Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố lào cai tỉnh lào cai (lu...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố lào cai tỉnh lào cai (luận văn thạc sĩ)

.PDF
107
72
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- TRỊNH TIẾN HÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------TRỊNH TIẾN HÙNG KHÓA: 2017 – 2019 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ Hà Nội – 2019. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Đô thị và Công trình, khóa học 2017 - 2019 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới GS. TS. HOÀNG VĂN HUỆ, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn phòng Quản lý Quy hoạch Kiến trúc, Phòng phát triển Đô thị & hạ tầng KT, Phòng Quy hoạch – Kiến trúc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai, phòng Quản lý đô thị thành phố Lào Cai và công ty CP cấp nước tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày ... tháng ..... năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trịnh Tiến Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trịnh Tiến Hùng MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 * Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 * Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3 * Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 4 * Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 4 NỘI DUNG........................................................................................................... 6 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI ............................................ 6 1.1. Giới thiệu chung về thành phố Lào Cai - tỉnhLào Cai ................................... 6 1.1.1. Vị trí địa lý 6 1.1.2. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................................... 7 1.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội ........................................................................... 12 1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước thành phốLào Cai - tỉnh Lào Cai. ................ 18 1.2.1. Hiện trạng nguồn nước của thành phốLào Cai - tỉnh Lào Cai. 18 1.2.2. Hiện trạng nhà máy nước 19 1.2.3. Hiện trạng mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối, dịch vụ 21 1.2.4. Nhận xét đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai 22 1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai ................................................................................................................ 25 1.3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức bộ máy 25 1.3.2. Thực trạng về công tác phát triển khách hàng. ......................................... 27 1.3.3. Thực trạng về phạm vi cấp nước 29 1.3.4. Thực trạng về công tác xã hội hoá đầu tư, quản lý hệ thống cấp nước. 29 1.3.5. Thực trạng thất thoát, thất thu nước sạch. 30 1.3.6. Đánh giá về thực trạng quản lý cấp nước thành phốLào Cai . 32 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI...................................................................... 33 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 33 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản quản lý hệ thống cấp nước đô thị 33 2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống cấp nước đô thị 36 2.1.3. Định hướng quy hoạch xây dựng thành phố Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 40 2.2. Cơ cở pháp lý ............................................................................................... 45 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật. 45 2.2.2. Các văn bản địa phương 47 2.3. Xã hội hóa và sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước ..... 48 2.3.1. Xã hội hóa công tác quản lý cấp nước đô thị. 48 2.3.2. Khái niệm về cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng 50 2.4. Kinh nghiệm trong và ngoài nước. .............................................................. 52 2.4.1. Kinh nghiệm thế giới. 52 2.3.2. Kinh nghiệm trong nước 57 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI – TỈNH LÀO CAI ...................................................... 62 3.1. Đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai............. 62 3.1.1. Đề xuất giải pháp bảo vệ vệ sinh nguồn cung cấp nước cho thành phố Lào Cai. 62 3.1.2. Đề xuất giải pháp cải tạo mạng lưới cấp nước thành phố Lào Cai. 63 3.1.3. Đề xuất giải pháp quản lý nhà máy nước thành phố Lào Cai. 67 3.1.4. Đề xuất giải pháp nâng công suất nhà máy nước, mở rộng phạm vi cấp nước trên địa bàn thành phố Lào Cai. 68 3.2.Đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cấp nước. ................. 73 3.2.1. Đề xuất bổ sung mô hình tổ chức quản lý cấp nước của thành phố Lào Cai 73 3.2.2. Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách trong công tác sản xuất kinh doanh nước sạch – xây dựng chính sách tính giá nước sạch hợp lý. 78 3.2.3. Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách trong công tác đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý,vận hành cấp nước. 83 3.3. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước đô thị........................................................................................................... 86 3.3.1. Sự tham gia,tham vấn của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống cấp nước. 86 3.3.2.Xây dựng chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, nâng cao chất lượng hệ thống cấp nước. 88 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 92 1. Kết luận ........................................................................................................... 92 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 93 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CP Chính phủ GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân QHCT Quy hoạch chi tiết QL Quốc lộ QLĐT Quản lý đô thị TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT Thể dục thể thao TTg Thủ tướng Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ… Số hiệu Tên hình hình Hình 1.1. Sơ đồ vị trí TP. Lào Cai. Hình 1.2. Hình ảnh thành phố Lào Cai Hình 1.3. Hình ảnh sông Hồng đoạn qua thành phố Lào Cai Hình 1.4. Hình ảnh cửa khẩu Quốc tế Lào Cai Hình 1.5. Hình ảnh bến xe TT Lào Cai Hình 1.6. Hình ảnh Ga Lào Cai Hình 1.7. Hình ảnh đường Trần Hưng Đạo TP Lào Cai Hình 1.8. Hình ảnh KXL nhà máy nước Lào Cai Hình 1.9. Hình ảnh KXL nhà máy nước Cốc San Hình 1.10. Hình ảnh về trạm bơm cấp I – nhà máy nước Lào Cai Hình 1.11. Trạm bơm cấp I nhà máy nước Cốc San Hình 1.12. Công trình thu đầu nguồn nhà máy nước Cốc San Hình 1.13. Mô hình tổ chức Công ty CP cấp nước tỉnh Lào Cai Hình 1.14. Hiện trạng tuyến đường ống cấp nước bằng gang làm từ những năm 1993 đã xuống cấp nghiêm trọng Hình 2.1. Các thành phần cơ bản của công trình cấp nước. Hình 2.2. Quy hoạch sử dụng đất khu I Hình 2.3. Quy hoạch sử dụng đất khu II Hình 2.4. Quy hoạch sử dụng đất khu III Hình 2.5. Quy hoạch sử dụng đất khu IV Hình 2.6. Hệ thống theo dõi và điều hành từ xa cấp nước Telemetry Hình 2.7. Hệ thống quản lý mạng lưới và khách hàng trên vi tính CNMS Hình 2.8. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý hệ thống cấp nước TP. Vũng Tàu Hình 3.1. Cơ sở dự diệu trong quản lý cấp nước WAGIS 1.0 Hình 3.2. Phần mềm quản lý cấp nước WAGIS 1.0 Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức đề xuất cho công ty TNHH MTV KD nước sạch tỉnh Lào Cai Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức công ty cấp nước có bộ phận “Kiểm toán nội bộ” Hình 3.5. Các điểm lấy mẫu nước để kiểm tra, giám sát trong HT cấp nước. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu bảng, biểu Bảng 1.1. Biểu đồ dân số các phường trên địa bàn thành phố Lào Cai Bảng 1.2. Biểu đồ các dân tộc trên địa bàn thành phố năm 2017 Bảng 1.3. Tổng hợp số lượng khách hàng sử dụng nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, năm 2017 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kinh phí đâu tư xây dựng các nhà máy đến năm 2030 PA1 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kinh phí đâu tư xây dựng các nhà máy đến năm 2030 PA2 Bảng 3.3. Các chi phí sản xuất nước sạch 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống cấp nước đô thị đóng vai trò rất quan trọng và là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng sống của người dân. Ngày nay vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc của tất cả các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Nhiều nơi ở Việt Nam, thành thị cũng như nông thôn còn thiếu nước sạch, nhân dân phải sử dụng các nguồn nước chưa đảm bảo vệ sinh để duy trì cuộc sống dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh tật qua nguồn nước. Tại hầu hết các đô thị cùng với quá trình đô thị hoá nhanh; các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn chưa được đầu tư hoặc đầu tư thiếu đồng bộ đã gây ra tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật và công tác quản lý đô thị như: hệ thống giao thông đô thị, cấp và thoát nước, vấn đề ô nhiễm môi trường… Mặt khác công tác quản lý đô thị không đáp ứng được các yêu cầu phát triển của đô thị, gây những trở ngại cho quá trình phát triển, đặc biệt công tác quản lý hệ thống cấp nước còn nhiều hạn chế tại các đô thị hiện nay. Được thành lập theo Nghị định số 195/2004/NĐ-CP ngày 13/6/2004 của Chính phủ với 17 đơn vị hành chính gồm 12 phường và 05 xã, Thành phố Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, du lịch của tỉnh Lào Cai và đang trở thành một trong những điểm du lịch quan trọng của cả nước, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước. Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao có 12km đường biên giới giáp Trung Quốc, có điều kiện giao thông thuận lợi phát triển với vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích 5 triệu km2, dân số hơn 350 triệu người, là thị trường lớn có nhu cầu rất đa dạng về hàng hóa. Vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi của thành phố Lào Cai là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách 2 triệt để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Trong những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều cố gắng đầu tư xây dựng hạ tầng như xây dựng các khu đô thị, làm mới đường xá, hệ thống kỹ thuật khác để phục hồi và phát triển đô thị, nhưng những khó khăn về kinh tế cũng như nhu nguồn vốn hạn chế nên việc xây dựng hoàn thiện là rất khó khăn, việc đầu tư xây dựng còn thiếu và chưa đồng bộ cho nên hiệu quả đầu tư chưa cao, còn nhiều bất cập. Hệ thống cấp nước của Thành phố Lào Cai tuy đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo về công suất cũng như tập trung mở rộng mạng lưới, sửa chữa thay thế tuyến đường ống truyền tải, phân phối để đảm bảo cấp nước an toàn đến người dân. Tuy nhiên việc đầu tư chưa được đồng bộ và thiếu phương pháp quản lý hợp lý trong huy động nguồn lực đầu tư, việc phân vùng tách mạng chưa hợp lý; công tác xã hội hóa chưa được quan tâm đúng mức; đặc biệt biện pháp thực hiện chống thất thoát thất thu nước sạch còn nhiều hạn chế; gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý và phát triển hệ thống cấp nước hiện nay, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống cấp nước thành phố, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước Thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai”. * Mục đích nghiên cứu Đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Quản lý hệ thống cấp nước. - Phạm vi: Hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai. - Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2025. 3 * Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứuhiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai. - Nghiên cứu thực trạngcông tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai. - Xây dựng cơ sở lý khoa học cho các đề xuất giải pháp và mô hình quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai. - Đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật, mô hình tổ chức quản lý và cơ chế sách trong công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu về: (1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ) TP. Lào Cai; (2) Hệ thống cấp nước của TP Lào Cai; (3) Tình hình quản lý hệ thống cấp nước các đô thị trong và ngoài nước; (4) Thực trạng quản lý hệ thống cấp nước TP Lào Cai; (3) Cơ sở thực tiễn về mô hình và nhiệm vụ quản lý hệ thống cấp nước; (4) Những bài học kinh nghiệm về quản lý cấp nước để phục vụ cho chương 1 và chương 2 của luận văn. - Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu để: (1) Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước và thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước (sử dụng trong chương 1); (2) Phân tích, tổng hợp các bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống cấp nước ở trong và ngoài nước (sử dụng trong chương 2); (3) hân tích, tổng hợp và đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước (sử dụng trong chương 3) - Phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả đi trước của các tác giả trong và ngoài nước về mô hình và giải pháp quản lý hệ thống cấp nước (sử dụng trong chương 2 và chương 3). - Phương pháp xây dựng cơ sở khoa học về quản lý hệ thống cấp nước (sử dụng trong chương 2). 4 - Phương pháp chuyên gia thông qua các hội thảo góp ý để hoàn thành luận văn (sử dụng trong tất cả các chương). * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề xuấtgiải pháp về quy hoạch, kỹ thuật, tổ chức quản lý, chính sách đầu tư để quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý cấp nước đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước thành phốLào Cai; qua đó có thể tham khảo để áp dụng ở các đô thị khác. * Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn có phần NỘI DUNG bao gồm 3 chương: Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nướcthành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai. Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai. Chương III: Đề xuấtgiải phápquản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai. * Một số khái niệm sử dụng trong luận văn - Hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình, làm nhiệm vụ thu nhận nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ. - Quản lý hệ thống cấp nước là quá trình tham gia tác động vào các hoạt động của hệ thống cấp nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quá trình cung cấp nước cho các đối tượng dùng nước một cách hiệu quả,bằng các công cụ trang bị kĩ thuật,thiết bị chuyên ngành,đội ngũ vận hành chuyên nghiệp. Tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và luật pháp do nhà nước quy định. 5 - Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là ở các khu công nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính quyền địa phương đô thị. - Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước. - Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch. - Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI 1.1. Giới thiệu chung về thành phốLào Cai - tỉnhLào Cai 1.1.1. Vị trí địa lý Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và khoảng 300 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 182,086 km đường biên giới [ 27]. Hình 1.1: Sơ đồ vị trí TP. Lào Cai[ 27] Thành phố Lào Cai nằm ở phía bắc của tỉnh Lào Cai. Phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà. Phía Nam 7 giáp huyện Bảo Thắng. Phía tây giáp huyện Bát Xát, Sa Pa. Phía bắc, thành phố giáp huyện Hà Khẩu châu tự trị dân tộc Hani và Yi Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi. Thành phố Lào Cai hiện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 12 phường (Bắc Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Nam Cường, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng), và 5 xã ( Cam Đường, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Vạn Hoà) Thành phố Lào Cai có diện tích là 229,672 km2 với dân số 114.075 người (theo số liệu thống kê năm 2017). Trong đó, khu vực nội thành có 90.556 người ( chiếm 79,38%) và khu vực ngoại thành là 23.519 người ( chiếm 20,62%). Hình 1.2: Hình ảnh thành phố Lào Cai [ 27] 1.1.2. Điều kiện tự nhiên: a. Địa hình: Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi hai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Địa hình có xu thế dốc dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, theo xu thế dốc dần từ dãy núi Hoàng Liên Sơn xuống sông Hồng và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thủy, đồi núi,... Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao 8 bọc. Thành phố có 3 dạng địa hình chính là địa hình đồi núi, địa hình thung lũng và địa hình đồng bằng ven sông[ 27]. Địa hình đồi núi: Chiếm 60% diện tích thành phố, có cao độ trung bình từ 80-100m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 12-18%, nơi dốc nhất>30%. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260m ở phía Tây Nam thành phố. - Địa hình thung lũng: Có diện tích hẹp, nằm kẹp giữa những quả đồi, dó độ cao khoảng +80m, độ dốc trung bình 10-15% - Địa hình đồng bằng ven sông: Có diện tích hẹp, nằm ven hai bên bờ sông Hồng và suối Ngòi Đum, có cao đồ nền trung bình 80-85 m với độ dốc trung bình từ 6-9%. Hai dạng địa hình thấp này (thung lũng và đồng bằng ven sông) phân bố chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã ngoại thành như Cam Đường và một phần Vạn Hoà, Đồng Tuyển. b. Khí hậu, thủy văn: Hình 1.3: Hình ảnh sông Hồng đoạn qua thành phố Lào Cai [ 27] * Khí hậu: 9 Khí hậu Lào Cai là khí hậu gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa đông lạnh và khô. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau[ 27]. - Nhiệt độ không khí: T0 cao nhất tb 410C; thấp nhất tb 1,50C và nhiệt độ TB hàng năm 220C. - Mưa: lượng mưa Tb năm 2128mm; lượng mưa năm max 2100mm; lượng mưa ngày max 1909mm; tháng max 318mm. Số ngày mưa trung bình năm 152. - Độ ẩm: trung bình năm 86%; độ ẩm thấp nhất 40% - Bốc hơi: trung bình năm 815,8mm; lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất 76,3mm và thấp nhất 18mm. - Gió: do đặc điểm địa hình , gió chủ đạo của TP Lào Cai là gió Nam và Đông nam. Hai hướng gió này thịnh hành trong cả năm. - Bão: do nằm sâu trong lục địa nên TP Lào Cai không có bão, nhưng do ảnh hưởng của bão đổ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ nên tại Lào Cai khi đó thường có mưa to. Về mùa khô ở Lào Cai thường xuất hiện nhiều cơn lốc có tốc độ gió cao thường gây đổ cây và tốc mái nhà. - Nắng: số giờ nằng TB năm 1588 giờ; Số giờ nắng tb tháng:mùa hè 150 giờ, mùa đông 92 giờ. - Sương mù: Số ngày có sương mù trung bình năm 44,1 ngày. * Thủy văn: Thành phố Lào Cai có 2 sông lớn là sông Hồng và sông Nậm Thi, ngoài ra còn có một số suối nhỏ, chiều dài ngắn, lưu lượng ít, đáng lưu ý nhất là ngòi Đum nằm ở phía nam thành phố. Theo số liệu của viện khoa học khí tượng thủy văn trung ương và trạm thủy văn Cốc Lếu các đặc trưng thủy văn của 2 đoạn sông qua Lào Cai như sau: - Sông Hồng: Bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam -Trung Quốc chay theo hướng Tây Bắc –Đông nam đến TP Lào Cai hợp với sông Nậm Thi và chảy ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan