Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Re Gừng giai đo...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Re Gừng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

.PDF
52
235
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- PHẠM VĂN THANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY RE GỪNG (Cinnamomum obtusifolium) GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Nông lâm kết hợp : Lâm nghiệp : 2011 - 2016 THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- PHẠM VĂN THANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY RE GỪNG (Cinnamomum obtusifolium) GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khoá học Giảng viên hƣớng dẫn : Chính quy : Nông lâm kết hợp : 43NLKH : Lâm nghiệp : 2011 - 2016 : TS. Nguyễn Công Hoan THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 2 năm 2016 Giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên Phạm Văn Thanh XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN ii LỜI CẢM ƠN Trường Đại học Nông Lâm với mục tiêu đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì đã học và áp dụng vào thực tiễn, tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết sau này. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Re Gừng (Cinnamomum obtusifolium) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Hoàn thiện đề tài này trước hết cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Công Hoan đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp tôi vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu của quá trình thực hiện đề tài này. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khoa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày 25 tháng 02 năm 2016 Sinh viên Phạm Văn Thanh iii DANH MỤC CÁC BẢNG Mẫu bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, Doo,chất lượng của cây con ...... 18 Mẫu bảng 3.2: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố.................................................................................................... 19 Mẫu bảng 3.3: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ...................... 22 Mẫu bảng 3.4: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức thí nghiệm ............... 23 Bảng 4.1: Kết quả sinh trưởng H vn của cây Re Gừng giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm .................................................................... 24 Bảng 4.2: Bảng sắp xếp các chỉ số quan sát HVN trong phân tích phương sai một nhân tố ................................................................................... 26 Bảng 4.3. Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với công thức che sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao cây Re gừng. ...................... 28 Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp xi  xj cho sự tăng trưởng ............................ 28 về chiều cao vút ngọn của Re gừng ................................................................ 28 Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng D 00 củacây Re Gừng giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm .............................................................. 29 Bảng 4.6: Bảng sắp xếp các chỉ số quan sát D00 trong phân tích phương sai một nhân tố ................................................................................... 31 Bảng 4.7. Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với công thức che sáng tới sinh trưởng đường kính cổ rễ của Re gừng ............................. 32 Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp xi  xj cho sự tăng trưởng ............................ 33 về đường kính cổ rễ của cây Re gừng ............................................................. 33 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá của cây Re gừng ở các công thức thí nghiệm .................................................................... 34 Bảng 4.10: Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Re gừng ở các CTNN ............... 36 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng H vn của cây Re Gừng ở các công thức thí nghiệm............................................................................................ 25 Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng D 00 của cây Re Gừng ở các công thức thí nghiệm............................................................................................ 30 Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn số lá của cây Re Gừng ở các công thức thí nghiệm ................................................................................................. 35 Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của Re Gừng ở các công thức thí nghiệm .................................................................... 37 Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ % cây con Re Gừng xuất vườn ................................. 37 Hình 4.6: Một số hình ảnh cây Re Gừng ở các công thức thí nghiệm............ 39 v DANH MỤC VIẾT TẮT CTTN : Công thức thí nghiệm Hvn : Chiều cao vút ngọn D00 : Đường kính cổ rễ. CT : Công thức. STT : Số thứ tự. H vn : Là chiều cao vút ngọn trung bình D oo : Là đường kính gốc trung bình Di : Là giá trị đường kính gốc một cây Hi : Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây N : Là dung lượng mẫu điều tra i : Là thứ tự cây thứ i cm : xentimet mm : milimet TB : trung bình SL : Số lượng vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 5 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 7 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................. 9 2.5. Một số thông tin về loài cây Re Gừng ..................................................... 11 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 15 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 15 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 vii 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................... 16 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 24 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Re Gừng trong giai đoạn vườn ươm ............................................................... 24 4.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ D 00 của cây Re Gừng giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm.................................. 29 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá của cây Re Gừng ở các CTTN ........................................................................................... 33 4.4. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Re Gừng ở các công thức thí nghiệm ... 35 PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Khuyến nghị ............................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay, diện tích rừng và đất rừng ngày càng bị thu hẹp cả về chất lượng và số lượng mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020: Mục tiêu đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 4243% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường; góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ 3,5% đến 4%/năm, phấn đấu đến 2020 GDP lâm nghiệp đạt khoảng 2-3% GDP quốc gia. Ở Việt Nam, trong 10 năm tới, nguồn cung cấp gỗ trong nước chủ yếu dựa vào khai thác rừng trồng và cây phân tán [2]. Cùng với những dự báo này, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp đến năm 2020: Thiết lập lâm phận quốc gia ổn định cho 3 loại rừng, lập bản đồ và cắm mốc trên thực địa, trong đó quản lý bền vững và hiệu quả toàn bộ diện tích rừng sản xuất ổn định 3,63 triệu ha rừng tự nhiên 4,15 triệu ha rừng trồng 2 (bao gồm rừng trồng nguyên liệu công nghiệp, lâm sản ngoài gỗ và các loại rừng trồng khác). Sản xuất gỗ ổn định từ rừng tự nhiên, rừng trồng và cây trồng phân tán đến năm 2020 đạt 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn) và phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Cung cấp gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy: đến năm 2020 là 8,3 triệu m3; Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng trung bình đạt 15 m3 gỗ/ha/năm trên cơ sở thực hiện Chiến lược giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. Làm giàu 0,5 triệu ha rừng nghèo kiệt góp phần nâng cao chất lượng rừng tự nhiên. Trồng rừng mới đến năm 2020 đạt 1,5 triệu ha, trồng lại rừng sau khai thác từ 0,3 triệu ha/năm. Trồng cây phân tán 200 triệu cây/năm tương đương với 100.000 ha rừng để phục vụ nhu cầu gỗ gia dụng và gỗ củi ở các địa phương. Cây Re Gừng (Cinnamomum obtusifolium A. Chev.) là loài cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 mét, đường kính ngang ngực đạt tới hàng mét khi mọc trong rừng kín, ẩm, thường xanh. Re gừng phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái, nhưng phân bố phổ biến ở độ cao từ 200 mét trở lên với khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa, có lượng mưa bình quân từ 800 đến 2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 20-220C,có giá trị cả về kinh tế, xã hội và môi trường, là một trong những loài cây trồng rừng chính của nhiều địa phương trong những năm qua ở Việt Nam cần có cây con đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong gieo ươm. Tuy nhiên trong quá trình gieo ươm có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con, trong đó có chế độ che sáng, xuất phát từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu Kết quả đề tài góp phần nhân giống cây con Re Gừng cung cấp cho trồng rừng với mục đích lấy gỗ lớn, phòng hộ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được tỷ lệ che sáng phù hợp cho sinh trưởng của cây Re Gừng trong giai đoạn vườn ươm,để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Giúp sinh viên củng cố thêm về những kiến thức đã được học ở lý thuyết, vận dụng lý thuyết vào thực tế. Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, bố trí thí nghiệm, xử lý, tổng hợp số liệu, viết báo cáo. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đề tài là cơ sở để đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong sản xuất giống cây Re Gừng trong giai đoạn vườn ươm. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Ánh sáng mặt trời là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng nhất đối với đời sống cây rừng, ý nghĩa của nó đặc biệt lớn lao và được thể hiện ở những mặt sau: Sự sống của thực vật phụ thuộc vào quang hợp, quang hợp của cây xanh lại phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời bởi vì cường độ sinh trưởng của cây có liên quan chặt chẽ với cường độ quang hợp. Đối với cây rừng mọc ở điều kiện thuận lợi, quá trình quang hợp chỉ sử dụng từ 1 - 2% lượng ánh sáng hoàn toàn. Ánh sáng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết. Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt. Có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu các hạt này bị bỏ ra ngoài ánh sáng thì sự nảy mầm bị ức chế, hoặc không nảy mầm. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Đối với một số loài cây có rễ trong không khí (rễ khí sinh) thì ánh sáng giúp cho quá trình tạo diệp lục trong rễ nên rễ có thể quang hợp, rễ của các cây ưa sáng phát triển hơn rễ của cây ưa bóng[13]. Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi của cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới, lá thường nằm ngang để có thể tiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ, các lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao. 5 Yêu cầu ánh sáng của các loài cây gỗ không giống nhau, một số loài cây ưa sáng sống yếu ớt hoặc chết ở điều kiện bóng râm. Một số loài cây khác thì sống trong bóng râm, có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường ở điều kiện che bóng, biểu hiện của nó là giảm cường độ quang hợp và kết quả là giảm mức độ hình thành sinh khối. Các cây chịu bóng có khả năng giữ được cường độ trong bóng râm. Sự hình thành các chất hữu cơ trong quá trình quang hợp lớn hơn sự tiêu phí trong quá trình hô hấp. Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh sản của thực vật. Tương quan giữa thời gian chiếu sáng và che tối trong ngày - đêm gọi là quang chu kỳ. Tương quan này không giống nhau trong các thời kỳ khác nhau trong năm cũng như trên các vĩ tuyến khác nhau. Liên quan đến độ dài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ngày dài và cây ngày ngắn, cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, còn ngược lại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn.[6] 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn gieo ươm. 6 Đối với từng loài cây nhu cầu về ánh sáng trong từng giai đoạn có khác nhau cần có những nghiên cứu cụ thể. Theo George Baur: việc trù tính sao cho có bóng râm thích hợp thường là điều căn bản đến sản xuất cây con để trồng rừng cho thỏa đáng và có thể xác định độ che râm cần thiết bằng thí nghiệm hoặc bằng cách mò mẫm thăm dò. Theo kimmins (1988) khi che bóng thì hệ số có lá (sản lượng thuần/đơn vị khối lượng có lá (kg) hoặc sản lượng thuần trên diện tích lá sẽ giảm vì rằng khối lượng lá hoặc diện tích lá không quang hợp được sẽ tăng lên. Tại Ấn Độ Nandi R.P. và Chaterjee S.K (1992) đã tìm hiểu của chế độ che bóng tạm thời của các loài Crotalalia algroides, Tephrosia cadida và Indigofera tinctoria đến sinh trưởng và sản lượng Cankina (Cinchonaspp). Kết quả nghiên cứu được so sánh với sinh trưởng Cankina được che bóng dài ngày bằng các loài cây như Alnus nepalensis, Mallotus philippinensis, Alanries Motana và Leucaena leucocaphana và so sánh đối chứng (không che bóng). Tốt nhất được ghi nhận ở loài Alnus nepalensis và ở cự ly hàng cây che bóng 24 x 24 feet tốt hơn cự ly 12 x12 feet (cự ly Cankina là 4 x 4 feet). Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng (Kimmins, 1998; Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002)[11]. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con 7 (Kimmins, 1998)[17]; Năm 1949, Kozlovxkicho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng là thường xuyên đối với cây con. Khi bị che bóng, mật độ và sức sống của cây tái sinh sẽ suy giảm (Walter, 1947; Roussel, 1962, 1967). Những nhận định về vai trò của ánh sáng đối với tái sinh của cây gỗ ở rừng mưa cũng tìm thấy trong các tài liệu của Richards (1952), Banard (1954) và Baur (1961 -19620) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002)[11]. Ánh sáng sẽ trở thành yếu tố giới hạn ở những nơi mà nước và chất khoáng không ở mức giới hạn. Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Ekta và Singh (2000)[16] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei vàVatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%.Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh tưởng của cây đã được đề cập ở mức độ tế bào Kramer (1993), Wagt và cộng sự (1998). Sands và Mulligan (1990) sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với nước (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 200)[11]. 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của thực vật, vì nó rất cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng. Cho nên trong một khoảng thời gian nào đó như ngày râm mát, những ngày mưa hay ban đêm không có ánh sáng cây vẫn sinh trưởng được. Nhưng trong suốt chu kỳ sống của cây thì cần rất nhiều ánh sáng. Tùy từng loài cây và từng giai đoạn mà thực vật có những nhu cầu về ánh sáng khác nhau. 8 Ở Việt Nam, đã có nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ, các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con, những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, chế độ nước, … Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con [10]. Nghiên cứu về chế độ che bóng cho một số loài cây khác đã có nhiều tác giả đề cập đến như: Nguyễn Hữu Thước (1962) nghiên cứu chế độ che bóng cho hai loài Xà cừ (Khaya senegalensis) và cây Mỡ (Manglietia glauca); Nguyễn Thị Mừng (1997) nghiên cứu chế độ che bóng cho cây Cẩm lai (Dalbegia bariaensis Diere),… Các tác giả đều có kết luận chung: “Đối với các loài cây trên nói chung giai đoạn còn non ở vườn ươm cần được che bóng hợp lý. Nhu cầu ánh sáng hay tỷ che bóng của các loài qua các giai đoạn sinh trưởng là khác nhau”. Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hoàng Công Đãng (2000)[3] đã phân chia 5 mức che sáng: không che (đối chứng), che 25%, 50%, 75%, 100%. Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng [7] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensisPierre) trong giai đoạn vườn ươm, kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi, mức độ che bóng 50 - 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%. Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeriPierre), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [1] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. 9 Khi nghiên cứu về cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) trong giai đoạn 6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006)[8] nhận thấy độ che sáng thích hợp là 60%. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006)[5] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) nhận thấy rằng độ tàn che thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của cây con gỗ đỏ. Sau 6 tháng, đường kính của gõ đỏ dưới các độ tàn che khác nhau có sự phân hóa thành 4 nhóm; trong đó thấp nhất ở độ tàn che 100%, cao nhất ở độ tàn che 25%. Chiều cao thân cây gõ đỏ 6 tháng tuổi phân hóa thành 3 nhóm; trong đó thấp nhất ở thí nghiệm thức đối chứng, kế đến ở độ tàn che 25% - 75%, cao nhất ở độ tàn che 100%. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng, giá trị lớn nhất về sinh khối của gõ đỏ 6 tháng tuổi chỉ đạt được dưới độ tàn che 25%, thấp nhất ở độ tàn che 100%. Ngoài ra, sự suy giảm sinh khối của cây con gõ đỏ sẽ xảy ra khi chúng không được che bóng hoặc được che bóng từ 50% - 100%. Đoàn Đình Tam khi nghiên cứu về độ tàn che và chế độ tưới nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Vối Thuốc (Schima wallichii Chois) nhận thấy rằng chế độ tưới nước thích hợp cho cây Vối Thuốc giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi là ngày tưới một lần (70ml), chế độ che bóng thích hợp cho cây con Vối Thuốc giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi là 50%, giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi là 25% [12]. 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lí: Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: 10 - Phía Bắc giáp với phường Quán Triều. - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán. - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên. * Đất đai : Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy: Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất chỉ tiêu Độ sâu tầng đất (cm) Mùn 1 - 10 N chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất P2O5 K2O N P2O5 K2O PH 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.56 0.90 3.5 10 -30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.12 3.9 30 -60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.04 3.7 - Độ pH của đất thấp chứng tỏ đát ở đây chua. - Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng. * Đặc điểm khí hậu, thời tiết Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ). - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2- 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3oC. 11 - Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 1500- 2000 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9)chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%. - Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. 2.5. Một số thông tin về loài cây Re Gừng Re Gừng tên khác: Re bầu,Re lợn,Re lá tù [15] Tên khoa học: Cinnamomum bejolghota (Buch. Ham.) Sweet Cinnamomum obtusifolium (Roxb.) Nees Họ thực vật: Long não (Lauraceae) * Đặc trưng hình thái Cây gỗ lớn, cao tới 30m, đường kính có thể đạt 50cm. Vỏ ngoài màu nâu hay nâu sẫm, nhẵn, thịt vỏ màu nâu hay vàng nhạt, giòn và có mùi thơm. Cành non màu xanh đậm, khi già có màu nâu. Lá đơn mọc cách hoặc gần đối, hình mũi mác hay trái xoan thuôn, mặt trên nhẵn, mặt dưới xanh bóng, dài 9-30cm, rộng 3,5-9cm, đỉnh có mũi nhọn, gốc hình nêm, 2 mặt nhẵn bóng, 3 gân gốc, gân bên kéo dài tới đỉnh. Cuống dài 12-20mm. Cụm hoa chuỳ ở nách gồm nhiều xim, dài 20-25cm. Hoa lưỡng tính có 2 dạng: Hoa giữa lớn hơn các hoa bên. Bao hoa có 6 mảnh, thuôn, có lông ở 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng