Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn trần chiến...

Tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn trần chiến

.PDF
130
33
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRỊNH THỊ NHUNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN CHIẾN CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60220120 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS: Tôn Thảo Miên HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Tôn Thảo Miên – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện, từ việc định hướng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triển khai luận văn. Cô đã có những góp ý cụ thể cho công trình, cung cấp tài liệu và luôn động viên để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tôi xin trân trọng cảm ơn nhà văn Trần Chiến – người đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu về tác phẩm cũng như về quan điểm sáng tác để tôi có định hướng viết luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý báu và dành thời gian để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Học viên Trịnh Thị Nhung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Trần Chiến là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Tôn Thảo Miên. Những kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Trịnh Thị Nhung MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9 5. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................. 10 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10 NỘI DUNG. .................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN TRẦN CHIẾN ............................................................................................................. 12 1.1. Khái niệm người kể chuyện ..................................................................... 12 1.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất ............................................................. 15 1.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba ................................................................ 16 1.2. Khái niệm điểm nhìn ................................................................................ 18 1.2.1. Điểm nhìn bên trong.............................................................................. 19 1.2.2. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................. 19 1.2.3. Luân chuyển điểm nhìn ......................................................................... 20 1. 3. Truyện ngắn Trần Chiến ......................................................................... 21 1.3.1. Vài nét về nhà văn Trần Chiến.............................................................. 21 1.3.2. Đa dạng điểm nhìn trong truyện ngắn Trần Chiến ............................... 26 1.3.2.1. Điểm nhìn khuất lấp ........................................................................... 26 1.3.2.2. Điểm nhìn khách quan ....................................................................... 30 CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN CHIẾN ................................................................... 36 2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Trần Chiến .................................................. 36 2.1.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................... 36 2.1.2. Các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Trần Chiến ....................................................................................................... 39 2.1.2.1. Nhân vật giả cổ được trần tục hóa ..................................................... 39 2.1.2.2. Nhân vật trí thức, quan chức đồi bại .................................................. 43 2.1.2.3. Nhân vật đa tình, đa cảm .................................................................... 48 2.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Trần Chiến ................................................ 52 2.2.1. Khái niệm cốt truyện ............................................................................. 52 2.2.2. Các kiểu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Trần Chiến .............................................................................................. 56 2.2.2.1. Cốt truyện giả cổ ................................................................................ 56 2.2.2.2. Cốt truyện đời tư, thế sự..................................................................... 62 2.3. Tình huống trong truyện ngắn Trần Chiến .............................................. 70 2.3.1. Khái niệm tình huống ............................................................................ 70 2.3.2. Các kiểu tình huống và nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Trần Chiến .............................................................................................. 72 2.3.2.1. Tình huống hành động ....................................................................... 73 2.3.2.2. Tình huống tâm trạng ......................................................................... 77 2.3.2.3. Tình huống nhận thức ........................................................................ 82 CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN CHIẾN ................................................................................................. 88 3.1. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Trần Chiến ................................................. 88 3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ .............................................................................. 88 3.1.2. Ngôn ngữ đặc trưng trong truyện ngắn Trần Chiến .............................. 89 3.1.2.1. Ngôn ngữ cổ xưa ................................................................................ 89 3.1.2.2. Ngôn ngữ đời thường ......................................................................... 91 3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Trần Chiến ............................................... 96 3.2.1. Khái niệm giọng điệu ............................................................................ 96 3.2.2. Giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Trần Chiến .............................. 98 3.2.2.1. Giọng giễu nhại những diễn ngôn quen thuộc ................................... 98 3.2.2.2. Giọng mỉa mai, hài hước .................................................................. 101 3.2.2.3. Giọng trữ tình, triết lí ....................................................................... 106 KẾT LUẬN ................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 116 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự là để nhằm tìm ra một cách đọc. Trong thế kỷ XX vừa qua, lí luận văn học đã thu được những thành tựu rực rỡ ở rất nhiều khía cạnh. Đặc biệt, vấn đề lí thuyết tự sự ngày càng được quan tâm rộng rãi. Lí thuyết tự sự cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự sự. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã từng khẳng định lí thuyết tự sự sẽ cho ta thấy không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho thấy cả truyền thống văn hoá ở đằng sau nó. Vì vậy, nghiên cứu tự sự học ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Với đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Trần Chiến, người viết mong muốn được khám phá thế giới nghệ thuật trong những sáng tác của ông dưới sự soi chiếu của thi pháp học hiện đại (thông qua các góc độ của tự sự học đó là: Người kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu), hi vọng góp một tiếng nói riêng vào việc nghiên cứu. 1.2. Truyện ngắn Việt Nam đương đại có nhiều cách tân mới mẻ. Ngôn ngữ trần thuật đã có sự thu hẹp dần khoảng cách giữa truyện kể và những chuyện của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật gần với đời sống hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn không còn là lời nói quyền uy, cao đạo. Truyện Việt Nam đương đại không còn mang tính chất đơn bè như các thời kì trước. Trong phát ngôn của người trần thuật cùng lúc có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật. Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật hôm nay xuất phát từ việc tổ chức đồng thời những tiếng nói khác nhau. Sự xen lẫn của lời thoại nhân vật vào lời kể và đặc biệt là hình thức lời 2 nửa trực tiếp đã góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện, cho thấy ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của các cây bút truyện ngắn đương đại. Trong những nỗ lực cách tân, việc đổi mới ngôn ngữ trần thuật là một thành công không thể phủ nhận của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986. Với cách vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ vùng miền và nhất là với cách tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau, người trần thuật có vai trò quan trọng trong việc cấu trúc tác phẩm, dẫn dắt mạch truyện. Khảo sát các phát ngôn trong văn bản truyện kể, độc giả có thể phần nào hình dung được diện mạo của người trần thuật. Hơn thế, thông qua ngôn ngữ trần thuật người đọc còn có thể nhận diện những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ truyện ngắn hôm nay. 1.3. Trần Chiến là một nhà văn tài năng. Ông là con trai của nhà sử học nổi tiếng Trần Huy Liệu. Trần Chiến là người con duy nhất trong gia đình theo nghiệp văn chương. Ông ngoại là học giả lừng lẫy Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc - người chuyên soạn sách khảo cứu văn hóa dân tộc, dân gian như các cuốn: Tục ngữ Phong giao, Nam thi hợp tuyển, Truyện cổ nước Nam và nổi tiếng nhất là Cổ học tinh hoa ( viết chung). Trần Chiến sáng tác nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn. Ông xuất hiện muộn và lặng lẽ trên văn đàn. Nhưng với một giọng văn riêng, ông đã thu hút được độc giả và liên tiếp giành được nhiều giải thưởng văn học. Sáu cuốn đã xuất bản thì bốn cuốn được vinh danh. 1.4. Mặc dù có nhiều giải thưởng văn học nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Trần Chiến. Vì những lí do đó, chúng tôi chọn Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Trần Chiến làm đề tài luận văn thạc sĩ. Thực hiện đề tài này, một mặt chúng tôi muốn tìm hiểu các phương diện của nghệ thuật tự sự trong các truyện ngắn của ông, mặt khác muốn khẳng định những đóng góp của Trần Chiến vào đời sống văn học Việt Nam đương đại. 3 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Ngoài viết báo, viết kịch, Trần Chiến chủ yếu thành công ở mảng văn xuôi. Tập truyện ngắn Con bụi và tập tiểu thuyết Đèn vàng của ông đã hai lần giành giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Hà Nội. Nhà văn Trần Chiến sinh trưởng trong một gia đình có bề dày văn hóa như vậy, thì cái "gien" văn chương di truyền không thể là chuyện "ngẫu nhiên". "Có lẽ cha tôi để lại cho tôi cái tính bướng bỉnh, cứng đầu nhiều hơn là những cái khác" (Trần Chiến). Năm 1969, cụ Trần Huy Liệu mất, để lại trong đống di cảo gồm 26 cuốn nhật ký ghi chép về những sự kiện và con người lịch sử chủ yếu trong 50 năm đầu của thế kỷ XX ở Việt Nam. Với cái nhìn uyên bác và nghiêm túc của một nhà sử học có nhãn quan riêng, di cảo của cụ Trần Huy Liệu là cả một kho sử liệu quý giá. Những ngày đầu cách mạng 1945, Trần Huy Liệu là Phó Chủ tịch Uỷ ban Dân tộc giải phóng (sau thành Chính phủ lâm thời). Sau này, ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Sử học, ông mất năm 1969. Ở Trần Chiến có sự hun đúc dồi dào cả vốn sống thực tế những năm tháng tuổi thơ ở Hà Nội, rồi đi bộ đội và cả sự bộn bề, tinh tường trong những năm viết báo. Vốn kiến thức sách vở từ kho tư liệu sử học ngổn ngang của người cha, sự tiếp thu kiến thức văn học ở trường Đại học Tổng hợp khiến tác phẩm của ông ngồn ngộn chất sống. Tính điềm đạm, ít nói, mà sâu sắc, giàu lòng tự trọng và liêm khiết, Trần Chiến – một trí thức trong sạch và thành thực. Tính cách ngang tàng, bất cần, trọng danh dự bên trong được che dấu bởi vẻ ngoài ít nói, nói chậm và lặng lẽ, không bon chen và chạy đua với thời cuộc. Tác phẩm của ông cũng thành thực như chính tâm hồn ông. Ông viết văn không bị thúc ép bởi lợi ích hay thu nhập. Ông viết để thỏa cái đam mê và trách nhiệm với thời cuộc. 4 2.2. Có một số bài báo giới thiệu chung về các tác phẩm và cuộc đời của Trần Chiến. Các nhà báo đã phản ánh nỗi băn khoăn của Trần Chiến về vấn đề Hà Nội và người nhập cư. Tràng An - chốn đô hội của chúng ta, chả phải ai cũng thanh lịch, và chả phải đâu đâu cũng là đô hội. Là bởi vì cái tính chất quần cư của thành phố. Đấy là cái nơi ai cũng đến được, đến thì ở lại được. Nhiều người về hưu đến Hà Nội. Trẻ đánh giày, mỗi kỳ tết lễ "bỏ" lên xe, “cắp” quần áo trở về quê, ít lâu lại xuất hiện ở phố. Cuộc sống xa nhà đầy bất trắc, tai nạn, bệnh tật, hiểm nguy rình rập, chừng như vẫn cứ hấp dẫn đối với những chú "Gavơrốt đến từ Thanh Hóa". Cố giáo sư Trần Quốc Vượng, khi đưa ra cái "lôgô" nổi tiếng "Hội tụ - Kết tinh - Lan tỏa", cũng đồng thời xác định cái tính chất quần cư của thành phố. Thủ đô đang phải có cỡ hai ba triệu người ngoại tỉnh đổ về, cơ cấu dân cư đã bị phá vỡ, kèm theo đó là sự mất ổn định các giá trị, nền nếp. Hai quá trình thành thị hoá nông thôn, nông thôn hoá thành thị cứ tồn tại song song, "tranh đấu" với nhau. Một người trở nên "thanh lịch" thì lại thêm hai, ba người về nhà không đóng cửa, ăn nói, mở đài cứ oang oang...A đây rồi Hà Nội 7 món tập hợp những bài viết, mà ở đó thủ đô hiện lên có khi đáng thương, khi vô hồn, lúc nhốn nháo, đông đúc. Nhưng ẩn dưới từng câu chữ luôn là một trái tim thiết tha yêu Hà Nội. Trần Chiến viết: "Thành phố của chúng ta đa sắc thật. Những mảng màu. Những tập người. Những thời khắc... Hệt như cái kính vạn hoa, chỉ nghiêng đi một tí đã thấy khác". Nhưng cái khác của Hà Nội ấy, không phải ai cũng nhận ra được. Trước nay, tính cách của người Hà Nội vẫn được biết đến với sự thanh lịch. Trần Chiến viết về sự tinh tế của người Tràng An: "Dù từng cá nhân có thể quá khép nép hay quá hài hước, lối tỏ ra của họ có chừng mực, không vồ vập mà ý nhị. [...] Dù rủng rỉnh hay nghèo kiết, họ khá khó tính trong thưởng thức văn học nghệ thuật, ăn uống, mặc, chơi. [...] Họ ăn kỹ, bát phở phải có lá mùi, miếng cá đi kèm thì là, rất trọng gia vị, không thích bún riêu thả trứng đèo cả thịt bò với nem tai kẻo mà mất vị tanh đi...". 5 Không chỉ viết về những nét đẹp, Trần Chiến còn chỉ ra điểm chưa hay trong tính cách người Hà Nội. Ông dẫn chứng, trước những đợt di dân từ nông thôn ào ạt sau năm 1954, bản năng sinh tồn của người tiểu tư sản không mạnh. Thời cải tạo đất, họ thu mình vào nhà trong, lên gác, để lại mặt phố Hàng Ngang, Hàng Đào cho dân mới. Tác giả đánh giá: "Cũng bởi sức đấu tranh kém, ngại va chạm, ít tham vọng, họ thường chọn những chuyên môn như bác sĩ, kỹ thuật, văn nghệ, dạy học... (nhiều khi không chọn mà do lý lịch sắp xếp). Nhưng cũng phải nói là người Hà Nội gốc không có tính cộng đồng mạnh như người Nghệ An, Hà Tĩnh. Có cái gì đó dè dặt trong thái độ sống của họ - dù chưa đến nỗi yếm thế. Họ thích làm việc, có ý tưởng, chính kiến nhưng thiếu hẳn tham vọng, sự chịu đựng lì lợm các sức ép hay xét nét, họ cũng thiếu tính kỷ luật, sự đoàn kết. Một số bài báo bàn về chất sử trong các tác phẩm của Trần Chiến. Sắc sảo trong quan sát và sự chiêm nghiệm, nhà văn Trần Chiến cho biết trong nhiều cuốn sách có yếu tố lịch sử của mình, ông lấy tư liệu từ sự va đập văn hóa, nhào cuộn trong con người từ bé. Điển hình như Cậu ấm, tác phẩm được coi là dựng lại nhiều giai đoạn biến đổi của Hà Nội. Trần Chiến cho biết, ông lấy tư liệu từ những khảo cứu của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, những kiến thức, câu chuyện do cha ông kể lại. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đưa ra đánh giá về các tác phẩm văn học có yếu tố lịch sử: “Có những tác phẩm văn học viết về nhân vật hư cấu mà dựng lại được cả giai đoạn lịch sử như Cậu ấm của Trần Chiến, lại có những tác phẩm lấy người có thật trong lịch sử như Me Tư Hồng làm nhân vật cho tiểu thuyết. Trước đây chúng ta chỉ nương theo lịch sử. Vì vậy các nhà tiểu thuyết lịch sử hãy mạnh dạn hơn, đừng sợ lịch sử quá”. Chung quan điểm với Phạm Xuân Nguyên, nhà phê bình Trần Ngọc Vượng cũng cho rằng, các tác giả cần vượt qua sự lệ thuộc vào lịch sử để viết: “Chúng ta vẫn viết về lịch sử để giải quyết ý nghĩ 6 của thời hiện đại, nhưng chúng ta còn có thể viết tiểu thuyết lịch sử để giải trí nữa. Tôi nghĩ, là nhà tiểu thuyết thì phải giải phóng mình khỏi lịch sử để viết ra những lịch sử khác”. Trần Chiến khi trả lời phỏng vấn có nói: “Khi đã chọn một nhân vật, ai cũng đã có chủ quan vào rồi. Tôi cũng thấy những “này nọ” của bố chứ, nhưng thời mình với thời cha khác hẳn, nhìn cái gì cũng không thể bỏ qua hoàn cảnh lịch sử. Gia đình tôi có “cấu trúc” “con anh con em con chúng ta”. Mẹ tôi là vợ hai, tôi không ở với bố, liên hệ tình cảm không như các anh chị bên mẹ già. Tôi nhớ những đêm ngủ với bố chỉ là trong các đợt công tác của ông. Đây là xuất phát từ tâm thế ngắm nghía bố mình không như một con người bình thường. Nghĩa là tôi có độ lùi nhất định để ít nhiều không duy cảm”. Trần Chiến tâm sự: “Tôi không ở với bố, ông làm sử thế nào nghe qua người khác thôi. Nhưng quả thật tôi tò mò về quá khứ, phía sau những gì hằng được viết, nói, dạy dỗ. Chẳng hạn Huyền Chân Công Chúa, sau khi “đem về” hai châu Ô, Lý cho nhà Trần, đã gặp chuyện gì mà đi tu ở chùa Hổ Sơn, Nam Định, rồi cho đến ngày nay có khuyết điểm gì mà bị Hà Nội xóa tên phố đi? Có lẽ sự tò mò, cắc cớ của người viết văn, quan tâm đến số phận nhân vật, chứ phải nắm chắc sự kiện cùng ý nghĩa của nó như nhà sử học thì chịu rồi.” Một số bài báo khai thác các khía cạnh nhỏ về cuộc đời và tác phẩm của ông như: Nhà văn Trần Chiến - ưa ẩn mình nơi đám đông của Việt Quỳnh: “Dáng người cao gầy mỏng mảnh, khuôn mặt thường chất chứa vẻ u hoài dù nụ cười hiền hòa thường trực trên môi ông. Mái tóc bạc cắt ngắn vẫn còn vương vài sợi lòa xòa trên trán, dường như không liên quan gì tới ánh mắt hồn nhiên và làn da sáng ánh chút xanh xao của một anh chàng trong đầu đầy chất chữ nghĩa của những năm ba mươi của thế kỉ trước” [54]. Nhà văn Trần Chiến ngoài đời cũng như những trang văn ông viết mang vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế và cũng vô cùng giản dị, thân thuộc dễ gần. Trong bài báo Nhà văn 7 Trần Chiến ít nhiều tự tại, Cẩm Thúy đã nhận định về Trần Chiến: “Nho nhã, trí thức, hầu như không thấy “chém gió” bao giờ. Nói chuyện thì chậm đến phát sốt ruột. Viết văn bởi thế với Trần Chiến cũng là một sự chậm rãi. Hồi còn làm báo, anh nhiều năm mới ra một cuốn sách, nhưng mỗi lần có tác phẩm mới là một lần gây thích thú với người đọc” [52]. Theo Nguyệt Cầm: “Hình như Trần Chiến nhà báo là cái anh đứng khuất sau Trần Chiến nhà văn một chút. Những vốn liếng làm báo chỉ chờ có dịp là tuôn vào các trang viết văn học, cho dù nhà văn Trần Chiến cũng không viết nhiều nhặn gì mấy. Đi lính nhưng là “lính kiểng”, không qua thực tế chiến trường nên vốn liếng làm lính chẳng vào được sáng tác văn học là bao. Có lẽ chỉ khi làm báo, anh mới có lưng vốn để viết truyện nhưng cũng viết rất chậm, lúc mới viết có khi cả năm mới được một truyện ngắn giắt lưng. Trần Chiến phân bua là do đi học bị cái lý luận ám ảnh khiến anh không viết được hồn nhiên!” [49]. 2.3. Một số bài báo đánh giá về truyện ngắn Trần Chiến. Theo Nguyệt Cầm, những truyện ngắn được viết chậm rì sau được tập hợp lại in thành tập Con bụi (NXB Tác phẩm Mới-1990). Đó là những câu chuyện chậm rãi, sâu lắng, ngẫm ngợi từng câu chữ, có thể là những câu văn đẹp, gợi nhiều xúc cảm. Không lạ khi Con bụi đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội năm đó. Mãi đến năm 1997, nhà văn Trần Chiến mới “tái xuất giang hồ” với tập truyện Đường đua (NXB Văn hóa Thông tin), trong đó có lẽ truyện hay nhất đã được tác giả rút thành tựa cả tập. Câu chuyện hấp dẫn diễn ra trên một đường đua dài qua nhiều chặng của các cua rơ xe đạp với nhiều việc và người đan xen, mà tác giả là người trong cuộc khi theo suốt đường đua ấy. Tập truyện đoạt giải ba của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu phó tổng thư kí Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã nhận xét về tập Gót Thị Mầu đầu Châu Long của ông: “Đọc truyện mà như đang ngắm nhìn những bức chân dung truyền thần của người nghệ sĩ tài hoa nơi góc phố, những 8 gương mặt sống động đấy mà cũng vẫn hư hư thực thực, phần thực thì rất thật mà phần hư thì cũng rất liêu trai” [16; tr.6]. Truyện ngắn của ông phong phú ở đề tài và cảm hứng nghệ thuật. Ông viết về vùng quê Bắc Bộ xa xưa đậm chất dân gian đến đất Hà Nội phồn hoa, phồn tạp. Từ vùng núi Tây Bắc đến vùng bán sơn địa Bất Bạt - Sơn Tây. Từ miền Tây Nguyên hoang vu đến miền biển đảo xa xôi của Tổ quốc. Những trang văn của ông mang đậm hơi thở cuộc sống, đôi khi chi tiết và tỉ mỉ, xác thực bởi tư duy của một nhà báo. Trong tác phẩm của nhà văn Trần Chiến có tính cách của Nho sĩ Bắc Hà hòa quyện với chất dân gian mộc mạc. Ở đó có những góc nhìn sắc sảo, mới mẻ về các giá trị truyền thống. Các yếu tố sử học được phục dựng sinh động tràn đầy sức sống. Phong phú về nội dung và cảm hứng nhưng những tác phẩm của ông ít đến được với giới nghiên cứu và phê bình đương đại. Đó là một thiệt thòi đối với một cây bút say mê và tận tụy với nghề viết. Nhìn chung, các bài báo viết về Trần Chiến chủ yếu ở dạng phỏng vấn, phác họa những nét tính cách của Trần Chiến và giới thiệu tên các tác phẩm nổi tiếng của ông. Các nhà báo khái quát về các đề tài chủ yếu, về lối viết văn, viết báo của Trần Chiến. Có một luận văn thạc sĩ gần đây của Vũ Văn Cương bàn về Phong cách tiểu thuyết Trần Chiến. Luận văn hi vọng sẽ có một cái nhìn sâu sắc nhiều chiều về truyện ngắn Trần Chiến từ góc độ nghệ thuật tự sự. Mảng truyện ngắn của ông phong phú và để lại nhiều dấu ấn lạ trong Gót Thị Màu, đầu Châu Long – truyện ngắn giả cổ với tính chất giải thiêng rõ nét. Các tập truyện Con bụi, Đường đua, Hoa nước hay Ốc gió cũng để lại nhiều nét khác biệt về nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm nhìn, tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Chưa có một công trình khoa học đầy đủ cho mảng truyện ngắn nhiều màu vẻ của Trần Chiến. Luận văn hi vọng dùng tư duy nghiên cứu mới về nghệ thuật tự sự để soi sáng các tập truyện của ông. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trước hết, luận văn tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung về nghệ thuật tự sự: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu. Trên cơ sử những lý thuyết chung, luận văn đi sâu khảo sát các truyện ngắn của Trần Chiến để thấy được cái hay, sự độc đáo, phong phú trong cách kể. Qua đó, chúng ta ghi nhận và trân trọng thành tựu của nhà văn mới trong dòng chung của văn học đương đại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi soi chiếu các truyện ngắn của Trần Chiến dưới góc nhìn tự sự học để thấy đóng góp của ông về nội dung và nghệ thuật. Nét khác biệt trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu. Phân tích những biểu hiện của nghệ thuật tự sự trong các tập truyện của Trần Chiến: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự trong truyện ngắn của Trần Chiến; Nhân vật, cốt truyện và tình huống trong truyện ngắn của Trần Chiến; Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Trần Chiến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Trần Chiến. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lí luận về tự sự học trong và ngoài nước. Trọng tâm khảo sát 53 truyện ngắn của Trần Chiến trong các tập: Con bụi, Đường đua, Hoa nước, Gót Thị Màu đầu Châu Long, Ốc gió. 10 Ngoài ra khảo sát thêm các tiểu thuyết: Bốn chín chưa qua, Đèn vàng, Cậu ấm. Các tác phẩm viết về chân dung: Đường về nghiệp sử; Cõi người chân dung Trần Huy Liệu. Các tản văn: A đây rồi Hà Nội 7 món; Chữ văn chữ báo. Đối chiếu các truyện ngắn của Trần Chiến với các truyện ngắn trung đại, hiện đại cùng phạm vi, đề tài phản ánh. 5. Những đóng góp mới của đề tài Luận văn đem lại cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nghệ thuật tự sự trong toàn bộ truyện ngắn của Trần Chiến. Sự kết hợp hài hòa, sáng tạo các yếu tố truyền thống và hiện đại. Ghi nhận những thành công của một cây bút mới trong thế giới muôn màu của văn xuôi đương đại Việt Nam. Trần Chiến không phải là cây bút tiên phong trong việc cách tân văn học hiện đại nhưng tác phẩm của ông có nhiều yếu tố mới mẻ và sáng tạo trong việc phản ánh đời sống. Thực tiễn đời sống văn học nước nhà và chủ trương của Bộ giáo dục trong những năm gần đây đã cho thấy: Chúng ta đang từng bước tăng cường đưa văn học Việt Nam thời kì đổi mới vào chương trình giảng dạy và học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng và phổ thông. Vì thế, với những nội dung được triển khai trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi hi vọng sẽ có ý nghĩa nhất định cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học thời kì đổi mới trong nhà trường. 6. Phương pháp nghiên cứu Có nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu nhưng thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: 11 Phương pháp hệ thống: Đặt các truyện ngắn Trần Chiến trong hệ thống các tác phẩm văn học trung đại, hiện đại Việt Nam. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp đặc điểm về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Trần Chiến. Phương pháp đối chiếu, so sánh: Nhằm làm rõ những nét đặc trưng khác biệt của truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Giữa truyện ngắn của Trần Chiến với các tác giả đương đại. Phương pháp phân loại, thống kê: Khảo sát toàn bộ các truyện ngắn và thống kê phân loại theo phạm vi đề tài, chủ đề, phương thức trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu,… Phương pháp tiếp cận thi pháp học Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thao tác chứng minh, bình giảng…Các phương pháp nghiên cứu này không tách rời nhau mà hài hòa với nhau, bổ sung cho nhau. 12 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN TRẦN CHIẾN 1.1. Khái niệm người kể chuyện Trong một số công trình Tự sự học (Narratology), thuật ngữ “tự sự” (Narration) được dịch là “trần thuật”. Theo đó nhiều người đã gọi “tác phẩm tự sự” là “tác phẩm trần thuật”. Cả hai thuật ngữ này đều chỉ cùng một nội dung: tác phẩm có cốt truyện, có người kể chuyện. Chúng ta cần xác định rõ hơn về vấn đề này. Cụ thể, “tự sự” là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học. Còn “trần thuật” là hành động diễn ngôn tự sự được thực hiện bởi một (hoặc nhiều) người kể chuyện giữ vai trò trung gian giữa người sáng tác với những chuyện được kể trong tác phẩm. Vấn đề người kể chuyện là khía cạnh quan trọng của thi pháp văn xuôi hiện đại. Có nhiều khuynh hướng tiếp cận khác nhau của các nhà lí luận, phê bình: Các nhà hình thức Nga và nhóm các nhà nghiên cứu Bắc Âu viết bằng tiếng Đức, đặc biệt là phương pháp hình thức kết hợp với mĩ học tiếp nhận của các nhà nghiên cứu thế hệ sau như P.Lubbock, Iu.Lotman, Tz.Todorov, G.Gentte...đã đưa ra quan điểm rõ ràng về người kể chuyện. Tz.Todorow khẳng định: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng. Không thể trần thuật thiếu người kể chuyện. Người trần thuật không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình các nhân vật và người kể chuyện, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt” [43, tr.75]. 13 Vấn đề người kể chuyện được đặt ra trong mối quan hệ với người đọc giả định, với vấn đề điểm nhìn, các loại hình, cấp độ và tình huống trần thuật. Người kể chuyện không bao giờ là tác giả. Mối quan hệ mật thiết giữa người kể chuyện và tác giả xem như bị cắt đứt. “Người kể chuyện và những nhân vật của anh ta bản chất là những thực thể trên mặt giấy” [3, tr.41-412]. “Người kể chuyện không thể được gọi tên, nếu anh ta có tên thì sau cái tên đó không có ai cả” [43, tr.41]. Thái độ của người kể chuyện đối với thế giới câu chuyện được kể lại có phần nào trùng với quan điểm của tác giả nhưng không bao giờ đồng nhất. Quan điểm của tác giả bao giờ cũng rộng hơn. Người kể chuyện mang trong mình cả một phần nội dung khách quan của thế giới được phản ánh vào tác phẩm. Tóm lại, người kể chuyện chính là chủ thể trần thuật trong sáng tác tự sự, một loại nhân vật được nhà văn xây dựng trong tác phẩm nhằm thực hiện chức năng kể chuyện. Tác phẩm tự sự không thể thiếu nhân vật này. “Người kể chuyện có mặt dưới bất cứ hình thức nào, đều là thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự” [24, tr.109]. Bên cạnh thuật ngữ người kể chuyện còn có thuật ngữ người trần thuật. Hai thuật ngữ này đến nay chưa có sự thống nhất. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có sự phân biệt rạch ròi hai khái niệm người kể chuyện và người trần thuật. Người trần thuật được giải thích là “một nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành”. “Người kể chuyện khác với người trần thuật bởi đó là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [47, tr.221]. G.N.Pospelov có viết: “Những người trần thuật cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái “tôi” nào đó. Những người trần thuật được nhân vật hóa như vậy, kể câu chuyện ngôi thứ nhất của chính mình có thể gọi một 14 cách tự nhiên là người kể chuyện” [33, tr.66-67]. Gs Trần Đình Sử xem người kể chuyện và người trần thuật trong tác phẩm là một. Hai khái niệm để giải thích một đối tượng, nói về một đối tượng có vai trò, đặc điểm giống nhau. Có khác chăng chỉ là hình thức xuất hiện của đối tượng trong tác phẩm lộ diện hay không lộ diện. “Người kể chuyện hàm ẩn là để chỉ người trần thuật không lộ diện, người trần thuật theo ngôi thứ ba. Ưu điểm của lối trần thuật này cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa lạ, chưa có dấu chân con người hoặc những miền mà về nguyên tắc con người không thể biết. Đây là ngôi kể tự do nhất” [34, tr.103]. Từ tương quan về dung lượng hiểu biết của người kể chuyện và nhân vật, các nhà nghiên cứu đã chia thành ba hình thức người kể chuyện: Người kể chuyện lớn hơn nhân vật, người kể chuyện bằng nhân vật và người kể chuyện bé hơn nhân vật. Theo Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học có hai kiểu người trần thuật phổ biến là: “Hình thức thứ nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả. Nhưng người trần thuật cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái tôi nào đó” [31, tr.89]. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và với tác giả. Nguyễn Thái Hòa trong chuyên luận Những vấn đề thi pháp của truyện đã đề cập vấn đề người kể chuyện là nhân tố tạo nên lăng kính đối thoại trong truyện. Ở đây là đối thoại hai chiều giữa người kể hàm ẩn và người nghe hàm ẩn. Ông cho rằng người đọc hàm ẩn hay còn gọi là cái bóng độc giả chính là người kể tự thân. Tức là người đọc truyện đầu tiên không ai khác chính là người kể chuyện. Cuộc đối thoại giữa người kể hàm ẩn và người nghe hàm ẩn góp phần hoàn thiện câu chuyện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất