Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mỹ học của cái chết trong tập truyện ngắn chết giữa mùa hè của mishima yukio...

Tài liệu Mỹ học của cái chết trong tập truyện ngắn chết giữa mùa hè của mishima yukio

.PDF
106
1
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ THẢO MỸ HỌC CỦA CÁI CHẾT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN CHẾT GIỮA MÙA HÈ CỦA MISHIMA YUKIO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ THẢO MỸ HỌC CỦA CÁI CHẾT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN CHẾT GIỮA MÙA HÈ CỦA MISHIMA YUKIO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phƣơng Khánh Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Phƣơng Khánh. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của tôi. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Trần Thị Thảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ cũng nhƣ giúp đỡ từ các thầy cô ở khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng. Em xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành bởi những kiến thức mà các thầy cô đã truyền cho em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Phƣơng Khánh, cô đã theo sát và hỗ trợ em hết mình trong quá trình hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, em cảm ơn các thầy cô ở khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện để em thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em hi vọng sẽ nhận đƣợc lời góp ý của thầy cô để hoàn thiện bài làm của mình. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN A - MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................................2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................14 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................15 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................15 6. BỐ CỤC ................................................................................................................16 B – NỘI DUNG ............................................................................................................17 CHƢƠNG 1. MISHIMA YUKIO TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI HẬU THẾ CHIẾN ..........................................................................17 1.1. Bức tranh văn học Nhật Bản thời kỳ đầu thế kỷ XX và hậu Thế chiến II .17 1.1.1. Bối cảnh xã hội và các xu hƣớng văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX .........17 1.1.2. Một số tên tuổi văn học nổi tiếng của Nhật Bản giai đoạn đầu thế kỷ XX và hậu Thế chiến II ....................................................................................................22 1.2. Mishima Yukio – nhà văn “tử vì đạo” gây tranh cãi bậc nhất trong văn học Nhật Bản ..................................................................................................................28 1.2.1. Một cuộc đời nhiều đấu tranh vì lý tƣởng ..................................................30 1.2.2. Ngƣời Samurai cuối cùng – Ám ảnh về cái chết ........................................36 1.3. Tinh thần Bushido và sự mâu thuẫn trong bản sắc dân tộc Nhật Bản biểu đạt qua sáng tác của Mishima Yukio ....................................................................40 CHƢƠNG 2. CÁI CHẾT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN CHẾT GIỮA MÙA HÈ CỦA MISHIMA YUKIO ............................................................................................45 2.1. Ám ảnh về cái chết trong xây dựng cốt truyện và nhân vật ........................46 2.1.1. Cốt truyện hƣớng về cái chết ......................................................................46 2.1.2. Nhân vật và sự lựa chọn hành động/ thái độ trƣớc cái chết ........................52 2.2. Chết, là để cho lý tƣởng – chủ đề trung tâm của truyện ngắn Mishima.....57 2.2.1. Lý tƣởng anh hùng ......................................................................................57 2.2.2. Niềm tin bất diệt .........................................................................................59 2.2.3. Sự thức tỉnh .................................................................................................61 2.3. Vẻ đẹp tự hủy vào bạo tàn dƣới hình bóng của cái chết ...............................64 CHƢƠNG 3. CHẾT GIỮA MÙA HÈ VÀ MỸ HỌC CỦA CÁI CHẾT TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI MỸ HỌC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN ................68 3.1. Cái đẹp vốn mong manh không bền ...............................................................68 3.1.1. Từ nỗi niềm bi cảm aware trong văn chƣơng Nhật… ................................ 68 3.1.2. … đến vẻ đẹp tàn khuyết mong manh trong sáng tác của Mishima ...........71 3.1.3. Hủy hoại một vẻ đẹp đang ở giữa đỉnh cao là cách duy nhất để giữ cho nó tồn tại vĩnh viễn ....................................................................................................75 3.2. Mỹ học về cái chết của Mishima Yukio – sự kết hợp kỳ lạ giữa mỹ học truyền thống với tính chính trị và chủ nghĩa dân tộc ..........................................78 3.2.1. Cái chết trong quan niệm văn hoá Nhật Bản truyền thống .........................78 3.2.2. Chủ nghĩa dân tộc nhƣ một đặc trƣng văn hoá trong quan niệm nghệ thuật về cái chết của Mishima Yukio ............................................................................82 C - KẾT LUẬN ............................................................................................................88 D – TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................90 E. PHỤ LỤC ............................................................................................................. PL1 A - MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đến với văn học Nhật Bản, một trong những nền văn học độc đáo với bề dày thành tựu lớn trong khu vực văn học phƣơng Đông, bạn đọc nhớ nhiều đến các tác phẩm của nhiều bậc thầy văn chƣơng nhƣ Kawabata Yasunari, Oe Kenzaburo, Ishiguro Kazuo – ba nhà văn nhận đƣợc giải Nobel văn học. Hoặc những cái tên xuất sắc khác nhƣ: Tanizaki Junichiro, Abe Shinzo, Haruki Murakami, … cũng đƣợc đặc biệt quan tâm dịch thuật, nghiên cứu khá mạnh mẽ ở Việt Nam, nhất là trong vòng hai thập kỷ gần đây. Trong số khá nhiều tên tuổi nhà văn Nhật Bản đƣợc yêu thích ở Việt Nam, Mishima Yukio không phải là một cái tên xa lạ. Có thể khẳng định ông là một trong những nhà văn có tên tuổi lớn của Nhật Bản, không chỉ ở sân nhà mà ngay cả ở văn đàn quốc tế, từng đƣợc đề cử giải thƣởng Nobel. Nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đã đƣợc chuyển Việt ngữ từ trƣớc năm 1975 ở miền Nam Việt Nam, và gần đây, hàng loạt các tác phẩm thuộc hàng “danh tác” của Mishima đã đƣợc dịch lại, dịch mới cũng nhƣ trở thành đề tài nghiên cứu của độc giả và giới chuyên môn trong nƣớc. Tất cả đều khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo riêng biệt của Mishima Yukio trong đông đảo nhiều tác giả Nhật Bản đƣợc giới thiệu và tiếp nhận ở Việt Nam hiện nay. Mishima Yukio thu hút nhiều sự quan tâm, một phần bắt nguồn từ đời tƣ và sự lựa chọn cho cái chết của nhà văn, mặt khác, quan trọng hơn, vì rằng: “Mishima là một tài năng đích thực và là một tồn tại hãn hữu” [21, tr.5] nhƣ GS.TS Nguyễn Nam Trân đã nhận định. Có thể nói, Mishima sở hữu những đặc tính rất nổi bật của văn học Nhật. Thứ nhất, ở văn học Nhật Bản thƣờng xuyên tồn tại sự dung hòa của hai thái cực đối nghịch nhau trong một chỉnh thể, nhƣ nhà văn hóa Hữu Ngọc đã cho rằng: “Ngƣời Nhật có thể thƣởng thức vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào và ánh thép sắc lạnh ngƣời của thanh bảo kiếm” [14]. Đây cũng là một trong những điểm đặc sắc trong các sáng tác của Mishima, bởi trong ông là sự kế thừa của những hệ tƣ tƣởng trƣớc về một Nhật Bản nguyên sơ hơn với thần thoại cùng trật tự xã hội cũ và sự tiếp biến của những phƣơng pháp sáng tác Tây Âu. Ông “vồ vập” trong việc tiếp cận cái mới nhƣng chƣa bao giờ buông tay với cái cũ. Cũng chính vì lẽ đó, văn chƣơng của Mishima lại là sự hòa quyện giữa những dòng chảy “nóng - lạnh” đối nghịch nhau, tƣởng nhƣ không thể dung hòa nhƣng lại hợp thành chỉnh thể, trọn vẹn đến không ngờ. Tiếp cận với các 1 trào lƣu văn học phƣơng Tây, nhƣng ông lại đi tìm nguồn cảm hứng ở văn chƣơng cổ điển. Bên trong văn chƣơng của ông chúng ta vừa nhìn thấy cái phần mới, vừa cảm nhận thấy cái phần truyền thống, chính cách dung hòa tồn tại trong các mặt đối nghịch đã làm nên nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Mishima. Thứ hai, tinh thần duy mỹ luôn là nét đặc trƣng nổi bật của văn học Nhật Bản trong suốt hàng thế kỷ qua, không giống với Kawabata – ngƣời chuyên viết về những nét đẹp truyền thống của xứ Phù Tang, Mishima cũng viết về cái đẹp nhƣng cái đẹp trong văn chƣơng của ông là cái đẹp khắc kỷ, cái đẹp nhƣ một “công án”, cái đẹp mang đậm chất hiện sinh, cái đẹp đẩy ông đến gần hơn với cái chết “Sắc đẹp, những thứ đẹp đẽ, đó là những chất xúc tác dẫn tôi đến với suy tƣởng chết chóc bên trong mình” [34]. Rõ ràng, bƣớc sang thời kỳ hiện đại, cái đẹp trong văn học Nhật Bản đã bắt đầu trở khác, và đến với Mishima thì cái đẹp lại đƣợc ông đẩy lên, nhƣ là một “tín ngƣỡng” đầy ám thị cho tâm hồn. Thậm chí, triết lý mỹ học đặc biệt của ngƣời Nhật về cái chết cũng đƣợc biểu lộ đỉnh cao trong các sáng tác của nhà văn, giống nhƣ cái cách ông đã lựa chọn cái chết cho chính mình trong đời thực. Bắt nguồn từ mong muốn làm sáng tỏ thêm về quan niệm thẩm mỹ trong các văn bản văn học của Mishima, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Mỹ học của cái Chết trong tập truyện ngắn Chết giữa mùa hè của Mishima Yukio. Toàn bộ tập truyện với cảm hứng chủ đạo về cái chết và cách diễn giải cái chết nhƣ là sự biểu lộ đỉnh cao của cái Đẹp khiến cho văn chƣơng của Mishima đầy tính ám ảnh, cho đến nay vẫn tạo nên nhiều cảm hứng nghiên cứu không ngừng nghỉ. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Có thể nói, Mishima Yukio là một trong những nhà văn nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản. Tuy nhiên rất nhiều cuộc tranh cãi xung quanh nhà văn này lại bắt nguồn từ quan điểm chính trị và cái chết của ông. Chính vì vậy, trên thế giới đặc biệt là phƣơng Tây có rất nhiều cuốn sách, nghiên cứu, bài báo, … viết về ông nhƣng lại đặc biệt quan tâm, xoáy sâu vào cuộc sống, con ngƣời, quan điểm chính trị, đạo đức và là cả về cái chết đã đƣợc ông soạn sẵn cho mình. Điều đó đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến các nghiên cứu khoa học mang tính học thuật về các tác phẩm của Mishima. Nghiên cứu về Mishima Yukio, các nhà nghiên cứu thƣờng tập trung vào những vấn đề: tâm lý, phạm trù thẩm mỹ, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, nhân vật, … và đã khai phá ra nhiều vùng tiếp cận mới cho các tác phẩm của Mishima Yukio. 2 Những dòng nghiên cứu chủ lƣu về Mishima Yukio trên thế giới Trƣớc tiên, điểm qua những nghiên cứu hƣớng đến bản chất thẩm mỹ. Khi đọc các tác phẩm của Mishima Yukio không khó để nhận thấy cái đẹp luôn hiện hữu trong các sáng tác của ông, tuy nhiên phạm trù thẩm mỹ mà tác phẩm của ông thể hiện lại không đẹp theo kiểu mà ngƣời ta thƣờng gặp trong các sáng tác ở thời kỳ cận đại. Cái đẹp trong mắt Mishima không còn duy mỹ nữa. “Bằng nhiều cách, bạn có thể nhận ra Mishima ngay từ cái nhìn đầu tiên: những kẻ tự ái bị tra tấn và ám ảnh bởi vẻ đẹp và suy tƣởng bạo lực.” [33]. Chính xác là ông luôn hƣớng tới cái đẹp nhƣng lại tuyệt vọng vẫy vùng trong chính những giá trị thẩm mỹ mà mình hằng tôn thờ. Vì vậy, nỗi ám ảnh về cái đẹp thƣờng đƣợc đẩy lên trong các tác phẩm của ông nhƣ Kim Các Tự, Lời tự thú của chiếc mặt nạ, … hoặc cũng có thể trong một số vở kịch Nô hiện đại của ông. Trong Vượt ra khỏi Byzantium: Chủ nghĩa bi quan về mặt thẩm mỹ trong các vở kịch Nô hiện đại của Mishima (Beyond Byzantium: Aesthetic Pessimism in Mishima’s Modern Noh Plays) John K. Grillespie đã có những lập luận nhằm làm sáng tỏ sự bi quan về mặt thẩm mỹ trong các vở kịch Noh của Mishima. Bƣớc đầu, tác giả bài báo đã đƣa ra một quan điểm về nghệ thuật: “nghệ thuật bảo tồn sự vĩnh cửu và bản thân nó cũng trở nên vĩnh cửu” [35, tr.29] của William Butler Yeats. Rất nhiều nhà văn kể cả các tác giả Nhật Bản ở một số giai đoạn cụ thể cũng đã chịu sự ảnh hƣởng của quan điểm này và tìm đến nghệ thuật nhƣ một bến đỗ để dựa vào. Đối với họ nghệ thuật là cái đẹp là cái cứu vớt con ngƣời ta khỏi sự trống rỗng và vô nghĩa của cuộc đời. Tuy nhiên, tác giả bài báo cho rằng quan điểm Mishima ngƣợc lại với những gì Yeats đặt ra cho nghệ thuật, và nghệ thuật thì không đủ để cứu vớt ông, chính vì thế quan điểm thẩm mỹ trong các tác phẩm của Mishima bị ảnh hƣởng với chủ nghĩa cực đoan. Khảo sát qua những vở kịch Nô của Mishima, tác giả bài báo cho rằng từ những chất liệu cũ của những vở kịch Noh truyền thống nhƣ tiêu đề, tình huống, cao trào cơ bản Mishima đã tái tạo nên những vở kịch Nô hiện đại đậm chất Mishima. Nếu những vở kịch Nô truyền thống mang tƣ tƣởng tâm lý phù hợp với dƣ âm cuộc sống, thì những vở kịch của Mishima lại làm nảy sinh những lo lắng mơ hồ, những dƣ âm về cái chết, sự héo úa lụi tàn. Phủ nhận sự trọn vẹn của nghệ thuật, những vở kịch Nô hiện đại này đã thể hiện quan điểm bi quan về cái đẹp của Mishima. Grillespie đã chứng minh quan điểm này thông qua ba ý chính: “sự vô nghĩa của tinh thần thẩm mỹ” (the Sterility of the Aesthetic Spirit), “sự vô nghĩa của khoảnh khắc thẩm mỹ” (the Sterility of the 3 Aesthetic Moment), “sự vô nghĩa của ngƣời nghệ sĩ hiện đại” (the Sterility of the Modern Artist). Sau cùng, ông đi đến kết luận rằng Mishima đã chiếm lĩnh mọi khía cạnh của kịch Nô trong khi xử lí chúng, tuy nhiên quan điểm cực đoan về thẩm mỹ đã khiến Mishima cho rằng thẩm mỹ không đủ để trở thành chốn trú ẩn của con ngƣời, càng không thể đƣơng đầu với sự khắc nghiệt của cuộc sống “ông ấy nhận ra “thành phố thánh Byzantium” là vô ích và không đáp ứng đƣợc nhu cầu sâu sắc của con ngƣời” [35, tr. 39] và “nghệ thuật không đủ để duy trì ông ấy.” [35, tr.39]. Một nghiên cứu khác về sự tác động của bi kịch cổ điển đến quan điểm thẩm mỹ của Mishima đƣợc viết bởi Annie Cecchi cũng cung cấp cho chúng ta một vấn đề mới. Trong Mishima Yukio: Mỹ học cổ điển, vũ trụ bi kịch: Từ Apollo và Dionysos đến Sade và Bataille (Mishima Yukio: Esthétique classique, univers tragique: D‟Apollon et Dionysos à Sade et Bataille), phần đầu Cecchi khảo sát lại tác phẩm Lời tự thú của chiếc mặt nạ để có cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển của Mishima với tƣ cách là một nhà văn mà không quan tâm quá nhiều đến chính trị hoặc đời tƣ của ông. Cecchi tập trung vào các khía cạnh tâm lý và sự giao thoa với quan điểm thẩm mỹ trong tiểu thuyết của ông, cô cho rằng Mishima dồn trọng tâm vào “bi kịch” khi nhắc đến những chuyển biến nội tâm của một ngƣời trẻ: mối quan hệ với gia đình, sự nghiệp, xu hƣớng tình dục cấm kỵ. Cô đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp của sự tàn phá và sự tầm thƣờng của đời sống hằng ngày nhƣng cũng nhấn mạnh tới những chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ của ông, điều làm Mishima trở nên khác biệt với những văn sĩ cùng thời. Phần hai của nghiên cứu này Cecchi tập trung vào vấn đề đạo đức và thẩm mỹ của Mishima, đồng thời cũng triển khai các khái niệm về chủ nghĩa cổ điển và bi kịch. Cô đƣa ra nhận định rằng: đối với Mishima, vẻ đẹp gắn với cái chết bi thảm của những anh hùng nhƣ Oshio hay Saigo – những ngƣời bị lạc lõng bởi đạo đức và nhạy cảm trƣớc những chuyển biến của thời đại. Mishima đã tìm thấy trong bi kịch cổ điển phƣơng Tây không chỉ là một mô hình đạo đức cho các nhân vật Nhật bản của ông mà còn là một thần thoại cổ điển, và ông bị thu hút bởi những cấu trúc bi kịch. Ở phần thứ ba, Cecchi nhằm khẳng định sự ảnh hƣởng của văn học Pháp điển hình là những cái tên nhƣ: Raymond Radiguet, Jean Cocteau, de Sade, Georges Bataille trong việc hình thành quan niệm thẩm mỹ của Mishima. Cô cho rằng chủ nghĩa cổ điển Pháp “cung cấp một cái nhìn sâu sắc quan trọng về nguồn gốc của giọng kể và tầm nhìn cá nhân của Mishima” [31] . Tóm lại, việc nghiên cứu về phƣơng diện thẩm mỹ của Mishima trong 4 giao thoa với tâm lý không phải là một hƣớng quá mới nhƣng ở nghiên cứu này thì đƣợc trình bày một cách rõ ràng và khoa học. Nhìn chung nghiên cứu của Cecchi đã làm sáng tỏ các yếu tố liên văn bản chƣa đƣợc chú ý hoặc chƣa đƣợc khám phá. Đồng thời cũng cung cấp cho giới nghiên cứu một cái nhìn khác, khi mà các nghiên cứu trƣớc của Nhật bản và Mỹ tập trung vào chủ nghĩa hƣ vô và thẩm mỹ cực đoan của Mishima thì các sáng tác của Mishima cũng có thể đƣợc nhìn nhận nhƣ là sự cân bằng của chủ nghĩa cổ điển với Apollonia (có thể là Racinean). Phƣơng pháp sáng tác cũng là một phƣơng diện rất đáng quan tâm trong quá trình giải mã một tác phẩm bởi: “Đó là hệ thống những nguyên tắc tƣ tƣởng – nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật.” [7,tr.264]. Trong quá trình sáng tác phƣơng pháp sáng tác là phƣơng thức thể hiện lý tƣởng thẩm mỹ mà nhà văn theo đuổi. Vì lẽ đó, khi tiến hành nghiên cứu về các tác phẩm của Mishima không thể bỏ qua lĩnh vực về phƣơng pháp sáng tác của ông. Trƣớc tiên là Susan J.Napier với đề tài Thoát khỏi vùng đất hoang: Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết của Mishima Yukio và Oe Kenzaburo (Escape from the Wasteland: Romanticism and Realism in the fiction of Mishima Yukio and Oe Kenzaburo), cô sử dụng phƣơng pháp so sánh nhằm tìm kiếm những yếu tố của chủ nghĩa lãng mạn và hiện thực trong tiểu thuyết của hai nhà văn Nhật Bản nổi tiếng. Nghiên cứu gồm sáu chƣơng, chƣơng đầu tiên tập trung vào con ngƣời, sự nghiệp cũng nhƣ các tƣ liệu cá nhân về hai tác giả Mishima và Oe. Chƣơng hai và ba thì xoáy sâu vào sức ảnh hƣởng của thể giới thời hậu chiến – sự bức bối, đói khát của Nhật Bản, và yếu tố tính dục trong các sáng tác của cả hai ông. Chƣơng thứ tƣ lại chứng tỏ sự cố gắng của Mishima mà Oe trong việc “thay thế lãng mạn”. Chƣơng năm, Napier bàn về cách nhìn nhận cũng nhƣ quan điểm của Oe và Mishima về hoàng đế, cô lập luận hoàng đế là phần thực tại mà cả hai nhà văn đều mang mối bận tâm chung. Ở chƣơng sáu Napier khẳng định “bất chấp sự khác biệt trong phong cách và đặc trƣng riêng, các tác phẩm (của Mishima và Oe) có xu hƣớng phản chiếu lẫn nhau” và trao cho ngƣời đọc cái nhìn về tầm nhìn thần thoại, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực của cả hai tác giả thông qua các tác phẩm của hai ông. Napier kết luận rằng “theo suy đoán của riêng tôi, Oe và Mishima sẽ đƣợc nhớ đến với những đặc điểm chung về thái độ xa lánh của họ với xã hội đƣơng thời mà tầm nhìn vƣợt trội của họ về những lựa chọn thay thế cho nó…. Tác phẩm của họ mô tả một đất nƣớc và 5 một dân tộc trong tình trạng hỗn loạn đau đớn và đang cố gắng tìm kiếm một lối thoát.” [40]. Nghiên cứu của Napier đã sử dụng phần khung nghiên cứu vững chắc và sáng tỏ, cô đã cung cấp cho chúng ta hiểu biết về hai tác giả cùng với những biến chuyển trong quan điểm cũng nhƣ phƣơng pháp sáng tác của họ trong thời kỳ Nhật Bản rơi vào giai đoạn khủng hoảng hậu chiến. Cũng bàn về phƣơng pháp sáng tác, cụ thể là những biến chuyển chủ nghĩa lãng mạn, Joshua Michael Petitto lại lựa chọn một hƣớng đi khác. Ông bắt tay vào khai thác hình tƣợng biển trong các sáng tác của các tác giả Nhật Bản với đề tài Sự trớ trêu của biển: Chủ nghĩa lãng mạn và Hiện thực trong tiểu thuyết của Mishima Yukio và Oe Kenzaburo (The irony of the sea: Romantic Disruption of Japanese Literary Modernity). Cũng giống nhƣ Napier, Petitto nhận thấy các tác giả Nhật Bản đang thay đổi những cấu trúc cũ đã sẵn có của chủ nghĩa lãng mạn trong thời kỳ văn học hiện đại Nhật. Tuy nhiên lý thuyết nghiên cứu của Petitto lại tập trung về tiểu thuyết hàng hải, dù ở văn học Nhật thời kỳ trƣớc gần nhƣ không thật sự có một chuyến du hành trên biến nào, ông cho rằng: “Việc nghiên cứu nó trong bối cảnh Nhật Bản giúp làm sáng tỏ một số xung đột trí tuệ chủ chốt đã diễn ra trong quá trình hoạt động của văn học và nghệ thuật lãng mạn hiện đại của Nhật Bản.” [36] . Vì vậy ông hƣớng đến những biến chuyển của yếu tố biển và nhận định đó chính là “một phần của phản ứng lãng mạn đối với trải nghiệm của thời hiện đại” [36]. Ông gọi nó là “sự trớ trêu” của biển. Khảo sát qua các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản và các sáng tác của Mishima Yukio và Kōichirō Uno; Petitto đã đi đến kết luận: “Biển nhƣ là sự trớ trêu cản trở diễn ngôn của chủ nghĩa lãng mạn, tạo thành các kiểu cộng hƣởng và bất ổn định làm bộc lộ những thay đổi trong hình dạng của văn học hiện đại Nhật Bản.” [36]. Petitto đã có một hƣớng nghiên cứu khá mới với việc sử dụng những chuyển động trớ trêu của biển trong sự tƣơng liên với những thay đổi của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Nhật Bản hiện đại. Trong luận văn Mặt nạ và búa: Chủ nghĩa hư vô trong tiểu thuyết của Mishima Yukio (The Mask and the Hammer: Nihilism in the novels of Mishima Yukio), Roy Starrs đã tập trung nghiên cứu về Mishima nhƣ là một nhà văn chịu sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa hƣ vô. Luận văn đã khảo sát qua ba tác phẩm rơi vào ba thời kỳ riêng biệt trong sự nghiệp của ông Lời tự thú từ chiếc mặt nạ (1949), Kim Các tự (1956), Biển phong nhiêu (1965-1970) để theo dõi những biến đổi trong tiến trình phát triển về sự 6 nghiệp và cuộc đời của Mishima. Starrs đã cung cấp góc nhìn về thế giới quan hƣ vô/ chủ nghĩa hƣ vô thông qua ba cấp độ: triết học; tâm lý học; đạo đức, chính trị từ đó chứng minh tƣ duy thẩm mỹ của chủ nghĩa hƣ vô đã có sức ảnh hƣởng mạnh tới thế giới nghệ thuật của Mishima. Chƣơng 1 của luận văn “The tragic mask” (Mặt nạ bi thảm/ bi kịch) trang bị khung lý thuyết đƣợc sử dụng cho nghiên cứu: trình bày tổng quan về mối quan hệ giữa triết học và tƣ tƣởng trong tiểu thuyết để nêu ra định nghĩa cho thể loại tiểu thuyết triết học. Đồng thời trong chƣơng này tác giả cũng phân tích Mishima nhƣ một tiểu thuyết gia triết học với triết lý trung tâm là chủ nghĩa hƣ vô và điểm qua những biểu hiện của chủ nghĩa hƣ vô trong việc tạo nên cao trào của tiểu thuyết cũng nhƣ việc tham gia vào cấu trúc tác phẩm. Chƣơng 2 “The void Behind the Mask” (Khoảng trống đằng sau mặt nạ) nêu lên mối liên hệ giữa chủ nghĩa hƣ vô và tâm lí học để từ đó phân tích “tâm lý hƣ vô” của Mishima và “tâm lý hƣ vô” trong các sáng tác của ông. Starrs cho rằng “tiểu thuyết của Mishima đều chủ yếu thể hiện “tâm lý hƣ vô” của chính ông bằng chứng là những căng thẳng chủ động/ thụ động đƣợc tìm thấy trong tiểu thuyết của ông” [43], đặc trƣng cho kiểu tâm lý này. Ở chƣơng 3 “Hammer to the Mask” (Búa mang mặt nạ) Starrs thông qua việc tìm hiểu về đạo đức chính trị của chủ nghĩa hƣ vô bắt nguồn từ Nietzsche và cho rằng chủ nghĩa cực đoan cánh hữu trong chính trị của Mishima cũng là một dạng chủ động của chủ nghĩa hƣ vô. Thế nhƣng sự tác động của bên thụ động trong ông cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến chủ nghĩa hƣ vô chủ động, chính vì vậy đã hình thành nên ý thức về sự vô ích của mọi hành động bên trong Mishima. Tựu chung lại, luận văn này của Roy Starrs đã khai thác về Mishima và tiểu thuyết của ông trên phƣơng diện một tiểu thuyết gia triết học chịu ảnh hƣởng của chủ nghĩa hƣ vô thông qua các vấn đề về triết học, tâm lý học, và đạo đức chính trị. Sau đó tám năm, Roy Starrs đã xuất bản một đầu sách mang tên Phép biện chứng chết người: tình dục, chủ nghĩa hư vô bạo lực trong thế giới của Yukio Mishima (Deadly dialectics: sex, violence nihilism in the world of Yukio Mishima) dựa trên khung nghiên cứu sẵn có từ trƣớc về chủ nghĩa hƣ vô trong tiểu thuyết của Mishima cũng do chính Starrs viết, để mở rộng phạm vi nghiên cứu ra những phần mới hơn về cuộc đời ông, vẫn khảo sát qua ba tác phẩm: Lời tự thú của chiếc mặt nạ, Kim Các Tự và Biển phong nhiêu. Nghiên cứu này cũng có ba phần chính, phần một “Mishima nhƣ là một tiểu thuyết gia triết học” (Mishima as a philosophic novelist) là phần chuẩn bị 7 bối cảnh, lý thuyết, tạo tiền đề để tiến hành nghiên cứu về Mishima nhƣ một tiểu thuyết gia triết học với sự tác động của chủ nghĩa hƣ vô và chịu ảnh hƣởng từ Nietzsche và Thomas Mann. Ở nghiên cứu này Starrs đã ấn định một kiểu mẫu cho Mishima, đó nhà văn kiểu Nietzschean (Nietzschean writer). Trong phần hai, “Tình dục, tâm lí, phản tâm lí” (Sex, psychology and anti – psychology), Starrs khảo sát ba tiểu thuyết bằng quan điểm phân tích tâm lý. Thông qua tìm hiểu thời thơ ấu bị đàn áp bởi ngƣời bà độc đoán của Mishima, Starrs đƣa ra nhận định rằng điều này đã tạo ra trong Mishima ham muốn “phản kháng nam tính”, đƣợc thể hiện bằng những hành vi bạo dâm và phá hoại, đồng thời Starrs cũng khẳng định việc Mishima trở thành một nhà văn kiểu Nietzsche nhƣ là sự hình thành của một trƣờng phái tâm lí học. Phần ba, “Con đƣờng dẫn đến hành động bạo lực” (The road to violent action), Starrs đã chỉ ra mối liên hệ giữa Nietzschean với chủ nghĩa Phát Xít và sự chuyển đổi của Mishima từ chủ nghĩa hƣ vô chủ động sang một nhà chính trị gia cánh hữu. Nhận ra sự bất lực trong chính trị của Mishima, Starrs đƣa ra điểm khác biệt then chốt giữa chủ nghĩa hƣ vô chủ động của Nietzsche và chủ nghĩa hƣ vô của Mishima. Nếu Nietzsche thiên về ý chí mạnh mẽ cùng khát vọng sống của con ngƣời thì Mishima bị bản năng tìm đến cái chết thúc đẩy đƣa đến trạng thái chấp nhận và hủy diệt. Và Starrs kết luận rằng Mishima đã đầu hàng trƣớc sức mạnh của chủ nghĩa hƣ vô thụ động, điều đã ăn sâu vào tƣ tƣởng cũng nhƣ cuộc đời ông. Cả hai nghiên cứu của Roy Starrs đều hƣớng Mishima đến với chủ nghĩa hƣ vô, đây là một hƣớng nghiên cứu hay nhằm xác định lại vị trí của Mishima trong các trƣờng phái văn học. Tuy nhiên, có đôi phần Starrs đã sử dụng quan điểm khá áp đặt khi gộp chung Mishima với các nhà tƣ tƣởng phƣơng Tây vì ông mang những điểm chung của các nhà văn Nietzschean “ám ảnh cái chết, buồn bã, đồng tính luyến ái”, mà bỏ qua bối cảnh lịch sử, văn hóa và đời sống cá nhân của mỗi nhà văn. Ở phần nghiên cứu mới hơn, Starrs lại tập trung vào việc đi kết luận Mishima theo kiểu của Nietzschean, mà không quan tâm nhiều trong việc khảo sát các sáng tác khác của ông, và vẫn chỉ sử dụng lại ba tác phẩm đã đƣợc sử dụng trƣớc đó, trong khi khảo sát các tác phẩm khác trên diện rộng sẽ làm tăng tính thuyết phục hơn cho đề tài của Starrs. Cuối cùng, thể tài về nhân vật chƣa bao giờ là cũ trong việc tiếp nhận một văn bản văn học. Với khả năng truyền tải quan niệm, tƣ tƣởng của tác giả, nhân vật trong tác phẩm văn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện những vấn đề 8 trong tƣ duy của chủ thể sáng tạo. Nghiên cứu của Michiko N. Wilson tập trung vào tìm hiểu chân dung ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết của Mishima Yukio với đề tài Chân dung ba người phụ nữ trong tiểu thuyết của Mishima (Three portraits of women in Mishima‟s novels), khảo sát qua ba nhân vật nữ trong ba tác phẩm After the banquet, Khao khát yêu đƣơng, Tuyết mùa xuân. Michiko sử dụng lí thuyết phân tâm học của Freud để phân tích từ các tác phẩm đƣa ra một hình mẫu chung cho chân dung những ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết của Mishima. Đầu tiên, cô nhận thấy “Các nhà tiểu thuyết gia thƣờng làm mờ đi cái ranh giới của thực tại và hƣ cấu” [38], và hình mẫu ngƣời phụ nữ trong thực tại và trong các tác phẩm văn chƣơng của nhiều nhà văn dƣờng nhƣ có những điểm giao nhau nhất định trong quan điểm của tác giả. Đầu tiên Michiko chỉ ra những thái độ thù địch của Mishima đối với nữ giới; những hành động, lời nói mang tính kết tội và chống đối phụ nữ trong thực tại của ông. Michiko cho rằng sâu thẳm bên trong, Mishima cảm thấy ghen tị với khả năng sống sót và khao khát sinh tồn bất chấp nghịch cảnh của họ. Và sau khi phân tích ba nhân vật Etsuko, Kazu và Satoko Michiko nhận ra hình mẫu ngƣời phụ nữ trong ba sáng tác này của Mishima đã sở hữu những điểm mà Mishima ghen tị với họ. Điển hình nhƣ khao khát sống và mƣu cầu hạnh phúc bên trong Etsuko, càng bị kìm chế thì ý thức sống trong cô lại càng trở nên mạnh mẽ. Theo Michiko thì ba ngƣời phụ nữ trong ba cuốn tiểu thuyết của Mishima là sản phẩm từ vấn đề tâm lý trong ông, đó là sự kết hợp giữa bản chất của nhân vật nữ anh hùng Nhật Bản cổ điển và bản năng sinh tồn của ngƣời phụ nữ. Cũng nghiên cứu về nhân vật trong các tác phẩm văn học Nhật, Kristin Leigh Sivak đã dành sự quan tâm của mình vào nhân vật ngƣời hầu trong luận án Câu chuyện phục tùng: Nhân vật đầy tớ trong văn học Nhật Bản thế kỷ 20 (Serving stories: Servant characters in Twentieth century Japanese literature). Thông qua các tác phẩm của ba tác giả Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro, Mishima Yukio, luận án nhằm khai thác về kiểu nhân vật văn học có tác động vƣợt quá giới hạn không gian mà họ góp mặt. Việc phân tích các nhân vật ngƣời hầu nhằm khai thác ra các vấn đề về quyền lực trong tiểu thuyết hiện đại Nhật Bản, đồng thời cũng là để khám phá sức mạnh tiềm ẩn của các hình thức lao động truyền thống bị đánh giá thấp. Để từ đó làm nảy ra vấn đề về “tính đại diện và đa dạng các quan điểm đánh giá trong văn học với nhân vật ngƣời hầu” . Sivak đã khảo sát ba tác phẩm Lời thú tội từ chiếc mặt nạ, Mặt trời và thép, 9 Tuyết mùa xuân của Mishima ở phần ba với mục tiêu khám phá tiềm năng cơ bản của các nhân vật ngƣời hầu nhƣ là một tổ chức đầy quyền lực của cơ quan kể chuyện. Trong hai nghiên cứu kể trên thì luận án của Sivak nhằm làm sáng tỏ câu chuyện phục tùng và vị thế của nhân vật ngƣời hầu trong văn học Nhật Bản, vì vậy việc sử dụng các tác phẩm của Mishima nhƣ là để phục vụ mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu, đồng thời cũng đóng góp một gợi ý mới cho việc nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết của Mishima. Còn về nghiên cứu của Michiko, việc sử dụng phân tâm học Freud trong nghiên cứu về Mishima tuy không phải rất mới, nhƣng nghiên cứu này cũng đã thành công khi khắc họa những đặc trƣng chân dung của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Mishima. Tình hình nghiên cứu về Mishima Yukio ở Việt Nam Là một cái tên nổi tiếng, không chỉ sân nhà mà ngay cả trên thế giới Mishima là một nhà văn Nhật Bản đƣợc quan tâm và chú ý đến, không chỉ bởi đời tƣ mà còn ở thứ văn chƣơng trác tuyệt đƣợc tạo ra từ ngòi bút của ông. Ở Việt Nam, tuy cái tên Mishima đã không còn quá xa lạ trên văn đàn, và khá nhiều tác phẩm của Mishima đã đƣợc dịch và phát hành ở nƣớc ta một thời gian lâu, thế nhƣng trong các nghiên cứu về văn học Nhật Bản tên tuổi của ông không đƣợc đề cập đến nhiều lần. Nhƣ vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật ở nƣớc nhà Mishima vẫn là một cái tên khá mới. Còn quá ít những nghiên cứu về ông và chủ yếu chỉ mới dừng lại ở một số bài báo riêng lẻ. Ở phần lịch sử nghiên cứu này, đối với công trình nghiên cứu về Mishima ở Việt Nam, trƣớc tiên, chúng tôi điểm qua hai bài báo của Đào Thị Thu Hằng và Khƣơng Việt Hà. Cả hai đều nghiên cứu về phạm trù thẩm mỹ trong tiểu thuyết của Mishima, cùng khảo sát qua tác phẩm Kim Các Tự. Trƣớc tiên, trong Kim Các Tự - một công án về cái đẹp của Mishima, Đào Thị Thu Hằng cho rằng tác phẩm đƣợc viết dƣới cái nhìn với sự kết hợp văn hóa phƣơng Đông đặc biệt là Phật giáo với triết học phƣơng Tây. Cô còn nhận định đây là “bệnh án của một bác sĩ tâm lí tài ba” và khẳng định Mishima là “bậc thầy tâm lí học đàn ông” [8]. Khi đi vào làm sáng tỏ vấn đề Đào Thị Thu Hằng tập trung vào ba nhận định chính: Cái đẹp không thể tồn tại lâu dài; Cái đẹp trong Kim Các Tự là cái đẹp nhuốm màu cực đoan; Kim Các Tự - công án kép về cái đẹp. Thông qua việc luận giải cái đẹp cực đoan trong Kim Các Tự tác giả bài báo muốn nhấn mạnh quan niệm cái đẹp trong chính tác giả, phƣơng diện mang tính chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của của ông. Còn với Khƣơng Việt Hà, trong Lưỡng cực thẩm mỹ trong 10 tiểu thuyết Kim Các Tự của Mishima Yukio ông cho rằng những quan niệm thẩm mỹ đƣợc Mishima xây dựng trong tiểu thuyết của mình là một hệ thống thẩm mỹ lƣỡng cực, là sự đan xen luân phiên giữa các yếu tố: ánh sáng và bóng tối; thực tại và huyễn mộng; hiền minh và tật bệnh; sự sống và cái chết. Sau cùng, ông kết luận tài năng của Mishima chính là biến “Kim Các Tự trở thành hệ biểu tƣợng thẩm mỹ ẩn dụ, lƣỡng cực, đa thanh, đa nghĩa” [6] góp phần giải mã “những hành vi khốc liệt” [6] mang xu hƣớng bạo lực nhằm sáng tỏ cái hiền minh trong tƣ tƣởng; để từ nhận ra rằng đằng sau những hành vi tƣởng chừng là điên cuồng và bệnh hoạn là cái phần sáng trong minh triết. Lam Anh cũng đóng góp một hƣớng nghiên cứu khi đi vào khai thác câu chuyện về cái đẹp trong văn chƣơng của Mishima với bài viết Vấn đề cái đẹp trong tiểu thuyết Kim Các Tự của Mishima Yukio đƣợc in trong cuốn Văn học Nhật Bản vẻ đẹp mong manh và bất tận. Khi nói đến sự khởi nguồn của cái đẹp trong Kim Các Tự, Lam Anh cho rằng cái đẹp kia đƣợc xuất hiện vào tạo lập trong chính suy tƣởng của nhân vật Mizoguchi, chứ không phải là cái đẹp hiện hữu mà ai cũng có thể nhìn thấy và cảm nhận, cái đẹp đó chỉ tồn tại trong tâm tƣởng của Mizoguchi vừa chi phối vừa chịu sự chi phối của những biến chuyển tâm lí trong anh. Cô đã triển khai bài luận của mình theo 4 ý chính. Thứ nhất, “Con ngƣời khiếm khuyết và ý thức về sự tồn tại của cái đẹp”, bài viết đã nêu ra quan điểm về cái đẹp trong Kim Các Tự nó bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm tâm lý của một con ngƣời bị khiếm khuyết. Vì vậy, cái đẹp trong tâm lí của Mizoguchi, ngƣời thanh niên bị tật nói lắp, sẽ thƣờng xuyên biến động vì trạng thái tâm lí bất thƣờng của anh, và tồn tại nhƣ một “nan đề”. Thứ hai, “Biểu hiện của cái đẹp từ góc nhìn của chủ thể khiếm khuyết”, Lam Anh đã chỉ ra cái đẹp trong quan niệm của Mizoguchi không chỉ là một khái niệm trừu tƣợng mà nó phải tồn tại trong thế giới vật chất biểu hiện thông qua hình ảnh cụ thể nhƣ Uiko, nhƣ tòa lầu Kim Các. Cả hai đều là nỗi ám ảnh lớn đối với Mizoguchi “nếu nhƣ Uiko là hiện thân của vẻ đẹp và sức quyến rũ từ phía ngƣời khác giới thì tòa Kim Các là hiện thân của cái đẹp nói chung – một khái niệm cốt lõi trong mỹ học” [1]. Đặc biệt, đối với Mizoguchi thì tòa lầu kia còn khó nắm bắt và biến ảo hơn Uiko nhiều, bởi lẽ tòa Kim Các đƣợc “nuôi nấng từ mộng tƣởng” của chính anh, chính Mizoguchi đã tạo nên vẻ đẹp của tòa nhà, cũng chính anh đã biến nó trở thành “nan đề cái đẹp” mà không cách nào giải mã đƣợc. Thứ ba, “Tƣơng quan giữa khách thể thẩm mỹ và chủ thể khiếm khuyết”, tòa 11 Kim Các - khách thể thẩm mỹ, tồn tại trong tâm tƣởng Mizoguchi – chủ thể khiếm khuyết, nhƣ là một thực thể thẩm mỹ thƣờng xuyên tác động tới anh. Lam Anh cũng khẳng định rằng “sự tƣơng tác và thâm nhập này chỉ xảy ra trong tâm thúc có cơ chế hoạt động rất khác thƣờng của nhân vật mà thôi” [1]. Điều này đã đẩy nhân vật vào sự bất lực trong khao khát muốn lí giải cái đẹp, đồng thời lại bị cái đẹp chi phối và ám ảnh. Cuối cùng, Lam Anh kết lại bài luận của mình khi đƣa ra những nhận định về “Tính học thuật và độc sáng của tƣ duy mỹ học trong Kim Các Tự” [1]. Bằng tài năng của mình Mishima Yukio với sự kết hợp giữa tƣ duy mỹ học và nghệ thuật hƣ cấp trong tiểu thuyết, ông đã đƣa tƣ duy thẩm mỹ trong sáng tác của mình vƣợt thoát khỏi những luận đề mỹ học hàn lâm cũ, mà đặt ra những vấn đề mới mẻ, phi thƣờng độc đáo về cái đẹp trong tâm tƣởng, cái đẹp đƣợc chủ thể tiếp nhận tự thân sinh ra. Tóm lại, ba bài nghiên cứu trên đã phần nào làm sáng tỏ đƣợc những vấn đề thẩm mỹ trong văn chƣơng Mishima. Nếu Đào Thị Thu Hằng khai thác cái đẹp – hiện thân của “công án”, thì Lam Anh cũng lí giải cái đẹp tồn tại nhƣ một “nan đề” trong mối quan hệ giữa khách thể thẩm mỹ với chủ thể khiếm khuyết. Còn riêng Khƣơng Việt Hà đã có một hƣớng nghiên cứu hay khi tìm ra một cái nhìn khác từ phía tôn giáo để trao cho chúng ta một góc nhìn đa chiều hơn về phạm trù thẩm mỹ trong Kim Các Tự. Tuy nhiên vì dung lƣợng của một bài báo là có hạn và cả ba tác giả mới chỉ khảo sát qua Kim Các Tự, vì vậy ba bài nghiên cứu trên vẫn chƣa thật sự có không gian để mở rộng đào sâu hơn về bản chất thẩm mỹ trong các sáng tác khác của Mishima. Trong tuyển tập truyện ngắn Chết giữa mùa hè do GS.TS Nguyễn Nam Trân chủ biên, ông cũng cung cấp cho bạn đọc một bài luận về kịch Nô của Mishima. Trong bài viết Hành trình từ Nô cổ điển đến Nô hiện đại Nguyễn Nam Trân đã mở đầu với quan điểm: sự dịch chuyển từ một tác phẩm văn học sang tuồng Nô không chỉ đơn giản là hình ảnh soi chiếu của nhau thông qua một tấm gƣơng mà phải thông qua bộ xử lí riêng biệt của tác giả, chính bộ xử lí này đã làm nên nét khác biệt của mỗi một nhà viết kịch, ở đây Nguyễn Nam Trân so sánh giữa Zeami – nhà viết kịch Nô cổ điển và Mishima – tác giả viết kịch Nô hiện đại. Ông chỉ ra rằng cùng xử lí một tác phẩm văn học nhƣng Zeami và Mishima mỗi ngƣời lại cho ra đời một sản phẩm rất khác biệt. Nếu Zeami làm bật ra vấn đề về đạo đức và triết lý Phật giáo, luôn giữ thái độ lạc quan cùng niềm tin về tính thiện của lòng ngƣời sẽ chiến thắng đƣợc sự ghen tuông, và để cho Rokujo chịu thua pháp thuật của vị tăng nhân; thì Mishima đi ngƣợc lại ông quan 12 tâm đến đạo lý để mặc cho ngọn lửa ghen tuông, thứ cảm xúc cuồng dã chiến thắng. Đi sâu hơn vào phần cấu tạo nên loại kịch Nô Mugennô (Nô u huyền) Nguyễn Nam Trân tiến hành đối sánh kiểu “mô típ đậm đà màu sắc Phật giáo” thƣờng gặp trong kịch Nô cổ điển của Zeami lấy “sức mạnh tinh thần của Phật giáo” để đƣa ra hƣớng giải quyết có “tính luân lý và thần bí”; với kịch Nô u huyền của Mishima, nơi những con ngƣời đời thƣờng đang sống, ông không đƣa ra bất kỳ một giải pháp nào cho nhân vật, không có ý định giải tỏa những ẩn ức bên trong họ và “sự cứu rỗi đó có thật cần thiết cho họ hay không?” [28]. Cuối cùng Nguyễn Nam Trân đi đến kết luận “mỹ học về bóng đêm” là điểm không thay đổi cả ở Zeami và Mishima dù mỗi ngƣời đều thể hiện nó theo một phƣơng thức khác nhau. Đặc biệt, điều cơ bản để chúng ta hình dung về quá trình chuyển đổi của Nô cổ điển qua Nô cận đại nằm ở sự cứu rỗi, và rằng đáng lý ra nó nên xuất phát từ chính con ngƣời, tự thân họ phải giữ lấy mình, đấy mới là sự thự cứu rỗi. Nhìn chung hƣớng lập luận của Nguyễn Nam Trân đã có sự giao nhau với Grillespie khi tiến hành đối sánh giữa Nô cổ điển với Nô hiện đại, tuy nhiên Grillespie phát triển bài viết của mình theo hƣớng phân tích quan niệm thẩm mỹ cực đoạn của Mishima, còn Nguyễn Nam Trân muốn làm sáng tỏ sự chuyển biến từ Nô cổ điển sang Nô hiện đại để làm nổi bật lên những bƣớc biến chuyển của các vở kịch Nô hiện đại thông qua ngòi bút của Mishima. Sau khi tiến hành khảo sát cũng nhƣ thống kê các công trình nghiên cứu nổi bật về Mishima Yukio trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam chúng tôi đã rút ra một số ý chính nhƣ sau: Thứ nhất, đối với khuynh hƣớng tiếp cận trên thế giới, đa phần chúng tôi tiếp cận với các nghiên cứu của châu Âu, nhiều nhất là các nghiên cứu đƣợc viết bằng tiếng Anh. Xu hƣớng trong tiếp nhận các tác phẩm của ông thƣờng tập trung vào vấn đề mỹ học, đa phần các học giả sẽ tiến hành khai thác những vấn đề xung quanh quan điểm thẩm mỹ của Mishima, có thể kể đến các nghiên cứu của John K. Grillespie, Roy Starrs,... Bởi lẽ cảm quan thẩm mỹ chính là điều tạo nên điểm khác biệt hiện hữu rõ ràng trong văn chƣơng, đồng thời cũng liên kết với quan điểm và cách sống trong ông. Bên cạnh đó, theo thời gian ngƣời ta cũng bắt đầu tiếp cận những khuynh hƣớng khác khi nghiên cứu về Mishima nhƣ về phƣơng pháp sáng tác, nhân vật, bình diện tâm lý học, xã hội học,… Nhìn chung những nghiên cứu này đã phần nào đi trƣớc và giải quyết những vấn đề chính, đặc trƣng trong văn chƣơng của Mishima, và tạo tiền đề 13 cho những ngƣời đi sau. Tuy nhiên, ở phƣơng diện nào đó, các công trình nghiên cứu trƣớc đây thƣờng chỉ tập trung vào những vấn đề đã sẵn có, cũng nhƣ các sáng tác nổi tiếng khá quen thuộc của nhà văn nhƣ các tiểu thuyết: Lời tự thú từ chiếc mặt nạ, Kim các tự, Biển phong nhiêu,… Thứ hai, tại Việt Nam cũng đã có một số công trình đáng ghi nhận nhƣ các nghiên cứu của Đào Thị Thu Hằng, Khƣơng Việt Hà, Lam Anh… khi tiến hành làm sáng tỏ phạm trù thẩm mỹ, hay nhƣ Nguyễn Nam Trân khi viết về sự chuyển giao từ Nô cổ điển đến Nô hiện đại của Mishima. Tất cả các bài luận đều đã làm sáng tỏ vấn đề đã đặt ra, và cho dù cùng giải quyết về vấn đề thẩm mỹ, hay kịch Nô mỗi một nhà nghiên cứu đều có cho mình một hƣớng đi mới, một cách triển khai riêng biệt, góp phần mở ra những chiều kích khác cho vấn đề, đảm bảo đƣợc tính mới cho nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, những bài báo, bài luận với dung lƣợng có hạn chƣa thể cung cấp đủ không gian để nghiên cứu, cũng nhƣ khảo sát rộng hơn. Và đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ tập trung cho một vấn đề về mỹ học và sáng tác nổi tiếng nhất của Mishima: Kim Các Tự mà chƣa chạm đến những sáng tác khác của ông, đó cũng là một điểm hạn chế của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận tác phẩm của Mishima Yukio. Kết quả của những nghiên cứu phê bình trên thế giới và tại Việt Nam đã góp phần không hề nhỏ trong việc hình thành những khuynh hƣớng tiếp cận cũng nhƣ các vấn đề học thuật về Mishima. Chính những công trình này đã cung cấp cho những nhà nghiên cứu đi sau và ngƣời đọc những định hƣớng nhất định khi bƣớc đầu tiếp cận và thực hiện các công trình về tác phẩm của Mishima Yukio tiêu biểu là phạm trù về thẩm mỹ và tâm lí. Tuy nhiên, đa số những công trình nghiên cứu kể trên lại tập trung vào tiếp nhận thể loại tiểu thuyết của Mishima mà chƣa chú trọng đến những thể loại khác nhƣ truyện ngắn, kịch – những thể loại cũng rất có tiềm năng trong việc tiếp nhận. Vì vậy, chúng tôi mong muốn tiếp thu thành phẩm của các nhà nghiên cứu đi trƣớc và tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để thông qua thể loại truyện ngắn khám phá thêm thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm văn chƣơng của Mishima. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khoá luận tập trung vào việc mô tả, phân tích, lý giải cái Chết xuất hiện nhƣ một đề tài xuyên suốt tập truyện và mối liên quan giữa quan niệm thẩm mỹ về cái Chết của 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất