Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng...

Tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng

.PDF
63
96
81

Mô tả:

Header Page 1 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thời gian có khi là nơi xóa bỏ những kí ức buồn đau, lưu giữ những kỉ niệm tốt đẹp nhưng cũng có khi nó chính là phương thuốc nhiệm màu khẳng định những gì là đích thực, có giá trị trong tâm hồn con người. Là những giá trị tinh thần của con người, “nền văn học của bất cứ nước nào cũng chịu sự rà soát nghiệt ngã của thời gian và nhân dân” [17,tr 12] – nhất là những tác phẩm ấy lại bao chứa trong đó những vấn đề mang tính thời sự như Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới. Trong một khoảng thời gian khá dài, hai hiện tượng văn học này đã trải qua những thử thách hết sức cam go để khẳng định vị trí của mình trên văn đàn ngôn luận. Đến nay, phong trào Thơ mới đã chiếm được một vị trí khá vững vàng còn số phận của Tự lực văn đoàn vẫn trắc trở đa đoan. Nghiên cứu đối tượng này dưới ánh sáng của quan điểm khoa học lịch sử, chúng tôi mong muốn tìm ra những “hạt ngọc còn ẩn giấu dưới lớp bụi thời gian”. Việc làm này ngoài sự biểu thị tiến bộ của khoa học nghiên cứu văn học còn là việc “nhận thức lại” những giá trị văn học dân tộc để góp phần điều chỉnh lối hiểu thiên lệch thậm chí hẹp hòi của chúng ta nhiều năm qua. Nói đến lịch sử văn học Việt Nam không thể không nói tới Tự lực văn đoàn. Những năm 30 của thế kỉ XX sự ra đời của một văn đoàn đã góp phần đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình hiện đại hóa văn học trong việc cách tân văn học và xây dựng một nền văn học mới, như Hoàng Xuân Hãn khẳng định: “nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [Sông Hương, số 37 tháng 4/1989 – trang 74]. Với bao thăng trầm của thời đại, hơn 70 năm qua Tự lực văn đoàn vẫn đang đòi hỏi một sự đánh giá nghiêm túc, khách quan từ phía các nhà nghiên cứu và bạn đọc. Khái Hưng là một trong những ngôi sao sáng nhất của Tự lực văn đoàn. Ông đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn gồm: 13 cuốn tiểu thuyết (trong đó 2 cuốn viết chung với Nhất Linh), hàng chục truyện ngắn và nhiều kịch bản kịch... đó là Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 1 of 95. 1 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 2 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng chưa kể hoạt động báo chí và các sáng tác thuộc thể loại khác. Việc đánh giá Khái Hưng cũng nằm trong việc đánh giá Tự lực văn đoàn như đã nói, do đó đề tài khoá luận này cũng sẽ là tiếng nói nhỏ góp thêm vào việc nghiên cứu về Khái Hưng. Cùng với tiểu thuyết “Nửa chừng xuân”, tiểu thuyết “Gia đình” viết năm 1936 được công bố năm 1937 là một trong hai tiểu thuyết sáng giá nhất của Khái Hưng. Có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã có các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này. Song theo sự nhận biết chủ quan của chúng tôi thì chưa có khóa luận nào của sinh viên lấy việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” làm đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống. Đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng” sẽ cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn về tài năng nhà văn Khái Hưng đồng thời sẽ làm rõ sự am hiểu sâu sắc tinh tế của nhà văn về cuộc sống, xã hội và con người Việt Nam trong cơn chuyển mình của thời đại. Như vậy, để thấy được vị trí vai trò và sự đóng góp của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn, trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc thì việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hưng là một việc làm không thể thiếu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo lời dẫn của giáo sư Nguyễn Hải Hà (trong Tạp chí văn học số 3 – 1995) khi “Nhìn lại văn học Nga thế kỉ XX”: năm 1946 nữ sĩ Akhmatôva bị nguyền rủa là “kẻ phóng đãng” trong văn học thì đến cuối đời tên bà lại được các nhà thiên văn học dùng để đặt cho một ngôi sao mới phát hiện trong vũ trụ. Hay như Bungacôp, Platơnôp, Pastermac, Brôtxki – những nhà văn thiên tài Nga thế kỉ XX – cũng là những ngôi sao đã từng bị mây mù che lấp, chèn ép bao nhiêu năm. Với trường hợp của nhà văn Khái Hưng, tuy mức độ thành công trong nghệ thuật là không thể so sánh với những nhà văn này, song về số phận truân chuyên thì lại giống nhau. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, những sáng tác của Khái Hưng vẫn chưa được đánh giá một cách triệt để dù đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm. Điều đó cho thấy đây là hiện tượng văn học khá phức tạp mà nguyên nhân sâu xa nhất không gì khác là sự mâu thuẫn trong tư tưởng nhà văn. Chính mâu thuẫn đó mà xoay quanh hiện Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 2 of 95. 2 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 3 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng tượng văn học này đã có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí đối lập nhau. Trở lại với những công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi muốn điểm lại việc nghiên cứu tác giả này một cách có hệ thống. Cho đến nay, có thể nói việc đánh giá về tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng có thể phân ra ba thời kỳ: 2.1.Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Tiểu thuyết “Gia đình” được Khái Hưng viết 1936 và được công bố trên báo “Ngày nay” năm 1937 cũng đã có ý kiến đánh giá về tác phẩm này trước năm 1945. Trong tác phẩm “Dưới mắt tôi” (1939) Trương Chính đánh giá cao tác phẩm “Gia đình” : “Gia đình là nhát búa cuối cùng vào bức tường khổng lồ nhưng đã mục nát của thế hệ trước, chế độ đại gia đình và gia đình cũng là một công trình văn chương thích đáng của ông Khái Hưng. Ông Khái Hưng tác giả của Gia đình khác hẳn với ông Khái Hưng của Hồn bướm mơ tiên hoặc Trống mái ông đã thiết thực hơn trước; và hơn trước, ông giải phẫu tâm lý nhân vật trong chuyện một cách công phu không còn những câu văn bóng bẩy nhẹ nhàng vì quá trau chuốt những cảnh tình tự nên thơ, không còn những tình tiết cao thượng. Ở đây con người với tất cả cái nhỏ nhen, tinh quái của con người. Tôi chưa từng thấy nhà văn nào trong văn học Việt Nam, một nhà văn kể cả Nhất Linh đã tả người đàn bà xác đáng như Khái Hưng... Nghệ thuật của Khái Hưng mỗi ngày một lão luyện trông thấy. Gia đình có thể xem là tác phẩm không tì vết”. [7,tr 500-501] Như vậy, từ những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu, yếu tố nhân vật đã bắt đầu được sử dụng vào việc định giá tác phẩm. Song thực chất nó mới chỉ dừng ở mức độ phương diện chứ chưa được xem xét kỹ về mặt thi pháp. 2.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Do hoàn cảnh xã hội có những thay đổi nên việc đánh giá nghiên cứu tiểu thuyết “Gia đình” cũng có sự thay đổi và khác nhau về hai miền Nam Bắc. 2.2.1. Ở miền Bắc trước năm 1975 Các nhà nghiên cứu một mặt tiếp tục việc đánh giá của các nhà nghiên cứu trước Cách mạng mặt khác tiếp tục đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hưng từ góc độ tư tưởng và kết quả cho thấy hầu hết coi mặt hạn chế về tư tưởng nhiều hơn đóng Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 3 of 95. 3 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 4 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng góp về nghệ thuật. Tiểu thuyết “Gia đình” ở miền Bắc trước năm 1975 được nói ít đến hoặc có nói đến thì chê nhiều hơn khen. Trương Chính vẫn giữ ý kiến về tiểu thuyết “Gia đình” không thay đổi từ năm 1939. Trong bài viết về Khái Hưng năm 1957 ông vẫn nói: “Khái Hưng lãng mạn nhưng tiểu thuyết của ông vẫn có vẻ thực, nhân vật của ông sáng tạo đều rất sống động, chỉ có điều tình tiết hay nói cho đúng hơn, nhiều tình tiết trong truyện là bịa đặt. Về sau Khái Hưng già dặn hơn và khi phong trào lãng mạn đã qua thì tiểu thuyết của ông lại hay, chẳng hạn như ba cuốn Thoát ly, Thừa tự, Đẹp và một phần cuốn Gia đình, lúc bấy giờ ông chỉ đi sâu vào tâm lí nhân vật và phản ánh lại cái phong tục của xã hội ta, là nếp sống trong gia đình phong kiến hoặc tư sản”. Trong khi đó Phan Cự Đệ, Vũ Đức Phúc, Hoàng Dung... nói chung là đánh giá thấp thậm chí còn phê phán nặng nề Khái Hưng nói chung và tiểu thuyết “Gia đình” nói riêng. Phan Cự Đệ cho rằng: “Khái Hưng không bao giờ cắt đứt được hẳn liên hệ với phong kiến bởi nhân vật Hạc và Bảo trong Gia đình là chủ ấp tức xuất thân từ tầng lớp áp bức bóc lột vừa theo kiểu phong kiến vừa theo kiểu tư sản nhưng lại khoác áo nhân từ”. Ông cũng cho rằng: “Khái Hưng chỉ am hiểu chính sách lớn của thực dân phong kiến, những hoạt động xã hội của bọn tai to mặt lớn, của giới tư sản và trí thức mang tính chất công khai ngoài ra không biết gì những hoạt động cách mạng của Đảng cộng sản Đông dương, những cuộc đấu tranh bí mật của quần chúng cần lao ấy mang tính chất và tinh thần vô sản. Ngay cả việc Khái Hưng phản ánh cuộc sống giới quan trường. Phong trào cải lương xã hội, sinh hoạt và tâm lí của quan lại phong kiến tâm trạng của trí thức, tư sản và tiểu tư sản thành thị, tính tình và phong cách của phụ nữ thuộc tầng lớp trên cũng có sự lệch lạc”[13,tr 266268]. Vũ Đức Phúc và Nguyễn Đức Đàn nhận định về tiểu thuyết “Gia đình”: “Chủ nghĩa cải lương biểu hiện rõ nhất trong Gia đình, ở đây tác giả muốn địa chủ vừa có học lại vừa rộng rãi, muốn cải thiện đời sống cho dân nghèo đồng thời vẫn sống một cách trang trọng” [21,tr 87] Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 4 of 95. 4 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 5 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Khuynh hướng phủ nhận Khái Hưng nói chung và “Gia đình” nói riêng ở miền Bắc vẫn kéo dài đến những năm sau 1975, tuy cách nói bớt gay gắt hơn trước nhưng có thể thấy những năm này được xem là thời kỳ thăng trầm nhất của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn. 2.2.2. Ở miền Nam trước năm 1975 Việc tiếp cận tiểu thuyết của Khái Hưng nói chung và “Gia đình” nói riêng có xu hướng thiên về nghệ thuật. Có thể kể đến các công trình đề cập hoặc đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hưng như: “Bình giảng về Tự lực văn đoàn” (Nguyễn Văn Xung - 1958), “Khảo luận về Khái Hưng” (Lê Hữu Mục -1960), “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (tập 3 của Phạm Thế Ngũ - 1960), “Phê bình văn học thế hệ” (tập 2 của Thanh Lãng – 1972)... Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ở miền Nam trước năm 1975 có xu hướng đề cao Khái Hưng như là một nhà cách tân nghệ thuật song các ý kiến ấy vẫn chưa thực sự đầy đủ, thuyết phục. Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Trong một loại thứ hai, Khái Hưng chuyên mô tả những khía cạnh phong tục của cái gia đình cũ Việt Nam. Có 3 tác phẩm Gia đình, Thừa tự, Thoát ly. Gia đình là bức tranh phong tục và tâm lý của một gia đình quyền quí. Cái gia đình Việt Nam mà trước năm 1932, phía cựu học thường ca ngợi như một nền tảng của xã hội, nơi nảy nở những đức tính tốt đẹp nước Việt Nam xưa. Trong những tiểu thuyết trên của Khái Hưng hiện ra với tất cả những hệ đoan của khía cạnh bi hài của nó. Câu chuyện của ông Án Báo ta thấy trong nhà, lòng ghen tuông biến ruột thịt thành kẻ thù. Mà ghen tuông ở một cái danh hão, tức tối nhau chỉ vì một tiếng gọi “Bà huyện, cô tú”, giỗ chạp, tết nhất anh chị em họp mặt nhau chỉ là dịp người ta bì tị nhau, kích bác nhau. Ở xã hội Việt Nam xưa dường như người ta chỉ sống bằng danh gia tộc ra xóm làng, và coi không gì quý hơn, vẻ vang hơn là cái danh “Quan lớn”. Cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng cũng là một cáo trạng dữ dội phanh phui tất cả bề trong nhớp nhúa của cái nghề danh giá ấy dưới thời Pháp thuộc” [17,tr 469- 471]. Bàng Bá Lân cho rằng: “Khái Hưng không chỉ viết tiểu thuyết luận đề như Nhất Linh mà còn chuyên về những tiểu thuyết phong tục nhằm đả phá những tập Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 5 of 95. 5 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 6 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng tục cổ truyền của xã hội Việt Nam cũ. Trong những tiểu thuyết: Gia đình, Thừa tự, Thoát ly ông đã lột trần những cái dở, cái rởm, những cái nhỏ nhen ganh tị, ỷ lại, giả dối của các nhân vật trong gia đình cổ Việt Nam nhất là các gia đình trưởng giả quí phái. Những nhận xét của ông rất đúng, những điều quan sát về tâm lí phụ nữ Việt Nam (nhất là phụ nữ trong gia đình quí phái, trưởng giả) của ông thật xác đáng. Cách hành văn của ông lại vừa giản dị, sáng sủa, thanh thoát, hấp dẫn nên những tiểu thuyết phong tục của ông thật có giá trị xứng đáng được hoan nghênh” [15,tr 478]. Bàng Phong cho rằng: “Khuynh hướng xã hội của Khái Hưng không có tính cách bao quát toàn diện như một tư tưởng xã hội mà chỉ vài đề mục hệ yếu về phong tục, tập quán của xã hội thời đại mà thôi”. Trong tác phẩm “Gia đình” tác giả đã nêu ra sự xung đột giữa quan niệm mới và cũ về gia đình và kết quả là sự thất bại của quan niệm mới. Những ý kiến tuy có khác nhau song cũng đã nêu được đóng góp nhất định của Khái Hưng trong nền văn học dân tộc khi tác phẩm “Gia đình” ra đời. 2.2. Từ sau đổi mới năm 1986 đến nay Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại Hội Đảng VI với tư tưởng đổi mới mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nghệ thuật trong đó có văn học những đóng góp của Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết của Khái Hưng nói riêng đã được nhìn nhận lại một cách toàn diện và thỏa đáng hơn. Sau thời kỳ đổi mới có những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết “Gia đình” tiêu biểu: Vu Gia nhận định về tình hình cũ: “ Qua tiểu thuyết Gia đình hầu hết các cây bút ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và những cây bút ở miền Nam trước 1975 chưa thể định vị: Khái Hưng, ông là ai?”[16,tr 15]. Từ đó Vu Gia ghi nhận tình hình mới: “Đến nay hầu như các tác phẩm, nhất là tiểu thuyết của Khái Hưng trong đó có Gia đình của dòng văn học lãng mạn của thời kỳ này nói chung được các nhà xuất bản từ Trung ương đến địa phương in lại khá đầy đủ. Vì vậy theo chúng tôi việc “Đãi cát tìm vàng” trong kho tàng văn học quá khứ là một việc nên làm. Bởi “Ôn cố tri Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 6 of 95. 6 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 7 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng tân” không những là hệ tư tưởng phương đông mà còn là một phần bản sắc văn hóa dân tộc” [16,tr 15]. Trong không khí đổi mới đó Hà Minh Đức đã có thể đưa ra những nhận định thỏa đáng hơn về dòng văn học lãng mạn 1930- 1945 trong đó có Tự lực văn đoàn và tác giả Khái Hưng. Ông cho rằng: Ở thời kỳ mặt trận dân chủ, văn học lãng mạn đã có xu hướng trở về với những vấn đề của cuộc sống. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Khái Hưng đã tạo cho tác phẩm Gia đình không khí chân thực, Gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu và vẫn được xem là một cuốn sách mang đậm nét phong cách. Bộc lộ rõ khuynh hướng xã hội và nghệ thuật của tác giả, cây bút tiểu thuyết xuất sắc của Tự lực văn đoàn” [18,tr 9] Nhìn chung việc nghiên cứu tiểu thuyết “Gia đình” được nhìn nhận theo những hướng khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng chưa có sự nhất quán của các nhà nghiên cứu về tiểu thuyết này. 2 . Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Khoá luận đề ra nhiệm vụ tìm hiểu: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng” một cách hệ thống, dưới góc độ lí luận học và thi pháp học. Nghĩa là soi sáng tư tưởng nhà văn bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thông qua việc tìm hiểu: những vấn đề chung về tác giả, nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết; những nghệ thuật mà Khái Hưng sử dụng khi xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” từ đó tìm ra “cái riêng” của nhà văn trong sự đóng góp vào tiến trình văn học dân tộc. Lấy nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng làm đối tượng nghiên cứu chính, khoá luận sẽ tập trung tìm hiểu các nhân vật tiêu biểu để nắm bắt được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Từ đó thấy đuợc những đóng góp của nhà văn đối với thể loại tiểu thuyết nói riêng và đối với nền văn học Việt Nam nói chung; nhận ra quan điểm nhân sinh mới mẻ và tiếng nói riêng của Khái Hưng trong quá trình hiện đại hóa nền văn học. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 7 of 95. 7 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 8 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chủ yếu mà chúng tôi tập trung tìm hiểu trong khoá luận này là nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi chính của khoá luận là tập trung vào nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt là trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng. Tuy nhiên, có thể so sánh với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm khác của Khái Hưng hoặc liên hệ, so sánh với cách xây dựng nhân vật của những nhà văn cùng trào lưu, các nhà văn hiện thực để soi sáng đối tượng mà chúng tôi muốn tìm hiểu. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp thống kê 7. Đóng góp của khóa luận Về mặt khoa học: Trên cơ sở phát hiện tìm hiểu những nét thành công, độc đáo nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng để từ đó nhằm khẳng định tài năng, những đóng góp của Khái Hưng đối với thể loại tiểu thuyết và vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Về mặt thực tiễn: Những kết quả khoá luận thu được có thể bổ sung cách nhìn đối với tác phẩm “Gia đình” nói riêng và với Khái Hưng nói chung. Mặt khác, khoá luận có thể bổ sung tài liệu tham khảo, nghiên cứu về Khái Hưng và một phần nào đó cho việc nghiên cứu về dòng văn học giai đoạn 1930 - 1945. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 2 chương chính: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 8 of 95. 8 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 9 of Nghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả Khái Hưng 1.1.1. Cuộc đời Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư, sinh 1897. Bút danh của ông từ chữ Khánh Giư sắp xếp lại mà thành. Tên khai sinh vốn là Trần Giư, khi đỗ tú tài ông không muốn làm công chức nên về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hoả, thường bị viên quan thực dân nghi ngờ và gây phiền phức. Ông thêm chứ đệm “Khánh” hàm ý Trần Khánh Dư thời Trần thất thế phải bán than, còn ông thất thế phải đi bán dầu hoả. Khái Hưng xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, nay thuộc Hải Phòng. Cha ông là Tuần phủ Trần Mỹ, em ruột ông là Trần Tiêu được sự dìu dắt của ông, cũng theo nghiệp văn chương. Khái Hưng học trường Anbe Xarô Hà Nội, sau đó về Ninh Giang ít hôm rồi rồi lên dạy ở trường tư thục Thăng Long - Hà Nội và bắt đầu làm báo, viết văn. Từ năm 1930, cùng với sự phát triển của đời sống tư sản hoá ở thành thị và sự xuất hiện một thế hệ thanh niên trí thức Tây học khá đông đảo, ý thức hệ tư sản đã nảy nở mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sau cơn khủng bố trắng 1930 -1931 của thực dân Pháp, tầng lớp tư sản Việt Nam không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự, chuyển sang đấu tranh bằng văn hoá và chĩa mũi nhọn vào giai cấp phong kiến. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự ra đời của những nhà văn có khuynh hướng cải lương tư sản. Nhóm nhà văn này do Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) đứng đầu, xuất hiện trên văn đàn công khai từ năm 1932 đến đầu năm 1933 tuyên bố thành lập Tự lực văn đoàn. Ba nhân vật trụ cột luôn thể hiện đầy đủ, đúng đắn đường lối, quan điểm của nhóm là Nhất Linh, Khải Hưng và Hoàng Đạo. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 9 of 95. 9 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 10 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Năm 1932 Tự lực văn đoàn ra tờ báo “Phong hoá”. Từ năm 1936 tuần báo “Ngày nay” ra đời thay cho tờ “Phong hoá’ bị đóng cửa. Cùng với báo, Tự lực văn đoàn còn có nhà xuất bản “Đời nay”. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do “Ngày nay” và “Đời nay” công bố. Trong những năm 1933 - 1945, Khái Hưng là nhà văn được khá nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Họ coi ông là người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả. Độc giả của ông không phải là những người lao động mà là thanh niên trí thức tiểu tư sản, trong đó phần đông là các cô gái. Lời văn của Khái Hưng lúc đầu bay bướm sau bình dị hơn. Nói chung, Khái Hưng là nhà tiểu thuyết có tài, có công trong việc thúc đẩy ngôn ngữ phát triển. Trong Đại chiến thế giới thứ hai, cũng như Nhất Linh, Khái Hưng đi vào hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (tháng 3/1945), Khái Hưng được tự do, đã cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách ra báo: “Ngày nay kỷ nguyên mới” ủng hộ chính quyền tay sai của Nhật. Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng song không một tác phẩm nào có giá trị. Về nội dung tác phẩm, từ một nhà văn có khuynh hướng tư sản cấp tiến, ông đã trở thành người đi ngược với xu thế chung của lịch sử. Ông mất năm 1947 tại Xuân Trường, Nam Định. Như vậy, trong cuộc đời của mình Khái Hưng có hai sự lựa chọn thì có một cái đúng và một cái sai. Cái đúng là ông đã cống hiến tâm lực của mình cho nghề văn, nghề báo, cái sai là ông đã đi theo một đường lối chính trị đã lỗi thời và phản động. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Nhìn vào khối lượng sáng tác mà Khái Hưng để lại, chúng ta có thể khẳng định: ông “xứng đáng được gọi là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả của nhóm Tự lực văn đoàn” (Nguyễn Hoành Khung- lời giới thiệu của bộ văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945, NXBKHXH, Hà Nội 1989). Chỉ trong một thời gian ngắn so với cuộc đời của người cầm bút (10 năm), Khái Hưng đã để lại một sự nghiệp bề thế với nhiều thể loại: Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 10 of 95. 10 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 11 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Tiểu thuyết: “Hồn buớm mơ tiên” (1933); “Gánh hàng hoa” (viết chung với Nhất Linh viết năm 1934), “Nửa chừng xuân” (1934), “Tiêu sơn tráng sĩ” (1934), “Đời mưa gió” (viết chung với Nhất Linh 1934); “Trống mái” (1936); “Gia đình” (1936); “Thoát ly” (1937); “Thừa tự” (1938); “ Đẹp” (1939); “Thanh đức”, “Băn khoăn” (1943). Truyện ngắn: “Anh phải sống” (viết chung với Nhất Linh năm 1943); “Dọc đường gió bụi” (1936); “Tiếng suối reo” (1937); “Đợi chờ” (1939); “Cái ấm đất” (1940), “Đội mũ lệch” (1941); “Cái ve” (1944).... Kịch: “Tục lụy” (1937); “Cóc tía” (1940); “Đồng bệnh” (1942) đó là chưa kể đến những vở hài kịch ngắn đăng trên báo “Phong hóa” và “Ngày nay”. Ngoài ra, Khái Hưng còn sáng tác một số truyện ngắn dành cho thiếu nhi và ông cũng là một dịch giả có tài. Nhưng sự nghiệp của ông chủ yếu gặt hái được là ở thể loại tiểu thuyết. Lần giở lại những trang đầu tiên báo “Phong hóa”, “Ngày nay” người ta thấy thường thường tuần nào ông cũng có một truyện không kể tiểu thuyết ngắn kì. Nhìn vào hệ thống những sáng tác của Khái Hưng, chúng ta không chỉ thấy phong phú về khối lượng tác phẩm mà còn đa dạng về đề tài, khuynh hướng. Nghĩa là Khái Hưng không chỉ có bút lực dồi dào mà ông còn có ý thức trách nhiệm trong sáng tác văn chương. Xác định được vị trí của mình trong văn đoàn nói riêng và trong nghề văn nói chung, Khái Hưng luôn tỏ ra gương mẫu trong việc thực hiện tôn chỉ của văn đoàn. Luôn luôn bám sát vào tôn chỉ của văn đoàn đề ra – Khái Hưng liên tiếp đặt mình vào trong những cuộc thử nghiệm: viết truyện ngắn, truyện dài, truyện thiếu nhi, kịch, thơ.... Ở mỗi thể loại ông đều có ý thức mở rộng đề tài để thích ứng với mục tiêu của văn đoàn, đặc biệt là về truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhưng cũng như những nhà văn cùng thời, Khái Hưng phải chịu sự tác động mạnh mẽ từ hai phía xã hội và văn học. Những mâu thuẫn về tư tưởng, một bên là ảnh hưởng của phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo, một bên là chính sách ngu dân đầu độc văn hóa của thực dân Pháp và tay sai thuộc địa làm cho trí thức tiểu tư sản rơi vào thế chông chênh mất phương hướng. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 11 of 95. 11 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 12 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Bên cạnh đó, chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam ra đời sau chủ nghĩa lãng mạn Pháp một thế kỉ. Nó mang trong mình nhiều trường phái khác nhau: Chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỉ XIX (Chateaubriand, Huy gô, Lamartine, Musset, Vigny,...), nhóm thi sơn (Theophile, Grautier, Leconte de lisle, Sully Prud horrime...), đến trường phái tượng trưng siêu thực (Verlaine, Rimbaud; Mallerme..) không những nó tiếp thu một cách tự nhiên và khá xô bồ những ảnh hưởng của triết học Bergson, Nietzche, Freud, Andre Gide và những trường phái hiện đại khác. Chính vì vậy, trong thế giới quan của những nhà văn thời bấy giờ nhất là nhóm Tự lực văn đoàn trong đó có Khái Hưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp. Nhìn về mặt tổng thể những sáng tác của Khái Hưng về cơ bản tập trung trong một khuynh hướng, cụ thể là khuynh hướng lãng mạn. Nhưng trong khuynh hướng lãng mạn này cũng chứa đựng sự giao lưu ở những khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng hiện thực (đa số ở những truyện ngắn và tiểu thuyết về phong tục (Gia đình, Thừa tự, Thoát ly); khuynh hướng cải lương tư sản; khuynh hướng cách mạng; khuynh hướng suy đồi... Những khuynh hướng này có một quá trình thẩm thấu rất tự nhiên cho nên để tách bạch và lí giải một cách rạch ròi là điều không dễ làm cũng như việc nhà văn hiện thực Nguyễn Công Hoan lại viết những tác phẩm lãng mạn (Thanh đạm, Tắt lửa, Lá ngọc cành vàng,...); hay nhà văn Lan Khai lại “lấn sân” sang “địa hạt” của tiểu thuyết hiện thực phê phán bằng một tác phẩm khá thành công (Lầm than)... Ở nhà văn Khái Hưng không có những bước nhảy vọt đột ngột như thế nhưng trong những sáng tác của ông nhất là tiểu thuyết, đã có sự vận động rõ rệt của các khuynh hướng. Ban đầu ông đi từ tiểu thuyết lí tưởng (Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân...) đến tiểu thuyết phong tục (Gia đình, Thừa tự, Thoát ly) và cuối cùng là tiểu thuyết tâm lí (Hạnh, Đẹp, Những ngày vui...) nhưng sự phân định như trên vẫn chưa phải là tuyệt đối. Nội trong một tác phẩm của Khái Hưng lúc đậm, lúc nhạt thường được pha trộn những khuynh hướng khác nhau. Chính sự phức tạp và đa dạng này là một trong những nguyên nhân khiến người ta khó có thể định giá tác phẩm của Khái Hưng. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 12 of 95. 12 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 13 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Có thể thấy rằng mười năm cầm bút của Khái Hưng đã để lại một khối lượng lớn những tác phẩm với nhiều thể loại. Trong đó thể loại tiểu thuyết của ông đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định tài năng của một “cây bút trụ cột”, “cây bút xuất sắc” của nhóm Tự lực văn đoàn và đó là mảng sáng tác giá trị hơn cả của nhà văn đóng góp vào dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. 1.2. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 1.2.1. Khái niệm nhân vật Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” chủ biên Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì “nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người”. Trong tiểu thuyết trung đại, nhân vật chủ yếu là nhân vật tính cách. Nó được xây dựng thông qua các biến cố, các sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, tác phẩm thường được chia theo chương, hồi. Mỗi một hồi lại tái hiện một sự kiện, biến cố mà nhân vật tham gia. Tính cách của nhân vật được bộc lộ thông qua biến cố đó. Trong khi đó, ở tiểu thuyết hiện đại nhân vật không chỉ được quan tâm đến tính cách mà còn chú ý đến diễn biến tâm lí, đến sự đa diện trong tâm hồn nhân vật. Điều này khiến cho nhân vật của tiểu thuyết hiện đại không ước lệ theo kiểu tư duy nghệ thuật cổ điển mà cụ thể hơn, sinh động hơn nhiều. Trong mối tương quan với cốt truyện, nhân vật cổ điển bị ràng buộc chi phối bởi cốt truyện và bị hạn chế bởi hệ thống bút pháp cũ trong khi đó nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại giữ vai trò lớn trong tác phẩm, nhiều khi chi phối và phá vỡ cốt truyện. Ở tác phẩm “Gia đình”, Khái Hưng đã tạo ra một thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ nhiều góc độ có thể thấy nhiều kiểu nhân vật khác nhau, có nhiều cách phân loại nhân vật tuy nhiên chúng tôi chọn cách phân loại như sau : Phân loại theo kiểu nhân vật tư tưởng: nhân vật tích cực: Bảo, Hạc; nhân vật tiêu cực như: Huyện, Viết, ông bà Án Báo; nhân vật lưỡng phân: Phụng, Nga, An. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 13 of 95. 13 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 14 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Phân loại theo kết cấu cốt truyện: nhân vật chính: Nga, An, Viết, Bảo, Hạc; nhân vật phụ: Phụng, Thoa, Phương, ông Vạn Điều, Huyện Canh; nhân vật số đông: ông Tú Viêm, ông Cử Đại, ông Tổng Lí, Ông Lí cựu Hào, ông lí trưởng Huấn (làng xóm), bà huyện Linh, bà huyện Huyên, ông Phán San, ông Thống Sứ, tri huyện Trọng (trên huyện), bác Nhật, Ngải, ông nông dân và điền tốt (ở đồn điền). Trên đây chỉ là một cách phân loại nhân vật dựa theo ý kiến chủ quan của một số nhà nghiên cứu. Cách phân loại này không thể đánh giá được tác phẩm có giá trị hay không có giá trị mà điều quan trọng là trong tác phẩm của mình thông qua các nhân vật nhà văn thể hiện được điều mà mình muốn gửi gắm và nhân vật sẽ để lại ấn tượng cho bạn đọc. Đó chính là cái đích mà mỗi nhà văn muốn hướng đến khi tạo nên nhân vật của chính mình. 1.2.2. Vai trò của nhân vật trong thể lọai tiểu thuyết Như chúng ta đã biết tiểu thuyết nhìn cuộc sống, phản ánh và chiếm lĩnh nó từ góc độ đời tư, đi sâu vào phản ánh số phận con người do đó nhân vật của tiểu thuyết khác với nhân vật của sử thi, kịch, thơ... Nhân vật sử thi là những con người chỉ nhìn thấy và biết ở mình có những gì mà người khác nhìn thấy và biết ở nó. Ở con người này chẳng có gì phải tìm tòi, ước đoán, hoàn toàn không chủ động trong tư tưởng, trong ngôn ngữ. Từ đó có thể thấy con người sử thi về cơ bản được tạo ra vẻ đẹp vô song trong sáng như pha lê và đạt được tính hoàn chỉnh nghệ thuật về hình tượng con người. Nhưng nhân vật tiểu thuyết trước tiên đó là con người bình thường của đời sống hàng ngày với những quan hệ cụ thể. Tiểu thuyết hiện đại từ chối loại nhân vật “bề trên” mà mỗi nhân vật là cả một thế giới không hề đơn giản một chiều mà hết sức phong phú và sâu sắc. Tác giả Thiếu Sơn trong “Phê bình và cảo luận” viết: nhân vật tiểu thuyết phải là những người “tầm thường” nhưng mang bản sắc nhân loại với cái nghĩa là những phẩm chất “yếu hèn”, cao thượng” mà cho dù ai, ở địa vị nào cũng ít nhiều có. Thạch Lam trong “Theo dòng” đề cao nhân vật như một phức hợp đa diện “một con người rất tốt có thể có lúc giận dữ, tàn ác như một người rất ác có thể có lúc hiền lành nhân từ. Người ta là người với những sự cao quí và hèn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 14 of 95. 14 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 15 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng hạ của con người. Những hành vi của người ta không chỉ do lẽ phải và tri thức, mà phần nhiều định đoạt bởi những nguyên nhân sâu xa khác: tính di truyền, tạng người, tính chất...” Vũ Bằng trong “Khảo về tiểu thuyết” khái quát thêm rằng nhân vật tiểu thuyết là “một nhân vật phản chiếu hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng như nhìn vào lòng ta vậy”. Nói như vậy để thấy, trong tiểu thuyết hiện đại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài - trích theo Phan Cự Đệ. tr 45). Hay theo Nguyễn Đình Thi “vấn đề trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả những con người và tìm hiểu con đường đi của họ trong xã hội, người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc” [12,tr 645] Nhân vật tiểu thuyết của Khái Hưng rất gần gũi với con người của cuộc sống hàng ngày, có được điều đó là do quá trình nhà văn quan sát, tìm hiểu và suy ngẫm. Nhân vật tiểu thuyết của Khái Hưng thường đứng sững giữa cuộc đời bình thường, ngay thẳng và mãnh liệt theo đuổi cuộc sống. Họ chấp nhận khổ đau, thậm chí cái chết để tìm hạnh phúc đơn sơ, tối thiểu mà đã là con người thì cần phải có. Suốt chặng đường tiểu thuyết của Khái Hưng, chúng ta thấy ông khá rành tầng lớp trung lưu trong xã hội thời đó. Nên nhân vật của ông từ diện mạo, hành động lời nói đều rất sống động. Người đọc khó có thể quên được nhân vật: Nga, An, Viết, Bảo, Hạc trong “Gia đình”; hoặc Hảo, Hồng, bà Phán trong “Thoát ly”; hoặc Mai, bà Án, Hàn Thanh trong “Nửa chừng xuân”.... Những nhân vật đó không có gì là siêu nhân, là lí tưởng nhưng ta bắt gặp ở họ những nét rất gần của con người đời thường hàng ngày mà ta vẫn có thể gặp trong cuộc sống. Từ những năm 1932 - 1935 Khái Hưng chọn viết những vấn đề chống lễ giáo phong kiến, ca ngợi tình yêu lí tưởng, đưa ra quan niệm mới về tình yêu hôn nhân và các quyền tự do cá nhân được đông đảo bạn đọc đón nhận. Đến thời kì mặt trận dân tộc dân chủ tăng cao cùng với không khí đấu tranh chống áp bức, đấu tranh trực Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 15 of 95. 15 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 16 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng diện vào kẻ thù là phong kiến và thực dân, những văn sĩ của Tự lực văn đoàn đã có những nhận thức mới, họ nhìn cuộc sống không theo lí tưởng hoá nữa mà bắt đầu khám phá phần hiện thực của đời sống hàng ngày và Khái Hưng lại là người đầu tiên theo hướng đó. Thời kì này ông không chọn viết những vấn đề lí tưởng lãng mạn nữa mà ông đã chọn đề cập đến những vấn đề của hiện thực đời sống. Tiểu thuyết “Gia đình” được xem là gần với văn học hiện thực bởi trong tác phẩm Khái Hưng đã đặt ra hàng loạt vấn đề: sự khủng hoảng trong gia đình đại phong kiến, lên án hủ tục làng quê, tố cáo trực diện hơn vào bọn quan lại phong kiến và đặc biệt trong tác phẩm ông đề cập đến vấn đề cải cách xã hội. Trong tác phẩm – một cuốn tiểu thuyết được coi là “nhát búa cuối cùng vào bức tường khổng lồ nhưng đã mục nát của thế hệ trước: chế độ đại gia đình” (Trương Chính), Khái Hưng đã dựng lại một tấn bi hài kịch về một đại gia đình bị xoáy vào cơn lốc của chế độ quan trường, của danh vọng, bạc tiền không cưỡng lại được. Câu chuyện xoay quanh gia đình Án Báo – một gia đình có tầm cỡ, danh giá nhất làng. Ông bà Án có ba người con gái và hai người con trai. Người con gái cả tên là Phụng lấy chồng làm tri huyện (Viết), người con gái thứ hai là Nga lấy An chỉ mới đỗ tú tài, còn người con gái út tên Bảo lấy chồng làm chủ đồn điền (Hạc). Người con trai tên Phương không theo lời cha đi tri huyện vì nhất định theo tư tưởng mới nên ít được nhắc đến trong gia đình. Như vậy, câu chuyện xoay quanh ba tiểu gia đình: gia đình Bảo – Hạc, Phụng – Viết và Nga – An trực tiếp gây nên những mâu thuẫn, những mối bất hoà. Còn ông bà Án Báo, nhất là bà Án đứng ở vị trí trọng tài “cổ vũ”, “khích lệ” và “biểu dương thành tích”. Ở đây chúng tôi không có ý định tìm hiểu trọn vẹn một cách toàn diện diễn biến của câu chuyện mà chỉ có mong muốn khắc hoạ rõ hơn hình tượng những nhân vật trong tiểu thuyết để từ đó cho thấy nhân vật có vị trí quan trọng đối với thể loại tiểu thuyết. Trong tác phẩm “Gia đình”, Khái Hưng chú trọng nhiều đến những suy nghĩ và sự biến đổi bên trong hơn là hình thức bên ngoài của nhân vật. Ông phân biệt được rõ các động cơ khác nhau có khi mâu thuẫn nhau của hành động làm cho ta thấy rõ được mâu thuẫn đó trong mỗi nhân vật. Do vậy nhân vật trở nên có cá tính, Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 16 of 95. 16 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 17 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng nhiều góc cạnh, sống động và hiện thực hơn như: An, Viết và đặc biệt là nhân vật nữ họ không còn lãng mạn, yêu đời mà bộc lộ những thói xấu ăn sâu trong bản năng người đàn bà: nhỏ nhen, giả dối, ganh tỵ, chèn ép nhau, làm cho nhau đau khổ một cách vô lí. Nói chung hiểu thế nào là nhân vật tiểu thuyết có nghĩa là tác giả biết từ chối vị trí cố định của mình mà hòa nhập vào nhân vật, biết làm cho người đọc say mê, yêu thích, giận hờn với những nhân vật mà tác giả tạo dựng lên trong tác phẩm, thậm chí có lúc người đọc cảm thấy nhân vật tiểu thuyết có chút gì đó giống bản thân mình, giống người đã gặp, đã quen. Làm được những điều đó chính là tài năng của cây bút Khái Hưng. Như vậy, nhân vật tiểu thuyết có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho nhà văn sáng tạo nghệ thuật và thể hiện ngòi bút tài năng của nhà văn. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 17 of 95. 17 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 18 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “GIA ĐÌNH’’ CỦA KHÁI HƯNG 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu con người một cách khoa học nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận yếu tố con người là phạm trù cơ bản của văn hóa, là nội dung cơ bản của văn học và trình độ ý thức về con người đánh dấu trình độ phát triển của văn học. Chính vì thế, khi muốn tìm hiểu về một nền văn học, một giai đoạn văn học, thậm chí là một tác giả văn học nào đó chúng ta không thể bỏ qua quan niệm nghệ thuật của anh ta về con người. Khi khám phá ra một quan niệm mới về con người cho phép người ta hiểu rằng văn học đang có một sự chuyển mình rõ rệt. Hơn thế, quan niệm về con người cũng mang theo nó những đặc điểm phổ quát, đặc trưng cho thời đại mà nó sống. Đề cập đến vấn đề này G.F.Hêghen đã từng khẳng định: “mỗi thời đại đều có lối cảm xúc tế nhị hay cao siêu, hay tự do của nó”. Tóm lại, mỗi thời đại đều có thế giới riêng của nó. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người vừa là sản phẩm của văn hóa tư tưởng vừa là sản phẩm của lịch sử. Chính vì thế, bản thân nó là một “thực thể động”. Trở lên, chúng ta thấy vị trí của Khái Hưng đã được xác định trong Tự lực văn đoàn và trong cuộc cách tân văn học. Trở xuống, ta thấy được vai trò của yếu tố con người trong sự vận động của văn hóa, của lịch sử văn học dân tộc. Từ đó có thể khẳng định Tự lực văn đoàn nói chung và Khái Hưng nói riêng đã góp một tiếng nói mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Lê Thị Dục Tú trong cuốn “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn” (chủ yếu qua Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo) đã có những thành công đáng kể. Đặt vấn đề con người cá nhân trong mối tương quan đồng đại, nghịch đại dưới góc độ triết học và mĩ học, với vai trò là sản phẩm của lịch sử xã hội, văn hóa, tư tưởng, Lê Thị Dục Tú đã xác định được ba cấp độ biểu hiện của con người cá nhân trong Tự lực văn đoàn: Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 18 of 95. 18 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 19 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Thứ nhất: xung đột giữa con người cá nhân với gia đình và truyền thống (hay là sự tung phá những ràng buộc phong kiến để khẳng định con người cá nhân. Thứ hai: con người cá nhân tìm sự giải thoát trong tình yêu, trong thế giới nội tâm hoặc trong những ước mơ về cải cách xã hội. Thứ ba: ý thức cá nhân cực đoan đòi hỏi bản năng tự do đứng trên hoặc bất chấp các quan hệ xã hội. Với tư cách là nhân vật chủ chốt của Tự lực văn đoàn, quan niệm về con người của Khái Hưng nên hiểu trên một nền chung như thế. Nhưng bên cạnh đó cũng phải phán xét quan niệm về con người là một sản phẩm về lịch sử, nó chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà văn, truyền thống văn hóa của dân tộc và ảnh hưởng của các mối quan hệ giao lưu quốc tế (theo Lê Thị Dục Tú) - nghĩa là bên cạnh những cấp độ biểu hiện mang tính đặc thù, phổ quát nhất của Tự lực văn đoàn về yếu tố con người trong văn học cần phải có thêm những quan niệm cụ thể, đặc trưng cho cá tính sáng tạo của Khái Hưng. Bởi vì như chúng ta đều biết, quan niệm về con người của một nhà văn sẽ chi phối một cách toàn diện nhất tới những sáng tác của anh ta và làm cơ sở tạo ra các hình tượng nghệ thuật. Chính vì thế “khi nhà nghiên cứu khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của nhà văn, càng đánh giá đúng thành tựu của họ” (trang 86). Chúng tôi tập trung tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng cơ bản cũng dựa trên tinh thần ấy. Có thể nói, quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng trong tiểu thuyết “Gia đình” được thể hiện với một số quan niệm sau: 2.1.1. Con người cá nhân ý thức đặc biệt về quyền tự do trong tình yêu và hôn nhân. Không phải chỉ đến Khái Hưng nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung mà ngay cả trong văn học cổ trung đại đã có sự xuất hiện của con người cá nhân. Theo ý kiến của Nguyễn Hữu Sơn và Trần Đình Sử thì: “Con người cá nhân - cái Tôi xuất hiện rất sớm, khi con người tách ra khỏi vô thức tập thể của một cộng đồng bầy đàn” [22,tr 15]. Cho đến thời trung đại thì khái niệm cá nhân được hình thành gần như trọn vẹn. Nghĩa là bằng cách này hay cách khác từ khi ra đời, cái Tôi cá nhân Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 19 of 95. 19 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn Header Page 20 ofNghệ 95. thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng đã có một ý thức nhất định về sự tồn tại của mình. Chỉ có điều, trong một quãng thời gian khá dài (gần 10 thế kỉ), dù đã cố gắng đến đâu nó cũng không thoát ra khỏi vòng cương tỏa của uy quyền phong kiến. Hay nói một cách khác là con người cá nhân trong thời kỳ này dù ít dù nhiều vẫn bị chi phối bởi một lí tưởng xã hội nhất định. Giai đoạn đầu do chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của “tam giáo đồng nguyên”, con người cá nhân có những biểu hiện khác nhau nhưng về cơ bản vẫn hướng tới mục đích là muốn tự khẳng định mình: vươn tới cõi siêu nhiên để tìm sự hài hòa trong “thiên nhân hợp nhất”, tha thiết hi sinh một cách tự nguyện cho lí tưởng xã hội mà họ tôn thờ hay hướng tới một “cõi thiêng liêng siêu việt” để tìm sự thoát ly. Tóm lại, ở giai đoạn này, con người cá nhân ở chiều sâu nhất vẫn là con người hướng thượng, hướng thiện, hướng tới cái thiêng liêng và siêu việt. Ở giai đoạn sau, biểu hiện của cái Tôi cá nhân đã có phần thay đổi. Trong dòng văn học trung đại chúng ta đã từng bắt gặp cái dáng “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ, cái bước chân “xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” của Thúy Kiều khi sang nhà Kim Trọng (Nguyễn Du), cái kiểu sấn sổ rất hăng của Hồ Xuân Hương khi “xắn quần trèo qua bức tường phong kiến” (Trần Đình Sử) cho đến chất ngông ngạo nghễ của Tản Đà trên thi đàn một khía cạnh nào đó đã đưa cái Tôi từ cõi siêu nhiên lí tưởng trở về cái Tôi phàm tục. Đến đây, cái Tôi cá nhân đã sắp đi hết quãng đường chông gai của nó và cho đến khi xã hội thay đổi, ý thức hệ phong kiến nhường chỗ cho ý thức hệ tư sản lên ngôi thì cái Tôi thực sự được “cởi trói”. Chưa bao giờ trên văn đàn nó được cất lên tiếng nói dõng dạc và tự tin như thế. Trong những sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn, tiếng “quyền” vang lên như một điệp khúc trên hành trình tự do của Loan (Đoạn tuyệt), Mai (Nửa chừng xuân), Hồng (Thoát ly) và cả Nhung (Lạnh lùng): quyền lựa chọn cho mình một cách sống, quyền bình đẳng trong hôn nhân, quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm khi bị người khác xúc phạm... Trong đó, nổi cộm lên như một nỗi niềm day dứt, trăn trở khôn nguôi đó là tiếng nói đòi quyền tự do trong tình yêu và hôn nhân. Trường ĐHSP Hà Nội 2 Footer Page 20 of 95. 20 Đỗ Ngọc Hà – K32D Văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất