Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng khai thác của mặt đường cho một số tuyến...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng khai thác của mặt đường cho một số tuyến giao thông trên địa bàn huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long

.PDF
115
12
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN HỮU QUỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC CỦA MẶT ĐƯỜNG CHO MỘT SỐ TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2017 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN HỮU QUỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC CỦA MẶT ĐƯỜNG CHO MỘT SỐ TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành Mã số : Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông : 60.58.02.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỒNG HẢI Đà Nẵng - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Hữu Quới MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Tóm tắt luận văn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA MẶT ĐƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC MẶT ĐƯỜNG.......................................3 1.1. MộT Số KHÁI NIệM .........................................................................................................3 1.1.1. Quản lý tài sản hạ tầng giao thông ......................................................................3 1.1.2. Đường bộ và khai thác đường bộ .........................................................................4 a. Đường bộ .............................................................................................................4 b. Khai thác đường bộ .............................................................................................4 c. Hiệu quả đường bộ ..............................................................................................4 d. Quản lý đường bộ ................................................................................................4 g. Chất lượng đường bộ...........................................................................................6 1.1.3. Bảo trì công trình đường bộ .................................................................................6 1.1.4. Bảo trì mặt đường .................................................................................................7 1.2. CHứC NĂNG, NHIệM Vụ QUảN LÝ KHAI THÁC MặT ĐƯờNG................................8 1.2.1. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam...............................................10 1.2.2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải nhận ủy thác quản lý quốc lộ..............................................................................................11 1.2.3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với hệ thống đường địa phương.11 1.2.4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.......11 1.2.5. Trách nhiệm của các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng, khai thác công trình, quan trắc và các hoạt động khác để bảo trì công trình đường bộ ...............................12 1.2.6. Trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ ......................................................................................................12 1.3. CHứC NĂNG CủA MặT ĐƯờNG VÀ CÁC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN CHấT LƯợNG KHAI THÁC MặT ĐƯờNG ...................................................................................................12 1.3.1. Chức năng của mặt đường .................................................................................12 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khai thác mặt đường và phương pháp xác định...................................................................................................................................13 a. Độ bằng phẳng ..................................................................................................13 b. Độ nhám ............................................................................................................15 c. Cường độ mặt đường .........................................................................................16 1.4. CÁC LOạI HƯ HỏNG MặT ĐƯờNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ....................17 1.4.1. Đối với mặt đường nhựa.....................................................................................17 a. Vỡ mép lề đường (cóc gặm)...............................................................................17 b. Lún, sụp mặt đường ...........................................................................................18 c. Bong tróc vật liệu bề mặt...................................................................................18 d. Nứt .....................................................................................................................19 e. Ổ gà ...................................................................................................................21 f. Lún vệt bánh xe...................................................................................................22 1.4.2. Đối với mặt đường bê tông xi măng ...................................................................23 a. Nứt .....................................................................................................................23 b. Bong tróc bề mặt vật liệu...................................................................................23 1.4.3. Phương pháp đánh giá........................................................................................24 a. Căn cứ vào mức độ hư hỏng của mặt đường.....................................................24 b. Đánh giá theo ASTM D6433-07 ........................................................................25 c. Phương pháp đánh giá dựa trên chỉ số PCR [15].............................................26 1.5. THựC TRạNG QUảN LÝ VÀ KHAİ THÁC MặT ĐƯờNG HİệN NAY ở VİệT NAM....... 26 1.5.1. Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý, khai thác mặt đường.........27 1.5.2. Những nguyên nhân của tồn tại và hạn chế......................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC MẶT ĐƯỜNG CỦA CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨNG LIÊM ....................................................30 2.1. ĐặT VấN Đề.....................................................................................................................30 2.2. HIệN TRạNG MạNG LƯớI GIAO THÔNG HUYệN VŨNG LIÊM ............................30 2.2.1. Hệ thống mạng lưới giao thông huyện Vũng Liêm...........................................30 a. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật ..........................................................................32 b. Mặt cắt ngang điển hình....................................................................................32 2.2.2. Kết quả khảo sát tình trạng mặt đường và điều kiện khai thác của một số tuyến giao thông trên địa bàn huyện Vũng Liêm................................................34 a. Mạng lưới các tuyến đường nội ô ......................................................................34 b. Mạng lưới các tuyến đường liên xã: ..................................................................35 c. Mạng lưới các tuyến đường liên ấp....................................................................37 2.2.3. Mạng lưới các tuyến đường liên xóm ................................................................39 2.3. THựC TRạNG CÔNG TÁC Tổ CHứC QUảN LÝ VÀ KHAİ THÁC MạNG LƯớİ ĐƯờNG TRÊN ĐịA BÀN HUYệN VŨNG LİÊM .................................................................41 2.3.1. Về cơ chế quản lý ................................................................................................41 a. Cơ chế quản lý đường tỉnh: ...............................................................................42 b. Cơ chế quản lý đường huyện:............................................................................42 2.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng tham gia trong công tác tổ chức quản lý khai thác mạng lưới đường tại huyện Vũng Liêm ................................43 a. Ủy ban nhân dân huyện .....................................................................................43 b. Phòng Kinh tế và Hạ tầng .................................................................................43 c. Đối với Ban quản lý dự án.................................................................................44 d. Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn ............................................................................44 e. Đội quản lý sửa chữa công trình giao thông .....................................................45 2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác mặt đường ............................45 a. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng.......................................................45 b. Thực trạng về công tác quản lý khai thác .........................................................47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................48 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC MẶT ĐƯỜNG - ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC MẶT ĐƯỜNG TUYẾN NAM KỲ KHỞI NGHĨA 49 3.1. ĐặT VấN Đề.....................................................................................................................49 3.2. CƠ Sở Đề XUấT GIảI PHÁP VÀ NGUYÊN TắC, YÊU CầU ĐốI VớI CÔNG TÁC QUảN LÝ, KHAI THÁC VÀ BảO TRÌ MặT ĐƯờNG ..........................................................49 3.2.1. Cơ sở đề xuất .......................................................................................................49 a. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................49 b. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................50 3.2.2. Các nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác quản lý, khai thác bảo trì mặt đường ....................................................................................................................50 a Các nguyên tắc chung.....................................................................................5050 b. Yêu cầu đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì .....................................51 3.3. CÁC GIảI PHÁP NÂNG CAO HIệU QUả QUảN LÝ VÀ CHấT LƯợNG KHAI THÁC MặT ĐƯờNG ..........................................................................................................................51 3.3.1. Giải pháp về thể chế ............................................................................................51 a. Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý khai thác và bảo trì mặt đường ...................................................................................................................53 b. Xác định rõ trách nhiệm quản lý, khai thác của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý khai thác mạng lưới đường ..........................................................................53 3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và bảo trì..............................................................55 a. Quản lý thông tin đường bộ.................................................................................55 b. Lập kế hoạch bảo trì đường bộ (Pavement Management Plan - PMS): ...........57 c. Tăng cường công nghệ bảo trì đường bộ ..........................................................57 d. Tăng cường thể chế về bảo trì mặt đường.........................................................57 e. Tăng cường củng cố và phát triển nguồn nhân lực ...........................................58 3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật ..........................................................................................59 a. Lập kế hoạch bảo trì..........................................................................................59 b. Kiểm tra, chẩn đoán và lựa chọn công tác bảo dưỡng .....................................60 c. Giải pháp và kỹ thuật sửa chữa, bảo trì ............................................................61 3.4. ÁP DụNG ĐÁNH GIÁ VÀ Đề XUấT NÂNG CAO CHấT LƯợNG KHAI THÁC MặT ĐƯờNG TUYếN NAM Kỳ KHởI NGHĨA..............................................................................70 3.4.1. Giới thiệu tuyến...................................................................................................70 3.4.2. Kết quả đánh giá chất lượng mặt đường ...........................................................70 a. Cường độ mặt đường.........................................................................................70 b. Độ bằng phẳng ................................................................................................733 c. Xác định độ nhám bằng phương pháp rắc cát (TCVN 8866:2011)...................73 3.4.3. Đề xuất giải pháp ................................................................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................81 1. KếT LUậN ...........................................................................................................................81 2. KIếN NGHị .........................................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................83 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) PHỤ LỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC CỦA MẶT ĐƯỜNG CHO SỐ TUYẾN GIAO THÔNG ĐỊA BÀN HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG Học viên: Nguyễn Hữu Quới, Chuyên ngành: KTXD công trình giao thông. Mã số: 60.58.02.05 Khóa: K31 Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Tóm tắt: Hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Vũng Liêm hiện nay gồm 11 tuyến nội ô thị trấn, 10 tuyến đường liên xã, 135 tuyến đường liên ấp và 81 tuyến đường liên xóm với tổng chiều dài 625,5km. Ngoài tuyến đường nội ô Nam Kỳ Khởi Nghĩa có lớp mặt bê tông nhựa, hầu hết các tuyến còn lại chủ yếu là mặt đường láng nhựa (chiếm khoảng 80%). Để hướng đến mục tiêu đề ra phát triển thành đô thị loại IV vào năm 2020, những năm qua UBND tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Vũng Liêm nói riêng rất chú trọng đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều tuyến đường trong quá trình khai thác, mặt đường đã xảy ra các hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng khai thác và điều kiện an toàn của người tham gia giao thông. Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý và khai thác mạng lưới đường trên địa bàn huyện Vũng Liêm, phân tích các bất cập trong công tác tổ chức, quản lý và khai thác, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác của mặt đường trên số tuyến giao thông địa bàn huyện Vũng Liêm, góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn về vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và an ninh khu vực. Từ khóa: Quản lý; khai thác; bảo trì; mặt đường; hiệu quả. ENHANCING THE EFFICIENCY OF ROAD EXPLOITATION MANAGEMENT IN SOME TRAFFIC LINES OF VUNG LIEM DISTRICT, VINH LONG PROVINCE Abstract: The road traffic network system in Vung Liem district currently consists of 11 internal lines within the town, 10 inter-commune road lines, 135 inter-village road lines and 81 interhamlet road lines with a total length of 625.5 km. Besides the town internal line of Nam Ky Khoi Nghia which has an asphalt concrete surface, most of the remaining lines has an asphalt surface (accounting for 80%). In order to reach the goal of developing the district into a Grade-IV urban center in 2020, in the past years, the People’s Committee of Vinh Long Province in general and Vung Liem district in particular have paid much attention to the development of transport traffic, especially the road traffic. However, the fact shows that the surfaces of many road lines under the exploitation have seriously been damaged, affecting the exploitation quality and safety conditions of people involved in traffic. The thesis presents the results of the research on analyzing the real situation of management and exploitation of the road traffic system in Vung Liem district, analyzing the shortcomings in the organization, management and exploitation, then proposes some solutions to enhance the efficiency of road management and exploitation in some traffic lines of Vung Liem district, which contribute to solve the difficulties in goods transportation and travelling of the public, meet the goal of economic development and regional security. Keywords: management; exploitation; maintenance; pavement; efficiency. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTN : Bê tông nhựa BTXM : Bê tông xi măng ĐBVN : Đường bộ Việt Nam GTVT : Giao thông vận tải GTNT : Giao thông nông thôn PDCA : QLDA : Quản lý dự án UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Phân loại tình trạng mặt đường theo chỉ số IRI 14 1.2. Phân loại đánh giá chất lượng đường bộ [11] 24 1.3 Đánh giá tình trạng mặt đường theo trị số PCR 26 Kết quả khảo sát tình trạng mặt đường các tuyến nội ô có lớp mặt 2.1 35 láng nhựa 2.2 Kết quả khảo sát tốc độ xe chạy 35 2.3 Dạng hư hỏng của mặt đường tại một số tuyến đường liên xã 36 2.4 Kết quả khảo sát tốc độ xe chạy trên một số tuyến liên xã 37 2.5 Dạng hư hỏng của mặt đường tại một số tuyến đường liên ấp 38 2.6. Kết quả điều tra tốc độ xe chạy trên một số tuyến liên ấp 38 2.7 Dạng hư hỏng của mặt đường tại một số tuyến đường liên xóm 40 2.8 Kết quả điều tra tốc độ xe chạy trên một số tuyến liên xóm 41 Kế hoạch bảo trì mặt đường cho các tuyến có mặt đường bị hư 3.1 59 hỏng 3.2 Tóm tắt về công tác kiểm tra đường bộ 61 3.3 Hư hỏng mặt đường, nguyên nhân và giải pháp sữa chữa 62 Hư hỏng và công tác bảo dưỡng thường xuyên lề đường và khu 3.4 66 vực lân cận đường Các hư hỏng và giải pháp xử lý đối với mặt đường đá dăm, đất 3.5 68 thiên nhiên [10a] Kết quả đo biến dạng đàn hồi bằng cần Benkelman (bên trái 3.6 71 tuyến) Kết quả đo biến dạng đàn hồi bằng cần Benkelman (bên phải 3.7 72 tuyến) 3.8 Kết quả đo độ bằng phẳng bằng thước 3m 78 Kết quả đo độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát TCVN 3.9 79 8866-2011. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu 1.1 Tên hình Thay đổi tình trạng mặt đường theo thời gian [17] 1.2 Sơ đồ quản lý bảo trì công trình [13] 1.3 Xác định độ bằng phẳng bằng thước 3m 1.4 Kiểm tra độ nhám mặt đường 1.5 Xác định mô đun đàn hồi mặt đường bằng cần đo Benkenman 1.8 Vỡ mép nhựa lề đường (Tuyến liên ấp Phước Thạnh, xã Quới Thiện) Hư hỏng mặt đường bắt đầu từ nguyên nhân lún, sụp (Đường Phong Thới) Hư hỏng mặt đường do bong tróc bề mặt [14] 1.9 Nứt dọc [14] 1.10 Nứt ngang [14] 1.11 Nứt dạng da cá sấu [14] 1.12 Nứt mảng [14] 1.13 Nứt mỏi 1.14 Ổ gà [14] 1.15 Vệt lún bánh xe [14] 1.16 Bong tróc vật liệu do chất lượng thi công kém 1.6 1.7 2.1 Đánh giá tình trạng mặt đường bằng phương pháp sử dụng chỉ số PCI Bản đồ mạng lưới đường huyện Vũng Liêm 2.2 Tỷ lệ phân bố các loại đường theo chức năng 1.17 2.5 Cấu tạo mặt cắt ngang tuyến Nam Kỳ Khởi Nghĩa (lớp mặt bê tông nhựa) Cấu tạo mặt cắt ngang Đường số 1 ấp Phong Thới có lớp mặt láng nhựa Hư hỏng ổ gà trên tuyến Nam Kỳ Khởi Nghĩa 2.6 Hiện tượng bong tróc, hư hỏng lớp mặt đường vào cầu Công Xi 2.7 Cấu tạo mặt cắt đường láng nhựa các tuyến liên xã 2.8 Hư hỏng bong tróc mặt đường láng nhựa 2.9 Mặt cắt ngang đường liên ấp có lớp mặt láng nhựa 2.10 (a) Hư hỏng gãy vỡ mép mặt đường và (b) bong tróc vật liệu lớp mặt 2.3 2.4 Trang 4 7 13 16 17 18 18 19 19 20 20 20 21 22 22 24 25 31 32 33 33 34 34 36 36 37 38 2.11 2.12 Mặt cắt ngang đường liên xóm ấp Hiếu Ân xã Hiếu Nghĩa có lớp mặt láng nhựa Mặt cắt ngang đường liên xóm có lớp mặt BTXM 39 40 2.14 Bong tróc vật liệu lớp mặt của mặt đường bê tông xi măng tuyến cặp đê bao đến cầu Út Mót, xã Quới Thiện Sơ đồ tổ chức quản lý khai thác mạng lưới đường tỉnh 2.15 Sơ đồ tổ chức quản lý khai thác mạng lưới đường huyện 3.1 Chu trình bảo trì đường bộ [10] 3.2 Cấu trúc cơ sở dữ liệu tài sản đường bộ [10] 3.3 Đề xuất vị trí cần bố trí bổ sung biển báo hạn chế tải trọng 3.4 Ảnh chụp đường Nam kỳ Khởi nghĩa (vị trí giáp Quốc lộ 53) 42 43 56 56 70 70 3.5 Kết cấu áo đường tăng cường cho tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. 74 2.13 40 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huyện Vũng Liêm là một huyện lớn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một trong các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế cao tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong khu vực các tuyến giao thông vận tải chính đi qua, cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông của huyện Vũng Liêm trong những năm gần đây đã và đang được đầu tư phát triển mạnh nhằm kết nối hệ thống giao thông của huyện với tỉnh và hệ thống giao thông quốc gia và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để hướng đến mục tiêu đề ra là phát triển lên đô thị loại IV vào năm 2020, những năm qua UBND tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Vũng Liêm nói riêng rất chú trọng đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ. Hiện nay hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Vũng Liêm có 01 tuyến quốc lộ 53 dài 21,6 km do Trung ương quản lý; 04 tuyến đường tỉnh (ĐT 901, ĐT 902, ĐT 906, ĐT 907) tổng chiều dài 95,2 km do tỉnh quản lý; đường nội ô có 11 tuyến dài 7,4 km; đường liên xã có 10 tuyến dài 53 km do huyện quản lý; đường liên ấp có 135 tuyến dài 351,5 km do xã quản lý; đường liên xóm có 81 tuyến dài 96,8 km do địa phương quản lý. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực tài chính nên công tác quản lý mạng lưới đường hiện nay vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức, hầu hết nguồn vốn đều tập trung cho công tác đầu tư xây dựng mới. Cơ chế quản lý, kiểm tra đánh giá chất lượng khai thác của tuyến đường còn mang tính lạc hậu nên hầu hết tất cả các tuyến đường sau một thời gian đưa vào khai thác sử dụng không phát huy hết hiệu quả khai thác. Mặt khác, công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa không kịp thời nên mặt đường của nhiều tuyến đường đang khai thác ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng khai thác của mặt đường cho một số tuyến giao thông trên địa bàn huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long” nhằm nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng mặt đường của một số tuyến giao thông liên xã, liên ấp, liên xóm của huyện Vũng Liêm, góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn về vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại cho khu vực huyện Vũng Liêm, phục vụ cho việc phát triển kinh tế và an ninh khu vực. 2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý và chất lượng khai thác của các mặt đường trên một số tuyến giao thông địa bàn huyện Vũng Liêm. 3. Phạm vi nghiên cứu: Một số tuyến giao thông liên xã, liên ấp thuộc huyện Vũng Liêm có lớp mặt cấp cao A2 (mặt đường láng nhựa) và đường nội ô (lớp mặt Bê tông nhựa và láng nhựa). 2 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng khai thác cho các loại mặt đường của các tuyến giao thông trên địa bàn huyện Vũng Liêm. 4.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng quản lý và khai thác các loại mặt đường trên các tuyến giao thông địa bàn huyện Vũng Liêm; - Nghiên cứu các phương pháp tổ chức quản lý và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác mặt đường; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý mặt đường; - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác mặt đường; 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp điều tra, khảo sát; - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò của mặt đường và các vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý và chất lượng khai thác mặt đường. Chương 2: Thực trạng quản lý, khai thác mặt đường của các tuyến giao thông trên địa bàn huyện Vũng Liêm. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng khai thác mặt đường - Áp dụng đánh giá và đề xuất giải pháp cho tuyến Nam Kỳ Khởi Nghĩa. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Tài liệu nghiên cứu của tác giả sử dụng trong luận văn bao gồm các giáo trình, sách tham khảo, bài giảng, tiêu chuẩn và đề tài đã được nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến công tác quản lý, khai thác và bảo trì mặt đường ô tô. 3 CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA MẶT ĐƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC MẶT ĐƯỜNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Quản lý tài sản hạ tầng giao thông Để làm rõ khái niệm quản lý mặt đường, trước hết chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm liên quan đến quản lý, quản lý, tài sản và quản lý tài sản hạ tầng giao thông. Với các khái niệm nêu trên, có thể hiểu rằng để quản lý tài sản hạ tầng giao thông là sự tác động có tổ chức, nhằm đảm bảo duy trì những tài sản mà chúng ta đang sở hữu với chi phí theo cách hiệu quả nhất theo một tiêu chuẩn mà chúng ta cảm thấy có thể chấp nhận. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi công tác quản lý cần phải xây dựng một kế hoạch, chiến lược quản lý khai thác các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong suốt vòng đời của nó một cách có hệ thống, dựa trên nguồn lực và mục tiêu đã được xác định, đảm bảo đáp ứng mong đợi của người sử dụng (thể hiện qua mức độ phục vụ, LOS), đồng thời đảm bảo nguồn lực tài chính trong tương lai. Như vậy, công tác quản lý khai thác hệ thống hạ tầng giao thông không chỉ là hoạt động mang tính kỹ thuật (bảo trì, sữa chữa nâng cấp), mà còn là hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua việc xác định chiến lược bảo trì, sữa chữa để mang lại hiệu quả. Hình 1.1 minh hoạ thay đổi điều kiện mặt đường theo thời gian khai thác, cụ thể trong quá trình khai thác, chất lượng mặt đường giảm dần theo thời gian, được phản ảnh bằng chỉ số PCI. Mặt đường ở trạng thái lý tưởng (mới thi công đưa vào khai thác), trị số PCI = 100; ở điều kiện hư hỏng hoàn toàn PCI = 0. Điều kiện khai thác bình thường, PCI = 60. Sau 75% thời gian khai thác, mặt đường giảm 40% chất lượng (PCI=60), nếu công tác bảo dưỡng được thực hiện trước thời điểm này thì chi phí bảo trì nhỏ hơn rất nhiều (1$ cho một đơn vị diện tích mặt đường) so với chi phí bảo trì được thực hiện sau khi tình trạng mặt đường đã đạt đến trạng thái hư hỏng giới hạn (4$ đến 5$ cho một đơn vị diện tích mặt đường). Điều này cho thấy, công tác lập kế hoạch, xây dựng chiến lược vận hành, bảo trì mặt đường có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo duy trì chất lượng mặt đường, đồng thời có thể giảm chi phí duy tu sữa chữa. 4 Hình 1.1. Thay đổi tình trạng mặt đường theo thời gian [17] 1.1.2. Đường bộ và khai thác đường bộ a. Đường bộ Theo Luật giao thông đường bộ [1], đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Theo khái niệm này đường bộ là một tuyến liên tục nhiều bộ phận (công trình, trang thiết bị) cấu thành trong đó có đường. Cơ quan Quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). b. Khai thác đường bộ Để làm rõ khái niệm khai thác đường bộ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về "khai thác". Cho đến nay, có nhiều khái niệm về khai thác, tùy thuộc vào quan điểm và mục đích nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà có những cách hiểu về khai thác khác nhau. - Theo [13], khai thác là “sử dụng” dự án đã được đầu tư hay nói khác đi khai thác là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn hoàn công thực hiện dự án đó là vận hành dự án. Quá trình vận hành dự án là quá trình bảo trì và thu lời (thu lợi ích) dự án. Như vậy, khai thác nằm trong chuỗi hoạt động của đầu tư dự án, đó là sự tiếp tục của quá trình đầu tư, là giai đoạn cuối cùng của dự án. Khai thác cũng là một hình thức bỏ vốn để thu lại lợi ích, nhưng bỏ vốn ở giai đoạn vận hành dự án. 5 - Khai thác đường bộ: là sử dụng các tài sản hạ tầng đường bộ được Nhà nước, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhằm thu được các lợi ích khác nhau. Trong đó, tài sản hạ tầng đường bộ gồm: Công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm nghỉ và các công trình khác phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. Nâng cao hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại kết quả nhằm đạt được một mục đích nào đó tương ứng với một nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định. c. Hiệu quả đường bộ “Hiệu quả “ là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại kết quả nhằm đạt được một mục đích nào đó tương ứng với một nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định. Nâng cao hiệu quả mặt đường là gì? Nâng cao hiệu quả mặt đường là toàn bộ kết quả của mục tiêu đề ra được đặc trưng bằng các tiêu thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại kết quả đạt được và bằng các chỉ tiêu định lượng là hiệu số giữa các lợi ích đạt được và các chi phí bỏ ra của dự án. Nâng cao hiệu quả mặt đường có thể phân loại như sau: Phân loại về mặt định tính: - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: Nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao hiệu quả kỹ thuật, nâng cao hiệu quả xã hội, nâng cao hiệu quả an ninh quốc phòng. - Theo quan điểm lợi ích: Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của Nhà nước, nâng cao hiệu quả của, cộng đồng. - Theo phạm vi tác động: Nâng cao hiệu quả trước mắt, nâng cao hiệu quả lâu dài. - Theo mức độ trực tiếp: Nâng cao hiệu quả nhận được trực tiếp từ dự án, nâng cao hiệu quả nhận được gián tiếp. Phân loại về mặt định lượng: - Theo cách tính toán: Nâng cao hiệu quả được tính theo số tuyệt đối, nâng cao hiệu quả được tính theo số tương đối. - Theo thời gian tính toán: Nâng cao hiệu quả tính cho 1 đơn vị thời gian, nâng cao hiệu quả được tính cho cả vòng đời dự án - Theo độ lớn của chỉ tiêu xét: Nâng cao hiệu quả được xem là đạt (hay có nâng cao hiệu quả) so với trị số định mức quy định , nâng cao hiệu quả được xem là không đạt (hay không nâng cao hiệu quả) so với trị số định mức quy định. Do đó tùy theo quan điểm và mục tiêu chủ đầu tư đặt ra khi lập dự án mà dự án được xem nâng cao hiệu quả khi đạt (hay có nâng cao hiệu quả) so với trị tiêu chí, trị số định mức quy định. d. Quản lý đường bộ “Quản lý “ là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra trong môi trường luôn biến động, nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trang thái khác, theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống.. 6 - Theo [17], quản lý tài sản (Asset Management) là sự tác động có tổ chức, nhằm đảm bảo duy trì những gì chúng ta sở hữu với chi phí theo cách hiệu quả nhất theo một tiêu chuẩn mà chúng ta cảm thấy có thể chấp nhận. - Quản lý tài sản hạ tầng kỹ thuật (Infrastructure Asset Management): là xây dựng kế hoạch quản lý các tài sản hạ tầng kỹ thuật như cầu, đường, hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống xử lý nước thải, thông tin liên lạc,.... nhằm cung cấp các dịch vụ sao cho có thể đáp ứng được các mong đợi cho người sử dụng, đồng thời đảm bảo tính bền vững về tài chính trong tương lai. - Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là tài sản hạ tầng đường bộ) gồm: Công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ và các công trình khác phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ [2]. - Quản lý tài sản giao thông: theo chương trình hợp tác nghiên cứu đường bộ Hoa Kỳ [NCHRP Report 632], là chiến lược và quá trình có hệ thống bao gồm vận hành, bảo trì, nâng cấp và mở rộng tài sản vật chất một cách có hiệu quả trong suốt vòng đời của chúng. Thông qua các hoạt động mang tính chất kinh doanh và kỹ thuật trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực, nhằm mục đích đưa ra quyết định tốt hơn dựa trên thông tin về chất lượng và các mục tiêu đã được xác định rõ. [16]. g. Chất lượng đường bộ Trong phạm vi luận văn của tác giả, Học viên đưa ra cách hiểu về khai thác như sau: “Chất lượng “ được hiểu là sự tác động của các chủ thể đến quá trình vận hành khai thác công trình thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm về kỹ thuật duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, về tiêu chuẩn vật liệu, đơn giá dự toán, về tổ chức giao thông, bảo vệ công trình giao thông và thực hiện các nhiệm vụ trong nội hoạt động vận hành khai thác công trình. Nội dung của hoạt động chất lượng mặt đường gồm 4 hoạt động chính sau: + Bảo hành công trình + Khai thác, đảm bảo chất lượng, trật tự ATGT + Tổ chức giao thông vận tải trên tuyến, trên mạng lưới giao thông. + Bảo vệ, bảo trì công trình. 1.1.3. Bảo trì công trình đường bộ Công tác bảo trì đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chất lượng khai thác đường bộ nói chung và mặt đường nói riêng. Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT [7], bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. Công tác quản lý bảo trì công trình bao gồm các công tác được tổng hợp theo sơ đồ như Hình 1.2: 7 Hình 1.2. Sơ đồ quản lý bảo trì công trình [13] Các lợi ích mang lại nếu làm tốt công tác bảo trì công trình có thể kể đến như sau: - Làm tăng tuổi thọ cho các công trình (tăng thời gian vận hành dự án để thu lợi); - Ngăn ngừa hư hỏng xảy ra, hạn chế những hư hỏng nhỏ phát sinh thành hư hỏng lớn hơn (giảm chi phí bảo trì tức là đồng vốn bỏ ra trong giai đoạn vận hành dự án cho chủ đầu tư); - Duy trì, đảm bảo chất lượng kỹ thuật của đường bộ (tăng sự tiện nghi cho hành khách và người tham gia giao thông, giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu và bảo trì phương tiện, giảm tai nạn giao thông,) Nếu hệ thống hạ tầng công trình đường bộ không làm tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch, chất lượng khai thác của đường sẽ giảm, đồng thời chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đường sẽ tăng đáng kể. 1.1.4. Bảo trì mặt đường Bảo trì, nâng cao chất lượng mặt đường thực chất là việc tổ chức việc duy tu, sửa chữa khắc phục kịp thời các hư hỏng của mặt đường và lớp mặt nhằm duy trì, khôi phục hoặc năng cao chất lượng mặt đường, đáp ứng yêu cầu khai thác. Đối tượng của hoạt động này là kết cấu mặt đường, lớp mặt đường xe chạy, vỉa hè, hệ thống thoát nước, giải phân cách và hệ thống cọc tiêu, biển báo. Công tác bảo trì mặt đường bao gồm: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. - Bảo dưỡng thường xuyên là công việc hàng ngày hoặc theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc hàng quý, nhằm theo dõi tình trạng đường bộ, đưa ra giải pháp ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường bộ, duy trì tình trạng làm việc bình thường của đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. Công tác bảo dưỡng thường xuyên mặt đường bao gồm các công tác vệ sinh mặt đường, sửa chữa các khe nứt, vá ổ gà, xử lý các hiện tượng bong bật cục bộ mặt đường trong quá trình khai thác,.. 8 - Công tác sửa chữa định kỳ là công tác sửa chữa hư hỏng đường bộ theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường bộ xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường bộ (nếu cần thiết). Bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn, giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa. Đối với mặt đường ô tô, công tác sữa chữa định kỳ bao gồm việc làm lại lớp mặt hoặc lớp hao mòn nhằm tăng cường độ bằng phẳng, độ nhám, hoặc trong trường hợp mặt đường đầu tư phân kỳ theo nhiều giai đoạn. Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ được quy định theo loại kết cấu mặt đường, được điều chỉnh bằng hệ số chiết giảm phù hợp với điều kiện về thời gian sử dụng đường bộ và tăng trưởng lưu lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xem bảng 1.1 [8]). Bảng 1.1. Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn [8] Thời hạn Thời hạn TT Loại kết cấu mặt đường sửa chữa vừa sửa chữa lớn (năm) (năm) 1 Bê tông nhựa 4 12 2 Bê tông xi măng 8 24 3 Đá dăm trộn nhựa, đá dăm đen 3 9 4 Thấm nhập nhựa; láng nhựa 2, 3 lớp 3 6 5 Đá dăm tiêu chuẩn, cấp phối đá dăm 2 4 6 Cấp phối thiên nhiên 1 3 - Công tác sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng đường bộ do thiên tai lụt, bão hoặc các sự cố bất thường khác gây ra. Đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp phải chủ động lập phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường bộ để được hỗ trợ. Sửa chữa đột xuất được chia làm hai bước như sau: + Bước 1: Thực hiện sửa chữa khôi phục đường bộ khẩn cấp, đảm bảo thông xe nhanh nhất và hạn chế thiệt hại công trình đường bộ. Bước 1 được thực hiện đồng thời vừa xử lý, vừa lập hồ sơ để hoàn thiện thủ tục làm cơ sở thanh quyết toán. + Bước 2: Xử lý tiếp theo Bước 1, nhằm khôi phục đường bộ theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình. Bước 2 được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định như đối với công trình xây dựng cơ bản. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ quản lý khai thác mặt đường Chất lượng khai thác mặt đường tốt được hiểu là sự tác động của các chủ thể đến quá trình vận hành khai thác công trình thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm về kỹ thuật duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, về tiêu chuẩn vật liệu, đơn giá dự toán, về tổ chức giao thông, bảo vệ công trình giao thông và thực hiện các nhiệm vụ trong nội hoạt động vận hành khai thác công trình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan