Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân ...

Tài liệu Nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân tống (1075 – 1077)

.PDF
49
132
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH  NGUYỄN VIỆT PHÚ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TỪ XA” TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG (1075 – 1077) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh HÀ NỘI 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN VIỆT PHÚ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TỪ XA” TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG (1075 – 1077) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh Người hướng dẫn khoa học CN. Trần Ngọc Lâm HÀ NỘI 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin trân thành cảm ơn thầy Thượng tá Trần Ngọc Lâm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin trân thành cảm ơn các thầy trong Ban Giám đốc, các thầy trong Trung tâm GDQP&AN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa luận tại trung tâm. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè trong lớp và người thân trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa luận cuối khóa. Trong quá trình làm khóa luận do thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Em xin trân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2018 Tác giả Nguyễn Việt Phú LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và sự cố gắng nỗ lực của bản thân em dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Thượng tá Trần Ngọc Lâm. Nội dung của khóa luận tốt nghiệp này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2018 Tác giả Nguyễn Việt Phú DANH MỤC VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 LLVT Lực lượng vũ trang 2 QP&AN Quốc phòng và an ninh 3 QPTD Quốc phòng toàn dân 4 XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................ 3 8. Kết cấu của khóa luận ............................................................................. 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TỪ XA” TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG (1075 – 1077) ........................................ 4 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa”. .... 5 1.2. Cơ sở hình thành Của nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) .......................... 6 1.2.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................ 6 1.2.2. Truyền thống đánh giặc giữ nước của ông, cha ta ........................... 8 1.2.3. Những kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của ông cha ta từ trước năm 1075 – 1077......................................................................................... 9 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TỪ XA” TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG (1075 – 1077) ............................................................................................ 14 2.1. Chủ trương của nhà Lý ...................................................................... 14 2.2. Cuộc dẫn binh đánh sang đất Tống của nhà Lý năm 1075 ................ 16 2.2.1. Diễn biến ......................................................................................... 16 2.2.2. Kết quả ............................................................................................ 19 2.3. Nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) ............................................................... 20 2.3.1. Nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa” – Tiên phát chế nhân trong kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) 20 2.3.2. Tài năng của Lý Thường Kiệt ......................................................... 23 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ................................................................................................. 27 “CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TỪ XA” TRONG CHIẾN TRANH .......... 27 BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY ............................................................. 27 3.1. Nắm vững, đánh giá đúng tình hình, tương quan lực lượng để đưa ra phương án tác chiến táo bạo. .................................................................... 27 3.2. Vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến đảm bảo bí mật, bất ngờ. ................................................................................................................... 30 3.3. Xây dựng ý chí quyết tâm cho chiến sĩ và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và các nước trên thế giới. ............................................................. 31 3.4. Kết hợp đấu tranh trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao. ............................................................................................ 33 3.5. Giữ nước ngay từ thời bình................................................................ 35 3.6. Xây dựng được tư tưởng tích cực, chủ động tiến công. .................... 36 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 39 KẾT LUẬN ............................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 42 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vào thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị đã quyết định xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước. Quân và dân nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp để đối phó. Từ thực tiễn các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược trong quá khứ đã giành những thắng lợi vẻ vang, quân và dân nhà Lý đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa về nghệ thuật quân sự của dân tộc trong lịch sử, đồng thời đã biết vận dụng linh hoạt, phối hợp các nghệ thuật đó để hình thành nên nghệ thuật quân sự đặc sắc, phù hợp với sức mạnh của quân và dân ta cũng như khắc chế sức mạnh của kẻ thù, một trong những nghệ thuật quân sự đó là “Chủ động đánh địch từ xa” – Tiên phát chế nhân. Nhà Lý đã cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến, Lý Thường Kiệt chủ trương tấn công trước để phòng vệ, ông đã đề ra sách lược “Chủ động đánh địch từ xa”, tấn công trước để phòng vệ, nhằm đánh tan ý đồ tấn công của nhà Tống. Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu những giá trị nghệ thuật quân sự mà ông cha ta đã đúc kết nói chung, nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” nói riêng. Từ đó giúp chúng ta tìm ra những kinh nghiệm có giá trị sâu sắc để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài Nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích làm rõ thêm về nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). Vận dụng một cách sáng tạo những bài học kinh nghiệm quý báu có thể kế thừa và phát huy trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát nghệ thuật “Chủ động đánh địch từ xa” và làm rõ cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa” của quân và dân Nhà Lí năm (1075 - 1077). Phân tích những nét đặc sắc, kết quả việc vận dụng nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). 4. Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). 5. Phạm vi nghiên cứu Nghệ thuật quân sự của quân và dân nhà Lí trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các biện pháp nghiên cứu so sánh, logic, thống kê, phân tích; các phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia. 2 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa khoa học Sau khi nghiên cứu đề tài nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa” của quân và dân nhà Lý, đặc biệt là Lý Thường Kiệt chống lại quân xâm lược nhà Tống (1075 – 1077), ta thấy được những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa” – Tiên phát chế nhân của quân và dân nhà Lý, đồng thời thấy được tài cầm quân và tài năng của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống quân xâm lược Tống. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài giúp nâng cao nghệ thuật “Chủ động đánh địch từ xa” phá thế tiến công của địch trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc hiện nay. Làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các đối tượng sinh viên. 8. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo: Chương 1: Những vấn đề chung về nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) Chương 2: Nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) Chương 3: Những bài học kinh nghiệm của nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc hiện nay. 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TỪ XA” TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG (1075 – 1077) 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự Trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc từ xa xưa, nước ta luôn phải chống lại những kẻ thù xâm lăng lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần. Tuy tương quan lực lượng và phương tiện là rất lớn nhưng dân tộc ta lại có truyền thống yêu nước, tình đoàn kết keo sơn và ý chí độc lập tự do sâu sắc. Chính trong những cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy nên dân tộc ta đã hình thành rất nhiều những nghệ thuật quân sự độc đáo. Trải qua những bước phát triển từ thấp đến cao, từ sơ khai đến hoàn thiện, ông cha ta đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu trong kháng chiến để tạo nên những nghệ thuật quân sự vô cùng quý giá và phù hợp với thực tiễn chiến đấu của từng thời kì. Theo Từ điển Bách Khoa quân sự Việt Nam “Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn chuẩn bị, tổ chức và tiến hành đấu trranh vũ trang. Nó nghiên cứu các quy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang, xác định những nguyên tắc và phương pháp tiến hành các hoạt động quân sự trong chiến tranh. Nghệ thuật quân sự được hình thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận nghệ thuật quân sự là một thể thống nhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, trong đó chiến lược quân sự đóng vai trò chủ đạo”. 4 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường. Nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường muôn hình muôn vẻ”. (Trích Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự) Như vậy có thể thấy được bản chất của nghệ thuật quân sự là hệ thống các quan điểm về nghệ thuật về nghệ thuật quân sự và các vấn đề có liên quan đến chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong hoạt động quân sự của một tổ chức, tập đoàn quân. Trong nghệ thuật quân sự bao gồm rất nhiều nghệ thuật chiến đấu khác nhau trong phạm vi từng trận đánh hay toàn bộ cục diện của cuộc chiến tranh. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nổi bật là nghệ thuật quân sự chủ động đánh địch từ xa. 1.1.1.2. Khái niệm về “Chủ động đánh địch từ xa”. Đây là một nghệ thuật quân sự độc đáo và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nghệ thuật “Chủ động đánh địch từ xa” – Tiên phát chế nhân là ra tay trước để giành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng, chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh. Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất. Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp. Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậy. 1.1.2. Đặc điểm của nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa”. Đây là một nghệ thuật quân sự độc đáo và cũng rất hiệu quả. Đề cao tinh thần cảnh giác, chớp thời cơ nhưng cũng không kém phần mạo hiểm, đòi hỏi trên dưới một lòng, nếu không sẽ khó thành công. Tuy là dẫn quân sang 5 đất Tống để đánh chặn thế mạnh của giặc, nhưng về bản chất lại không phải là cuộc xâm lược, không có mục địch nào khác là phòng ngự chủ động, không chiếm đất đai, không bành chướng lãnh thổ mà chỉ là đánh vào các thành trì, kho lương thảo của địch để hạn chế phần nào thế mạnh của chúng. Cuộc Bắc phạt này của Lý Thường Kiệt mang tính chính nghĩa, lại thu phục được lòng dân ta, cả dân chúng nước Tống nên giành được chiến thắng rất nhanh chóng và không gặp nhiều khó khăn cũng như không bị chống trả quyết liệt. 1.2. Cơ sở hình thành Của nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Sau thất bại trong lần xâm lược năm 981, nhưng nhà Tống vẫn chưa từ bỏ âm mưu và tham vọng xâm lược nước ta để mở rộng bờ cõi. Đến khoảng giữa thế kỉ XI, nhà Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần nữa. Vừa nhằm biến nước ta thành quận huyện của nhà Tống vừa nhằm giành lấy những thắng lợi quân sự ở Đại Việt để tạo thế uy hiếp các nước Liêu và Hạ ở phía Bắc. Một mặt, nhà Tống thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước Liêu, Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc để ổn định tình hình trong nước. Mặt khác, huy động lực lượng từ phương Bắc với hàng vạn kỵ binh, bộ binh tinh nhuệ và quân địa phương ở các tỉnh Nam Trường Giang; đồng thời, xuất chi một lượng lớn công khố bảo đảm cho huấn luyện, xây dựng các căn cứ quân sự, hậu cần giáp biên giới để tập kết lực lượng, tích trữ lương thảo, phục vụ trực tiếp cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Lúc này số quân Tống đang tập hợp ở các căn cứ Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn đang huấn luyện, song chưa thể đánh ngay được vì số quân này là tân binh Hoa Nam vừa mới tuyển. Nhà Tống sẽ rút 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương Bắc đưa xuống chiến trường phía Nam để lập đạo quân chủ lực, thì việc đó làm chưa xong. 6 Trong nước, quân và dân nhà Lý đang ra sức củng cố, ổn định đất nước. Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên thay, tức là vua Lý Nhân Tông. Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, được sự phò tá của các đại thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành nên tình hình quốc gia vẫn khá ổn định. Nắm được tình hình nhà Tống sắp sửa đem quân sang xâm lược nước ta, Thấy được mưu đồ của giặc thôn tính nước ta ngày càng lộ rõ, triều đình nhà Lý đã chủ động tăng cường phòng bị, củng cố lực lượng, nắm chắc mọi động thái của địch ở phương Bắc; mở cuộc tiến công đánh bại lực lượng quân sự, đập tan mối uy hiếp xâm phạm lãnh thổ từ phía Nam (năm 1069). Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lí đã chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam (quân Chiêm Thành), phá tan âm mưu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lí Thường Kiệt đã sử dụng biện pháp "tiên phát chế nhân" chủ động đánh địch từ xa, tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Từ đó tạo ra thế chủ động trên chiến trường, đẩy địch vào thế bị động chống trả, chủ quan, bắt chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Từ đó khai thác triệt để các thế mạnh vốn có của ta, khoét sâu chỗ hiểm yếu của địch để từ đó đi đến chiến thắng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình trước thế địch mạnh, Lý Thường Kiệt cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu - Tiên phát chế nhân. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống. Mục tiêu cụ thể của cuộc tấn công này chính là ba thành Ung Châu , Khâm Châu, Liêm Châu (thuộc Quảng Tây ngày nay). Đó là những điểm tập kết lương thảo, khí giới, nhân lực của quân Tống dành cho cuộc xâm lược Đại Việt, cũng là những đầu mối giao thông quan trọng trên tuyến đường vận chuyển của nước Tống về phía Nam. Chính Thái úy Lý Thường Kiệt là người được giao quyền tổng chỉ huy trong chiến dịch sống còn này. 7 1.2.2. Truyền thống đánh giặc giữ nước của ông, cha ta Lịch sử đã đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách ngặt nghèo trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, với truyền thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng, với tài thao lược kiệt xuất của cha ông, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng, trên các phương diện tư tưởng chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc. Một trong những đỉnh cao nghệ thuật quân sự đó là nghệ thuật chủ động đánh địch từ xa mà Lý Thường Kiệt đã sử dụng để đương đầu với quân xâm lược Tống. Giải phóng, bảo vệ đất nước là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cao nhất của các triều đại phong kiến trong chiến tranh giữ nước. Do đó, cha ông ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để giành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công. 8 1.2.3. Những kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của ông cha ta từ trước năm 1075 Trong giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương - An Dương Vương, nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, tư duy, tư tưởng quân sự Việt Nam xuất hiện và phát triển bước đầu. Nhân dân Văn Lang - Âu Lạc phải liên tục chống nhiều thứ giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III Tr. CN) và chống Triệu (thế kỷ II Tr. CN). Vừa dựng nước, tổ tiên ta đã phải nghĩ đến đánh giặc, giữ nước. Qua đấu tranh với thiên tai và địch họa, ý thức cộng đồng, ý chí chống ngoại xâm phát sinh và phát triển. Người Việt đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có bài học chiến thắng quân thù xâm lược và bài học mất cảnh giác thời An Dương Vương. Thất bại của An Dương Vương đã dẫn đến thảm họa nước ta liên tục bị phong kiến phương Bắc từ Triệu, Hán đến Tùy, Đường đô hộ. Thời Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm với âm mưu đồng hóa thâm độc của ngoại bang là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với sự mất còn của dân tộc ta. Tư duy, tư tưởng quân sự của ông cha ta giai đoạn này chứng tỏ người Việt từ sớm đã có ý thức dân tộc, ý chí quật cường và tinh thần bền bỉ bảo vệ giống nòi, tổ tiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa lâu đời, quyết tâm giành lại tự do, độc lập. Tinh thần và ý chí đó được biểu hiện qua bao cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ách đô hộ, chống sự đồng hóa tàn bạo, thâm hiểm của kẻ thù. Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), khi nước Đại Việt độc lập đang vươn lên mạnh mẽ để xây dựng một quốc gia văn minh, thịnh vượng, thì ở phương Bắc cũng xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược và nạn ngoại xâm vẫn không ngừng đe dọa. Nhân dân ta lại phải tiếp tục đánh giặc, giữ nước. Hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn gắn bó khăng khít với nhau. Gần năm thế kỷ phục hưng đất nước cũng là một giai đoạn huy hoàng của lịch sử 9 dân tộc với bao thành tựu rạng rỡ của nền văn hóa Thăng Long và nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước. Tư tưởng quân sự của ông cha ta giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, thể hiện nguyện vọng hòa bình, ý chí thống nhất quốc gia, tinh thần độc lập, tự cường dân tộc và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông đất nước. Chiến công của Đinh Tiên Hoàng dẹp yên "loạn mười hai sứ quân" chứng tỏ tư tưởng quyết không để đất nước bị chia cắt, không để thế nước suy giảm vì sự sẻ chia. Chiến thắng của Lê Đại Hành (981) khẳng định ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Giai đoạn Lý - Trần thể hiện tư duy, tư tưởng quân sự của ông cha ta trong việc xây dựng và phát triển một nền binh chế và kế sách giữ nước tiến bộ của Nhà nước Đại Việt. Biết bao quan điểm, tư tưởng quân sự độc đáo, tiến bộ xuất hiện. Và từ đó một tổ chức quân sự với nhiều thứ quân ra đời bao gồm cấm quân (quân triều đình), quân các đạo, lộ (quân địa phương) và dân binh, hương binh các làng bản. Vũ khí quân sự giai đoạn này cũng vì thế có những bước phát triển mới, từ bạch khí chuyển sang hỏa khí. Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đã đạt đến một đỉnh cao chói lọi, thể hiện trí tuệ, tài năng quân sự của dân tộc ta. Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, với ý chí kiên cường của dân tộc, triều đại nhà Đinh, Tiền Lê... đã tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp các cách đánh, các lực lượng cùng đánh. Trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, cha ông ta đã kết hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân địa phương và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh địch, làm cho lực lượng địch luôn bị phân tán, không thực hiện được hợp quân. Để 10 bảo vệ kinh thành, triều đình các thời kì đã xây dựng nhiều công trình phòng ngự, các tuyến phòng ngự để chặn giặc, cản bước tiến của quân địch. Khi quân địch tiến công không thành công phải chuyển vào phòng ngự, ông cha ta đã dùng quân địa phương và dân binh liên tục quấy rối, làm cho địch mệt mỏi, căng thẳng, tạo thời cơ cho quân đội chuyển sang phản công giành thắng lợi hoàn toàn. Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức mềm dẻo, khôn khéo đó là "biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ". Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Ông cha ta không những giỏi trong bày mưu, lập kế để đánh thắng giặc trên chiến trường, mà còn thực hiện "mưu phạt tâm công", đánh vào lòng người. Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường, tạo ra một "thiên la, địa võng" để diệt địch. Làm cho "địch đông mà hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu", đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái "tiến thoái lưỡng nan". Trong tác chiến, ông cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá lương thảo, hậu cần của địch. Thời tiền Lê: Năm 995, hơn 100 chiến thuyền của Đại Cồ Việt đã tiến sang bờ biển nước Tống, đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu. Đến mùa hè năm 995, đội hương binh 5.000 người ở châu Tô Mậu (Lạng Sơn) của Đại Cồ Việt đã tấn công vào Ung Châu rồi lui binh. Thời nhà Lý: Năm 1022 vua Lý Thái Tổ đã sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh giặc Đại Nguyên Lịch. Năm 1052 thủ lĩnh người dân tộc Tày, Nùng là Nùng Trí Cao đưa quân vượt biên giới đánh Tống chiếm lại được 11 nhiều châu, quận. Năm 1059, vua Lý Thánh Tông cho quân đánh Khâm Châu nước Tống. Năm 1060, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống nhằm cứu dân Việt bị bắt trở về. Năm 1069, vua Lí Thánh Tông đêm quân sang đánh chiếm Chiêm Thành, chiếm được kinh đô Vijaya, đòi là được 3 châu là Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (thuộc Quảng Bình,, Quảng Trị ngày nay). Ba châu này vốn dĩ là của nước Văn Lang thời xưa, đã trở thành lãnh thổ của Chiêm Thành trong thời kì Bắc thuộc. Mùa thu năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân vào Nam đánh Chiêm Thành, đẩy lui được sự phá hoại của Chiêm Thành ở biên giới phía Nam, chiếm lại những phần đất đai đã bị mất từ các thời vua trước. 12 Tiểu kết chương 1 Sự hình thành của nghệ thuật quân sự “Chủ động đánh địch từ xa” là một tất yếu lịch sử. Nếu cứ ở yên không hành động, chờ giặc đánh sang mới hành động thì sẽ tự đưa mình vào thế bị động. Trước sức mạnh của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã rất quyết đoán đưa ra kế sách đánh sang đất Tống trước khi địch tràn vào bờ cõi. Lý Thường Kiệt đã biết tiếp thu, phát huy những kinh nghiệm, truyền thống quý báu của các thế hệ ông cha đi trước trong đánh giặc ngoại xâm. Từ đó đúc kết, chắt lọc những tinh hoa của nghệ thuật quân sự để đưa ra kế sách tiến công để phòng ngự một cách chủ động, gây bất ngờ cho triều đình Tống. Lịch sử đã cho thấy sự thành công tuyệt vời của kế sách này. Kế sách tiên phát chế nhân này được xem như là nghệ thuật quân sự “chủ động đánh địch từ xa”, một trong những nghệ thuật quân sự mới mẻ và chưa có tiền lệ thời bấy giờ. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất