Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari...

Tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari

.PDF
68
247
62

Mô tả:

Header Page 1 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền văn học thế giới đã vinh danh biết bao tên tuổi với những cống hiến to lớn trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn được mệnh danh là người dẫn đường tới xứ sở cái đẹp, bằng tài năng của mình đã sáng tạo nên những kiệt tác có khả năng lay động tâm hồn muôn thế hệ. Những Tago, Lỗ Tấn,...được ví như vầng mặt trời của văn học phương Đông và không thể bỏ qua Sêcxpia, Môlie, Banzăc, là những cây đại thụ của văn học phương Tây. Giữa những tên tuổi sáng giá ấy, V.Huygô được biết đến với tư cách là đại biểu xuất sắc nhất của văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, “Đứa con thiên tài của thời đại”. Ông đã được giới nghiên cứu phê bình gọi bằng những cái tên đẹp nhất “Huygô đại dương, Huygô thiên thần, Huygô ánh sáng, Huygô khổng lồ, Huygô trái núi, Huygô núi lửa đang hoạt động, Huygô cây sồi, Huygô đại bàng, Huygô mênh mông...’’[8] xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của con người thiên tài ấy còn biết bao ẩn dụ, truyền kỳ, độc đáo nữa. V.Huygô (1802 - 1885) là nhà văn lớn của Pháp thế kỷ XIX. Văn thơ ông viết theo khuynh hướng lãng mạn tích cực. Ông được nhân dân Pháp coi là biểu tượng của tự do, bình đẳng, bác ái, đề cập sâu sắc đến tâm tư tình cảm, nỗi đau khổ của con người, đến vai trò của quần chúng trong đời sống chính trị, xã hội, đặc biệt với tầng lớp những người khốn khổ. Ông đã bày tỏ một niềm cảm thông vô bờ, một lòng nhân ái bao la. Nguồn cảm hứng sâu xa gắn liền với xã hội và nhân dân đã làm cho sự nghiệp văn học của ông có ảnh hưởng rất lớn với thời đại ông đang sống. Tác phẩm của Huygô xuất hiện sớm ở Việt Nam năm 1913, nhưng phải đến năm 1958 mới đến với công chúng một cách rộng rãi. Từ đó đến nay tác phẩm của ông luôn được bạn đọc Việt Nam đón nhận nhiệt thành. Độc giả §inh ThÞ Ngäc Footer Page 1 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 2 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp yêu mến và ngưỡng mộ Huygô bởi họ tìm thấy ở những sáng tác đó một sự hoà nhập kỳ lạ và tuyệt vời giữa tâm hồn phương Tây và tâm hồn phương Đông. Người Việt Nam biết đến và say mê Huygô chủ yếu qua những cuốn tiểu thuyết, bởi tiểu thuyết của ông có một sức cuốn hút kỳ lạ, đó là ở lòng nhân ái, sự cảm thông với những người khốn khổ, ở tài năng sáng ngời... Tuy nhiên, khi tìm hiểu tiểu thuyết của V.Huygô nói riêng, những tác phẩm của ông nói chung, các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc thường chú ý nhấn mạnh nội dung của tác phẩm mà xem nhẹ mặt hình thức. Lí luận văn học đã chỉ ra rằng: Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức. Đại thi hào J.Gớt (Đức) cho rằng: “Chất liệu nghệ thuật thì ai cũng thấy... còn hình thức vẫn còn là điều bí ẩn với phần đông”. Chính vì sức hấp dẫn của “điều bí ẩn với phần đông” ấy, đặc biệt là sức hấp dẫn của tác phẩm do “đứa con thiên tài của thời đại” sáng tạo nên, mà chúng tôi thiết nghĩ cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa về mặt hình thức của tác phẩm văn học nói chung và hình thức trong sáng tác của V.Huygô nói riêng. Mong muốn thì nhiều, nhưng do khả năng có hạn, người viết đề tài chưa thể đi sâu khám phá mọi yếu tố của hình thức, chỉ hy vọng tìm ra một con đường bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, đóng góp tiếng nói dù nhỏ bé vào công cuộc nghiên cứu sự nghiệp văn học của thiên tài vĩ đại này. Trên cơ sở đó sẽ giúp cho việc giảng dạy văn học nước ngoài ở THPT tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn chương suy cho cùng là để xác định và khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Một trong những phương diện tạo nên phong cách nghệ thuật của người viết tiểu thuyết là cốt truyện, do đó, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” là có điều kiện để khám phá thêm những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của Huygô. §inh ThÞ Ngäc Footer Page 2 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 3 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Mặt khác, việc nghiên cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện của V.Huygô hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn, là cách thức hữu ích để mở ra chân trời giá trị tác phẩm. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Năm 2002, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã long trọng kỷ niệm 200 năm ngày sinh thiên tài văn học V.Huygô (1802 - 2002). Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của V.Huygô thật đồ sộ, không chỉ ở Pháp mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đó khẳng định tầm vóc vĩ đại của V.Huygô và chắc chắn rằng số lượng ấy đang và sẽ ngày càng một tăng lên, bởi cuộc đời và nhất là sáng tác của ông vẫn còn là một đại dương bao la những điều bí ẩn cần khám phá. V.Huygô đã trải qua một cuộc đời đầy biến động trong một thế kỷ đầy biến động. Mặc dù lịch sử luôn sang trang, lúc hiền lành, lúc giận dữ, nhưng dường như ở bất kỳ thời đại nào các tác phẩm của V.Huygô vẫn nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chúng phủ nhận sự đào thải của thời gian, chúng phủ nhận cái chết. Một trong những tác phẩm trường tồn đó, là tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” (1831), khi cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầu tay này ra đời đã gây nên một sự kiện lớn, ngay lập tức nó được hoan nghênh nhiệt liệt trong mọi tầng lớp độc giả. Gần 180 năm qua loài người đón chào “toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca này” [8,157] với một niềm say mê lớn. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari”. Đề cao, ca ngợi §inh ThÞ Ngäc Footer Page 3 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 4 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp có, phê phán cũng có, song về cơ bản những ý kiến nghiêng về phía khẳng định nhiều hơn. Trước hết, là những ý kiến đề cao, ca ngợi về tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” của V.Huygô. Đặng Anh Đào trong “Văn học phương Tây”, Nxb Giáo dục 2003, đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghệ thuật của “Nhà thờ Đức Bà Pari” như việc sử dụng môtíp đám đông, việc xây dựng hình tượng nhân vật gắn với nguyên mẫu của văn học dân gian. Từ đó, tác giả khẳng định thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết không hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự sống, tức là các nhân vật đã được nhà văn thổi hồn vào đó để mỗi nhân vật “có một tinh lực riêng, sức sống riêng” [3,496 – 497]. Cũng trong công trình này, Giáo sư Đặng Anh Đào đã tìm ra nét chung và nét độc đáo của V.Huygô khi xây dựng lên hệ thống nhân vật của tác phẩm. Nhà văn đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật tương phản khi miêu tả nhân vật chính của tác phẩm. Đánh giá về tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari”, Đỗ Đức Hiểu trong bài “Tầm vóc Nhà thờ Đức Bà Pari” trong cuốn “V.Huygô với chúng ta”, Nxb tác phẩm - Hội nhà văn Việt Nam, 1985, cho rằng cuốn tiểu thuyết lãng mạn này là bản anh hùng ca, ca ngợi tình yêu và trái tim con người. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định rằng qua cuốn tiểu thuyết, con người sẽ có được lòng tin sắt đá vào sức vươn lên của dân chúng đến những đỉnh cao của lương tâm trong sáng. Theo Đỗ Đức Hiểu thì tác phẩm còn được coi là một bài thơ hùng tráng và trữ tình. Tác giả đánh giá cao thành công của cuốn tiểu thuyết khi khẳng định đó là sự tổng hợp của thơ, lịch sử, triết học ... một sự tổng hợp bao la khiến người đọc ngạc nhiên và say mê. §inh ThÞ Ngäc Footer Page 4 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 5 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cũng trong công trình này, Giáo sư Đỗ Đức Hiểu khẳng định các nhân vật Cadimôđô, Exmênanđa là “nhân vật huyền thoại” và cho rằng Pie Gringoa là một “nhân vật Cacnavan” [8,160-162]. Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng những hình tượng nhân vật ở đây rất gần với mẫu gốc của văn học dân gian. Đó chính là nét đặc sắc của V.Huygô trong việc xây dựng chân dung và tính cách nhân vật của mình. Đặng Thị Hạnh trong tiểu thuyết V.Huygô Nxb ĐH và THCN, 1987, với bài: “Nhà thờ Đức Bà Pari: Thể nghiệm đầu tiên của một cuốn tiểu thuyết về đám đông” đã đưa ra những nhận xét khái quát về mối quan hệ của ba yếu tố nghệ thuật: Kể chuyện, miêu tả và ngoại đề tham gia vào truyện kể. Khi phân tích về các yếu tố nghệ thuật đó, tác giả của công trình đã đưa ra các số liệu thống kê chứng minh khá rõ cho luận điểm của mình, nhằm giúp bạn đọc nhận ra rằng thành công của “Nhà thờ Đức Bà Pari” là kết quả của sự vận dụng và kết hợp tài tình các yếu tố nghệ thuật nói trên. Trong các công trình nghiên cứu của tác giả nhiều nước trên thế giới, họ cũng khẳng định giá trị nghệ thuật của “Nhà thờ Đức Bà Pari” ở những khía cạnh nhất định. Chẳng hạn, Ơgienxuy, tác giả “Bí mật thành Pari”, trong một bức thư gửi V.Huygô đã nói rằng cuốn tiểu thuyết này không chỉ có giá trị ở chất thơ, ở nội dung tư tưởng, ở nghệ thuật tạo tính kịch mà cái tạo nên giá trị của nó còn ở giá trị nhân văn sâu sắc làm xúc động lòng người. Năm 1835, Têôphin Gôchiê, một đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạn, sau này trở thành một tên tuổi của dòng Thí sơn, khi đọc tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” đã ca ngợi “ Cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca Iliát thực sự, ngay từ bây giờ nó đã thành một tác phẩm kinh điển” [9,6]. Tuy nhiên, bên cạnh các ý kiến đánh giá mang ý nghĩa khẳng định, ngợi ca, như quy luật khách quan của mọi tác phẩm có giá trị khác, “Nhà thờ §inh ThÞ Ngäc Footer Page 5 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 6 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Đức Bà Pari” cũng không tránh khỏi những ý kiến phê phán, phủ nhận ở khía cạnh này, khía cạnh khác. Khi bàn về tác phẩm này A.Lamactin - nhà thơ lãng mạn thế kỷ XIX đã có ý trách V.Huygô rằng: “Trong ngôi nhà thờ của ông có tất cả nhưng chỉ thiếu một ít tôn giáo” bởi lẽ ở đó ta không thấy có Chúa hay Thượng đế đâu cả. Hay có nhà phê bình đã từng gọi tác giả của “Nhà thờ Đức Bà Pari” là “Huygô hoang dại”, bởi lẽ trong cuốn tiểu thuyết ấy những hiện tượng lịch sử đã được V.Huygô phóng đại, đưa lên kích thước to lớn, những tầm cỡ vũ trụ gần như hoang đường và có tính dân gian sâu sắc. Phrăngxoa Ghigiô, Ađonphơ Tie, Anphrêt Đơ Vinhi, Anphrêt Đờ Muyxê trong thâm tâm thấy đề tài cuốn truyện còn phù phiếm, hứng thú thẩm mỹ thô thiển, nhân vật dị dạng bất thường [9,7]. Mặc dù có những ý kiến trái ngược nhau khi bàn về tác phẩm, nhưng nó vẫn được coi là tiểu thuyết lớn đầu tay của V.Huygô, nó chứng tỏ ông là một nhà văn lớn, một thiên tài của văn học thế giới, đúng như Jean Massin đã nhận định: “Huygô là một nhà văn lớn, ông hơn ai hết bởi thiên tài mênh mông hiển nhiên của mình đã khuất phục giới văn chương (kể cả những nhà phê bình ác ý nhất) và đồng thời sánh mình ngang tầm với hàng triệu con người bình thường đã từng đến với tác phẩm của ông dễ dàng để rồi trái tim và trí tuệ của họ sẽ khắc sâu hoài về ấn tượng đó”. Bàn về cốt truyện trong các sáng tác của V.Huygô nói chung và trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” nói riêng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình…đề cập đến. Nhưng ở đây chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến một vài ý kiến mà dịch giả Nhị Ca đã dịch trong cuốn “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” (2004), Nxb Văn học. Có ý kiến đã cho rằng: “Trong tiểu thuyết cũng như trên sân khấu, Huygô ưa miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm thường: ở đây ông §inh ThÞ Ngäc Footer Page 6 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 7 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp đưa ra cốt truyện đầy phiêu lưu kịch tính, với diễn biến thăng trầm lúc bi thảm khi hài hước” [9,7]. Hay một ý kiến khác “Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, kết thúc là những vụ chết không kém rùng rợn, bằng ngòi bút biết miêu tả, thật rực rỡ, kỳ thú, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và hình ảnh tô đậm phóng đại, lẫn lộn thực hư, cả cuốn truyện “Nhà thờ Đức Bà Pari” đã phục hồi không khí xa xưa một thời trung cổ đen tối” [9,9]. Cũng trong cuốn sách này, dịch giả Nhị Ca đã đưa ra một ý kiến khác về cốt truyện trong thiên tiểu thuyết này, đó là; “Khi ra đời, cuốn Nhà thờ Đức Bà Pari từng gieo rắc ngộ nhận về lịch sử bằng hình ảnh “Cái đêm dài trung cổ” được miêu tả qua một cốt truyện u ám, rùng rợn” [9,9]. Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi thấy cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật trong các sáng tác của V.Huygô, nhưng “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari của V.Huygô”chưa từng là một đề tài thực sự của một công trình nghiên cứu riêng biệt, trọn vẹn nào. Đây đó có người chạm đến thì tuyệt đại đa số là những quan sát riêng lẻ, phiến diện, không hệ thống, phần lớn là tạt ngang trong những công trình nghiên cứu về vấn đề khác hay quy mô khác, chưa đặt vấn đề nghiên cứu đúng tầm vóc của nó. Với hy vọng sẽ hiểu thêm về những nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, chúng tôi quyết định tìm hiểu trên những nét khái quát nhất về “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari của V.Huygô”. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” của V.Huygô. Qua đó, có cách hiểu toàn diện về phong cách nghệ thuật của tác giả. - Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm tác gia V.Huygô trong nhà trường. §inh ThÞ Ngäc Footer Page 7 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 8 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp - Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Làm rõ các khái niệm, những vấn đề liên quan đến cốt truyện như: khái niệm cốt truyện, các thành phần của cốt truyện, kết cấu cốt truyện, phân loại cốt truyện… - Khám phá, phát hiện xem tác giả đã sử dụng kiểu cốt truyện nào? những thủ pháp nghệ thuật nào? để xây dựng nên thiên tiểu thuyết này. 5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU V.Huygô là nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn thế kỷ XIX. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông là một kho vô tận nguồn cảm hứng, đề tài nghiên cứu cho những ai muốn khám phá về con người thiên tài này. Hiện các công trình nghiên cứu về V.Huygô cũng như sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng phong phú. Tuy nhiên, trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp và do trình độ có hạn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về: “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari”, bản dịch của Nhị Ca (2004), Thằng gù nhà thờ Đức Bà, Nxb Văn học. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này, khoá luận sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. Để khoá luận đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp nói trên. 7. ĐÓNG GÓP CỦA KHOÁ LUẬN Đi vào tìm hiểu “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari của V.Huygô” chúng tôi muốn đóng góp một phần §inh ThÞ Ngäc Footer Page 8 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 9 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp công sức nhỏ vào việc khám phá, khai thác những thủ pháp, những kỹ xảo nghệ thuật sáng tác của Huygô, coi đây là một phương diện thể hiện của bút pháp lãng mạn, một cá tính sáng tạo và phong cách của nhà văn. Là một tác gia có vị trí không thể thay thế trong chương trình giảng dạy văn học ở bậc Phổ thông trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học. Thực hiện tốt đề tài này, luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực cho việc giảng dạy và nghiên cứu, mở rộng kiến thức cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy “Nhà thờ Đức Bà Pari” nói riêng và các tác phẩm của Huygô nói chung. 8. BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi được triển khai theo hai chương: Chương 1: Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” của V.Huygô Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” của V.Huygô §inh ThÞ Ngäc Footer Page 9 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 10 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARI” CỦA V.HUYGÔ 1.1.Cốt truyện trong sáng tác văn chương 1.1.1. Khái niệm cốt truyện Nói đến tác phẩm tự sự người ta không thể không nhắc tới một thành phần có vai trò quan trọng không thể thiếu đó là cốt truyện. Từ xa xưa, tác phẩm tự sự truyền thống rất coi trọng vai trò của cốt truyện. Đến đầu thế kỷ XX, vai trò của cốt truyện có xu hướng giảm đi thế nhưng cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học vẫn khẳng định rằng cốt truyện luôn giữ vai trò quan trọng thiết yếu. Cốt truyện có chức năng giúp bạn đọc nhận ra những vấn đề bản chất của cuộc sống và con người, từ đó giúp chúng ta nhận thức, suy ngẫm và rút ra những bài học chân lý. Cốt truyện là một khái niệm phức tạp, nên mỗi nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đưa ra cho mình cách hiểu khác nhau. Qua tìm hiểu một số sách lý luận văn học, từ điển... chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm về cốt truyện như sau: Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” thì “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách của nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự hoặc trong kịch ” [12,276]. Theo “Từ điển thuật ngữ Văn học” (Lê Bá Hán; Trần Đình Sử), thì cốt truyện là “Hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [7,88]. Trong cuốn “150 thuật ngữ Văn học” (Lại Nguyên Ân) thuật ngữ cốt truyện được hiểu là: “Sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [2,13]. §inh ThÞ Ngäc Footer Page 10 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 11 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Qua các định nghĩa trên ta thấy cốt truyện có thể hiểu ở hai phương diện gắn bó hữu cơ với nhau: Một mặt cốt truyện là phương diện bộc lộ tính nhân vật, mặt khác cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện lại các xung đột xã hội. Sách “Lý luận văn học” ( Hà Minh Đức) cũng định nghĩa về cốt truyện và khái quát cách hiểu về cốt truyện ở hai phương diện trên: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó có các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng tác phẩm” [4,137]. Trong cuốn “Bàn về văn học” Gorki đã khẳng định: “Vai trò của cốt truyện là những mối liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người, lịch sử, phát triển và tổ chức của tính cách này hay tính cách khác” [Tr.196]. Như vậy, qua định nghĩa của Gorki ta có thể thấy cốt truyện là phương tiện bộc lộ tính cách nhân vật, để thể hiện những thuộc tính của tính cách đó, nhưng mặt khác nó là phạm vi của các biến cố lịch sử cụ thể, chỉ trong các biến cố lịch sử nhất định đó các mối thiện cảm, ác cảm hay nói chung các mối quan hệ của con người mới được bộc lộ. Cũng qua định nghĩa của Gorki, cốt truyện là một hệ thống các biến cố trong tác phẩm, đồng thời là phương tiện để nhà văn tái hiện những mâu thuẫn và xung đột xã hội, vạch ra những hậu quả của những xung đột đó qua số phận của các nhân vật. Hay nói khác đi, chính là dựa vào những hậu quả đó mà chúng ta xét đoán về những mâu thuẫn và xung đột ẩn sau chúng. Nhưng những xung đột này trong tác phẩm lại hiện ra như những xung đột có tính nghệ thuật tức là những biến cố thuộc về những cá nhân riêng biệt trong đời sống cá nhân của con người. §inh ThÞ Ngäc Footer Page 11 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 12 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Pospêlôp trong cuốn “Dẫn luận nghiên cứu văn học” đã khẳng định rằng: “Các cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ các hành động của nhân vật”. Ông cũng chỉ ra rằng trong văn học có nhiều kiểu cốt truyện. Trong một số trường hợp cốt truyện được xây dựng trên cơ sở miêu tả các hành động dứt khoát của nhân vật, trên các thời điểm “nút” bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật. Sự vận động của hành động đó chủ yếu xảy ra ở bên ngoài. Ở một số trường hợp khác thì các sự kiện xuất hiện với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật. Hay nói khác đi, sự vận động của các hành động chủ yếu xảy ra ở bên trong. Trong tiến trình sự kiện, cái bị thay đổi không hẳn là tình trạng của nhân vật mà chủ yếu là trạng thái tâm lý của chúng. 1.1.2. Các thành phần cốt truyện Trong cốt truyện, các giai đoạn của hành động và xung đột làm cơ sở được vạch ra rõ ràng. Đó là những thành phần của cốt truyện. Theo cuốn “ Dẫn luận nghiên cứu văn học” của Pospêlôp thì cốt truyện bao gồm các thành phần chính: Trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Trình bày là sự miêu tả đời sống nhân vật ở thời kì trước thắt nút. Thắt nút là thời điểm có thể phát hiện và làm gay gắt các mâu thuẫn đã có từ trước trong đời sống nhân vật hay tự nó tạo ra các xung đột nào đó. Trong trường hợp này có thể gọi là thắt nút xung đột. Phát triển là mâu thuẫn tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Đoạn đỉnh điểm thường đứng trước phần kết thúc là thời điểm chấm dứt các hành động, kết thúc có khi mâu thuẫn được giải quyết hoàn toàn nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Kết thúc hành động mâu thuẫn giữa nhân vật vẫn còn, thậm chí còn gay gắt hơn. Đôi khi tác phẩm không có đầy đủ các thành phần trên, hoặc có thêm một số thành phần khác. Vấn đề không phải là xác định một cách hình thức mỗi thành phần mà quan trọng là thâm nhập sâu sắc nội dung cụ thể của tác §inh ThÞ Ngäc Footer Page 12 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 13 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp phẩm, khảo sát các chặng đường có ý nghĩa quyết định với số phận nhân vật, nhất là nhân vật trung tâm. Có như thế, việc phân tích cốt truyện mới đem lại hiệu quả. 1.1.3. Kết cấu cốt truyện Tính chất thời gian và mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện được miêu tả ngoài việc tạo ra kiến trúc bên ngoài còn tạo ra cấu trúc bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc. Về cơ bản nó là phạm vi kết cấu cốt truyện. Có những loại kết cấu phổ biến là: Lối kết cấu bằng trình tự liên tiếp trước sau của các sự kiện ở những tác phẩm có giá trị, khiến người đọc luôn cảm thấy sự mới mẻ qua từng chi tiết và đoạn kết là trụ cột của cốt truyện. Phương tiện quan trọng của kết cấu cốt truyện là đảo lộn trật tự thời gian các sự kiện, nhằm chuyển sự chú ý của bạn đọc từ sự kiện vào nội tình nhân vật. Để khám phá con đường khó khăn phức tạp trong việc hình thành tính cách con người, các nhà văn dùng kiểu lắp ghép quá khứ với hiện tại của nhân vật, cộng với hành động luân chuyển từ thời gian này tới thời gian khác. Lối kết cấu hồi kế như thế trong các tiểu thuyết và kịch thường sử dụng để ngắt quãng tuyến hành động chính. 1.1.4. Phân loại cốt truyện Từ thời Cổ đại Arixtốt cho rằng có hai loại cốt truyện. Đó là cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm. Đến nay, các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học cho rằng có nhiều cách phân loại cốt truyện, song người ta đồng ý nhiều hơn cả với ý kiến của tác giả nghệ thuật thi ca. Đồng thời, họ cũng khẳng định sự tồn tại của cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện biên niên là cốt truyện có mối liên hệ thời gian lấn át trong các sự kiện. Tính biên niên khiến các sự kiện và hành động không thật gắn bó với nhau, mở ra khả năng miêu tả thực tại nhiều bình diện phù hợp với tác §inh ThÞ Ngäc Footer Page 13 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 14 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp phẩm cỡ lớn. Trong những năm gần đây, cấu tạo cốt truyện biên niên phong phú lên, xâm chiếm các thể loại nhỏ hơn. Cốt truyện đồng tâm là cốt truyện trong đó giữa các sự kiện, mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế. Tính đồng tâm của cốt truyện cho phép nhà nghiên cứu chăm chú vào xung đột nào đó. Nó là cơ sở tạo nên sự thống nhất của hình thức tác phẩm. Đôi khi cốt truyện đồng tâm và biên niên tồn tại trong cùng một tác phẩm: Các nhà văn rời khỏi tuyến hành động chính, miêu tả các sự kiện gắn bó gián tiếp với nhau. Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện mà hệ thống sự kiện tác giả kể lại gọn gàng và đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách nhân vật chính. Vì vậy nó có dung lượng nhỏ hoặc vừa tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa, kịch bản văn học. Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kỳ lịch sử, tái hiện những con đường phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có dung lượng lớn. 1.2. Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari’’ của V.Huygô Mỗi người nghệ sĩ tài năng khi bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật đều để lại dấu ấn của mình. Họ đều lựa chọn, sử dụng những kiểu cốt truyện mang những đặc điểm riêng biệt nhằm thu hút bạn đọc. Đối với “Đứa con thiên tài” - V.Huygô cũng vậy, trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” ông đã xây dựng những cốt truyện hết sức đặc sắc với những đặc điểm như sau: 1.2.1. Cốt truyện đa tuyến “ lệch trọng tâm” Cốt truyện đa tuyến có nghĩa là tác phẩm không chỉ tạo một tuyến truyện, tuyến nhân vật duy nhất mà là sự kết hợp nhiều tuyến truyện. Nếu các tuyến ấy tách rời nhau ra thì chúng vẫn tồn tại độc lập và đứng vững trong §inh ThÞ Ngäc Footer Page 14 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 15 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp mọi hoàn cảnh. Nói vậy tức là chúng tôi sử dụng quan niệm tuyến truyện là câu chuyện về một người được tái hiện bằng những sự kiện trong cuộc đời nhân vật, diễn ra trong không gian nào đó. Do đó, mỗi tuyến truyện là một lát cắt đặc biệt của cốt truyện, có thể bóc tách ra được thành từng lớp tháo rời ra khỏi cấu trúc chung của tác phẩm. Khảo sát tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” của V.Huygô chúng tôi nhận thấy ở tác phẩm này Huygô xây dựng nhiều tuyến truyện khác nhau. Tuyến truyện về nhân vật Cadimôđô, tuyến truyện này có thể tóm lược như sau: Cadimôđô là đứa bé bị bỏ rơi, vào một ngày đẹp trời người ta đặt nó “trên tấm dát giường luôn đặt trẻ vô thừa nhận, để tuỳ mọi kẻ từ thiện ai thích cứ đem về nuôi” cũng dễ có người mủi lòng trước tình cảnh đáng thương này mà nhận đứa trẻ về nuôi lắm chứ. Nhưng độc ác và khốn nạn thay cho Cadimôđô, hắn dị hợm và xấu tới mức nhà văn phải miêu tả “loại sinh vật nằm trên tấm ván... gợi thú tò mò đến cao độ cho một đám khá đông đang tụ tập xung quanh” [9,234] họ bàn tán với nhau về quái vật, gớm ghiếc trước mặt, họ bảo nó giống “một con thú, một con vật, sản phẩm của một tên Do Thái với một con mẹ lợn sề... cần vứt xuống sông và quẳng vào lửa”. Vậy là thay vì nhận nuôi nó, họ muốn nó phải chết, họ xua đuổi và ghê tởm nó ngay khi nó chỉ là một đứa trẻ cũng chỉ vì nó xấu quá. Cuối cùng nó cũng được linh mục trẻ sau này trở thành phó chủ giáo Clôđơ Phrôlô nhận về nuôi. Nó lớn lên trong nhà thờ, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, trở thành người kéo chuông trong nhà thờ Đức Bà - Cadimôđô đã trưởng thành và hắn cực kỳ xấu “Nó xuất hiện: đó là thằng gù. Nó bước đi: đó là thằng khoèo. Nó nhìn ta: đó là thằng chột. Ta nói với nó: đó là thằng điếc” [9,82]. Chính cái ngoại hình xấu xí ấy càng lớn lên lại càng gớm ghiếc nên đã khiến cho mọi người phải khiếp sợ và xa lánh hắn. Và trên đời này, hắn chỉ thương mến duy nhất có một người đó là Clôđơ Phrôlô - người cha đã nhặt và §inh ThÞ Ngäc Footer Page 15 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 16 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp nuôi hắn khi hắn bị bỏ rơi trước cửa nhà thờ. Chính vì công lao ấy nên Cadimôđô đã hứa sẽ trung thành tuyệt đối với Phrôlô. Nó như con chó đối với chủ, có thể làm bất cứ việc gì, kể cả mạng sống để báo đáp để rồi dẫn đến hành động sai trái sau này là bắt cóc Exmêranđa theo lời sai khiến của chủ. Kết quả của hành động ấy là hắn đã bị phọt máu dưới làn roi tàn nhẫn của bọn cảnh sát. Trong lúc chết đi sống lại, lạy lục mọi người xin ngụm nước thì chẳng có ai cho hắn, chỉ duy nhất có Exmêranđa vì thương tình đã lấy ca nước đặt kề miệng cho hắn uống, khiến hắn cảm động đến rơi lệ. Chính những giọt nước ấy đã thức tỉnh lương tri một con người; để rồi từ đây ta bắt gặp một tâm hồn cao quý ẩn giấu trong cái hình hài quỷ dữ. Khi Exmêranđa phải lên giá treo cổ vì tội can là đã làm trọng thương tên đại uý Phêbuýt thì không ai khác chính Cadimôđô là người đã đột nhiên theo dây từ mái nhà thờ xuống và mang nàng đi, giấu trong nhà thờ. Để cứu nàng, trả ơn nàng về cử chỉ cao thượng của nàng, hàng ngày gã đã bí mật đem cơm nước, quần áo phục vụ nàng chu đáo. Và dần dần, Cadimôđô đã nảy nở tình yêu với Exmêranđa. Đó là một thứ tình yêu rất cao đẹp. Kết thúc tác phẩm, Exmêranđa vẫn bị treo cổ, còn Cadimôđô tìm đến căn hầm Môngphôcông, nơi người ta vứt xác tử tù để tự tử, tay còn ôm chặt thân hình lạnh giá của Exmêranđa. Ở tuyến truyện này, Cadimôđô là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nói về Cadimôđô ta có thể khẳng định rằng: đó là một người có ngoại hình xấu xí, ác quỷ nhưng thế giới nội tâm bên trong lại rạng ngời nhân cách. Và đó chính là biểu tượng cho những người thuộc tầng lớp dưới trong xã hội. Tuyến truyện thứ hai, tuyến truyện về Exmêranđa. Exmêranđa bị những người Ai Cập bắt cóc khi chưa đầy một tuổi, lớn lên Exmêranđa là một cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp lộng lẫy. Exmêranđa - một tuyệt thế giai nhân. Chính vẻ đẹp ấy đã làm say mê đắm đuối biết bao người trong đó có cả vị chân tu §inh ThÞ Ngäc Footer Page 16 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 17 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Clôđơ Phrôlô, vẻ đẹp ấy khiến vị triết gia hoài nghi Pie Gringoa không biết “ Cô gái đó là người, hay tiên, hay thiên thần” [9,93]. Vẻ đẹp của cô được tác giả miêu tả rất cụ thể “mắt cô ta đen láy và sáng long lanh, giữa mái tóc huyền vài sợi tóc hoe vàng dưới nắng chiếu trông như kim tuyến. Đôi chân biến mất trong nhịp múa như nan hoa chiếc bánh xe quay nhanh. Trên bím tóc đen cuốn quanh đầu những kẹp kim khi lấp lánh dưới nắng tạo thành vòng tinh tú trên trán{...}. Vóc dáng cô đẹp lạ thường. Ôi! Khuôn mặt rực rỡ nổi lên như cái gì đó chói ngời ngay giữa ánh sáng mặt trời” [9,419]. Mọi đường nét đều đạt đến độ tuyệt mỹ. Dưới ngòi bút lãng mạn của nhà văn Huygô Exmêranđa hiện lên như một sự hoàn thiện cho vẻ đẹp vừa rực rỡ, vừa trắng trong, vừa thanh tú, vừa tròn đầy viên mãn ngọc ngà trong ánh sáng và hào quang. Nàng không chỉ có ngoại hình đẹp mà còn có nội tâm bên trong cao thượng, nhân hậu, khiến mọi người rất kính nể. Ấy là khi cô cho kẻ đã từng hại mình ngụm nước giữa lúc hắn đang đói khát mà mọi người ai cũng ghét và khinh thường hắn, ấy là khi cô chấp nhận làm vợ của nhà thơ nghèo Pie Gringoa trong vòng bốn năm để cứu anh ta thoát khỏi giá treo cổ... Đặc biệt là khi cô phản ứng quyết liệt để chống lại thói tà dâm của vị linh mục Phrôlô. Cô thà chịu chết chứ nhất định không chịu bị làm nhục. Nhưng tiếc rằng cô lại có một trái tim yêu mù quáng. Đó là cô đã yêu và trao chọn tình yêu đó cho chàng Phêbuýt, bề ngoài đẹp trai, hào hoa nhưng nội tâm bên trong lại trăng hoa, rỗng tuếch. Vậy mà cô vẫn cứ nghĩ đó là một người tốt và chắc chắn rằng anh ta sẽ lấy mình làm vợ. Để rồi cô đã phải chết vì tội đã làm trọng thương hắn còn hắn thì lẩn trốn, sợ làm tổn hại đến danh tiếng của mình mà không dám minh oan cho cô. Cái chết của Exmêranđa và Cadimôđô chính là biểu tượng cho những hy sinh, mất mát lớn nhất nhưng không phải duy nhất trong cuộc đời của Exmêranđa. Bởi khi chưa đầy một năm tuổi thì cô đã §inh ThÞ Ngäc Footer Page 17 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 18 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp phải sống xa người mẹ thân yêu của mình vì bị bọn người dân Ai Cập cướp đi và thay vào đó là một bé trai khoảng bốn tuổi xấu xí, tật nguyền. Từ đó cô phải sống lang thang bằng múa và làm trò vui với một con dê rất khôn mang tên Giali. Đến khi cô gặp được mẹ thì mẹ cô lại hành hạ vì tưởng cô thuộc bè lũ kẻ thù và đến khi bà nhận ra con mình thì đã quá muộn. Ở tuyến truyện này, chúng ta thấy Exmêranđa là một cô gái xinh đẹp, có tâm hồn cao quý và đó cũng chính là biểu tượng cho quần chúng nhân dân Pháp. Bên cạnh hai tuyến truyện - hai tuyến nhân vật chính Cadimôđô và Exmêranđa, nhà văn V.Huygô còn xây dựng nhiều tuyến nhân vật khác làm nổi bật bức tranh sinh động về xã hội Pari trong thời kì đen tối. Đối lập với tuyến nhân vật có tấm lòng cao thượng trên, chúng ta bắt gặp tuyến nhân vật phản diện, đó là nhân vật Clôđơ Phrôlô với cái vẻ thánh thiện bề ngoài còn tâm hồn thì ác quỷ. “Đúng thế Clôđơ Phrôlô không phải là một nhân vật tầm thường. Ông ta thuộc một gia đình trung lưu mà lối nói không thích đáng của thế kỷ trước vẫn gọi là đại tư sản hoặc tiểu quý tộc” [9,193], “từ nhỏ Clôđơ Phrôlô đã được cha mẹ chuẩn bị cho vào hàng giáo phẩm” [9,194], “mới mười sáu tuổi, cậu học sinh trẻ tuổi đã có thể đương đầu với một ông cha ở nhà thờ về môn huyền bí{...} thần học kinh viện” [9,195],“ mới mười tám tuổi chàng đã hoàn thành bốn khoa đại học’’ [9,196], “ vào khoảng thời gian đó, mùa hè quá nóng của năm 1466 làm phát sinh một bệnh dịch hạch lớn, làm chết hơn bốn chục ngàn sinh mạng ở lãnh địa tử tước Paris{...} cậu học sinh hốt hoảng chạy tuột về nhà. Bước qua ngưỡng cửa, bố mẹ đã chết từ hôm qua’’, “mồ côi cha mẹ, mười chín tuổi đã làm anh cả, làm chủ gia đình, chàng đột ngột bị lôi tuột ra khỏi mơ mộng học đường để rơi thẳng xuống thực tế đời sống’’ [9,196], “Hai mươi tuổi, do lệnh đặc nhiệm của giáo hoàng chàng trở thành linh mục {...} muộn nhất”, “năm 1482, §inh ThÞ Ngäc Footer Page 18 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 19 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cadimôđô trạc hai mươi, còn Phrôlô khoảng ba mươi sáu: người lớn lên, kẻ già đi’’ [9,210]. Thực ra, trước khi gặp Exmêranđa, dục vọng trong hắn đã bùng cháy mãnh liệt thiêu đốt cả vẻ khổ hạnh của một vị cha xứ. Vì yêu Exmêranđa hắn đã tìm cách bắt cóc nàng. Rồi chính hắn đã nhiều lần đe doạ nàng phải lựa chọn một trong hai con đường đồng ý yêu hắn hay là chết? Và cái chết oan của Exmêranđa cũng chính là do hắn đã đâm trọng thương viên đại uý Phêbuýt khi thấy y và Exmêranđa đang trong cảnh tình tự. Điều đáng nói ở đây là ở chỗ hắn nói yêu nàng nhưng thực ra hắn yêu hơn và yêu nhất cái “danh dự” của chính hắn. Một khi lòng tự ái bị chà đạp, hắn sẵn sàng làm tất cả. Hắn không ăn được thì đạp đổ. Hắn có thể nhìn Exmêranđa chết mà cười một cách sung sướng, man rợ nhưng không thể chịu đựơc cảnh người khác cướp mất trái tim nàng. Chính những hành động quỷ dữ ấy đã khiến cho hắn phải nhận một kết cục bi thảm là chết tươi dưới tay người mà mình đã nuôi nấng - Cađimôđô . Như vậy, ở tuyến nhân vật này chúng ta thấy Clôđơ Phrôlô là kẻ đại diện cho những con người có sự đối lập giữa thèm khát và khổ hạnh, giữa vẻ bề ngoài thánh thiện với linh hồn ác quỷ. Qua đó, tác giả nhằm lên án, tố cáo thế lực đen tối thần quyền, cường quyền thời bấy giờ. Còn một tuyến nhân vật nữa, chúng ta không thể không nhắc đến đó là tuyến truyện về mẹ con Exmêranđa. Exmêranđa bị bắt cóc khi chưa tròn một tuổi phải sống lang thang cùng với đám người du thủ du thực để đi tìm mẹ. Còn nhân vật Giuyđilơ - “Bà tu kín Dòng túi” xuất phát từ căn phòng nổi tiếng do phu nhân ở tháp Rôlăng lập nên. “Tu kín” là chỉ nơi ở, “Dòng túi” là do người ở đó khoác bao tải. Ở các thành phố thời Trung Cổ, loại nhà mồ làm sẵn như vậy không thiếu (kiến trúc theo kiểu cửa ra vào được bịt kín còn cửa sổ bỏ ngỏ) và nó chưa bao giờ vắng bóng nữ tu kín. Giuyđilơ là một trong §inh ThÞ Ngäc Footer Page 19 of 95. K32E – Ng÷ v¨n Header Page 20 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp những nữ tu kín đó. Cuộc đời của bà đã gắn bó với nơi ấy gần mười lăm năm kể từ khi đứa con gái bé bỏng của bà bị đánh tráo. Trước kia bà vốn là một cô gái xinh đẹp, thích cuộc sống nhàn hạ, phóng túng nên đã ăn chơi sa đọa. Ít lâu sau, cô trở nên tiều tuỵ chẳng ai đoái hoài đến nữa, kể cả tên ăn cắp cũng khinh rẻ cô. “Đối với loại gái giang hồ, chỉ có tình nhân hoặc đứa con mới lấp đầy trái tim họ” [9,273]. Cuối cùng cô cũng có một đứa con gái và hết lòng yêu quý nó. Nhưng bất hạnh thay, đứa bé ấy bị bọn người Ai Cập đánh tráo thành một đứa trẻ dị dạng, cô đã phát điên lên và trông rất thảm hại, tay lúc nào cũng ghì chặt lấy ngực, ngồi co quắp, mình khoác bao tải nâu, tóc tai bù xù. Hình dạng đó thật khủng khiếp đối lập hoàn toàn với trước kia. Không chỉ đối lập về hình dáng mà cả tính cách cũng có sự khác biệt. Nếu như trước đây Giuyđilơ là một người dịu dàng, vui vẻ luôn ca hát thì nay bà trở nên khó tính, cáu kỉnh với giọng nói the thé và tính khí như con sư tử cái. Nỗi đau mà bà gặp phải đã hình thành trong bà sự thù hằn với những người Ai Cập và Exmêranđa là nạn nhân của sự thù hằn đó. Bà luôn tìm cách đe doạ cuộc sống của Exmêranđa và muốn cô phải chết. Khi biết tin cô bị treo cổ, bà sung sướng “cất tiếng cười như lang sói” [9,432]. Nhưng cuối cùng khi biết được Exmêranđa chính là con đẻ của mình nhờ một đạo cụ là chiếc giày xinh xắn, bà lại ra sức bảo vệ cô tới cùng bằng tất cả tấm lòng của một người mẹ xa con mười lăm năm trời. Tưởng là hạnh phúc đã đến với hai mẹ con, tưởng rằng gặp được mẹ, nàng sẽ có một mái ấm, được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ nào ngờ chỉ vì thành kiến xã hội mà nàng bị xử treo cổ còn người mẹ bất hạnh cũng gục chết. Kết thúc tuyến truyện người đọc không nguôi xót xa, tình cảnh đáng thương của mẹ con Exmêranđa. Đây là đỉnh điểm của tấn bi kịch về tình mẫu tử. Kiểu kết thúc này “rất tiêu biểu của nghệ thuật lãng mạn, tạo ra một nỗi đau xé ruột” (Lê Nguyên Cẩn). §inh ThÞ Ngäc Footer Page 20 of 95. K32E – Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất