Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Ngày 2562011, tàu thương mại x, treo cờ của quốc gia lada, tiến hành đổ rác thải...

Tài liệu Ngày 2562011, tàu thương mại x, treo cờ của quốc gia lada, tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng biển cách đường cơ sở của quốc gia merca khoản

.DOC
4
136
135

Mô tả:

ĐỀ BÀI 8 Ngày 25/6/2011, tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia Lada, tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng biển cách đường cơ sở của quốc gia Merca khoảng 20 hải lý. Phát hiện hành vi nói trên, lực lượng cảnh sát biển của Merca đã tiến hành khám xét để làm sáng tỏ vụ việc. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền của Merca quyết định bắt giữ và đưa tàu X cũng như toàn bộ thủy thủ đoàn về cảng gần nhất để giải quyết theo quy định của pháp luật. Ông Daniel Fabuleux, thuyền trưởng tàu X, cho rằng hành vi khám xét và bắt giữ của lực lượng cảnh sát biển Merca là bất hợp pháp với những lí do sau: (i) Tàu X treo cờ của quốc gia Lada nên chỉ quốc gia này mới có thẩm quyền; (ii) Tàu X đang thực hiện tự do hàng hải, không đi vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Merca nên quốc gia này không có quyền bắt giữ; (iii) Với tư cách là con của Đại sứ Lada tại Merca (Lada thiết lập quan hệ ngoại giao và đặt trụ sở Đại sứ quán tại Thủ đô của Merca), ông không thể bị bắt giữ và xét xử. Hãy cho biết: - Lực lượng cảnh sát biển của Merca có quyền khám xét và bắt giữ không? Tại sao? - Ông Daniel Fabuleux có thể bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật của Merca không? Tại sao? 1 1. Nhận xét về thẩm quyền khám xét và bắt giữ của Lực lượng cảnh sát biển của Merca Theo quy định của Công ước luật biển năm 1982, vùng tiếp giáp lãnh hải không mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (khoản 2 Điều 33). Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 57). Trong tình huống trên, tàu thương mại treo cờ của Lada tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng biển cách đường cơ sở của quốc gia Merca 20 hải lý. Như vậy có 02 trường hợp cơ bản có thể xảy ra: Một là, vùng tiếp giáp lãnh hải của Merca mở rộng trên 20 hải lý nhưng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, thì hành vi vi phạm của tàu thương mại X này nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Merca. Hai là, vùng tiếp giáp lãnh hải mở rộng không quá 20 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, thì hành vi vi phạm của tàu thương mại X này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Merca. Thứ nhất, về các dấu hiệu vi phạm của tàu thương mại X treo cờ Lada Đối tượng vi phạm: tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia Lada; Hành vi vi phạm: đổ rác thải công nghiệp xuống biển; Địa điểm vi phạm: Rơi vào một trong hai trường hợp vừa phân tích. Có thể là Vùng tiếp giáp lãnh hải hoặc Vùng đặc quyền kinh tế của Merca; Thời gian vi phạm: Ngày 25/6/2011; Thứ hai, về cơ sở lý luận và pháp lý Trường hợp thứ nhất: tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia Lada, tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Merca Quyền tài phán là quyền của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền của họ. Theo nghĩa thông thường, quyền tài phán là quyền xử lý, xét xử đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia không phải là vùng mà quốc gia đó có đầy đủ mọi thẩm quyền tài phán. Mặc dù không quy định quốc gia ven biển có quyền tài phán gì, tuy nhiên có thể suy luận từ quyền “thi hành những biện pháp cần thiết” được quy định tại khoản 2 Điều 33 Công ước Luật biển. Quốc gia ven biển có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và 2 trừng trị những vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải mà không thấy đề cập tới vấn đề bảo vệ môi trường. Do đó, Merca sẽ không có thẩm quyền xét xử và bắt giữ. Trường hợp thứ hai: tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia Lada, tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng đặc quyền kinh tế của Merca Điểm b khoản 2 Điều 56 Công ước luật biển năm 1982 quy định về quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế: “Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển”. Để thực hiện quyền chủ quyền này, quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán của mình để xử lý các vi phạm về việc gây ô nhiễm môi trường biển ở vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, Merca có quyền thực hiện quyền tài phán này. 2. Ông Daniel Fabuleux có thể bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật của Merca không? Tại sao? Trong tình huống nêu trên, sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền của Merca quyết định bắt giữ và đưa tàu X cũng như toàn bộ thủy thủ đoàn về cảng gần nhất để giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu như trong pháp luật Lada hoặc điều ước quốc tế song phương phương mà Lada kí kết với Merca quy định các thành viên trong gia đình viên chức lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ về bắt giữ và xét xử (quyền bất khả xâm phạm về thân thể và miễn trừ tài phán) thì Ông Daniel Fabuleux không thể bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật của Merca. Nếu trong trường hợp pháp luật Lada không quy định cũng như không có điều ước quốc tế điều chỉnh về vấn đề này, thì sẽ áp dụng Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963. Ông Daniel Fabuleux cho rằng, ông con của Đại sứ Lada tại Merca (Lada thiết lập quan hệ ngoại giao và đặt trụ sở Đại sứ quán tại Thủ đô của Merca), ông không thể bị bắt giữ và xét xử. Ý kiến mà ông đưa ra không phù hợp bởi vì, theo Công ước Viên về Quan hệ lãnh sự năm 1963, các thành viên trong gia đình của viên chức lãnh sự chỉ được hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn trừ liên quan đến việc đăng kí thủ tục hành chính, thủ tục bảo hiểm, thủ tục thuế khóa, thủ tục thừa kế, tạp dịch và những đóng (Điều 46, 48, 49, 50, 51, 52) mà không được hưởng quyền ưu đãi và quyền miễn trừ liên quan tới thủ tục tố tụng tư pháp (bao 3 gồm tố tụng hình sự và tố tụng dân sự). Do đó, mặ dù ông Daniel Fabulex là con trai của Đại sứ Lada thì sẽ vẫn bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật của Merca. Tuy nhiên, sự bắt giữ và xét xử này vẫn phải thông báo bằng văn bản cho quốc gia Lada biết. Dù sao đi nữa, ông Daniel Fabuleux cũng là công dân của Lada. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước luật biển năm 1982; 2. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963; 3. Giáo trình luật quốc tế TS. Lê Mai Anh NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004; 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan