Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Năm 1898,tây ban nha kí hiệp ước pari về chuyển nhượng lãnh thổ với mỹ. theo hiệ...

Tài liệu Năm 1898,tây ban nha kí hiệp ước pari về chuyển nhượng lãnh thổ với mỹ. theo hiệp ước pari, tây ban nha sẽ chuyển nhượng toàn bộ quần đảo philippin (l

.DOC
4
11
133

Mô tả:

Đề số 8: Năm 1898,Tây Ban Nha kí Hiệp ước Pari về chuyển nhượng lãnh thổ với Mỹ. Theo Hiệp ước Pari, Tây Ban Nha sẽ chuyển nhượng toàn bộ quần đảo Philippin (lúc đó là thuộc địa của Tây Ban Nha) cho Mỹ. Khi Mỹ đến tiếp nhận quần đảo Philippin thì thấy rằng đảo Palmas được mô tả trong Hiệp ước Pari như là một bộ phận của quần đảo Philippin đang nằm dưới quyền quản lý của Hà Lan. Vụ việc được hai bên đệ trình lên trọng tài thường trực Lahay. Có hai lập luận trái ngược nhau được đưa ra. Lập luận thứ nhất: đảo Palmas là một bộ phận của quần đảo Philippin, là thuộc địa của Tây Ban Nha từ trước thời điểm kí Hiệp ước Pari năm 1898 và Tây Ban Nha hoàn toàn có quyền chuyển nhượng cho Mỹ. Lập luận thứ hai: Mặc dù trước đây Tây Ban Nha đã duy trì chế độ thuộc địa lên quần đảo Philippin trong đó có cả đảo Palmas. Tuy nhiên, riêng đối với đảo Palmas, Tây Ban Nha đã thực sự không duy trì sự kiểm soát của mình trên hòn đảo đó. Hơn nữa khi Hà Lan đến chiếm hòn đảo và duy trì quyền kiểm soát của mình từ năm 1677 thì Tây Ban Nha không tỏ thái độ phản đối nào. Như vậy đảo Palmas không còn thuộc về Tây Ban Nha nữa và Tây Ban Nha không có quyền chuyển nhượng hòn đảo cho Mỹ. Hãy đưa ra quan điểm của cá nhân về hai lập luận trên. 1 Ở quan điểm thứ nhất, Tây Ban Nha cho rằng, quần đảo Philippin, trong đó có đảo Palmas là thuộc địa của mình từ trước thời điểm kí Hiệp ước Pari năm 1898, do đó Tây Ban Nha hoàn toàn có quyền chuyển nhượng cho Mỹ. Phản biện quan điểm thứ nhất, về quan điểm thứ hai của Hà Lan cho rằng, Tây Ban Nha đã thực sự không duy trì sự kiểm soát của mình trên hòn đảo Palmas. Khi Hà Lan đến chiếm hòn đảo và duy trì quyền kiểm soát của mình từ năm 1677 thì Tây Ban Nha không tỏ thái độ phản đối nào. Do đó đảo Palmas không còn thuộc về Tây Ban Nha nữa và Tây Ban Nha không có quyền chuyển nhượng hòn đảo cho Mỹ. Mặc dù tranh chấp trên có 3 chủ thể tham gia, tuy nhiên tranh chấp này chủ yếu liên quan tới Hà Lan và Tây Ban Nha về vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ. Quan điểm của Tây Ban Nha và quan điểm của Hà Lan đưa ra trái ngược nhau. Tây Ban Nha cho rằng mình có quyền định đoạt đối với đảo Palmas, tức là có quyền chuyển nhượng cho Mỹ, bởi lẽ quần đảo Philippin, trong đó có đảo Palmas là thuộc địa của Tây Ban Nha. Tuy Tây Ban Nha đã phát hiện ra Palmas, song tuyên bố của Tây Ban Nha cũng chỉ là tuyên bố tượng trưng, không thiết lập hoặc duy trì chế độ quản lý về kinh tế cũng như chính trị trên đảo Palmas. Hơn nữa, khi Hà Lan chiếm hòn đảo và duy trì kiểm soát thì Tây Ban Nha lại không phản đối. Do đó, động thái này của Tây Ban Nha đương nhiên thể hiện sự bỏ rơi lãnh thổ, tức đảo Palmas. Như vậy, đảo Palmas không còn thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha và Tây Ban Nha không có quyền chuyển nhượng đảo này cho Mỹ. Hà Lan, chủ thể của luật quốc tế, mặc dù không phát hiện ra đảo Palmas, song lại lại chiếm cứ một cách hợp pháp. Hà Lan đã chiếm cứ hữu hiệu đối với đảo Palmas (lãnh thổ bị Tây Ban Nha bỏ rơi). Việc chiếm hữu này được Hà Lan thực hiện bằng biện pháp hòa bình mà không hề sử dụng vũ lực hay biện pháp quân sự nào. Hà Lan đã có sự chiếm cứ thực sự, duy trì sự kiểm soát hành chính của mình từ năm 1677. Theo luật quốc tế, im lặng tức là một trong những biểu hiện của sự 2 công nhận và không phản đối. Hành vi chiếm cứ của Hà Lan lại liên tục, hòa bình và không hề có tranh chấp hay có sự phản đối nào của Tây Ban Nha. Hà Lan thực hiện việc chiếm cứ với mục đích tạo ra danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ. “Thực tiễn cũng như học thuật công nhận, mặc dù bằng những cách diễn đạt pháp lý khác nhau và có đôi chút khác biệt về các điều kiện cần thiết, việc thực hiện chủ quyền quốc gia một cách liên tục và hòa bình tạo ra một danh nghĩa. Trong trường hợp tranh chấp, danh nghĩa có được dựa trên sự chiếm hữu thực tế bao giờ cũng có giá trị hơn danh nghĩa có được trên sự phát hiện, chinh phục, chuyển nhượng” (Max Hubert); Như vậy, việc Hà Lan chiếm cứ hữu hiệu đối với đảo Palmas thể hiện sự chủ quyền hóa đối với đảo này. Tức là đảo Palmas thuộc sở hữu thực sự của Hà Lan. Như vậy, việc chuyển nhượng đảo này giữa Mỹ và Tây Ban Nha là vô hiệu theo luật quốc tế. Kết luận: từ đó nhận thấy rằng, quan điểm của Hà Lan là phù hợp với luật quốc tế. Palmas thuộc chủ quyền của Hà Lan. 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật quốc tế NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004 2. Bài viết: Số 236: Ổn định Biển Đông http://www.tgvn.com.vn 3. Bài viết: Vấn đề thu đắc lãnh thổ http://biengioilanhtho.gov.vn 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan