Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Năm 1959, ông hà cho gia đình chị gái, anh rể là bà thảo và ông vũ mượn 5 sào ru...

Tài liệu Năm 1959, ông hà cho gia đình chị gái, anh rể là bà thảo và ông vũ mượn 5 sào ruộng canh tác tại xã trung tiến, huyện yên hưng. năm 1968...

.DOCX
7
15
78

Mô tả:

ĐỀ BÀI Năm 1959, ông Hà cho gia đình chị gái, anh rể là bà Thảo và ông Vũ mượn 5 sào ruộng canh tác tại xã Trung tiến, Huyện Yên Hưng. Năm 1968, bà Thảo chết. năm 1979, Ông Vũ lấy bà Hòa đến năm 1981 sinh được anh Ngọc. Năm 2000, ông Vũ chết. Sau khi ông Vũ chết, bà Hòa và anh Ngọc tiếp tục canh tác trên toàn bộ diện tích đó. Trong suốt thời gian từ năm 1959 đến năm 2007 không xảy ra bất kì tranh chấp nào liên quan đến thửa đất này. Nhưng đến tháng 7/2007, do đã có nhiều con cháu lên ông Hà đến yêu cầu mẹ con bà Hòa, anh Ngọc trả lại diện tích đất mà ông đã cho bà Thảo và ông Vũ mượn canh tác từ năm 1959. Hiện nay, diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, mẹ con bà Hòa cho rằng đây là tài sản mà ông Vũ để lại thừa kế, mẹ con bà không biết việc ông Vũ mượn đất của ông Hà nên không có nghĩa vụ phải trả lại đất cho ông Hà. Không thỏa thuận được, ông Hà làm đơn kiện đòi lại đất. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và hướng giải quyết như thế nào? 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Với tình huống trên, theo em, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Một là theo Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 ( sửa đổi bổ sung năm 2009, 2010), tại các khoản 1, 2, 5 quy định: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 2 5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Dựa theo các khoản 1, 2,5 của Điều 50 Luật Đất đai 2003 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010), thì nếu như ông Hà có một trong các giấy tờ đã được liệt kê tại các điều khoản đó ở trên, chứng minh được quyền sở hữu thửa ruộng đó thuộc tài sản của mình một cách chính đáng, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này cho ông Hà chính là Toà án nhân dân, nơi mà ông Hà gửi đơn kiện. Hướng giải quyết của vụ việc theo chiều hướng này khá đơn giản, khi mà Toà án xác định được ông Hà sở hữu một trong các giấy tờ thuộc các khoản 1, 2, 5 của Điều 50 Luật Đất đai 2003( sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010) là hợp pháp, và bên người bị đơn, là gia đình ông Vũ, bà Hoà, anh Ngọc không đưa ra được bất cứ một chứng cứ nào chứng minh được thửa ruộng đó thuộc quyền sở hữu của gia đình mình ( vốn dĩ là theo đề bài thì diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và thửa ruộng cũng theo đề bài là thuộc sở hữu của ông Vũ). Và kể cả trong trường hợp là ông Vũ không có bằng chứng chứng minh mình đã cho đình chị gái, anh rể là bà Thảo và ông Vũ mượn diện tích ruộng này, mà trong tay ông Hà sở hữu một trong các giấy tờ thuộc các khoản 1, 2, 5 của Điều 50 Luật Đất đai 2003( sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010) thì phần thắng trong vụ kiện này phần lớn, sẽ thuộc về phía ông Vũ. Ở trường hợp thứ hai, ông Vũ không đưa ra được một trong các giấy tờ thuộc các khoản 1, 2, 5 của Điều 50 Luật Đất đai 2003( sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010) thì thẩm quyền giải quyết của vụ việc sẽ theo chiều hướng giải quyết của Điều 160 Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật Đất đai. Điều 160 Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật Đất đai quy định: 3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng minh quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003( sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010)thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết. Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau: 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Viêt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp không đồng ý với quyết định giài quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai lên Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. Như vậy, với trường hợp thứ hai, ông Vũ không đưa ra được một trong các giấy tờ thuộc các khoản 1, 2, 5 của Điều 50 Luật Đất đai 2003( sửa đổi, bổ sung 4 năm 2009, 2010), thì vụ việc sẽ do Uỷ ban nhân dân huyện Yên Hưng thụ lý và giải quyết. Chiều hướng của vụ việc sẽ tiếp tục theo Điều 161 của Nghị định này. Điều 161 Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật Đất đai quy định: Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau: 1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra. 2. Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có: a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng. b) Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. c) Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn. d) Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó. e) Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. 3. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương. 4. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt. 5. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước. 6. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất. Như vậy, đối với trường hợp thứ hai này, với 6 khoản thuộc điều 161 Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật Đất đai, đã cho chúng ta gần như diễn biến quá trình giải quyết vụ việc tranh 5 chấp đất đai này. Việc hai bên đều không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, sẽ dẫn đến việc giải quyết tranh chấp theo hướng chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra. Cùng với việc ông Hà không đưa ra được bằng chứng ông Vũ và bà Thảo đã mượn 5 sào ruộng của ông ( Nếu ông Hà có bằng chứng này thì lại xét theo Trường hợp đầu tiên với Mục d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; ) thì diễn biến sẽ có lợi về phía ông Vũ, bà Hoà và anh Ngọc ( bà Thảo đã mất). Mọi việc có thể diễn biến khác nếu như với Mục d) Điều 161 Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật Đất đai: Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó, thì kết quả của vụ tranh chấp này hoàn toàn có thể đi theo những chiều hướng trái ngược nhau. Tuy nhiên thì đối với trường hợp thứ hai này, theo cá nhân em, phần thắng trong tranh chấp sẽ phần lớn thuộc về phía gia đình ông Vũ, bà Hoà và anh Ngọc. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2011. 2. Luật Đất đai năm 2003 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010). 3. Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật Đất đai. 4. http://www.voer.edu.vn/module/giai-quyet-tranh-chap-ve-dat-daigiaiquyet-khieu-naito-cao-cac-vi-pham-trong-viec-quan-li-va. 5. http://danluat.thuvienphapluat.vn/giai-quyet-tranh-chap-dat-dai101216.aspx 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan