Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã giao lạc và xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định

.DOCX
127
1
140

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................iv DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................vi MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN .. 6 1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu...................................................................................... 6 1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm......................................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững................................................................... 9 1.2. Tổng quan về rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng................................................................................................................................. 13 1.2.1. Tổng quan về rừng ngập mặn.................................................................................13 1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng ven biển.......................17 1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn và công tác phục hồi, quản lý rừng.............................................................................................................. 21 1.3.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn....................21 1.3.2. Công tác phục hồi và quản lý rừng ngập mặn ở một số địa phương ven biển.........24 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định..................... 27 1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định............................................27 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định..................................34 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 39 2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 39 2.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………40 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 40 2.4.1. Cách tiếp cận của luận văn......................................................................................40 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu.................................................40 2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học.............................................................................41 2.4.4. Phương pháp phỏng vấn sâu...................................................................................42 ii 2.4.5. Phương pháp chuyên gia.........................................................................................43 2.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...................................................................43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 44 3.1. Hiện trạng công tác quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định......... 44 3.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn vùng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định..........44 3.1.2. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.....................52 3.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định............................................................. 58 3.2.1. Sinh kế, cơ cấu ngành nghề và thu nhập bình quân.................................................58 3.2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn......................................61 3.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động sinh kế của cộng đồng, đề xuất các mô hình sinh kế hiệu quả tai địa phương...............................................68 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn............................................... 70 3.3.1. Nhóm giải pháp về Kinh tế......................................................................................70 3.3.2. Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội.........................................................................71 3.3.3. Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường............................................................75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................... 78 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 78 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 80 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………… iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu Cs Cộng sự IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) HST Hệ sinh thái MCD Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản RNM Rừng ngập mặn UBND Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam, năm 1943 - 2000......................... 15 Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích RNM toàn quốc tính đến ngày 31/12/2015.................16 Bảng 1.3. Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc tính đến ngày 31/12/2015............................................................................................................. 17 Bảng 1.4. Diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2015 đến năm 2017 khu vực nghiên cứu.................................................................................................................................. 30 Bảng 1.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2016....................... 34 Bảng 1.6. Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2012 - 2016..................... 35 Bảng 1.7. Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy....................................... 36 Bảng83.1. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tính đến ngày 31/10/2015...................................................................................................... 46 Bảng93.2. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định............................................................................................. 47 Bảng103.3. Một số loài cây ngập mặn chủ yếu ở ven biển huyện Giao Thủy.............. 49 Bảng113.4. Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp xã Giao Lạc và xã Giao Xuân.............. 59 Bảng123.5. Thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế............................................ 60 Bảng133.6: Hiện trạng sinh kế của các nhóm đối tượng nghiên cứu............................ 62 Bảng143.7. Kết quả điều tra về nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm....... 67 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn........................................ 4 Hình21.1. Khung sinh kế bền vững (theo DFID, 2001)................................................ 10 Hình31.2. Vị trí khu vực nghiên cứu - xã Giao xuân, Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định........................................................................................................................ 29 Hình43.1. Biến động diện tích rừng ngập mặn xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2017............................................... 47 Hình53.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy.......... 53 Hình63.3. Số vụ vi phạm về rừng ngập mặn từ năm 2009 đến năm 2016 tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy............................................................................ 54 Hình73.4. So sánh cơ cấu ngành nghề xã Giao Lạc và xã Giao Xuân......................... 60 Hình83.5. Rừng trang (Kandelia obovata) 12 tuổi tại RNM xã Giao lạc, huyện Giao Thủy bị chặt phá năm 2007............................................................................................ 66 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, rất nhiều cửa sông, sự tồn tại của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần phòng chống thiên tai, chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường các vùng cửa sông ven biển. Nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngày 05 tháng 09 năm 2012 Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1216/QĐ-TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tại điều 1 của Quyết định có nội dung: Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn. Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: - Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; Có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. - Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm vụ cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường với các giải pháp chủ yếu: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm 1 tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Huyện Giao Thủy là một trong ba huyện ven biển (Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) của tỉnh Nam Định. Huyện Giao Thủy có 9 xã, trong đó có 5 xã ven biển là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Kinh tế của các xã ven biển chủ yếu phát sinh từ hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. Trước năm 1991, rừng ngập mặn tự nhiên tại các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã bị chặt phá hoàn toàn, điều này ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân ven biển mỗi khi thủy triều dâng cao hay khi có gió bão. Năm 1994, chính quyền địa phương đã phát động nhân dân trồng rừng bảo vệ đê biển nhưng diện tích trồng không đáng kể. Từ năm 1997 đến nay, được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và sự giúp đỡ về kĩ thuật của Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái RNM thì diện tích rừng đã tăng lên đáng kể (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999). Tuy nhiên, dưới sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp làm cho diện tích rừng ngập mặn các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vẫn đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và sử dụng không hợp lý để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới rừng bị suy thoái. Bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích của việc bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, còn gặp nhiều khó khăn. Để có thể quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải xuất phát từ thực tế địa phương, điều kiện sống của người dân cũng như vai trò của những bên liên quan đến rừng ngập mặn. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đối với quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng từ đó đề xuất các giải pháp quản lý rừng ngập mặn tại các xã ven biển, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và xây dựng khuyến nghị cho các hoạt động phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng sinh kế và quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương. 2 - Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sinh kế của người dân đến công tác quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. - Xác định được các nguyên nhân và đề xuất được giải pháp cải thiện sinh kế và quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận, tổng quan về ảnh hưởng các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Cơ sở lý luận. - Tổng quan về ảnh hưởng của sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 3.2. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Thực trạng quản lý và hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn. - Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương. 3.3. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Phân tích cụ thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động sinh kế tới công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương. - Tiến hành điều tra tìm hiểu các hoạt động kinh tế chủ yếu tại địa phương. - Khó khăn và thuận lợi của người dân địa phương trong hoạt động sinh kế. - Đánh giá mức thu nhập và đời sống của người dân. - Tìm hiểu các mô hình sinh kế có hiệu quả hoặc có thể áp dụng tại địa phương. 3.4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn - Nhóm giải pháp về Kinh tế - Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội - Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường 3 Toàn bộ nội dung nghiên cứu được thể hiện qua Hình 1. 1. Cơ sở lý luận, tổng Thu thập tài liệu Điều tra khảo sát thực địa, thu thập và phân tích tài liệu, … Điều tra xã hội học, về hiện trạng quản lý RNM, cơ cấu ngành nghề, hoạt động sinh kế, … Điều tra xã hội học về các hoạt động sinh kế, mức thu nhập của các hộ gia đình, ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý RNM. quan về ảnh hưởng các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn 2. Hiện trạng tác quản lý nguyên RNM tại xã Lạc và xã Xuân, huyện Giao tỉnh Nam Định. công tài Phương pháp chuyên gia 4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ RNM - Nhóm giải pháp về kinh tế - Nhóm giải pháp về xã hội - Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường Giao Giao Thủy, 3. Các hoạt động sinh kế chủ yếu tại địa phương Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý tài nguyên RNM tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Hình 1. Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn 4. Giải thuyết nghiên cứu - Về kinh tế: + Hoạt động sinh kế từ rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy cải thiện thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân địa phương và có sự khác nhau về mặt địa lý và tập quán giữa xã Giao Lạc và xã Giao Xuân. + Sự phân chia về lợi ích chưa hài hòa trong chuỗi giá trị sinh kế giữa phát triển kinh tế các hộ dân và và cơ quan quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý các cấp ở địa phương), cộng đồng dân cư. + Hoạt động sinh kế đóng góp tích cực vào phát triển nông thôn mới ở địa phương. - Về xã hội: 4 + Mô hình sinh kế này còn hạn chế sự tham gia của các hộ nghèo. + Sự phát triển sinh kế cộng đồng ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội ở nông thôn, gây ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng tại địa phương - Về môi trường: Ảnh hưởng của sinh kế tới môi trường ở nông thôn về cảnh quan, xử lý rác, suy giảm tài nguyên rừng. 5. Giới thiệu về kết cấu của luận văn Luận văn có cấu trúc 83 trang, không kể phụ lục. Nội dung luận văn gồm các phần: Mở đầu, Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 2. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu, Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận, Kết luận và Kiến nghị. Phần Phụ lục của luận văn gồm 8 phụ lục Luận văn sử dụng 33 tài liệu tham khảo, trong đó có 22 tài liệu tiếng Việt, 11 tài liệu tiếng Anh. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN 1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm Quản lý tài nguyên thiên nhiên là công việc đưa ra các kế hoạch, các phương hướng, chiến lược cụ thể, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp, nghiêm khắc, nhằm giúp cho công việc khai thác, sử dụng vài tái tạo tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích tối ưu nhất cho đất nước và toàn cầu, song song vẫn phải hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm tới môi trường trong việc sử dụng tài nguyên (IUCN, 2002). Khái niệm rừng: theo Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam (2004) đưa ra khái niệm về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”. Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lí, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau (Bách khoa toàn thư, 2014). Rừng ngập mặn (RNM) là kiểu rừng phát triển trên vùng đầm lầy, ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. Rừng ngập mặn là hệ thống nuôi thủy sản tự nhiên. Là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng nhiều loài hải sản trong từng giai đoạn phát triển hoặc suốt vòng 6 đời của chúng qua quá trình chuyển hóa các chất rơi rụng và phân hủy mùn bã thành các chất dinh dưỡng. Cũng như vai trò của chúng trong việc cung cấp thức ăn, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường… Rừng ngập mặn mang lại giá trị to lớn về kinh tế, sinh thái và môi trường (Phan Nguyên Hồng và cs, 1997). Quản lý bền vững rừng ngập mặn là việc áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội lâu bền cho các thế hệ hiện tại và tương lai (Saenger và Bilham, 1996). Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm về kiểu rừng và hệ sinh thái khác nhau, đòi hỏi phải áp dụng các chiến lược quản lý bền vững rừng ngập mặn khác nhau. Hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Do đó, các tiêu chí để quản lý bền vững rừng ngập mặn phải liên tục thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Các tiêu chí này phải phản ánh bối cảnh của quốc gia và các điều kiện sinh thái, môi trường cụ thể cũng như các khía cạnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là vùng đất liền hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hóa và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác (IUCN, 1994). Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo tồn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên. Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng, KBTTN gồm hai loại đó là: Khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh. Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại, được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người; được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua Nghị định. Thông thường, vườn quốc gia nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý còn vườn quốc gia nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố thì do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đó 7 quản lý. Năm 1966, Việt Nam có Vườn quốc gia đầu tiên là Vườn quốc gia Cúc Phương, tính đến tháng 1 năm 2018, cả nước có 32 vườn quốc gia. Bảo tồn đất ngập nước, theo định nghĩa của Công ước Ramsar, Việt Nam có tới hơn 10 triệu ha đất ngập nước, phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái trên cả nước. Các khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân nông thôn cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa xã hội của người dân. Các hệ sinh thái đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành khác nhau như: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông đường thủy, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, diện tích các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động khai hoang của con người, biến đất ngập nước thành nơi nuôi trồng thủy sản, khai thác thuỷ - hải sản, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra do nhiều hạn chế trong hiểu biết khoa học kỹ thuật, cũng như áp lực từ xã hội về việc cháy rừng, các khu đất ngập nước tại nhiều khu vực hiện nay đang được quản lý không đúng phương pháp. Vùng lõi của Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực nằm bên trong ranh giới hành chính của một VQG & KBTTN, được quản lý và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, vùng lõi VQG & KBTTN được chia thành các phân khu chức năng như phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính. Vùng đệm là khu vực nằm tiếp giáp vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên, có vai trò là vùng chuyển tiếp giữa khu vực được bảo vệ bên trong (vùng lõi) và khu vực không được bảo vệ hoặc canh tác nằm bên ngoài khu bảo tồn. Gần đây, vấn đề vùng đệm được người ta quan tâm nghiên cứu và kết quả là đã xác định được tầm quan trọng của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN; đưa ra được một số biện pháp, một số chương trình giáo dục môi trường tại vùng đệm, xây dựng một số kế hoạch phát triển kinh tế tại vùng đệm nhằm tăng cường nhận thức về vai trò vùng đệm và hạn chế bớt tác động của cư dân vùng đệm tới các VQG&KBTTN. Vùng đệm là nơi có thể đáp ứng được một số nhu cầu nhất định của người dân địa phương về tài nguyên rừng. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của vùng đệm là giúp đẩy mạnh công tác bảo tồn và hạn chế bớt các hoạt động phá hoại của con người trong những khu vực bao quanh khu bảo tồn. 8 1.1.2. Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững Sinh kế được xem như là tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được mục tiêu và ước nguyện của họ (DFID, 1999). Theo Champers, sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống (Chambers, 1983). Trong khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bảo gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999). Như vậy, sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm ăn và nơi ở mà nó còn đề cập đến đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng và các mối quan hệ. Xét một cách tổng thể, các hoạt động sinh kế đều do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa trên năng lực của họ, đồng thời chịu những thể chế, chính sách và các mối quan hệ xã hội mà họ thiết lập trong cộng đồng. Ở Việt Nam, khái niệm sinh kế được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống. Trên thực tế khái niệm sinh kế hay hoạt động mưu sinh, phương cách kiếm sống, hoạt động kinh tế, tập quán mưu sinh được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của mình khi nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người dân, công đồng. Sinh kế bền vững: Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở vật chất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với một cộng đồng hay nhỏ hơn là một hộ gia đình đều có 5 loại nguồn vốn tạo thành một ngũ giác sinh kế và ngũ giác này sẽ bị thay đổi khi có các điều kiện bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng ứng phó của cộng đồng hay hộ gia đình trước các tác động bên ngoài mà khả năng phát triển sinh kế có thể đi theo hướng tốt hơn hay tồi tệ đi. Năm nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn (tài sản), chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, các quy trình về thể chế và chính sách, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài. 9 Hình21.1. Khung sinh kế bền vững (Nguồn: DFID, 1999) - Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên. + Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kĩ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạy được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác. + Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính hay vốn trong tài chính và kế toán là các quỹ được cung cấp bởi những người cho vay (và các nhà đầu tư) cho các kinh doanh để mua vốn thực tế trang bị cho việc sản xuất các hàng hóa/dịch vụ. Vốn tài chính thường dùng để lưu giữ của cảu tài chính, đặc biệt là được sử dụng để bắt đầu hoặc duy trì một kinh doanh. + Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước,.. mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự 10 nhiên thể hiện qui mô và chất lượng đát đai, qui mô và chất lượng nguồn nước, qui mô và chất lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, qui mô và chất lượng tài nguyên thủy sản và nguồn không khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người như không khí hay sự đa dạng sinh học. + Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ cho sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình. + Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là loại tài sản sinh kế. Nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế. Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai. - Tiến trình và cấu trúc (Structure and processes) đây là yếu tố thể chế, tổ chức, chính sách và pháp luật xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kế khác nhau. Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các chiến lược sinh kế. Chính vì thế sựu hiểu biết các cấu trúc, tiến trình có thể xác định được những cơ hội cho các chiến lược sinh kế thông qua quá trình chuyển đổi cấu trúc. - Kết quả của sinh kế (livelihood outcome) đó là mục tiêu hay kết quả của các chiến lược sinh kế. Kết quả của sinh kế nhìn hcung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên. Đó có thể cải thiện về mặt vật chất 11 hay tinh thần của con người như xóa đói giảm nghéo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế mà sự nhấn mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như những phương tiện để đạt được mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan sẽ có những quan niệm khác nhau. - Chiến lược sinh kế là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có. Ví dụ, một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt thì cần sử dụng các nguồn lực sinh kế như: nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thủy hải sản); nguồn lực vật chất (tàu, thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu); nguồn lực con người (lực lượng lao động, sức khỏe, tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá), nguồn lực xã hội (thị trường bán sản phẩm), và nguồn lực tài chính (tiền vay từ ngân hàng, bà con, bạn bè,…). Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống nhau. Các chiến lược sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ, buôn bán, du lịch, di dân…. - Ngữ cảnh dễ bị tổn thương đó là những cú sốc, các xu hướng, tính mùa vụ. + Các xu hướng bao gồm xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, tình hình chính trị của quốc gia, sự thay đổi công nghệ. + Các cú sốc bao gồm các cú sốc về sức khỏe (do bệnh dịch), cú sốc tự nhiên (do thời tiết, thiên tai), cú sốc về kinh tế (do khủng hoảng), cú sốc về mùa màng/vật nuôi. + Tính mùa vụ: liên quan đến sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất và các cơ hội việc làm mang yếu tố thời vụ. Những nhân tố này con người hầu như không thể điều khiển được trong ngắn hạn, vì vậy trong phân tích sinh kế không chỉ nhấn mạnh hay tập trung lên khía cạnh người dân sử dụng các tài sản như thế nào để đạt mục tiêu mà phải đề cập được ngữ cảnh mà họ phải đối mặt và khả năng họ có thể chống chọi đối với những thay đổi trên hay phục hồi dưới những tác động trên. 12 Trong 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, năm yếu tố trong nguồn lực sinh kế đóng vai trò cốt lỗi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm đối tượng và nó quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực hiện để đạt được các kết quả sinh kế mong muốn. Tuy nhiên, các nguồn lực sinh kế này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách ở địa phương. Do đó, sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này, kết hợp với nhu cầu về sinh kế, sẽ quyết định các chiến lược sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau. 1.2. Tổng quan về rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng 1.2.1. Tổng quan về rừng ngập mặn Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, đặc trưng ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn đóng vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu, lưu giữ và phân hủy các chất ô nhiễm làm sạch môi trường biển, chống gió bão, hạn chế xói lở, giữ phù sa, tạo điều kiện mở rộng đất liền lấn ra biển... Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng tích lũy cacbon trong cây, trong đất, góp phần làm giảm khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009). Trong rừng ngập mặn, các cây ngập mặn (CNM) sống ở vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền. Tác động của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại và phân bố của chúng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ý kiến thống nhất về vai trò, mức độ tác động của từng nhân tố. Một khó khăn lớn thường gặp là các loài CNM có biên độ thích nghi rất rộng với điều kiện khí hậu, đất, nước, độ mặn. Do đó khi dựa vào một khu phân bố cụ thể nào đó để nhận định về tác động của môi trường, có thể không áp dụng được ở vùng khác hoặc không thể suy ra tính chất chung của thảm thực vật này (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999). Có thể nói, môi trường rừng ngập mặn luôn biến động do sự tác động của các nhân tố lý hoá. Mặc dù có sự biến động như vậy, thực vật rừng ngập mặn vẫn chiếm lĩnh thành công môi trường này nhờ sự thích nghi đa dạng về đặc điểm hình thái, sinh lý và đặc biệt là sinh sản. Những đặc tính thích nghi này có thể dễ dàng nhận thấy qua sự so sánh với các cây cùng loài, cùng chi hoặc cùng họ sống trong những môi trường khác. 13 Tại Việt Nam, dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn thám, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia rừng ngập mặn Việt Nam ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu. 1) Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến mũi Đồ Sơn (Hải Phòng). Bờ biển Đông Bắc là khu vực phức tạp nhất, thể hiện ở các đặc điểm về địa mạo, thủy văn và khí hậu; có những mặt thuận lợi cho sự phân bố của rừng ngập mặn như có các đảo che chắn, nhưng cũng có những nhân tố hạn chế sự sinh trưởng và mức độ phong phú của các loài cây như lượng mưa không cao, nhiệt độ thấp trong mùa đông, ít phù sa. Rừng ngập mặn tập trung ở các vùng cửa sông như Tiên Yên - Ba Chẽ, nơi có điều kiện thuận lợi cho các cây ngập mặn. Khu vực này gồm những loài chịu mặn cao, không có các loài ưa nước lợ điển hình, trừ các bãi lầy nằm sâu trong nội địa như Yên Lập và một phần phía Nam sông Bạch Đằng, do chịu ảnh hưởng mạnh của dòng chảy. Đáng chú ý là những loài phổ biển ở đây như đâng, vẹt dù, trang, lại rất ít gặp ở rừng ngập mặn Nam Bộ. Có những loài chỉ phân bố ở khu vực này như chọ, hếp Hải Nam. 2) Khu vực II: Ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn (Hải Phòng) đến mũi Lạch Trường (Thanh Hoá) Rừng ngập mặn tự nhiên phát triển ở những vùng cửa sông có dạng hình phễu với sự có mặt của các đảo cát ngầm trước cửa sông và mũi Đồ Sơn, ngăn cản một phần cường độ của sóng. Ở phía Nam, có địa hình phẳng, bãi triều rộng, giàu phù sa, lượng nước ngọt nhiều về mùa mưa. Nhưng do địa hình trống trải, nên chịu tác động mạnh của sóng do gió bão và gió mùa Đông Bắc tạo nên, nên phần nào ngăn cản hình thành rừng ngập mặn tự nhiên. Quần xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước lợ, trong đó loài ưu thế nhất là bần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố ở vùng cửa sông ví dụ như Tiên Lãng (Hải Phòng), cây cao 5 - 10m. Để bảo vệ đê, nhân dân ven biển huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), huyện Giao Thủy (Nam Định) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã trồng được những dải rừng trang (Kandelia obovata), bần chua (S. caseolaris) ở phía ngoài đê. Các loài sú và ô rô, tạo thành tầng cây bụi dưới tán của bần, trang. 3) Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường (Thanh Hoá) đến mũi Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng