường thiên nhiên được giữ gìn và bảo vệ tốt, môi trường xã hội tiến bộ, lành mạnh, công bằng văn minh. Song chất lượng cuộc sống lại có mối quan hệ tác động qua lại với sự phát triển của dân số. Thực tế cho thấy, khi dân số phát triển không hợp lý, tốc độ gia tăng quá nhanh lại là trở lực cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống nó tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị, giáo dục, văn hóa, môi trường,… 2.1. Về kinh tế - xã hội Báo động đầu tiên về mức mất cân đối giữa sự tăng trưởng dân số và nguồn lương thực của con người được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Anh đó là Thomats Robert Malthus. Dân số khi không được kiểm soát sẽ tăng theo cấp số nhân còn nguồn sống cho con người lại tăng theo cấp số cộng do đó dịch bệnh, nạn đói, chiến tranh, đói học, đói việc làm gây sức ép về kinh tế xã hội. 2.1.1.Ảnh hưởng của sự bùng nổ dân số đối với vấn đề cung cấp lương thực thực phẩm An ninh lương thực luôn là vấn đề được cả cộng đồng thế giới quan tâm, đặc biệt trong tình trạng hiện nay sự gia tăng dân số quá nhanh trong khi việc tạo ra lương thực thực phẩm không tăng hoặc tăng không đang kể so với tốc độ gia tăng dân số dẫn đến hậu quả là nạn đói không ngừng xảy ra cụ thể: số người chết đói trên thế giới tăng từ khoảng 460 triệu (1970) lên khoảng 550 triệu (1990), 600 – 650 triệu người(2000). Trong đó có khoảng 60% số người chết đói là ở những nước đang phát triển, 25% là ở Châu phi, 10% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê. Theo tính toán của FAO và UNESCO thì có tới 65 nước Á – Phi đang phát triển, nếu cứ duy trì nhịp độ canh tác như hiện nay thì lương thực cũng chỉ đủ cung cấp cho hơn 1/2 số dân đang sống ở nước này. Nghiêm trọng hơn khi diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, bài toán tăng 75% lương thực thực phẩm từ nay đến 2030 do FAO đề ra vẫn là bài toán khó chưa có lời giải đáp và dân số liên tục gia tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng mà còn có xu hướng giảm, độ màu mỡ của đất ngày càng suy thoái. 2.1.2. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh đối với giáo dục và đào tạo Giáo dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên chất lượng cuộc sống. Trình độ học vấn của mỗi nước phản ánh mức độ phát triển của mỗi xã hội cũng như trình độ văn minh của mỗi quốc gia [3]. Với quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số nhanh như hiện nay nó đang gây ra những tác động xấu đến sự phát triển giáo dục. Thế giới vẫn phát triển không ngừng tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Vậy mà vẫn còn khoảng 20% dân số thế giới mù chữ tập chung ở các nước nghèo và kém phát triển. Có những quốc gia chỉ có 8% đến 16% số dân biết chữ. Riêng các nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tới 666 triệu người mù chữ. Trong khi nạn đói còn đè nặng lên cuộc sống của con người, việc xóa mù chữ đem lại ánh sáng cho họ là một việc làm rất khó khăn [4]. Ở nước ta số người trong độ tuổi đi học ngày càng tăng cao. Mức đầu tư cho giáo dục có tăng nhưng không kịp so với mức độ gia tăng dân số chính vì thế mà việc đáp ứng các nhu cầu về cơ sở vật chất để phục vụ cho học tập còn gặp nhiều khó khăn.Ở Việt Nam có khoảng 15% trẻ em chưa được đến trường. 2.1.3. Sức ép của dân số đối với việc bố trí công ăn việc làm Các quá trình biến động dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng, đi kèm theo đó là vấn đề việc làm. Nhưng mối quan hệ giữa dân số với nguồn lao động và việc làm cần được xem xét từ nhiều phương diện khác nhau. Sự tái sản xuất dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động duy nhất cho xã hội, nhưng đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động lại hết sức khó khăn trong điều kiện dân số tăng nhanh, nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước và xã hội. Khi dân số có sự gia tăng thì nguồn lao động trở nên “quá dồi dào” lại gây ra sức ép lớn đối với việc bố trí công ăn việc làm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển ở Châu Á - Phi - Mỹ La Tinh có từ 1/4 đến 1/3 số lao động không có việc làm thường xuyên, nhiều nước tỷ lệ này là 70%. Theo tổ chức lao động quốc tế, năm 1980 có gần 1/3 lực lượng lao động trên thế giới thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. Còn hiện nay thế giới có ít nhất 15% lực lượng lao động thất nghiệp thực sự [6]. Dân số Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn “tuổi vàng” vì lực lượng lao động rất dồi dào và đông đảo, tỷ trọng nhóm tuổi từ 15 – 59 là lứa tuổi có thể lao động được chiếm 59%. Đây đồng thời lại là vấn đề khó khăn do nhu cầu việc làm tăng cao và nạn thất nghiệp diễn ra [2]. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 8 – 9% vào đầu những năm 90 xuống còn 5, 6% (2004) nhưng vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt ở nông thôn nạn thiếu việc làm khá nghiêm trọng do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay ở nước ta có khoảng 3 triệu lao động không có việc làm. 2.2. Dân số tăng nhanh - tài nguyên cạn kiệt - môi trường suy thoái Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, khi mà sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã làm cho sự giàu có của thế giới tăng lên gấp hàng trăm lần so với cuộc đại công nghiệp hồi đầu thế kỷ XIX, con người mới chợt nhận ra rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nhân loại đang đứng trước những thách thức lớn lao do tình trạng gia tăng dân số quá mức như hiện nay đã tạo nên những áp lực đối với sự phát triển. Những cái giá mà con người phải trả là sự tổn hại về môi trường và sinh thái như: suy thoái đất đai, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự không bền vững về nơi cư trú, điều kiện sinh sống thấp kém và thiếu thốn về nước sinh hoạt, đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng và sự nóng lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, tầng ôzôn bảo vệ trái đất bị tổn hại đe dọa bầu khí quyển [8]. 2.2.1. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt Con người khai thác tài nguyên để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Dân số ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống của con người luôn được cải thiện, do đó các công cụ và phương thức sản xuất được cải tiến để khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên được nhiều hơn – tất yếu sẽ dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên nhanh hơn. Những khoáng sản có ích mỗi năm bị con người khai thác hàng trăm tỉ tấn. Nếu cứ theo đà khai thác và sử dụng như vậy thì 200 năm nữa sẽ hết than đá, 100 năm nữa sẽ hết dầu mỏ. Nhiều loại khoáng sản như: Ag, Zn, Pb,… cũng chỉ khai thác được 20 – 30 năm nữa [5]. Thổ nhưỡng, thế giới động thực vật tuy là tài nguyên tái tạo được nhưng cũng bị nghèo kiệt và suy giảm nhanh chóng. Cứ theo đà phá rừng như hiện nay thì 60 – 80 năm nữa toàn bộ thế giới sẽ biến thành đồi trọc. Diện tích rừng suy giảm làm nhiều loài động thực vật quý hiếm bị diệt vong. Từ năm 1600 đến nay có hơn 700 loài động – thực vật đã bị tuyệt chủng, có nhiều loài bị tuyệt chủng trước khi phát hiện ra. Sự giảm tính đa dạng sinh học là một trong những nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái. Mất rừng còn dẫn đến các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, đất đai bị suy thoái. Tài nguyên nước hiện nay khá dồi dào ước tính khoảng 1386 triệu km 3 nhưng lượng nước ngọt được dùng chỉ chiếm 0,8%. Do phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm, do các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt nên nhiều nơi lâm vào tình trạng thiếu nước và nhiều nơi nước bị ô nhiễm không sử dụng được [7]. 2.2.2. Môi trường suy thoái Trong những năm 60 và đầu những năm 70, người ta nhận thấy rằng thế giới sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng nếu hệ sinh thái của hành tinh không được quan tâm đúng mức. Chất lượng không khí ở những khu vực đông dân trên toàn cầu đã bị phá huỷ đến mức báo động. Rất nhiều dòng sông trên thế giới đã bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống ở biển. Do đó nguồn nước trở nên không an toàn để con người có thể sử dụng với các mục đích khác nhau nữa. Thậm chí nước mưa, nguồn nước thường được coi là trong sạch nhất đã trở thành nguồn gây độc cho các loại thực vật, ô nhiễm các dòng sông do nước mưa có tính a xít. Một bức tranh toàn cảnh truyền từ vệ tinh cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên trái đất. Sự ô nhiễm hành tinh do hoạt động của con người đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người. Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới. Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người đã tồn tại từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên, có thể thấy sự liên hệ giữa việc ô nhiễm rộng rãi trên toàn thế giới và cuộc cách mạng về công nghiệp. Trong thế kỷ 19 và 2/3 của thế kỷ 20, các nhà máy mọc lên trên khắp các thành phố. Việc sử dụng điện của các khu dịch vụ, các cửa hàng và các căn hộ hàng ngày đã thải ra hàng loạt các chất thải vào không khí, vào các dòng sông, dòng suối và đất. Khi dân số không nhiều, thì vấn đề dân số đối với môi trường chỉ là vấn đề nhỏ, không cần quan tâm tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc nhân lên của các nhà máy tại các thành phố; việc tăng số lượng của việc sử dụng các chất độc hại như thuốc trừ côn trùng, thuốc trừ cỏ và phân bón hoá học; với ảnh hưởng của mỗi cá nhân trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường từ việc mưu sinh của mình (chủ yếu thông qua việc sử dụng các nguyên liệu hoá thạch) và với việc các nguồn gây nguy hại cho hệ sinh thái ngày càng nhiều, sự lờ đi các vấn đề tồn tại không phải là một giải pháp nữa. Dân số thế giới đã tăng từ 2.5 tỉ năm 1950 lên gần 7 tỉ vào thời điểm hiện nay. Việc tăng dân số có nghĩa là dẫn đến ô nhiễm môi trường và đồng thời với việc khai thác tài nguyên nhiều hơn. Ô nhiễm môi trường và tăng sự chịu đựng của thiên nhiên diễn ra cùng một lúc. Vào giữa những năm 80, việc quan tâm đến môi trường đã trở lên quan trọng. Tầng ô zôn bảo vệ môi trường đang giảm dần, và đồng thời tầng khí quyển cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính từ đó dẫn đến việc nóng lên toàn cầu. Những vệt cỏ dài bị huỷ hoại được quan sát thấy tại vùng mưa nhiệt đới và các nhà khoa học đã cảnh báo rằng toàn bộ hành tinh có thể bị nguy hiểm nếu việc phá rừng để làm nương vẫn tiếp tục. Tương tự như vậy, nếu chúng ta tiếp tục đốt các sản phẩm từ các nguyên liệu hoá thạch (than, các sản phẩm dầu mỏ) với mức độ như hiện nay hoặc cao hơn, mỏm cực băng có thể tan chảy và dẫn đến ngập lụt trên toàn thế giới. Kết luận: Chất lượng cuộc sống luôn gắn liền với quy mô dân số. Mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững đó cũng là nhiệm vụ cấp bách của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam, theo tổng cục thống kê, năm 2005 Việt Nam có khoảng 83,1199 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số lên 2 tới 252 người/km tức là gấp 6 lần mật độ dân số chuẩn quốc tế (trong khi đó các chuyên gia LHQ tính toán để có cuộc sống thuận lợi, bình quân chỉ nên có 2 30-40 người/km ). Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn, mặc dù vậy dân số vẫn đang tăng nhanh, bình quân vẫn ở mức trên 1 triệu người/ năm, chính vì vậy mà chất lượng dân số vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam vẫn ở mức trung bình thấp so với khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2000, chỉ có 12 tỉnh có trình độ phát triển cao (HDI từ 0,7 trở lên), có tới 41 tỉnh có trình độ phát triển trung bình (HDI từ 0,6 đến dưới 0,7), và 8 tỉnh còn lại có trình độ phát triển thấp (HDI dưới 0,6). Tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của nước ta chỉ là 58,2 tuổi và xếp thứ 116 so với 174 nước trên thế giới. Các tố chất về thể lực của người Việt Nam còn nhiều hạn chế đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền. Tính đến thời điểm 1/4/1999, cả nước vẫn còn 6,8 triệu người từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường, trong đó có 5,3 triệu người hoàn toàn không biết chữ. Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, quan hệ tỉ lệ đào tạo giữa 3 loại trình độ chuyên môn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế là: Đại học và trên đại học 1; trung học chuyên nghiệp 4; công nhân kỹ thuật 10,(1 – 4 - 10 ), thì ở nước ta tại thời điểm 1/4/1999 là 1 – 1,13 – 0,92. Để tránh nguy cơ tụt hậu, cùng với việc giải quyết vấn đề quy mô dân số đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và thực thi một chiến lược dài hạn nhằm nâng cao chất lượng dân số Việt Nam cả về thể lực và trí lực [9]. 2.3. Công tác DS - KHHGĐ của huyện Chợ Mới trong 5 năm (2003 – 2007) 2.3.1. Đặc điểm huyện Chợ Mới Huyện Chợ Mới nằm ở phía nam tỉnh Bắc Kạn, là huyện có nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, mang tính tự cung tự cấp, không có nghề phụ chủ lực, ít nhà máy xí nghiệp. Diện tích rừng chiếm phần lớn nhưng chưa phát huy, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Huyện có 15 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 61000 ha. Tính đến 30/6/2007 trên địa bàn huyện có tổng số dân là 37219 người gồm nhiều dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, H Mông, Sán Chí, Hoa. Trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng là 7400 người. Với diện tích lớn, nhiều loại hình dân tộc và số đối tượng trong diện vận động sinh đẻ có kế hoạch tương đối nhiều vì vậy, việc thực hiện chủ trương chính sách dân số của nhà nước là “mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con cách nhau từ 3 đến 5 năm” gặp rất nhiều khó khăn. 2.3.2. Tình hình thực hiện công tác DS - KHHGĐ trong 5 năm của huyện Chợ Mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất