Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nêu và phân tích các nguyên tắc đánh thuế chỉ ra việc tuân thủ các nguyên tắc n...

Tài liệu Nêu và phân tích các nguyên tắc đánh thuế chỉ ra việc tuân thủ các nguyên tắc này trong một luật thuế hiện hành của việt nam

.DOC
4
98
69

Mô tả:

Nêu và phân tích các nguyên tắc đánh thuế? Chỉ ra việc tuân thủ các nguyên tắc này trong một Luật thuế hiện hành của Việt Nam? I. Các nguyên tắc đánh thuế 1. Đánh thuế phải đảm bảo công bằng Nguyên tắc công bằng nói ở đây được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế, những đối tượng có điều kiện như nhau thì phải chịu mức thuế bằng nhau, cũng là công bằng theo khả năng nộp thuế. Những đối tượng như nhau, ví dụ đều là hàng tiêu dùng thì phải chịu thuế giá trị gia tăng, nếu cùng là hàng hoa xa xỉ thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; hay các doanh nghiệp đều chịu thuế thu nhập doanh nghiệp… Công bằng theo khả năng nộp thuế là cùng một đối tượng chịu thuế thì cùng có một tỉ lệ nhất định phải nộp (thông qua quy định về biểu thuế). Khi xét trên tỉ lệ, thì mức thuế mỗi đối tượng nộp sẽ khác nhau. Cùng là thuế thu nhập cá nhân, nhưng người có thu nhập cao hơn sẽ nộp nhiều hơn, sự công bằng thể hiện ở chỗ anh có thu nhập cao, tức là anh được trả nhiều hơn cho sức lao động của mình, khả năng hưởng thụ các lợi ích công cộng (dịch vụ công, cơ sở vật chất công…) cao hơn, tất nhiên tiền thuế anh nộp phải cao hơn. Tương tự, người có thu nhập thấp thì nộp thuế ít hơn. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng quy định mức thuế suất đối với thức ăn gia súc, gia cầm là 5%. Tức là tất cả các loại thức ăn gia súc, gia cầm không kể giá cả, số lượng, do đơn vị nào sản xuất đều phải chịu mức thuế này. 2. Đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế tức là, thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa phải đảm bảo người nộp thuế không rơi vào tình trạng khốn cùng, không vì chịu thuế mà ảnh hưởng lớn đến đời sống. Nếu như thu thuế cao, số tiền thực sự chi dùng cho đời sống xã hội sẽ giảm, nền kinh tế sẽ bị đình trệ, từ đó dẫn đến những hậu quả to lớn khác (thất nghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội, trốn thuế…) Nguyên tắc này là sự hài hoà giữa lợi ích nhà nước và người nộp thuế, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những nội dung cụ thể của đạo luật thuế và cơ cấu hệ thống pháp luật thuế. Tuy nhiên để thực hiện được triệt để nguyên tắc này là một câu chuyện khác, vấn đề là “phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai phần: phần lấy của dân và phần để lại cho dân” mà biểu hiện là quy định về biểu thuế. Ví dụ việc quy định thuế suất thuế giá trị gia tăng (5%, 10%) không phải là con số ngẫu nhiên mà là kết quả của sự tính toán, xem xét cẩn thận. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng quy định thuế suất là 0%, 5%, 10% tuỳ từng đối tượng. Quy định này là do tính chất của từng đối tượng, thêm nữa là sự khuyến khích của nhà nước đối với những mặt hàng đó. Muối chịu mức thuế 0% do sự cần thiết của mặt hàng này, do việc sản xuất muối rất vất vả nhưng giá lại không cao… Tức là nhà nước xét đến những yếu tố lợi ích của người nộp thuế (cụ thể là diêm dân) và lợi ích của nhà nước (nếu thu thuế cao thì ảnh hưởng đến đời sống diêm dân mà với giá muối thấp thì tiền thuế thu được cũng không nhiều) mà quy định mức thuế suất đó. 3. Đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả Nguyên tắc 3: Đơn giản hoá và ổn định Các qui định về thuế và hệ thống thuế càng đơn giản, càng rõ ràng thì áp dụng càng tốt. Các nghiên cứu trên toàn cầu cho thấy rằng các công ty phải tiêu tốn hai tháng mỗi năm để tuân thủ các qui định về thuế - 15 ngày cho thuế thu nhập doanh nghiệp, 21 ngày cho thuế thu nhập cá nhân của nhân viên và 21 ngày cho thuế tiêu thụ (thuế GTGT, thuế bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt...) (theo World Bank (2008), Đóng thuế: thời gian được ghi nhận theo giờ mỗi năm). Số lượng văn bản quy định về thuế được giữ ở mức tối thiểu. Cách thức trình bày một luật thuế càng dễ hiểu và ngắn gọn càng tốt. Thay đổi quy định về thuế nên được giữ ở mức thấp nhất, đặc biệt là các quy định đảo ngược lại các ưu đãi về thuế so với trước. Tính hiệu quả Chính phủ phải xây dựng hệ thống thuế hiệu quả đáp ứng được việc bảo đảm nguồn thu và ngăn chặn trốn thuế. Tuy vậy hệ thống thuế phải hiệu quả đối với người nộp thuế, phù hợp với khả năng của người nộp thuế trong việc tuân thủ các qui định về thuế. Không thể chỉ vì thu 1 đồng thuế mà chính phủ phải bỏ ra hơn 1 đồng. Tất cả các công đoạn, thủ tục thu thuế phải được tính toán làm sao cho chi phí là thấp nhất. Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng của nhà nước, nếu thu được thuế mà sau khi trừ chi phí không còn đáng bao nhiêu, đó là không đảm bảo được tính hiệu quả. Để đánh giá được hệ thống thuế là hiệu quả hay không, có rất nhiều khía cạnh cần bàn đến, nhưng một số điểm chính là: Các doanh nghiệp được xem như một đơn vị độc lập trong việc khai thuế GTGT và các loại thuế khác chỉ phải nộp tờ khai thuế một lần cho các loại thuế? Người nộp thuế có phải giải trình về thuế cho nhiều cơ quan thuế ở các cấp khác nhau? Qui mô số lượng tờ khai thuế và số lượng các biểu mẫu mới, sửa đổi có hợp lý không? Người nộp thuế có thể lựa chọn khai thuế trên giấy và khai thuế điện tử không? Ví dụ: Luật thuế giá trị gia tăng quy định ngắn gon và nêu rõ những đối tượng chịu thuế, không chịu thuế và mức thuế suất. Luật này đảm bảo sự dễ hiểu và đơn giản. 4. Đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần Một nguyên tắc cần thiết của luật thuế là một đối tượng chỉ phải chịu thuế một lần. Hệ thống thuế đã bao trùm lên toàn bộ các loại thu nhập trong xã hội, áp dụng với hầu hết các hàng hoá, dịch vụ. Đơn giản là ta mua một hàng hoá tiêu dùng thông thường hay ta làm kinh doanh, sản xuất thì ta vẫn phải chịu thuế. Nếu như nguyên tắc đánh thuế 1 lần không được đảm bảo, sẽ dẫn đến sự bất công khi một đối tượng hàng hoá qua nhiều khâu trung gian (sản xuất, thu mua, bán buôn, bán lẻ…) mới tới được tay người mua hàng (là người gánh chịu thuế) thì ví dụ thuế giá trị gia tăng đã bị đánh thuế hơn 1 lần. Như vậy để đảm bảo nguyên tắc này, thuế giá trị gia tăng cần được khấu trừ cho từng giai đoạn của chuỗi giao dịch và chỉ cá nhân người tiêu dùng cuối cùng là người gánh chịu thuế giá trị gia tăng. Tương tự với các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt có thế bị đánh thuế trong khâu nhập khẩu hoặc sản xuất, pháp luật cũng có quy định về hoàn thuế… Ví dụ: Luật thuế giá trị gia tăng quy định về việc khấu trừ thuế và hoàn thuế để đảm bảo không đánh thuế nhiều lần với một đối tượng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan