Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết anna karênina của l.tônxtôi...

Tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết anna karênina của l.tônxtôi

.PDF
77
131
92

Mô tả:

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Đóng góp của khóa luận 8. Bố cục của khóa luận 2 4 7 7 7 8 8 8 Chương 1: Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm cốt truyện 1.1.2. Các thành phần cốt truyện 1.1.3. Kết cấu của cốt truyện 1.1.4. Phân loại cốt truyện 1.2. Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi 1.2.1. Cốt truyện song hành, đa tuyến 1.2.2. Cốt truyện tâm lý 1.2.3. Cốt truyện ghép mảnh 9 9 11 12 12 14 14 22 31 Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi 2.1. Cơ sở hiện thực của cốt truyện 2.2. Xung đột nghệ thuật 2.3. Tổ chức sắp xếp các sự kiện 2.4. Không gian, thời gian nghệ thuật 2.4.1. Không gian nghệ thuật 2.4.2. Thời gian nghệ thuật KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Ph¹m ThÞ Th¶o 34 41 59 63 63 67 73 76 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nếu ví văn học Nga như một cánh rừng đại ngàn thì L.Tônxtôi là cây đại thụ trong cánh rừng đại ngàn ấy. Cùng với A.X.Puskin, PH.M. Đôxtôiepxki, A.P.Sêkhôp, A.M.Gorki, L.Tônxtôi... đã mở ra không gian đa chiều cho nền văn học Nga nói riêng và văn học nhân loại nói chung. Giáo sư Nguyễn Hải Hà đã từng nhận xét: "Lep Tônxtôi là văn hào lớn nhất, là ngôi sao tiêu biểu cho nền văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX". Còn Lênin gọi L.Tônxtôi là "nghệ sĩ vĩ đại", là "người khổng lồ", là "nhà văn vô song trên toàn Châu Âu", "Trước vị bá tước này thì trong văn học chưa hề có nhân vật mu - gich chân chính". Tất cả những ý kiến ấy đều khẳng định vị trí cũng như những góp ý của L.Tônxtôi vào vườn hoa văn học Nga cũng như văn học thế giới. L.Tônxtôi là một thiên tài nhiều mặt, ông đã để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ. Từ những sáng tác đầu tay như: Bộ ba tự truyện: Thời thơ ấu (1852), Thời niên thiếu (1854), Thời thanh niên (1857) đến một loạt những sáng tác về chiến tranh như: Xêvaxtôpôn tháng Chạp (1854), Xevaxtôpôn tháng Năm (1855), Xêvaxtôpôn tháng Tám (1855) ... đã khẳng định được tài năng nghệ thuật của nhà văn vĩ đại này. Ngoài ra phải kể đến một số truyện ngắn, một số vở kịch, nhiều bài văn chính luận cùng thư từ, nhật kí... đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của ông trong lòng độc giả và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Khi nói đến L.Tônxtôi có lẽ người đọc sẽ nhớ nhất đến bộ ba tiểu thuyết dài. Trong đó Anna Karênina được xem là một trong những bộ tiểu thuyết nổi tiếng, hay nhất của nền văn học Nga và thế giới. Ban đầu nhà văn có dự định viết cuốn tiểu thuyết gia đình, sau bốn năm làm việc miệt mài, với biết bao lần viết, sửa chữa rồi lại viết, cuốn tiểu thuyết đã hoàn thành vào năm Ph¹m ThÞ Th¶o 2 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp 1877. Tác phẩm đã vượt ra khỏi khuôn khổ một thảm kịch ngoaị tình và trở thành tấm gương phản chiếu một giai đoạn lịch sử nước Nga những năm 70 của thế kỉ XIX cùng các vấn đề nóng bỏng, phức tạp. Nhà văn đã phản ánh đúng đắn các mâu thuẫn xã hội chính trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của nước Nga gia trưởng cũ bắt đầu tan ra mau chóng trước sự xâm nhập chèn ép của chủ nghĩa tư bản. Với hệ thống nhân vật đông đảo, phong phú L.Tônxtôi đã gửi gắm vào trong tác phẩm những băn khoăn của mình trước những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Chính vì vậy mà “... trong di sản ông để lại, có cái không đi vào dĩ vãng, có cái thuộc về tương lai” ( Lênin). Cũng như những tác phẩm khác của nhà văn L.Tônxtôi thì tác phẩm Anna Karênina cũng đã thu hút khá nhiều giấy mực của những nhà nghiên cứu. Tác phẩm Anna Karênina vẫn là "mảnh đất khác mầu mỡ" để cho mỗi người có thể khám phá, khai thác những mặt này hay khác của tác phẩm. Trong đó, nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác phẩm này vẫn là vấn đề bức xúc và khá hấp dẫn. Vậy nên chúng tôi rất mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi” với mong muốn tìm hiểu và khám phá những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện để góp thêm một "tiếng nói" khẳng định thành công về tư tưởng, nội dung của tác giả và tác phẩm. Bên cạnh đó, L.Tônxtôi là tác giả văn học trong nhà trường, các tác phẩm của ông được giảng dạy từ bậc phổ thông đến Cao đẳng, Đại học. Nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện Anna Karênina sẽ góp thêm một cách đọc, giúp các bạn học sinh - sinh viên tíêp cận sâu rộng hơn với các tác phẩm của L.Tônxtôi nói chung và tác phẩm Anna Karênina nói riêng. Từ đó cung cấp cho các bạn một cái nhìn tinh tế, thấu đáo hơn về tác phẩm Anna Karênina cũng như những sáng tác khác của nhà văn L.Tônxtôi, để có thể xác Ph¹m ThÞ Th¶o 3 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp định cho mình một phương pháp học và dạy tốt hơn khi ra nhà trường phổ thông. Ngoài ra, xuất phát từ sự yêu mến những tác phẩm giá trị của nên văn học Nga, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu những thiện cảm về các sáng tác của đại văn hào, và đặc biệt hơn là xuất phát từ sự độc đáo trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác phẩm Anna Karênina mà chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: "Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi" 2. Lịch sử vấn đề: Đại văn hào Nga L.Tônxtôi từ lâu đã thu hút được sự chú ý đông đảo của giới nghiên cứu phê bình, của các thế hệ bạn đọc yêu mến nhà văn này. Mỗi lần nhắc đến L.Tônxtôi, tên tác phẩm Anna Karênina có thể sánh ngang với Chiến tranh và hòa bình (1864 - 1869) về khả năng lưu giữ trong ký ức bạn đọc. Mặc dù các công trình nghiên cứu về tác phẩm không đồ sộ bằng Chiến tranh và hòa bình, nhưng khá phong phú và thú vị. Qua đó thể hiện sức hấp dẫn của tác phẩm trong lòng công chúng độc giả. Khi tác phẩm được đăng trên nguyệt san Tin tức Nga (số mở đầu năm mới 1875) Anna Karênina đã tạo ra một cơn sốt trong giới độc giả yêu văn học. Khi đến với công chúng Việt Nam, cuốn tiểu thuyết lập tức được đón nhận nồng nhiệt. Ngày 24/12/2007, Việt báo.vn đã đưa ra thống kê và Anna Karênina của L.Tônxtôi được ưa chuộng và bán chạy nhất, trong khi đó Chiến tranh và hoà bình xếp vị trí thứ ba. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch đã có khá nhiều bài viết nghiên cứu về L.Tônxtôi. Trong chuyên luận Lep Tônxtôi ông cũng cho rằng: Anna Karênina là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Nga và thế giới. Trong bài viết Lep Tônxtôi và hành trình đi tìm sự thật, nhà nghiên cứu đã khái Ph¹m ThÞ Th¶o 4 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp quát những vấn đề cơ bản của cuốn truyện: "... nhân vật Anna Karênina người con gái đẹp có sức quyến rũ kì lạ đến ma quái, với một vẻ dịu dàng và thuỳ mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều... Nhưng thật đáng buồn, cái bi kịch khủng hoảng triền miên của xã hội Nga nửa sau thế kỉ XIX lại đổ xuống đầu người đàn bà đẹp đẽ ấy, dẫn đến cái chết bi thảm giữa hai gọng kìm của thế lực phong kiến tàn tạ (...) và thế lực tư sản hào nhoáng, hùng hổ, nhưng bất lực ...”. Nhưng không dừng lại trong phạm vi gia đình , L.Tônxtôi đã mở rộng tầm nhìn vào mối quan hệ giữa nông dân và địa chủ qúy tộc. Từ đấy, ông lại rút ra được một sự thật lớn lao hơn "để giải phóng nông dân...". Để thuyết phục hơn, nhà văn đưa ra ý kiến của Đôxtôiepxki, rồi những ý kiến của Lênin về tác phẩm này. Trong cuốn Lịch sử văn học Nga, nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch lại một lần nữa khái quát những giá trị của cuốn tiểu thuyết này. Thêm vào đó, tác giả đã đưa ra nhận xét của V.Ermilôp về chủ đề của tác phẩm: "Gia đình li tán xa lạ với con người, chính là hình ảnh của cái xã hội đã giết chết Anna. Lêvin tìm mọi khả năng khẳng định cuộc sống giữa những con người sao cho cuộc sống đó là một gia đình thực sự thân yêu, thống nhất, một tình yêu thương toàn nhân loại". Và nhà thơ Fiet trong một lá thư gửi cho L.Tônxtôi cũng nói về Anna Karênina: "Cuốn tiểu thuyết này là một toà án nghiêm khắc không thể mua chuộc được về toàn bộ đời sống của chúng ta". Đó chính là những giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân văn, nhân bản mà nhà văn đã mang lại cho chúng ta. Bên cạnh đó, ở cuốn sách Công việc của người viết tiểu thuyết Nguyễn Đình Thi khi bàn về Anna Karênina đã khẳng định: "Tác phẩm nói đến những sự việc bình thường hàng ngày của đời sống xã hội Nga, nhưng L. Tônxtôi đã qua sự việc ấy mà nhìn thấy sự biến động ngấm ngầm đang diễn ra trong cơ cấu toàn thể xã hội Nga...". Cuốn tiểu thuyết đã đặt ra vấn đề tình yêu, hôn nhân, những sự việc được nói đến trong tác phẩm tưởng chừng như Ph¹m ThÞ Th¶o 5 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp nhỏ nhặt bình thường trong cuộc đời của chính nhân vật, nhưng lại mang lại một ý nghĩa chung, tác động đến những vấn đề lớn trong xã hội. Các nhân vật được đặt trong mối quan hệ với đời sống xã hội. Nhà văn còn đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội Nga thời bấy giờ. V.Sclôp-xki trong cuốn Lep - Tônxtôi ((bộ hai tập) - NXB Văn hóa Hà Nội - 1978) cũng đã có nhiều bài viết về tác phẩm Anna Karênina: Đó là quá trình nhà văn lấy nguyên mẫu như thế nào? Công việc viết tiểu thuyết, quá trình chuẩn bị của nhà văn ra sao? Bố cục của tiểu thuyết được sắp xếp theo trật tự nào? Những tư tưởng tôn giáo đã tác động đến nhà văn khi sáng tác như thế nào? Và quan trọng hơn là nhà nghiên cứu đã khẳng định được những vấn đề trọng tâm của tác phẩm. Tất cả những bài viết đó nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện, sâu sắc, nhiều chiều về tác phẩm này. Để từ đó người đọc có thể hiểu được những nội dung tư tưởng mà nhà văn đưa ra. Trong bài viết nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày mất của đại văn hào Nga L.Tônxtôn đăng trên tạp chí "Nghiên cứu văn học" số 11 năm 1960, tác giả Nguyễn Hải Hà cũng đã từng khẳng định: "Anna Karênina tiếp tục giải quyết vấn đề ý nghĩa và mục đích cuộc sống, số phận giai cấp quí tộc và nông dân, quan hệ giữa thành thị và nông thôn, sống và chết, tình yêu và hạnh phúc, hôn nhân và gia đình, những vấn đề triết lí nhân sinh cơ bản nhất của thời đại". Tác giả Nguyễn Hải Hà đã góp một tiếng nói nữa để nâng tầm giá trị tư tưởng của nhà văn L.Tônxtôi trong sản phẩm tinh thần của mình. Nhân dịp kỷ niệm 180 ngày sinh L.Tônxtôi, tác giả Trần Hậu đã lấy tác phẩm Anna Karênina là đối tượng nghiên cứu thẩm mĩ của mình. Ở đây người viết đã nhận định về bố cục của tác phẩm Anna Karênina, đó là sự đối lập của hai tuyến truyện: Bi kịch gia đình được mô tả trong sự tương phản với cuộc sống và cảnh điền viên của địa chủ trẻ Kônstantin Lêvin - một con người gần gũi với nhà văn cả về lối sống, về quan điểm và tâm lí... Ph¹m ThÞ Th¶o 6 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Như vậy, qua một số công trình nghiên cứu kể trên, có thể dễ dàng nhận thấy các tác giả của một số bài viết chủ yếu vẫn đề cập đến những vấn đề xoay quanh nhân vật, xoay quanh chủ đề, giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. L.Tônxtôi là một nhà văn có nghệ thuật viết truyện rất cao tay, tất cả những vấn đề, những giá trị mà các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu ở trên được xây dựng trên cơ sở của một cốt truyện đặc sắc - nó là sản phẩm của tài năng nghệ thuật của L.Tônxtôi. Những bài viết, những công trình nghiên cứu kể trên, đều đề cập đến khía cạnh này hay khác của tác phẩm, và tác giả Trần Hậu đã có bàn về bố cục của tiểu thuyết Anna Karênina, nhưng đó chỉ là một mảng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác phẩm này vẫn là một vấn đề khá mới mẻ. Chính vì thế, khoá luận sẽ tập trung xem xét và tìm hiểu nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết tâm lí của nhà văn, từ đó thấy được những nét độc đáo của tài năng bậc thầy L.Tônxtôi và giúp người đọc có thêm một cách tiếp cận mới để khám phá, tìm hiểu những giá trị phong phú của tác phẩm này. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu có hệ thống và sâu sắc về nghệ thuật xây dựng cốt truyện Anna Karênina. Qua đó có cách hiểu toàn diện về phong cách nghệ thuật của tác giả L.Tônxtôi. - Hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm, gắn liền với yêu cầu cải cách giáo dục và xu hướng thay đổi phương thức tiếp cận văn học ở nước ta hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Làm rõ đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina. - Làm rõ nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Chúng tôi khảo sát nghiên cứu đề tài này dựa trên văn bản Anna Karênina của L.Tônxtôi do Nhị Ca và Dương Tường dịch (Nxb Văn học - 2003). Ph¹m ThÞ Th¶o 7 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là khai thác những kiểu cốt truyện trong tác phẩm Anna Karênina, từ đó chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của L.Tônxtôi, đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật đến mức nhuần nhị, tinh vi của nhà văn này. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát thống kê. - Phương pháp soi chiếu - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 7. Đóng góp của khóa luận - Đưa ra cái nhìn sâu rộng, hệ thống và mới mẻ về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina. - Qua việc tìm hiểu đề tài này sẽ đưa lại nhận thức sâu sắc về vai trò của cốt truyện đối với công việc sáng tác hay tìm hiểu, phân tích, tiếp nhận một tác phẩm văn học. - Khóa luận góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy, học tập về tác giả L.Tônxtôi trong nhà trường. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi được triển khai theo hai chương : Chương 1 : Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi Chương 2 : Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. Ph¹m ThÞ Th¶o 8 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ANNA KARÊNINA CỦA L. TÔNXTÔI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm cốt truyện Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần, là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo của người nghệ sĩ. Nếu nhắc đến thơ, bạn đọc chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố cảm xúc trữ tình, thì khi nói đến các tác phẩm tự sự, chúng ta lại nhắc tới một thành phần có vai trò cực kì quan trọng, đó là cốt truyện. Cốt truyện là "cái khung" để đỡ cho toàn bộ toà nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững. Từ thế kỉ XIX trở về trước, nhà văn khi bắt tay vào kể câu chuyện, là lúc anh ta có một cốt truyện độc đáo. Sang đến thế kỉ XX, vai trò của cốt truyện có xu hướng giảm đi. Nhưng cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học vẫn khẳng định: Cốt truyện có vai trò quan trọng, qua cốt truyện nhà văn thể hiện những xung đột đời sống, mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, từ đó bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Khái niệm cốt truyện được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Qua tìm hiểu một số sách lí luận văn học, từ điển... Chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm về cốt truyện như sau: Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học - GS Trần Đình Sử cho rằng:" Cốt truyện thường được hiểu là hệ thống các sự kiện chính, cơ bản dùng để biểu hiện tính cách và phản ánh mâu thuẫn xung đột xã hội" [15,132]. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt thì: "Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách của nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự" [13,213]. Ph¹m ThÞ Th¶o 9 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học thuật ngữ cốt truyện được hiểu là: "Sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình" [1,13]. Còn Từ điển thuật ngữ Văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử) thì cốt truyện là "hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch" [6,88]. Như vậy từ những định nghĩa trên ta thấy cốt truyện có thể hiểu ở hai phương diện gắn bó hữu cơ với nhau: Một mặt cốt truyện là phương diện bộc lộ tính cách nhân vật, mặt khác cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Trong cuốn Bàn về văn học Gorki đã khẳng định: "Vai trò của cốt truyện là những mối liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm, nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người lịch sử phát triển và tổ chức của tích cách này hay tích cách khác" [4,196]. Qua định nghĩa của Gorki ta có thể thấy, cốt truyện là phương tiện bộc lộ tính cách nhận vật, để thể hiện những thuộc tính của tính cách đó, nhưng mặt khác nó là phạm vi của các biến cố lịch sử cụ thể, chỉ có trong các biến cố nhất định đó các mối thiện cảm, ác cảm hay nói chung các mối quan hệ của con người mới được bộc lộ. Cũng qua định nghĩa của Gorki, cốt truyện là một hệ thống các biến cố trong tác phẩm, đồng thời là phương tiện để nhà văn tái hiện lại những mâu thuẫn và xung đột xã hội vạch ra hậu quả của những mâu thuẫn và xung đột xã hội đó qua số phận các nhân vật. Nhưng những mâu thuẫn và xung đột này là những xung đột mang tính nghệ thuật, tức là những biến cố thuộc về những cá nhân riêng biệt trong đời sống cá nhân con người. Ph¹m ThÞ Th¶o 10 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Ở cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học G.N Pôxpêlôp đã khẳng định: "Các cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ các hành động của các nhân vật' [14,233]. Ông cũng chỉ ra rằng, trong văn học có nhiều kiểu cốt truyện. Trong một số trường hợp cốt truyện được xây dựng trên cơ sở miêu tả các hành động dứt khoát của nhân vật, trên các thời điểm bước ngoặt của cuộc đời nhân vật. Sự vận động của các hành động đó chủ yếu xảy ra ở bên ngoài. Ở một số trường hợp khác thì các sự kiện xuất hiện với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ cảm xúc nhân vật. Hay nói khác đi, sự vận động của các hành động đó chủ yếu xảy ra ở bên trong. Trong tiến trình sự kiện cái bị thay đổi không hẳn là tình trạng nhân vật mà chủ yếu là trạng thái tâm lí của chúng. 1.1.2. Các thành phần cốt truyện Trong các cốt truyện thường vạch ra rất rõ ràng các giai đoạn của hành động và mối xung đột làm cơ sở cho nó. Đó là những thành phần của cốt truyện. Bất cứ truyện lớn, nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm (cao trào), kết thúc. Các nhà lí luận văn học cổ điển chỉ rất rõ điều này. Phần trình bày giới thiệu tình trạng sự vật khi chưa hoặc sắp xảy ra xung đột. Thắt nút có thể phát hiện và làm gay gắt thêm các mâu thuân đã có từ trước trong đời sống các nhân vật hay là tự nó tạo ra các xung đột nào đó.Trong trường hợp này thì có thể gọi đó là thắt nút xung đột. Phát triển là mâu thuẫn tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Đỉnh điểm (hay cao trào) là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật, là sự kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của truyện. Kết thúc (hay mở nút) là sự kiện kề ngay sau cao trào, kết thúc truyện có khi mâu thuẫn được giải quyết hoàn toàn nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Có khi kết thúc hành động, mâu thuẫn giữa nhân vật vẫn còn, thậm chí còn gay gắt hơn. Trong lĩnh vực Ph¹m ThÞ Th¶o 11 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp cấu tạo cốt truyện, không hề có quy tắc chuẩn mực vạn năng nào. Đôi khi tác phẩm không có đầy đủ các thành phần trên, hoặc thêm một số thành phần khác và các thành phần của cốt truyện không nhất thiết phải tuân theo một trật tự nhất định, chúng có thể bị đảo lộn vị trí. Việc lựa chọn một cốt truyện như thế nào phụ thuộc vào dụng ý sáng tác của nhà văn khi muốn khái quát chiều hướng đường đời này hay khác của nhân vật. 1.1.3. Kết cấu của cốt truyện Ngoài các mối liên hệ bên ngoài, có tính chất thời gian và nhân quả, giữa các sự kiện được miêu tả lại còn có mối liên hệ bên trong, mang ý nghĩa và cảm xúc. Về cơ bản các liên hệ này tạo thành phạm vi kết cấu của cốt truyện. Có những loại kết cấu phổ biến là: Lối kết cấu bằng trình tự liên tiếp trước sau của các sự kiện ở những tác phẩm có giá trị, khiến người đọc luôn thấy sự mới mẻ qua từng chi tiết với đoạn kết là trụ cột của cốt truyện. Lối kết cấu quan trọng là sự đảo lộn thời gian các sự kiện nhằm chuyển sự chú ý của bạn đọc từ sự kiện vào nội tình nhân vật. Để khám phá con đường khó khăn phức tạp trong việc hình thành tính cách con người, các nhà văn dùng kiểu lắp ghép quá khứ với hiện tại của các nhân vật, cộng với hành động luân chuyển từ thời gian này đến thời gian khác. Lối kết cấu hồi cố như thế trong các tiểu thuyết và kịch thường sử dụng để ngắt quãng tuyến hành động chính. Qua đó bộc lộ đầy đủ hơn các mối liên hệ kế thừa của các thời đại và thế hệ. 1.1.4. Phân loại cốt truyện Đến nay các nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học cho rằng có nhiều cách phân loại cốt truyện.Ví dụ Lê Huy Bắc dựa vào các tiêu chí như sự kiện, thời gian, nhân vật đã chia ra mười ba loại cốt truyện. Theo tiêu chí sự kiện có cốt truyện phân đoạn, cốt truyện liền mạch, cốt truyện huyền ảo, cốt truyện Ph¹m ThÞ Th¶o 12 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp ghép mảnh, cốt truyện siêu văn bản. Theo tiêu chí thời gian có cốt truyện tuyến tính, cốt truyện khung, cốt truyện gấp khúc. Dựa trên nhân vật chia ra cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến, cốt truyện hành động, cốt truyện tâm lí, cốt truyện dòng ý thức. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn để xuất các cách phân loại khác như dựa trên tiêu chí nội dung, kết cấu, trường phái để chia ra nhiều cốt truyện khác. Tuy nhiên, người ta đồng ý nhiều hơn cả với Aristôt trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca là có hai loại cốt truyện biên niên và đồng tâm. Đồng thời họ cũng khẳng định sự tồn tại của cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến, cốt truyện kịch tính. Cốt truyện biên niên là cốt truyện có mối liên hệ thời gian lấn át trong các sự kiện. Tính biên niên khiến các sự kiện và hành động không thật gắn bó với nhau, mở ra khả năng miêu tả thực tại nhiều bình diện phù hợp với tác phẩm cỡ lớn. Trong những năm gần đây, cấu tạo kiểu cốt truyện biên niên phong phú lên, xâm chiếm các thể loại nhỏ hơn. Cốt truyện đồng tâm là cốt truyện trong đó giữa các sự kiện mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế. Tính đồng tâm của cốt truyện cho phép nhà nghiên cứu chăm chú vào xung đột nào đó. Nó là cơ sở tạo nên sự thống nhất của hình thức tác phẩm. Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện mà hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng, đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách nhân vật. Vì vậy, nó có dung lượng nhỏ hoặc vừa, tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa, kịch bản văn học. Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì của lịch sử, tái hiện những con đường phức tạp của nhân vật, do đó có dung lượng lớn. Cốt truyện kịch tính là cốt truyện mà người kể luôn đặt sự việc trong thế đối lập tốt - xấu, cao cả - thấp hèn. Cách làm này hàm chứa trong đó cái nhìn di động: đi từ đau thương bất hạnh đến hạnh phúc sung sướng. Ph¹m ThÞ Th¶o 13 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp 1.2. Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi Trong một lá thư dài không gửi, viết vào lúc biết tin L.Tônxtôi từ trần, nhà văn vô sản Nga M.Gorki đã nhận xét: "Trong ông có một cái gì lúc nào cũng khiến tôi có ý muốn reo to lên với mọi người: hãy nhìn mà xem trên quả đất này có một con người kì diệu như thế đấy" [4,389]. Cái kì diệu đó là bởi: Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn đã lao động hăng say, nhiệt tình với một sức viết hiếm ai có được. Bắt đầu từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn đã chứng minh khả năng quan sát đời sống một cách tinh tế. Từ 1864 - 1869, L.Tônxtôi viết xong bộ tiểu thuyết anh hùng ca vĩ đại Chiến tranh và hoà bình - một cuốn tiểu thuyết được đón nhận nhiệt tình, làm nên thắng lợi huy hoàng cho ông. Thành công đó, giúp L.Tônxtôi có niềm tin tưởng vào sức mạnh tài năng của mình hơn, ông bước vào tiếp Anna Karênina - ở đây nhà văn lại một lần nữa làm cho trên tuổi của mình vang dội trên thế giới, khi tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về đời sống hàng ngày, cũng như những tìm tòi để trả lời các vấn đề xã hội lớn của thời đại đặt ra. Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật viết truyện cao tay. Tônxtôi từng nói: "Tôi là nhà nghệ sĩ và cả cuộc đời tôi trôi qua là đi tìm cái đẹp". Tuyên ngôn nghệ thuật ấy đã trở thành điều tâm niệm suốt sáu mươi năm sáng tác của Tônxtôi "cái đẹp" mà nhà văn tìm kiếm được trải rộng trên nhiều vấn đề, và xây dựng cốt truyện cũng là một trong những minh chứng hùng hồn cho "cái đẹp" đó. Với tài năng nghệ thuật sắc sảo, nhà văn đã tạo dựng được những kiểu cốt truyện độc đáo, mang đặc điểm riêng biệt thu hút sự chú ý của độc giả trên toàn thế giới. Nét đặc sắc đó được thể hiện ở những đặc điểm sau: 1.2.1. Cốt truyện song hành, đa tuyến Đây là kiểu cốt truyện có từ hai nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) trở lên. Ở đây tác phẩm không chỉ có một tuyến truyện mà là sự kết hợp của nhiều tuyến truyện, và mỗi nhân vật chính đảm đương một tuyến cốt Ph¹m ThÞ Th¶o 14 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp truyện nhằm thể hiện một hay nhiều chủ đề nào đó. Nếu các tuyến cốt truyện ấy tách rời nhau thì chúng vẫn tồn tại độc lập và đứng vững trong mọi hoàn cảnh. Nói như vậy, có nghĩa là chúng tôi sử dụng quan niệm tuyến truyện là câu chuyện về một đời người được tái hiện bằng những sự kiện trong cuộc đời nhân vật, diễn ra trong một không - thời gian nào đó. Do vậy, mỗi tuyến truyện là một lát cắt đặc biệt của cốt truyện. Có thể bóc tách ra được thành từng lớp tháo rời ra khỏi cấu trúc chung của tác phẩm mà mỗi tuyến truyện đó vẫn đảm bảo về mặt nội dung ý nghĩa. Qua khảo sát tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi chúng tôi nhận thấy ở tác phẩm này L.Tônxtôi đã xây dựng nhiều tuyến truyện khác nhau, và mỗi tuyến truyện lại mang những nét đặc sắc làm nổi bật được tài năng bậc thầy của nhà văn này. Tuyến truyện thứ nhất, bao gồm các nhân vật Anna, Karênin và Vrônxki. Ở tuyến truyện này, tác giả tập trung đi vào miêu tả câu chuyện tình yêu tay ba giữa các nhân vật, để từ đó có thể khái quát được nhiều vấn đề, nội dung tư tưởng. Tuyến truyện này có thể được khái quát như sau: Anna một người phụ nữ đẹp có xuất thân dòng dõi quý tộc, ngay từ đầu Anna đã chịu sự sắp đặt của bà cô là kết hôn với bá tước Karênin, để trở thành vị phu nhân xinh đẹp đứng trên đỉnh cao danh vọng và địa vị. Nhưng mọi việc đã bắt đầu thay đổi kể từ khi Anna từ Pêtecbua trở về Matxcơva. Khi gia đình người anh trai của Anna có sự bất hoà, Anna về Matxcơva là để giúp anh trai và chị dâu giải hoà. Nàng đã đi cùng toa tầu với bá tước phu nhân Vrônxkaia, đến Matxcơva, anh trai của Anna là Xtêpan Ackađich đón nàng ở ga, và tại đây Vrônxki cũng đi đón mẹ mình là Vrônxkaia. Chính từ cuộc gặp gỡ thoáng qua này mà vẻ đẹp "dịu dàng, thuỳ mị lạ lùng trên bộ mặt yếu kiều" [20,134] của Anna đã thu hút sự chú ý của Vrônxki, có thể nói: Chàng Vrônxki đã say đắm Anna kể từ lúc đó. Anna đã nhanh chóng giải quyết được những mâu Ph¹m ThÞ Th¶o 15 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp thuẫn cho vợ chồng Xtêpan Ackađich. Tại Matxcơva, nàng đã đến nhà một người quen dự buổi khiêu vũ. Vrônxki cũng đến tham dự, và ở đây nàng đã nhận ra Vrônxki say mê nàng. Anna đã đón nhận tình yêu của Vrônxki, nhưng sau đó nàng lại cảm thấy có lỗi vì vậy nàng lại trở về Pêtecbua, Vrônxki đi theo nàng và quyết tâm chinh phục vị phu nhân này. Kể từ đó Anna đã thay đổi, nàng luôn đấu tranh giữa chồng mình là Alêcxây Alêcxanđrôvích với Vrônxki. Cuối cùng, nàng đã không kháng cự nổi và lao vào cuộc tình với Vrônxki một cách mạnh mẽ. Nàng có thai với Vrônxki, nàng muốn li dị với chồng nhưng không được, bởi nàng không thể bỏ cậu con trai của mình. Còn người chồng của Anna không hề ghen tuông mà chỉ luôn yêu cầu nàng giữ thể diện và danh dự cho ông ta. Chính điều đó càng thúc đẩy tình yêu của Anna với Vrônxki mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng cuối cùng quan hệ của Anna và Vrônxki càng trở nên căng thẳng: Vì họ không thể hợp thức hoá cuộc sống đôi lứa của mình, cộng với dư luận xã hội càng tạo nên sức ép với họ. Vrônxki trở nên bực bội, mệt mỏi còn Anna thì đau khổ ghen tuông và nghi ngờ về tình yêu của chàng. Anna càng trở nên tuyệt vọng sau một lần cãi nhau, vì thế nàng đã quyết định tìm cách giải quyết cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa, kết thúc cuộc đời đầy bi kịch của chính mình. Như vậy, ở tuyến truyện này Anna là nhân vật chính. Nàng luôn có khát khao yêu thương mạnh mẽ. Vì nàng sống với đúng tình cảm thật của mình nên nàng đã vào bi kịch, trở thành nhân vật tiêu biểu cho số phận bi kịch của phụ nữ Nga thế kỉ XIX. Cũng từ đây tác giả đã nói lên được nhiều điều quan trọng cho tư tưởng của mình, khái quát nên một mảng hiện thực của đời sống xã hội Nga lúc bấy giờ. Ở tuyến truyện thứ hai bao gồm các nhân vật Lêvin, Kitti. Đây là tuyến nhân vật lí tưởng của nhà văn. Tuyến truyện này có thể được tóm lược như sau: Lêvin là một điền chủ sống ở Pêtecbua, chàng đến Matxcơva với mục Ph¹m ThÞ Th¶o 16 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp đích là cầu hôn Kitti - người mà chàng đã để ý và có tình cảm từ lâu. Nhưng Kitti đã từ chối tình cảm của chàng, vì lúc này trái tim của Kitti đang hướng về Vrônxki. Lêvin sau khi bị Kitti từ chối lời cầu hôn liền rời Matxcơva, trở về nông thôn. Chàng quay lại với công việc quản lí điền đang viết sách và tìm thấy niềm vui trong công việc. Còn Kitti bị Vrônxki từ chối, nàng đã bị ốm và ra nước ngoài dưỡng bệnh một thời gian. Khi nhìn thấy cỗ xe chở Kitti chạy qua chỗ mình, Lêvin nhận ra tình cảm của chàng với Kitti vẫn còn, chàng quyết định đến Matxcơva cầu hôn Kitti lần nữa, và họ nhanh chóng tổ chức đám cưới. Sau đám cưới, Lêvin đưa ngay vợ về nông thôn. Kitti lập tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Lêvin đầy bất ngờ và ngạc nhiên, còn Lêvin lại tiếp tục say sưa trong công việc quản lí trại ấp. Cuộc sống của họ cũng xảy ra những hiểu lầm nho nhỏ, song gia đình họ vẫn sống rất hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên ở cuối tác phẩm Lêvin lại đi tìm hiểu niềm tin của mình ở tôn giáo. Và như vậy, ở tuyến truyện Lêvin, tác giả đã đề cập đến những con người có tình yêu, hạnh phúc gia đình - tìm kiếm chân lý, nhưng cuối cùng đã bế tắc và khủng hoảng. Ở tuyến cốt truyện này, L.Tônxtôi không chỉ đề cập đến vấn đề gia đình , mà ông còn hướng ngòi bút tới khai thác một mảng đề tài khác. Nhà văn mở rộng tầm nhìn vào mối quan hệ giữa nông dân và địa chủ quý tộc. Từ đây ông rút ra một sự thật lớn lao hơn, đó là vấn đề “Giải phóng nông dân. Bên cạnh hai tuyến nhân vật chính đó, thì tuyến Đôli - Xtêpan cũng có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tuyến nhân vật này được mở đầu bằng cảnh lục đục trong gia đình, khi Xtêpan Ackađich "một người đàn ông băm tư tuổi, bảnh bao, đầy nhục tình" [20,46] tằng tịu với cô nữ gia sư người Pháp. Kể từ đó không khí gia đình càng trở nên nặng nề, rối ren khi mà Đôli - người mẹ của bảy đứa con (còn sống năm) Ph¹m ThÞ Th¶o 17 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp luôn phải sống trong những dằn vặt đau khổ về nội tâm trước những hành động sai trái của người chồng. Những mâu thuẫn ấy đã dần được giải toả khi Anna đến. Tuy cũng có lúc gặp khó khăn trong kinh tế, nhưng cuộc sống của họ lại diễn ra một cách bình thường. Mặc dầu tuyến này không chiếm độ dày trang sách như tuyến Anna, Lêvin song lại có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm và mang ý nghĩa khá thú vị, làm sinh động thêm cho cốt truyện trong tác phẩm. Ngoài các tuyến nhân vật nói trên, trong tiểu thuyết Anna Karênina còn phải kể đến tuyến nhân vật quần chúng. Tuyến này bao gồm số lượng lớn những nhân vật ở mọi tầng lớp trong xã hội. Đó là những bá tước, công tước, quận chúa, những luật sư, chánh văn phòng, giáo sư, sĩ quan, nghệ sĩ....thuộc tầng lớp thượng lưu quý tộc; đó là những người giúp việc, những gã hầu phòng, những bà vú, bà đỡ... làm việc cho những gia đình quyền quý; đó là số đông những người nông dân lao động vất vả, cho đến những gã lái buôn... cũng đều có mặt trong tác phẩm. Hầu hết những nhân vật này đều xuất hiện ở những khoảng không gian riêng dành cho giới họ. Ví như, những người thuộc tầng lớp thượng lưu thì thường tham gia vào những buổi khiêu vũ, giải trí, hội họp, bầu cử trong những phòng trà.... Còn những người nông dân lại sinh hoạt lao động vất vả trên những cánh đồng hay trong những trang trại của những ông địa chủ. Tuyến nhân vật này cũng xuất hiện với tần số tương đối nhiều trong tác phẩm họ cũng tham gia bàn bạc những vấn đề về phụ nữ, trường học, về giai cấp, về đạo đức, tôn giáo, vấn đề ruộng đất, địa tô...mỗi nhân vật đều thể hiện những quan điểm của riêng mình. Tuyến nhân vật này góp phần bổ sung nhấn mạnh cho các tuyến nhân vật khác nói riêng, và cũng mang đến một "tiếng nói" để khẳng định cho những vấn đề chủ yếu mà tác giả đặt ra trong tác phẩm nói chung. Ph¹m ThÞ Th¶o 18 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Như vậy đó là những tuyến nhân vật có trong tác phẩm. Kiểu cốt truyện đa tuyến này đã có ở bộ tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hoà bình và sau này trong tác phẩm Phục sinh nhà văn cũng lựa chọn nhiều tuyến cốt truyện khác nhau làm nền cho tác phẩm như: Tuyến nói về số phận và hình tượng người phụ nữ Nga thế kỉ XIX (Maxlôva là nhân vật chính), tuyến những con người quý tộc có tư tưởng phục sinh, tuyến truyện này xoay quanh nhân vật Nhêkhiuđôp, tuyến phản diện, tuyến nhân vật quần chúng... Và kiểu cốt truyện ấy còn được nhà văn sử dụng khá đặc sắc ở tác phẩm Anna Karênina. Tiểu thuyết này ngay từ khi mới ra đời, nhiều người đương thời cho rằng đó là "hai cuốn tiểu thuyết: Anna và Lêvin" đặt bên cạnh nhau một cách tài tình mà không có kết cấu chung, hoặc có ý kiến khác lại cho rằng "Câu chuyện Lêvin được lồng thêm một cách gượng ép vào câu chuyện Anna", hay một số ý kiến khác lại chỉ chú ý đến tuyến Anna mà ít chú ý đến tuyến Lêvin - coi đó như một nhánh phụ của tiểu thuyết. Nhưng tất cả những ý kiến đó đều không đúng với ý đồ sáng tạo của tác giả. Bởi chính L.Tônxtôi đã khẳng định: "Trái lại, tôi rất tự hào về kiến trúc tác phẩm: những vòm cuốn được kết hợp như thế nào đề ngừơi ta không nhận ra được chỗ tiếp nối.... Mối liên hệ của cấu trúc được tạo nên...ở mối quan hệ bên trong". Và tìm được "những vòm cuốn kết nối" có nghĩa là phải tìm được mạch nối giữa các tuyến truyện của tác giả. Mạch nối đó "mối quan hệ bên trong" đó chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đặt các tuyến nhân vật đó cạnh nhau: Anna là tuyến nhân vật thể hiện cho quan niệm về bi kịch tình yêu hôn nhân thì Kitti cùng Lêvin lại tạo thành một tuyến song song đối lập, vừa để khắc hoạ sâu thêm bi kịch của Anna, vừa làm nổi bật quan niệm về hạnh phúc gia đình của L.Tônxtôi. Hai tuyến cốt truyện này đan chéo quỵên chặt vào nhau, tác động lẫn nhau, chúng không chỉ liên kết với nhau trong mối xung đột xã Ph¹m ThÞ Th¶o 19 K32D – Khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp hội mà cả trong sự đồng nhất về những hoàn cảnh nghệ thuật cụ thể cùng phát triển trên một đề tài theo cùng một chủ đề chung của tiểu thuyết. Đặt các nhân vật ở các tuyến cạnh nhau cho thấy tác phẩm "không chỉ tập trung vào câu chuyện tình yêu mà còn thể hiện cụ thể những khó khăn về kinh tế của xã hội Nga. Mới đọc qua người ta có thể ngạc nhiên vì sao những chuyện tình yêu đau khổ lại gắn bó với chuyện làm ăn thất bại của một vị điền chủ đang sống trong một gia đình hạnh phúc" [10,244]. Qúa trình chuyển từ tiểu thuyết gia đình sang tiểu thuyết xã hội, chính là quá trình mở rộng, phát triển cốt truyện và là minh chứng cho tư tưởng chính thống của L.Tônxtôi. Hay sự xuất hiện của tuyến Đôli cũng vậy, tuyến này chính là đường dây để liên kết cả hai tuyến nhân vật ở trên bởi: Anna là em gái của Xtêpan, còn Kitti (là em gái của Đôli) lại lấy Lêvin. Với cách mở đầu bằng cảnh lục đục của gia đình Đôli, tác giả đã khéo léo vẽ ra bối cảnh cho tấn bi kịch Anna sau này: Anna không thể giấu mình trong ốc đảo bổn phận gia đình. Cơn bão lốc thời đại làm sụp đổ hạnh phúc của người phụ nữ đức độ, cam chịu như Đôli, tất nhiên sẽ xô đẩy Anna vào vòng xoáy của nó làm tiêu tan mọi ước mơ đẹp của một cá tính mạnh mẽ như Anna. Kết cấu cốt truyện không chỉ tồn tại song song, mà chúng còn đan cài, tác động qua lại lẫn nhau để cùng làm nổi bật những mảng tư tưởng chủ đề lớn của tác phẩm. Với những đường dây nhân vật riêng rẽ nhưng lại có sự dằng dịt phức tạp của đường dây tư tưởng vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất, làm nổi bật những chủ đề mà nhà văn đã đặt ra. Vấn đề tình yêu hay hôn nhân, hạnh phúc gia đình hay bất hạnh là một chủ đề lớn trong tác phẩm. Kôznưsép, một người sống xa thực tế, chỉ chuyên chúi đầu vào sách vở và Varenca, một cô gái đức hạnh, mộ đạo, cả hai cuối cùng cũng phải trải qua thử thách với vấn đề tình yêu, hôn nhân. Từ Betxy Tvecxkaia, Liđya Ivanôpna đến Xecpukhôpxcôi đều luôn bàn đến chuyện gia đình, tuy không phải là Ph¹m ThÞ Th¶o 20 K32D – Khoa Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất