Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân tây sơn trong...

Tài liệu Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân tây sơn trong đại phá quân thanh năm 1789

.PDF
47
29
62

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN THÙY QUYÊN NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN CỦA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TRONG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh HÀ NỘI- 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN THÙY QUYÊN NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN CỦA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TRONG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh Người hướng dẫn khoa học ĐẠI TÁ ĐÀO VĂN CHUNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn thầy giáo Đại tá Đào Văn Chung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ, giảng viên Trung tâm GDQPAN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại Trung tâm và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em xin được cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, người thân trong quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện khóa luận. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thùy Quyên LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Nội dung khóa luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thùy Quyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 3 6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài ...................................................................... 3 Chương 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN CỦA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789 ........... 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của quân và dân ta .......................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn ............ 4 1.1.2. Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ...................................................................................... 4 1.2. Các yếu tố hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789 ................................. 8 1.2.1. Cơ sở hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh ............................. 8 1.2.2. Bối cảnh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh ....................... 12 Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 15 Chương 2- NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN CỦA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789 VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA ........................................................ 16 2.1 Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh năm 1789 .................................................................................... 16 2.1.1. Quan niệm về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh năm 1789................................................ 16 2.1.2. Diễn biến, kết quả các trận đánh quan trọng ................................................. 19 2.2. Những kinh nghiệm rút ra từ nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789 ......................... 22 2.2.1. Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đối tượng tác chiến, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay................................. 22 2.2.2. Những bài học kinh nghiệm .............................................................................. 31 Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 38 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 40 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIÊT ĐẦY ĐỦ 1 CNH Công nghiệp hóa 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 HĐH Hiện đại hóa 4 XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên con đường lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải chống lại những kẻ thù xâm lược lớn hơn ta rất nhiều lần về cả mặt quân sự, kinh tế, nhưng ta vẫn chiến đấu kiên cường và đã chiến thắng một cách oanh liệt. Truyền thống đánh giặc giữ nước đó viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc, với những chiến thắng lớn như trận Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương,... gắn liền với tên tuổi của các vị tướng tài: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Những cuộc chiến tranh giữ nước và chống giặc ngoại xâm của ông cha ta đều mang tính chất nhân dân và thể hiện rõ rệt vai trò chủ động định đoạt và tự giác của nhân dân. Cách đây 228 năm, mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dũng mãnh, dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, mãnh liệt, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngược dòng lịch sử, Triều đình Mãn Thanh từ khi được thiết lập đã rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa tìm được cớ gây hấn. Lợi dụng hành động "rước voi về giày mồ" của bè lũ phong kiến phản động Lê Chiêu Thống, quân Thanh đã tràn sang xâm chiếm nước ta với một lực lượng viễn chinh lớn gồm 20 vạn quân. Trước tình hình thù trong, giặc ngoài, nhận thấy nguy cơ chủ yếu là bọn phong kiến xâm lược phương bắc, Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, rồi nhanh chóng tiến công ra bắc. Ngày 15/1/1789, Nguyễn Huệ cùng đại quân (sau khi đã tăng quân số lên đến 10 vạn người) và một đội tượng binh lớn gồm vài trăm voi chiến đã ra đến Tam 1 Điệp, hội quân với Đại tư mã Ngô Văn Sở, chuẩn bị phản công quân Thanh. Sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ và nghệ thuật quân sự tuyệt vời đã giúp triều đình Tây Sơn giành đại thắng trận Ngọc Hồi- Đống Đa. Đó là nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn. Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa mùa xuân năm 1789 không chỉ là cuộc chiến thắng về sức mạnh mà nó còn là cuộc đại thắng về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của triều đình Tây Sơn chống quân Thanh xâm lược. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789. Từ đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những nghệ thuật đó và vận dụng một cách hiệu quả vào phát triển nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về nền quân sự nước ta dưới thời Quang Trung, khả năng tác chiến, điều quân của Quang Trung. Nghiên cứu về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789. Rút ra những bài học kinh nghiệm từ nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh năm 1789. 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa xuân Kỷ Dậu 1789 của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung- Nguyễn Huệ. Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự rút ra từ chiến thắng đại phá quân Thanh năm 1789. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu và trình bày các tư liệu lịch sử có liên quan đến triều đình Tây Sơn và nhất là chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa. Phương pháp nghiên cứu về cơ sở, phương pháp luận về logic: Nghiên cứu tổng quát về cách đánh giặc của triều Tây Sơn, từ đó làm rõ về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn trong chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa năm 1789. 6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789 qua đó làm rõ về nội dung, bối cảnh, cách tổ chức và thực hành các trận đánh của vị anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ và rút ra những kinh nghiệm, bài học quý giá nhằm phát triển nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần vào việc làm rõ về nghệ thuật đánh giặc của triều Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789. Dùng làm tài liệu để học sinh, sinh viên, giáo viên tham khảo và sử dụng trong quá trình học tập và giảng dạy ở trường THPT. 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN CỦA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của quân và dân ta 1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn Trong nghệ thuật quân sự, việc tổ chức và thực hành các trận đánh lớn và then chốt giữ vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi hay thất bại của chiến dịch. Có thể nói, trận then chốt chiến dịch là cốt lõi, là linh hồn của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó có thể là một trận chiến đấu lớn hoặc một số trận chiến đấu diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp nhau, liên kết với nhau, trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm đạt được mục đích nhất định về quân sự trên chiến trường; do một bộ phận lực lượng quan trọng tiến hành, chịu sự chỉ huy điều hành theo một ý định và kế hoạch thống nhất của người chỉ huy. Trận then chốt chiến dịch là nhân tố quan trọng tạo nên chuyển biến có lợi hoặc quyết định cho sự thành công của các trận then chốt chiến dịch trong kháng chiến chống quân xâm lược. 1.1.2. Nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta Lịch sử dân tộc Việt Nam đã bắt đầu thời đại dựng nước và giữ nước ngay từ khi Vua Hùng mở ra nhà nước Văn Lang. Từ đó, lịch sử đã đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách ngặt nghèo trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhưng 4 với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, với truyền thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng, với tài thao lược kiệt xuất của cha ông, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của ông cha ta từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động trong các cuộc khởi nghĩa. Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận đánh lớn để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lí có phòng ngự sông Cầu (Như Nguyệt), đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuật. Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến chiến lược của Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch- tổ chức phòng ngự chiến lược đề phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của chúng) là bước phát triền của nghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta đã chủ động phòng ngự, phòng ngự trong thế giặc mạnh và phòng ngự thắng lợi. Trong tác chiến, ta đã kết hợp phòng ngự chính diện với đánh địch ở phía sau, khiến địch bị tiêu hao, mỏi mệt. Sau đó nắm thời cơ, ta bất ngờ tung ra đòn phản công mạnh tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, kết thúc chiến tranh. Cùng với các đòn tiến công sang đất địch, trận Như Nguyệt một lần nữa khẳng định cách đánh giải quyết nhanh của quân đội nhà Lý. Ở đây, lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hoà, mở đường cho giặc rút về nước. Thời nhà Trần, trong trận Bạch Đằng (9/4/1288), 8 vạn thuỷ quân và 400 thuyền chiến của địch đã bị ta tiêu diệt. Nghệ thuật quân sự của quân dân thời Trần là phối hợp chặt chẽ giữa quân đội nhà vua (chủ lực) và dân binh 5 địa phương. Trong tác chiến đã sử dụng hình thức phục kích để tiêu diệt địch. Về chiến lược, chiến thuật: chọn đạo quân thuỷ của địch làm đối tượng tiến công, tiêu diệt trước và chủ yếu; đó là một quyết tâm rất chính xác vì so với đạo bộ binh chủ lực, thì số lượng đạo quân thủy ít hơn, không giỏi chiến đấu bằng và phải tốn nhiều công sức xây dựng. Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm địa điểm tác chiến là một khu vực hiểm yếu có đủ những điều kiện cần thiết, đáp ứng được yêu cầu bố trí một trận mai phục trên sông với quy mô lớn. Tuy vậy, muốn khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi trên, còn cần phải có một nghệ thuật tác chiến rất cao, như tìm cách cô lập hoàn toàn đạo quân thuỷ của Ô Mã Nhi với đạo bộ binh chủ lực của Thoát Hoan, tách rời đạo kỵ binh đi yểm hộ và dần dần điều động đạo quân thuỷ này từng bước lọt vào đúng trận địa mai phục, theo đúng thời gian đã được xác định. Bởi vậy, đạo thuỷ quân địch dù đông tới 8 vạn tên, được đề phòng rất cẩn mật, nhưng vẫn gặp nhiều bất ngờ, lúng túng buộc phải bị động đối phó từ đầu đến cuối, và kết quả là bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến thắng Bạch Đằng còn là kết quả của sự phối hợp tác chiến có hiệu quả cao giữa thuỷ quân và bộ binh, giữa quân chủ lực với các đội dân binh, giữa các lực lượng tham chiến về thời gian và không gian. Thế là trong vòng ba mươi năm, quân dân ta đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, đội quân xâm lược mạnh nhất và hung hãn nhất của thời đó, bảo vệ quyền độc lập tự chủ của đất nước, góp phần bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Sức mạnh để làm nên chiến thắng là khối đoàn kết toàn dân như Trần Hưng Đạo đã nói, đó là ''vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức". Chính nhờ khối đoàn kết đó mà một cuộc chiến tranh nhân dân, ''cả nước đánh giặc ", "trăm họ là binh", mới có thể thực hiện. Và sau cùng, nguyên nhân sâu xa hơn của chiến thắng là sự ổn định kinh tế- xã hội thời Trần, được tạo ra từ đường lối "lấy dân làm gốc". Nói đến những chiến công chống xâm lược thời Trần, chúng ta không thể 6 không nhớ tới câu nói tuyệt vời của Trần Hưng đạo: ''Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước''. Thời nhà hậu Lê, sau 10 năm bền bỉ, gian khổ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang giải phóng dân tộc, giải phóng Thăng Long. Thắng lợi đó là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn giữ một vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của chiến tranh. Trong chỉ đạo tác chiến, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương "lánh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở". Khi nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang, nhiều tướng sĩ yêu cầu Lê Lợi hạ gấp thành Đông Quan (Thăng Long) để diệt trừ nội ứng, rồi sau đó sẽ dốc toàn lực để đánh viện binh. Lê Lợi đã phân tích một cách sáng suốt và quyết định: "Đánh thành là hạ sách...Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng. Làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế sách vẹn toàn". Việc lựa chọn rất đúng mục tiêu tiến công chiến lược và kiệt xuất trong tổ chức, thực hành trận quyết chiến Xương Giang - Chi Lăng, buộc lũ giặc Vương Thông trong thành Đông Quan không đánh mà bị bắt đã chứng tỏ tài năng quân sự xuất sắc của ông trong tổ chức và thực hành các trận đánh lớn của ông cha ta. Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và triều đình Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất, rực rỡ nhất trong việc tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược, đặc biệt là giải phóng Thăng Long trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Khi chọn đánh vào Thăng Long, là địa bàn tập trung hầu hết quân địch, là nơi bộ chỉ huy quân Thanh và triều đình Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy rất rõ trong cái mạnh của địch, chúng bộc lộ những điểm yếu và sơ hở. Điểm yếu cơ bản của quân tướng nhà Thanh là rất chủ quan, ngạo mạn, cho rằng, Tây Sơn không dám và không thể tiến công chúng, do đó thế trận rất lỏng lẻo. Trong thực hành tác chiến, Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống 7 tổ chức hành quân đạt hiệu quả tối đa, khiến quân địch hoàn toàn bị động. Trong cách đánh, Nguyễn Huệ rất chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công địch bằng các đòn thọc sâu, hiểm hóc. Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công chính diện với bên sườn, vừa là tiến hành nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại chống lại các thế lực xâm lược đất nước ta. 1.2. Các yếu tố hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong đại phá quân Thanh năm 1789 1.2.1. Cơ sở hình thành nghệ thuật tổ chức và thực hành những trận đánh lớn của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh Quang Trung hoàng đế có một niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng cuối cùng mà đội quân của ông có thể giành được trước kẻ thù. Đó là những chiến thắng được xây dựng từ nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo và nắm chắc thời cơ. Thế kỷ 16, Đại Việt chìm trong chia cắt: hết cuộc chiến giữa tập đoàn phong kiến Trịnh - Mạc cho đến cuộc đối đầu triền miên giữa dòng họ TrịnhNguyễn. Cuối thế kỷ, cục diện đàng trong đàng ngoài chính thức hình thành và kéo dài mãi từ đó đến gần hai thế kỷ sau. Đất nước lâm nguy, vua chúa cả hai miền chỉ lo vơ vét của cải, ăn chơi hưởng lạc, khiến nhân dân lầm than. Trong bối cảnh ấy, không ít cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tuy nhiên, chưa cuộc khởi nghĩa nào thắng lợi. Năm 1771, trên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai ngày nay), 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa. Được nhân dân ủng hộ, trong vòng 12 năm, từ 1777-1789, nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp lập nên những chiến công hiển hách: lật đổ 2 tập đoàn phong 8 kiến Trịnh - Nguyễn; đánh tan 5 vạn quân Xiêm và đè bẹp 29 vạn quân Thanh Xâm lược. Trong suốt chặng đường chiến đấu, Nguyễn Huệ đã không chỉ chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc mà còn là một nhà cầm quân tài ba. Những gì ông làm, không phải vị tướng nào cũng thực hiện được. Táo bạo - Đòn phủ đầu không ngờ Một trong những điểm nổi bật trong cách dụng binh của Nguyễn Huệ là sự kết hợp giữa tài chỉ huy quân sự và tính cách cá nhân: táo bạo, thần tốc và vô cùng tự tin. Trong cuộc phản kích tiêu diệt quân Xiêm (1785), thay vì chọn khúc sông Mỹ Tho có địa hình thuận lợi cho việc phục kích như đoạn từ Cái Bè đến Bình Chánh Đông, ông lại chọn khúc Rạch Gầm - Xoài Mút - một khúc sông rộng và địa hình trắc trở hơn để đặt phục binh. Còn trong cuộc tiến công từ Phú Xuân ra Thăng Long tiêu diệt 29 vạn quân Thanh (1789), Nguyễn Huệ - khi đó đã là vua Quang Trung - chọn cách tấn công vào Thăng Long từ phía Nam. Đó là khu vực quân Thanh bố phòng cực kỳ kỹ lưỡng. Nhưng đó cũng là hướng quân Thanh chủ quan nhất, vì chúng đinh ninh rằng mình ít có khả năng bị tấn công, thế nên ông đã quyết định ra đòn phủ đầu. Đợt phản kích quân Thanh theo hướng này diễn ra rất chóng vánh: chỉ trong vòng 6 ngày, kể từ khi xuất binh (Đêm 30 tết) đến khi tiêu diệt hoàn toàn quân Thanh trong trận Đống Đa (ngày mồng 5 tết). Biến thần tốc thành sức mạnh Nhưng sự táo bạo chỉ phát huy được sức mạnh của nó nếu cuộc tấn công được triển khai nhanh chóng, thần tốc và bất ngờ. 9 4 năm sau trận chiến một ngày ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đội quân của Nguyễn Huệ lại làm nên một điển hình mẫu mực trong lần truy diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789. Nếu không tính đến cuộc hành quân nhanh kỳ lạ và đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi của đội quân Tây Sơn từ Phú Xuân ra Bắc, thì chỉ nguyên cuộc phản kích quân Thanh trong vòng 6 ngày Tết Kỷ Dậu 1789 cũng đã là một bài học tuyệt vời trong kho tàng nghệ thuật quân sự. Đêm 30 tết, quân Tây Sơn bí mật vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn địch ở đồn tiền tiêu và cả nhóm quân do thám. Đêm mồng 3 tết, quân của ông bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Quân giặc bất ngờ, hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng 5 tết, trong khi cánh quân Tây Sơn do đích thân Quang Trung chỉ huy bắt đầu tấn công đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) thì một cánh quân Tây Sơn khác nhắm thẳng vào đồn Đống Đa (Hà Nội). Cùng lúc với hai chiến thắng đó là hàng loạt chiến thắng khác: chiến thắng Đại Áng, chiến thắng Đầm Mực, chiến thắng Nhân Mục, chiến thắng Hạ Yên Quyết. Các cuộc tấn công trên đều diễn ra một cách nhanh chóng và dồn dập đến độ quân Thanh không kịp trở tay. Chúng không còn có thời gian để thông báo, hỗ trợ hay ứng cứu nhau. Cách đánh bất ngờ, thần tốc này luôn là tâm điểm trong binh pháp của ông. Đó là cách để bù đắp sự chênh lệch trước những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần. Hơn thế nữa, không chỉ là người "nhạy cảm" với thời cơ, ông còn biết cách tạo ra thời cơ để tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Nắm chắc thời cơ Cuối năm 1788, quân Thanh đưa quân vào nước ta dưới danh nghĩa giúp nhà Lê dẹp loạn. Với sự bảo trợ của vua Lê Chiêu Thống, cánh quân Thanh được nhiều nhân sĩ trung thành với nhà Lê ủng hộ, nhân dân Thăng 10 Long chưa biết nên theo ai: Tây Sơn hay vua Lê. Tình thế hoàn toàn bất lợi cho quân Tây Sơn. Nhận được tin Lê Chiêu Thống "mời giặc vào nhà", Nguyễn Huệ nhanh chóng làm lễ, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngay sau đó, ông tập hợp quân đội, Bắc tiến, diệt quân Thanh. Tất cả những chuyện lên ngôi hoàng đế, triệu tập quân đội, rồi xuất binh chỉ diễn ra trong vòng... 1 ngày. Với một vị tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc, hoàng đế Quang Trung đã nhìn thấy: đây là thời cơ tốt để chinh phục lòng dân và tiêu diệt địch. Sau này, trên đường ra bắc, ông đã dừng lại ở Nghệ An để lấy thêm quân và tham khảo ý kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về thời cơ và cách đánh quân Thanh. Câu trả lời của Nguyễn Thiếp khiến Nguyễn Huệ rất ưng ý. Nguyễn Thiếp nói: "Quân Thanh đến từ xa không biết tình hình quân ta mạnh hay yếu thế nào, không biết thế nên chiến hay nên thù thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp không quá 10 ngày sẽ phá tan; nếu trì hoãn một chút thì khó lòng được nó". Hơn thế nữa, quân Thanh sẽ sớm lộ rõ âm mưu xâm lược. Đó là lúc đội quân Tây Sơn sẽ có được sự ủng hộ và giúp sức của nhân dân. Về phía giặc, sau khi vào Thăng Long dễ dàng, quân Tây Sơn thì đã rút mãi về tận Tam Điệp (Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hóa), lại thêm được nhiều quan quân nhà Lê ủng hộ, càng gần Tết, quân Thanh càng khinh đối thủ. Tất cả những điều đó góp phần khẳng định: đó là thời cơ tốt nhất để tận diệt quân Thanh. Cùng với việc củng cố quân đội, đốc thúc việc hành quân nhanh chóng, ông còn lưu tâm đến việc làm kiêu binh địch, khiến địch ngày càng chủ quan, tự mãn. Sự thất bại của quân thù chỉ còn là vấn đề thời gian. 11 1.2.2. Bối cảnh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh Nước Đại Việt cuối thế kỷ 18 rất rối ren và phân liệt nhiều hơn sau hơn 200 năm chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vua nhà Lê Trung Hưng chỉ tồn tại trên danh nghĩa ở Đàng Ngoài, thực chất quyền hành trong tay các chúa Trịnh; còn từ sông Gianh trở vào nam là Đàng Trong, đất đai do chúa Nguyễn cai quản, cũng lấy danh nghĩa "phù Lê". Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi dậy khởi nghĩa chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sau hơn 10 năm kịch chiến, năm 1783, Nguyễn Nhạc lật đổ sự thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tự lập làm vua Thái Đức ở Quy Nhơn. Chúa Nguyễn mới là Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm lưu vong. Năm 1786, Nguyễn Nhạc cử em là Nguyễn Huệ mang quân đánh Phú Xuân -kinh thành cũ của chúa Nguyễn, bị chúa Trịnh đánh chiếm năm 1775. Nguyễn Huệ đánh lấy Phú Xuân rồi đánh thẳng ra Thăng Long với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", tiêu diệt chúa Trịnh. Anh em Tây Sơn giao hiếu với vua Lê rồi rút quân về nam. Do sự tranh chấp về quyền lực, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nổ ra xung đột đầu năm 1787. Nguyễn Huệ thắng thế nhưng chấp nhận lời cầu hòa của vua anh. Nhân cơ hội đó, các lực lượng chống Tây Sơn trỗi dậy. Phía nam, Nguyễn Ánh nhờ sự giúp đỡ của người Pháp, trở về đánh chiếm Gia Định. Đông Định vương nhà Tây Sơn là Nguyễn Lữ bỏ Gia Định về Quy Nhơn. Phía bắc, các lực lượng thân họ Trịnh dựng lại người trong tông tộc là Trịnh Bồng lên ngôi, bị tướng Bắc Hà đã hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An kéo ra đánh bại. Chỉnh ra cầm quyền ở Thăng Long mưu thay chúa Trịnh chống Tây Sơn. 12 Cuối năm Mậu Thân (1788) nhân dân Thăng Long và nhiều vùng ở Bắc Hà đang trải qua những ngày tháng cực kỳ đau thương và tủi nhục, căm hờn và phẫn nộ. Lợi dụng hành động “rước voi về giày mồ” của bè lũ phong kiến phản động Lê Chiêu Thống, quân Thanh đã tràn sang xâm chiếm nước ta. Một lực lượng viễn chinh lớn gần 30 vạn quân chiến đấu và quân phục dịch ào ạt vượt qua biên giới. Tháng 11/1788, gần 30 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta. Đạo chủ lực do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy tiến qua đường Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Sầm Nghi Đống chỉ huy tiến theo đường Cao Bằng. Đạo thứ ba do Ô Đại Kinh chỉ huy theo đường Quảng Ninh. Hướng chung của các đạo quân này là tiến xuống hợp quân đánh chiếm Thăng Long. Quân Tây Sơn ở Bắc Hà bấy giờ chỉ có độ vài vạn quân do Ngô Văn Sở chỉ huy. Tương quan lực lượng quá chênh lệch mà tình hình Bắc Hà cũng không được ổn định do bọn phong kiến phản động vẫn ngầm chống lại quân Tây Sơn, ngóng chờ Lê Chiêu Thống dẫn quân Thanh về. Quân Tây Sơn, sau một số trận đánh ở biên giới không ngăn cản được quân địch, Ngô Văn Sở theo mưu kế sáng suốt của Ngô Thì Nhậm chủ động tổ chức cuộc rút lui chiến lược “Ta bảo toàn lấy quân lực mà rút lui. Cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi”. Quân Tây Sơn tập trung về Thăng Long rồi rút lui theo kế hoạch. Bộ binh chốt giữ vùng núi Tam Điệp (Ninh Bình), thuỷ binh về đóng giữ vùng Biện Sơn (Thanh Hoá), liên hệ với nhau, lợi dụng địa hình lập thành một phòng tuyến chặn đường tiến quân của địch vào Thanh Hoá, Nghệ An và cấp báo với Nguyễn Huệ. Sau 20 ngày tiến quân, Tôn Sĩ Nghị đã vào được thành Thăng Long. Trên đường từ biên giới đến Thăng Long, quân Thanh tiến khá thuận lợi. Tôn Sĩ Nghị chủ quan, thoả mãn và huênh hoang cho rằng việc bắt sống Nguyễn Huệ dễ như “thò tay lấy đồ vật ở trong túi”. Hắn cho tướng sĩ nghỉ ngơi 10 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất