Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự, và binh vận t...

Tài liệu Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự, và binh vận trong thời kỳ chống quân minh từ năm 1406 đến 1427

.PDF
57
34
85

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ***************************** QUÂN THỊ PHƢƠNG NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, BINH VẬN TRONG THỜI KỲ CHỐNG QUÂN MINH TỪ NĂM 1406 ĐẾN 1427 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng và An ninh HÀ NỘI- 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ***************************** QUÂN THỊ PHƢƠNG NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, BINH VẬN TRONG THỜI KỲ CHỐNG QUÂN MINH TỪ NĂM 1406 ĐẾN 1427 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. TRỊNH VĂN TÚY HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS. TRỊNH VĂN TÚY đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giam đốc và quý thầy, cô trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin hơn. Cuối cùng em xin chúc qúy thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong mọi lĩnh vực nhất là trong sự nghiệp trồng ngƣời. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Quân Thị Phƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Những kết quả thu đƣợc hoàn toàn chân thực và chƣa có đề tài nào nghiên cứu. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Quân Thị Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3 4. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................3 8. Bố cục của khóa luận ........................................................................................4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI KỲ CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƢỢC TỪ NĂM 1406 - 1427 .........................5 1.1. Một số khái niệm ...........................................................................................5 1.1.1. Khái niệm đấu tranh chính trị ....................................................................5 1.1.2. Khái niệm đấu tranh quân sự .....................................................................5 1.1.3. Khái niệm đấu tranh binh vận ....................................................................6 1.1.4. Mối quan hệ giữa mặt trận chính trị, mặt trận quân sự và mặt trận binh vận ..........................................................................................................................6 1.2. Bối cảnh lịch sử thời kỳ chống quân Minh xâm lƣợc từ 1406 đến 1427 ...8 1.2.1. Bối cảnh Đại Việt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV ..................................8 1.2.2. Bối cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.........................................................11 Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................25 Chƣơng 2 NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, BINH VẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỜI KÌ CHỐNG QUÂN MINH TỪ NĂM 1406 - 1427 .........................................26 2.1. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận trong thời kì chông quân Minh xâm lƣợc ...................................................26 2.1.1.Nguyên tắc, quan điểm, tƣ tƣởng của sự kết hợp giữa các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận trong thời kì chống quân Minh ......................................26 2.1.2. Nội dung sự kết hợp giữa các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận trong thời kì chống quân Minh ...........................................................................29 2.2. Bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .............43 2.2.1. Muốn bảo vệ độc lập dân tộc trƣớc hết phải khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc. ...........................................................................................43 2.2.2. Phát động toàn dân kháng chiến - xây dựng căn cứ và mở rộng hậu phƣơng kháng chiến. ...........................................................................................44 2.2.3. Vừa đánh vừa hòa, thắng lợi trọn vẹn nhất, ít hao tốn xƣơng máu nhất. ..............................................................................................................................45 2.2.4. Xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới. ...............................46 Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................50 1. Kết luận............................................................................................................50 2. Kiến nghị .........................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nƣớc gắn liền với giữ nƣớc. Trải qua hàng chục cuộc kháng chiến và khởi nghĩa lớn của dân tộc, ông cha ta đã để lại cho thế hệ hôm nay nhiều kinh nghiệm quý, nhiều nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh. Nhƣ các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng, hai lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng, 3 lần chống quân Mông Nguyên, đại thắng 20 vạn quân Thanh,... Và đặc biệt Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo không chỉ biết học hỏi của cuộc kháng chiến trƣớc đó mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những nhà chiến lƣợc tài ba- văn võ song toàn, đặc biệt là chiến lƣợc “mƣu phạt công tâm” (đánh vào lòng ngƣời). Đó là một chiến lƣợc cơ bản trong Bình Ngô sách mà Nguyễn Trãi đệ trình Lê Lợi ngay lúc khởi nghĩa Lam Sơn còn ở trong thời kỳ trứng nƣớc. “Đánh vào lòng ngƣời” là sự khởi đầu cho chủ trƣơng kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Nguyễn Trãi. Theo đó, khi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi “đánh vào lòng địch” với hai phƣơng thức chủ yếu là dụ hàng các tƣớng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân, thực hiện hòa đàm, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch để bảo toàn lực lƣợng; khi ƣu thế thuộc về nghĩa quân thì dùng lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nƣớc. Trong suốt 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi triệt để thực hiện tiến công ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận. Khi quân địch bị dồn vào thế bất lợi, Lê Lợi, Nguyễn Trãi không vội dùng sức mạnh quân sự để tiến công tiêu diệt địch mà bình tĩnh thực hiện bao vây uy hiếp kết hợp với tiến công chính trị dụ hàng. Vây đánh kết hợp với dụ hàng là nét đặc sắc trong 1 nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Nguyễn Trãi. Đi đôi với việc phát huy những chỗ mạnh của mình về mặt quân sự, chính trị trong cuộc chiến tranh đời Lê,Nguyễn Trãi đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của cuộc chiến tranh đang tiến hành, để đánh vào kẻ xâm lƣợc phi nghĩa. Đặt vấn đề địch vận lên một ví trí rất cao, tiến hành rất kiên nhẫn và có hệ thống chiến lƣợc “đánh vào lòng ngƣời” nhƣ đã nêu lên trong “Bình Ngô sách” từ ngày đầu tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Xuất phát từ tƣ tƣởng “lấy đại nghĩa thắng hung tàn” và nhận rõ quyết định của “lòng ngƣời” trong chiến tranh, các nhà quân sự thời Lê hiểu rằng, một mặt phải đánh thật mạnh, tiêu dịệt nhiều sinh lực địch thì mới làm địch suy yếu và mau suy sụp về tinh thần; một mặt khác khóet sâu nhƣợc điểm trí mạng về tinh thần của quân đội xâm lƣợc chiến đấu xa nhà, xa nƣớc, đứng trƣớc cả một dân tộc đang chống lại. Phối hợp hai mặt tiến công đó, vừa đánh tiêu diệt lực lƣợng vật chất của địch vừa tiến công vào tinh thần chiến đấu của chúng, tổ tiên ta đã buộc hàng chục vạn tên địch phải hạ vũ khí xin hàng, làm tan rã về tổ chức và tinh thần cả một đội quân xâm lƣợc lớn mạnh. Thắng lợi đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn và có hiệu quả cao giữa các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận để có đủ sức mạnh đánh thắng đối phƣơng. Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc trên cơ sở vận dụng sức mạnh tổng hợp giữa chính trị, quân sự, binh vận vẫn luôn là yếu tố quyết định thắng lợi trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, học tập và phát huy truyền thống dân tộc luôn luôn là một đòi hỏi khách quan, một nhiệm vụ quan trọng với quân và dân ta. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm mục đích hiểu rõ hơn về sức mạnh tổng hợp chính trị, quân sự và binh vận tác giả đã chọn đề tài “ Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự, và binh vận trong thời kỳ chống quân Minh từ năm 1406 đến 1427” làm đề tài khóa luận. 2 2. Mục đích nghiên cứu Hiểu sâu sắc hơn nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự và binh vận trong thời kỳ chống quân Minh từ năm 1406 đến 1427. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong kết hợp đấu tranh giữa các mặt chính trị, quân sự và binh vận thời kỳ chống quân Minh từ năm 1406 đến 1427. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề cơ bản nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự và binh vận trong thời kỳ chống quân Minh. - Phân tích kết quả của nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự và binh vận trong thời kỳ chống quân Minh. - Rút ra bài học kinh nghiệm trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự và binh vận thời kỳchống quân Minh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự và binh vận trong thời kỳ chống quân Minh từ năm 1406 đến 1427. 5. Phạm vi nghiên cứu Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc của nhà Lê từ năm 1406 đến 1427. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp logic lịch sử, phƣơng pháp so sánh, phân tích và tổng hợp lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp tổng hợp. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài làm góp phần làm nổi bật một nội dung quan trong của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, đó là sự kết hợp các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, khẳng định nét đặc sắc trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta. 3 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Hiểu đƣợc tầm quan trọng của nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận trong thời kì chống quân Minh. - Đề tài bảo vệ thành công sẽ là tài liệu bổ ích cho giáo viên, học sinh trong quá trình tìm hiểu và học tập môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh. 8. Bố cục của khóa luận Gồm phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần nội dung gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề và bối cảnh lịch sử thời kỳ chống quân Minh xâm lƣợc từ năm 1406 đến 1427. Chƣơng 2: Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận và bài học kinh nghiệm trong thời kỳ chống quân Minh từ năm 1406 đến 1427. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI KỲ CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƢỢC TỪ NĂM 1406 - 1427 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm đấu tranh chính trị Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cơ bản và quan trọng nhất của đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc (Cùng với hai hình thức đấu tranh kinh tế, đấu tranh tƣ tƣởng); hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa (TBCN) nhằm giành chính quyền nhà nƣớc. Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cơ bản của chiến tranh nhân dân. Tập hợp mở rộng và củng cố các tổ chức quần chúng, xây dựng và phát triển các lực lƣợng chính trị, tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh với các hình thức và quy mô phù hợp, để phù hợp với đấu tranh quân sự chống địch ở khắp nơi, làm cho địch phải phân tán lực lƣợng để đối phó. Phối hợp những cuộc tiến công chính trị của quần chúng với binh, địch vận, đánh vào tinh thần và tổ chức của địch tạo nên những suy yếu, rã rời từ ngay trong hàng ngũ của địch. Xây dựng cơ sở quần chúng, tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự phát triển. Phƣơng pháp đấu tranh có tổ chức của đông đảo quần chúng nhân dân không vũ trang (bãi công, bãi chợ, bãi khóa, mít tinh, biểu tình thị uy...) chống lại chính quyền nhà nƣớc nhằm những mục đích nhất định. 1.1.2. Khái niệm đấu tranh quân sự Quân sự là những vấn đề chung về xây dựng lực lƣợng vũ trang và đấu tranh vũ trang. Theo nghĩa rộng quân sự là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội (lực lƣợng vũ trang). Theo nghĩa hẹp quân sự là một trong những hoạt động cơ bản trong quân đội, cùng các họat động khác tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. 5 Đấu tranh quân sự là hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, lĩnh vực đấu tranh có liên quan đến việc sử dụng vũ khí và biện pháp quân sự. Trong chiến tranh, đây là lĩnh vực chủ yếu, giữ địa vị chi phối và đƣợc kết hợp với các lĩnh vực đấu tranh khác nhƣ: chính trị, tƣ tƣởng, kinh tế, ngoại giao nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để thắng địch. Đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, là nội dung cơ bản và đặc thù của chiến tranh, thể hiện chủ yếu bằng việc sử dụng lực lƣợng vũ trang một cách có tổ chức để tiến hành các họat động tác chiến ở các quy mô khác nhau nhằm thực hiện mục đích chính trị nhất định. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt lực lƣợng quân sự của đối phƣơng [2]. 1.1.3. Khái niệm đấu tranh binh vận Đấu tranh binh vận là công tác vận động quần chúng dƣới sự lãnh đạo của một giai cấp, nhà nƣớc. Đối tƣợng của binh vận là quần chúng, đặc biệt bao gồm những ngƣời tham gia lực lƣợng xâm lƣợc, cả lực lƣợng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu và gia đình họ. Khẳng định đấu tranh binh vận là vấn đề chiến lƣợc, là một trong ba mũi nhọn tấn công giặc mà Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phát huy đến đỉnh cao trong thời kỳ chống quân Minh xâm lƣợc. 1.1.4. Mối quan hệ giữa mặt trận chính trị, mặt trận quân sự và mặt trận binh vận Chiến tranh là sự thách thức toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham chiến. Trong chống giặc ngọai xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí, tác dụng khác nhau, nhƣng cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi trong chiến tranh. 6 Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nƣớc của nhân dân, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự. Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá hủy phƣơng tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển. Mặt trận binh vận để vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần quan trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh. Hoạt động tích cực vạch trần tội ác, âm mƣu thâm độc của kẻ thù, cô lập phân hóa nội bộ chúng, kích thích tính chủ quan, kiêu ngạo của tƣớng giặc tạo cơ hội cho mặt trận quân sự giành thắng lợi. Quy luật của chiến tranh là mạnh đƣợc, yếu thua. Sức mạnh trong chiến tranh là sức mạnh tổng hợp có chuyển hóa và phát triển chứ không đơn thuần là sự hơn kém về quân số, vũ khí trang bị của mỗi bên tham chiến. Tiến hành đấu tranh chính trị và quân sự song song hoặc đƣa hình thức nào lên trƣớc là phải căn cứ vào tình hình cụ thể với từng lúc mà quyết định. Nhƣng nhìn toàn cục thì trong cuộc chiến tranh quân sự là việc chủ chốt trong kháng chiến để thực hiện mục tiêu, và nhiệm vụ chính trị của cuộc kháng chiến. Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi cho chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn. Để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn nhất, phải phát huy hết tiềm năng về con ngƣời và tiềm lực về vật chất, phải kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận đấu tranh: Chính trị, quân sự, binh vận... Mỗi mặt trận có vai trò riêng, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định. Nhƣ vậy, sự kết hợp giữa 3 mặt trận chính trị, quân sự và binh vận là hết sức cần thiết và quan trọng, là mối quan hệ mật thiết tạo tiền đề để các cuộc chiến tranh giành thắng lợi. 7 1.2. Bối cảnh lịch sử thời kỳ chống quân Minh xâm lƣợc từ 1406 đến 1427 Sau ba lần đánh thắng oanh liệt quân xâm lƣợc nhà Nguyên, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, nƣớc Đại Việt đã giành đƣợc những điều kiện có lợi để thực hiện một chính sách ngoại giao hòa hảo với các nƣớc láng giềng,để dân ta khắc phục những hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, dựng lại làng xã, thị thành mà quân xâm lƣợc đã tàn phá. Trong khoảng hơn một trăm năm nƣớc ta không bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm đến từ phƣơng Bắc. 1.2.1. Bối cảnh Đại Việt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV Bƣớc sang thế kỷ thứ XIV, những mâu thuẫn vốn có trong chế độ xã hội, kinh tế Đại Việt ngày càng trở nên trầm trọng. Tập đoàn phong kiến cầm quyền nhà Trần đại diện của giai cấp quý tộc thống trị mà cơ sở kinh tế là chế độ đang rơi vào trạng thái tan dã tất yếu, chẳng những hoàn toàn bất lực trong việc đề ra những cải cách xã hội, kinh tế tiến bộ mà còn lao sâu vào việc thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại mang tính chất “chỉ vì ích kỷ phì gia”, “chẳng nghĩ khổ dân hại nƣớc” (nhƣ sau này Nguyễn Trãi đã phê phán), làm cho những mâu thuẫn nói trên trở nên hết sức gay gắt. Ngay từ cuối những năm 20 thế kỷ XIV, những biến động xã hội đã nổ ra, dƣới hình thức những cuộc nổi dậy liên tiếp của nông dân, nô lệ các điền trang và các tầng lớp dân nghèo khác chống giai cấp quý tộc. Bộc lộ bản chất phản động của mình, nhà Trần đã dùng vũ lực đàn áp mạnh mẽ đến cuộc nổi dậy đó. Từ giữa thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XV cuộc đấu tranh vũ trang của các tầng lớp bình dân diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng, mặc dù bị quân đội nhà nƣớc phong kiến đàn áp dữ đội. Những đòn giáng mạnh mẽ đó đã làm cho toàn bộ chế độ xã hội - kinh tế phong kiến quý tộc suy yếu đến tận gốc và đặt chế độ nhà Trần trƣớc nguy cơ bị sụy đổ. Trong tình hình đó, Hồ Qúy Ly cƣớp ngôi nhà Trần, lập ra triều đại mới, vào năm 1400. Một chế độ tập quyền càng quan liêu, quân phiệt hơn nữa ra đời. Nếu nhƣ về cơ bản, triều 8 đình mới tiếp tục theo đuổi đƣờng lối chính trị của triều đại trƣớc, Hồ Qúy Ly, Hồ Hán Thƣơng đã cho thực hiện biện pháp mang hai tính chất, vừa trắng trợn tàn bạo, vừa khéo léo mị dân. Nhà Hồ đã tự ham mình vào một thế cô lập rất nguy hiểm, đồng thời phải chống lại tập đoàn quý tộc đã bị đánh đổ của nhà Trần. Trong bài chiếu cấm các đại thần, tổng quan cùng các quan ở viện sảnh, cục tham lam lƣời biếng do Nguyễn Trãi thảo tháng 7 năm thứ 3, năm Canh Tuất (1430) theo chỉ thị của Lê Lợi sau khi giành đƣợc độc lập đã nói lên tình hình trên: “trƣớc kia họ Trình (tức họ Trần) cậy mình mạnh giầu, mặc dân khốn khổ, chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc. Những việc vô ích bầy ra hàng ngày, nào là đánh bạc, vây cờ, chọi gà, thả chim, nào là cá vàng nuôi chậu, chim rừng nhốt lồng khoe tốt, tài năng nhỏ mọn, giành lấy hơn thua, quên hẳn thiên hạ lớn lao, chẳng hề nghĩ kẻ oan uổng bị khổ ở chỗ kìm giam, hai ba năm không đƣợc xét hỏi, ngƣời thân sơ phải khuất ở tay nội giám, hai ba tháng mà việc chƣa xong, khanh tƣớng lập đảng riền tây: triều đình thiếu ngƣời can giám, cho đến nỗi vua con, cháu chúa bị hại bởi gian thần, quyền lớn việc to đều lọt vào tay xiểm nịnh. Nhân dân oán ghét mà không biết, lòng trời khiển trách mà chẳng kinh. Chính giao do đó mà suy đồi, kỷ cƣơng do đó mà dối loạn. Họ Hồ đã dùng gian trí để cƣớp lấy nƣớc, lại lấy gian trí để hiếp lòng dân. Lệnh bản sao (tiền giấy Hồ Qúy Ly ban hành năm 1395) ban bố và mọi ngƣời oán nỗi thƣờng sinh; việc di dân thi hành mà mọi ngƣời kêu bề thất sở. Gỉa dĩ thuế má phiền hà, giao dịch nặng, pháp luật ngặt, hình phạt nghiêm. Chỉ vì ích kỷ phì gia, chẳng nghĩ khổ dân hại nƣớc. Yêu ngƣời gần, vì tình riêng, họ hàng thì ngƣời thấp cũng tôn quý, tiểu nhân mà ngƣời nịnh cũng tin dùng. Nhân mừng mà khen thƣởng, nhân giận mà phạt giết. Ngƣời trung thực phải khóa miệng, kẻ lƣơng thiện phải ngậm oan. Thế mà còn cứ kiêu ngạo, tự tôn, không sợ mệnh trời gieo họa” [3, Tr 135 - 136]. 9 Cũng vào giữa thế kỷ XIV, tại phƣơng Bắc, xã hội phong kiến Trung Quốc đã diễn ra những biến động lớn, với những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông dân chống giai cấp phong kiến liên tiếp nổ ra. Cầm đầu phong trào này, Chu Nguyên Chƣơng đã lợi dụng đƣợc tình cảm Đại Hán Tộc trong nhân dân để lật đổ triều đại nhà Nguyên, lập nên một triều đại mới, nhà Minh, năm 1368. Cũng nhƣ mọi hoàng đế Trung Hoa trƣớc đó, ở buổi đầu cầm quyền, vua Minh đã lập tức cho chuẩn bị các mặt để thực hiện giấc mộng “bình thiên hạ” cổ truyền, trƣớc nhất là bành trƣớng trên hƣớng Đông Nam Á và Nam Á. Theo dõi chặt chẽ tình hình bên trong Đại Việt, ngay từ năm 1377, trong triều đình nhà Minh đã chủ trƣơng “muốn nhân kẽ hở, tính chuyện xâm chiếm” nƣớc ta. Song giới chớp bu cho rằng thời cơ chƣa đến. Nhằm thực hiện kế hoạch đánh chiếm Đại Việt, mở đƣờng tràn vào các nƣớc Đông Nam Á, tiểu lục địa Nam Á, đến tận các nƣớc ven vịnh Pec-xích, triều đình Minh đã bắt tay xây dựng một quân đội thƣờng trực chuyên nghiệp mạnh và một hạm đội trên biển với những thuyền chiến và thuyền vận tải cỡ lớn. Đến đời Minh Thành Tổ (1402 - 1424), nhà Minh đạt tới giai đoạn cƣờng thịnh nhất, cũng là giai đoạn trực tiếp thực hiện kế hoạch bành trƣớng nói trên. Ở nƣớc ta, cả hai tập đoàn Trần - Hồ đều đã biết những gì đã diễn ra trên đất đai của đế chế phƣơng Bắc từ cuối thế kỷ XIV, đều nhận thấy hiểm họa ngoại xâm đè nặng lên vận mệnh của Đại Việt. Thế nhƣng, do bản chất phản dân hại nƣớc của một giai cấp thống trị đã bị lịch sử lên án, cả hai tập đoàn ấy đều tỏ ra hoàn toàn bất lực trong việc thay đổi đƣờng lối chính trị, trong việc đề ra những chính sách, biện pháp có thể động lòng yêu nƣớc của toàn dân, thực hiện đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm. Tình hình Đại Việt sau sự kiện nhà Hồ cƣớp ngôi Trần đƣợc nhà Minh xem là một điều kiện rất có lợi để họ chuyển sang hành động xâm lƣợc vũ trang. Với việc Minh Thành Tổ lên nắm quyền, triều Minh đã đẩy quan hệ 10 giữa hai nƣớc lao nhanh đến chỗ kết cục theo ý của họ: chiến tranh. Về phía họ, đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ngọn cờ mà nhà Minh giƣơng lên, “phù Trần diệt Hồ”, “đánh kẻ có tội, để dựng lại nƣớc đã bị diệt, cứu vớt dòng họ đã bị tuyệt” cố nhiên chỉ là một thủ đoạn nham hiểm hòng tạo điều kiện chính trị có lợi để đạt tới mục đích của chiến tranh là thủ tiêu nền độc lập của dân tộc Việt, biến Đại Việt thành quận, huyện trong đế quốc phƣơng Bắc, làm bàn đạp để tràn xuống Đông Nam Á. Chiến tranh xâm lƣợc của nhà Minh đã diễn ra trên đất nƣớc Đại Việt suốt 20 năm trƣờng, đƣa nhân dân Việt vào một cuộc chiên tranh lâu dài. Cuộc chiến tranh chống xâm lƣợc của nhân dân ta bắt đầu với sự thất bại nhanh chóng của Hồ Quý Ly trong điều kiện lòng dân ly tán “quân trăm vạn ngƣời trăm vạn lòng”. Nhƣng quân Minh xâm lƣợc đã phải liên tiếp đối phó với các cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt suốt 20 năm trƣờng với 7 năm kháng chiến liên tục thời hậu Trần, từ 1407 đến 1414 và cuối cùng nhân dân Việt đã giành thắng lợi, tiêu diệt và bắt sống hàng mấy chục vạn quân tƣớng nhà Minh, giải phóng đất nƣớc sau cuộc chiến tranh 10 năm từ 1417 đến 1427 dƣới sự lãnh đạo của Lê Lợi. 1.2.2. Bối cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Sau thất bại nhanh chóng của quân lính nhà Hồ và sự kém may mắn của lực lƣợng kháng chiến của nhà Hậu Trần, xét cho đến cùng là có nguyên nhân của nó. Với nhà Hồ, đó là sự “đơn thƣơng độc mã” của quân chính quy trƣớc uy lực của quân xâm lăng. Việc cƣớp ngôi nhà Trần gây mất lòng dân chúng đến cực độ. Ngay sau khi đánh bại Hồ Qúy Ly, quân Minh nhanh chóng thiết lập bộ máy thống trị hòng biến nƣớc ta thành một quận, huyện của chúng. Chúng thực hiện nhiều biện pháp vơ vét, bóc lột hết sức tàn ác đối với nhân dân ta và tăng cƣờng đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Nhƣng với ý chí quật cƣờng của một dân tộc “quyết không đội trời cùng kẻ địch, thề không chung sống với quân 11 thù”, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở khắp mọi nơi, từ “miền xuôi” đến “miền ngƣợc”, làm cho địch khốn quẫn, ăn không ngon, ngủ không yên. Rút đƣợc bài học từ cuộc kháng chiến của nhà Hồ, nhà Hậu Trần và thừa kế truyền thống chống ngọai xâm của dân tộc. Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn đƣợc thành lập năm 1416 tại Lam Sơn (Thanh Hóa), đã phát động và tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc. Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tuớng đều tử tiết. Trƣơng Phụ tàn sát những nguời lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thuơng tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần nguời Việt. Mặt khác, các tuớng nhà Minh nhƣ Hoàng Phúc, Trƣơng Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động đƣợc một lực lƣợng ngƣời Việt giúp việc khá đắc lực nhƣ Mạc Thúy, Luơng Nhữ Hốt, Trần Phong... Đất nƣớc ta lúc này mới thực sự bị chính quyền nhà Minh đô hộ nhƣ một quận huyện của chúng. Trƣơng Phụ và Mộc Thạnh rút quân về nƣớc, giao việc trấn thủ Giao Chỉ cho Chu Huy và Liên Xuân. Tinh thần chống đối của ngƣời Việt lúc này đã lắng xuống khá nhiều so với thời Hồ mới nhất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trƣớc đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa. Tuy ngọn lửa đấu tranh bị dẹp xuống, nhƣng không hề bị dập tắt. Có lúc vẫn bung lên với những cuộc bạo động lẻ tẻ nhƣng không có khả năng mở rộng. Cuộc đấu tranh của nghĩa binh “áo đỏ” ở miền núi tỏ ra rất ngoan cƣờng, địch không thể nào tiêu diệt nổi. Đầu năm 1415 đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của Trần Nguyệt Hồ ở vùng Thanh Hóa, buộc nhà Minh một lần nữa phải phái Trƣơng Phụ đem quân sang đàn áp và ở lại trấn thủ Giao Chỉ. Từ năm 1417, nhiều cuộc đấu tranh mới lại bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi, báo hiệu trƣớc một cao trào đấu tranh quyết liệt sắp bùng nổ. Cao trào đó 12 thực sự bắt đầu từ năm 1418 với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn làm trung tâm. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã gắn liền với tên tuổi của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và những ngƣời anh hùng đất Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ 1: Sáu năm chiến đấu du kích ở vùng Lam Sơn. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy giết giặc cứu nƣớc. Theo Lam Sơn thực lục, lực lƣợng đó chỉ gồm có 35 quan võ, một số quan văn, 200 thiết kỵ, 200 nghĩa sĩ, 200 dũng sĩ, 14 con voi, số ngƣời tham gia tất cả khoảng 2.000 ngƣời. Cuộc khởi nghĩa vừa mới phát động thì quân Minh lập tức tập trung lực lƣợng lên đàn áp. Tổng binh Lý Bân phái đô đốc Chu Quảng điều quân từ thành Tây Đô lên vây quét vùng Lam Sơn. Do tƣơng quan lực lƣợng quá chênh lệch, lại chƣa có kinh nghiệm chiến đấu, sau một cuộc cầm cự ngắn, Lê Lợi rút lên miền núi phía Tây. Quân Minh đuổi theo ráo riết. Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh. Ở núi Chí Linh nghĩa quân định dựa vào thế cực kỳ hiểm trở của vùng này để cố thủ, tạm tránh cuộc truy đuổi của địch. Trƣớc tình thế nghiêm trọng, Lê Lai xin tình nguyện hy sinh để cứu Lê Lợi và giải vây cho nghĩa quân. Nhƣng chỉ 5 ngày sau, quân Minh lại kéo đại quân lên đàn áp, Lê Lợi rút quân lên Lạc Thủy. Dự đoán quân địch đuổi theo, Lê Lợi đã chọn địa hình hiểm trở, bố trí quân mai phục chờ địch. Nghĩa quân đã đánh bại đƣợc cuộc truy kích, tiêu diệt đƣợc hàng ngàn tên địch và thu nhiều vũ khí, quân nhu. Ba ngày sau trận thất bại, quân Minh lại mở cuộc vây quét lớn. Do có mấy tên phản bội đƣa đƣờng, quân Minh đánh úp vào phía sau nghĩa quân. Bị đánh bất ngờ, nghĩa quân không kịp đối phó và bị tổn thất nặng. Trƣớc tình 13 hình đó, Lê Lợi và nghĩa quân phải rút lên vùng núi Chí Linh lần thứ hai, ẩn náu trong 3 tháng. Sau khi quân Minh chấm dứt cuộc bao vây càn quét và rút về Tây Đô, nghĩa quân còn lại hơn 100 ngƣời. Lê Lợi sai đắp lũy ở Lam Sơn và ra sức chiêu nạp nghĩa quân, sắm sửa vũ khí, tích trữ lƣơng thực để củng cố căn cứ, chuẩn bị cho những trận chiến đấu mới. Lũy Lam Sơn đắp bằng đất hình vòng cung, bên tả ngạn sông Chu, qua Dao Xá. Hào Lƣơng, kéo dài đến Yên Trƣờng (Thọ Xuân, Thanh Hóa), có nơi chân rộng 10m, cao trên 1,8m, mặt luỹ rộng gần 5m, mặt ngoài phía Nam còn có hào. Khi quân Minh điều thêm quân từ Đông Quan, mở cuộc vây quét lớn vùng Lam Sơn, Lê Lợi và bộ tham mƣu chủ trƣơng rút khỏi căn cứ, nhử địch tiến sâu lên miền rừng núi hiểm trở. Bằng một trận bố trí mai phục ở Mƣờng Lọt, khiêu chiến nhử địch vào bẫy, nghĩa quân đã làm nên một chiến thắng lớn thứ hai. Căn cứ Lam Sơn từ đó đã trở thành nơi xuất phát tiến công quân địch. Nghĩa quân đã mở trận tiến công đầu tiên vào đồn Nga Lạc, bắt đƣợc tƣớng giặc và tiêu diệt đƣợc trên 300 tên địch. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa và những thắng lợi liên tục của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh lại tập trung lực lƣợng đánh vào căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân phải rút lui vào vùng rừng núi, thực hiện lối đánh du kích, mai phục, quấy rối tiêu hao quân địch. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân di chuyển dần về miền lƣu vực sông Mã, sau đó đóng ở Lô Sơn. Ở đây Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã ngoại giao với nƣớc Ai Lao nhờ giúp đỡ vũ khí và voi, ngựa. Nhân khi quân Minh còn phải phân tán lực lƣợng đối phó với các cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, Lê Lợi tranh thủ thời gian xây dựng lực lƣợng. Đến cuối năm 1419, nghĩa quân Lam Sơn từ căn cứ Mƣờng Thôi ở phía Tây Bắc Thanh Hóa theo lối lƣu vực sông Mã tỏa xuống hoạt động ở miền Lỗi Giang. Bằng lối đánh mai phục, nhử dịch vào thế hiểm để tiêu diệt, gây 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất