Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Motip hóa thân trong truyện cổ grim...

Tài liệu Motip hóa thân trong truyện cổ grim

.DOCX
81
144
119

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGÔ THỊ THOA MOTIP HÓA THÂN TRONG TRUYỆN CỔ GRIM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Ths. ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự phân công của khoa Ngữ Văn Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2, và sự đồng ý của cô giáo hƣớng dẫn ThS. Đỗ Thị Thạch giúp tôi thực hiện đề tài “Motip hóa thân trong truyện cổ Grim”. Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hƣớng dẫn ThS. Đỗ Thị Thạch đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Ngô Thị Thoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Motip hóa thân trong truyện cổ Grim” là kết quả nghiên cứu của riêng mình, đồng thời đề tài này không trùng với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Ngô Thị Thoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 6 5. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................7 6. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................7 7. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................7 8. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 7 CHƢƠNG 1. CÁC HÌNH THỨC HÓA THÂN TRONG TRUYỆN CỔ GRIM............................................................................................................................................ 8 1.1. Khái niệm................................................................................................... 8 1.1.1. Motip....................................................................................................... 8 1.1.2. Hóa thân.................................................................................................11 1.2. Khảo sát và phân loại............................................................................... 14 1.2.1. Khảo sát.................................................................................................14 1.2.2. Phân loại................................................................................................16 CHƢƠNG 2. CHỨC NĂNG CỦA MOTIP HÓA THÂN TRONG TRUYỆN CỔ GRIM........................................................................................................... 27 2.1. Vị trí xuất hiện của motip hóa thân trong truyện cổ Grim....................... 27 2.2. Các chức năng của motip hóa thân trong truyện cổ Grim........................29 2.2.1. Thúc đẩy hành động nhân vật................................................................30 2.2.2. Trừng phạt............................................................................................. 33 2.2.3. Ban thƣởng...........................................................................................36 2.2.4. Phản ánh và hóa giải bi kịch..................................................................40 KẾT LUẬN.................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích luôn đƣợc xem là một trong những thể loại có sức sống lâu bền nhất. Mỗi câu chuyện nhƣ là một viên ngọc sáng, mỗi viên ngọc một dáng vẻ, một sắc đẹp riêng, tất cả hội tụ lại tạo nên sự đa dạng, phong phú của thể loại cổ tích trong truyện kể dân gian các dân tộc trên thế giới. Nó tạo nên một sức hấp dẫn riêng không chỉ với ngƣời già, trẻ con mà cả thế hệ trẻ trong đời sống hiện thực, trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Motip hóa thân là motip phổ biến trong truyện cổ Grim và các truyện cổ tích trên thế giới. Đây là một motip nghệ thuật đắc dụng - một phƣơng tiện nghệ thuật để nhân dân lao động thực hiện lí tƣởng xã hội trong mơ ƣớc của mình một cách đầy thuyết phục. Motip hóa thân trong truyện cổ Grim có các dạng hóa thân rất phong phú, đa dạng làm nên sức sống lâu bền của truyện cổ tích. Truyện cổ Grim có các loại motip hóa thân nhƣ: ngƣời hóa thành con vật, cây cối, đồ vật, đá, hồ nƣớc, quỷ, ngƣời khác hay con vật hóa thân thành ngƣời. Đây là kết quả của sự sáng tạo phong phú, độc đáo thông minh của dân gian. Không phải ngẫu nhiên nhân dân lại sáng tạo ra những motip nghệ thuật hấp dẫn này, mỗi một câu chuyện kể đều là sự gửi gắm những ƣớc muốn chính đáng của nhân dân về thế giới tự nhiên cũng nhƣ xã hội. Nhận thức đƣợc các nét ý nghĩa và chức năng của chúng qua motip hóa thân, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Motip hóa thân trong truyện cổ Grim” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị đặc sắc của motip hóa thân một cách toàn diện. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Quá trình hình thành truyện cổ Grim 5 Hai anh em nhà Grim bắt đầu sƣu tầm chuyện kể dân gian từ khoảng năm 1807 khi nhu cầu tìm hiểu truyện dân gian ở Đức bắt đầu phát triển sau 6 khi Ludwing Achim Von Arnim và Clemens Brentano phát hành tuyển tập bài hát dân gian Des Knaben Wenderhorn. Từ năm 1810 hai ngƣời bắt đầu thực hiện bộ sƣu tập bản thảo truyện dân gian, những tác phẩm này đƣợc Jacob và Willelm ghi lại bằng cách mời những ngƣời kể chuyện đến nhà và chép lại những gì họ kể. Trong số những ngƣời kể chuyện này không chỉ có những nông dân mà còn có những ngƣời thuộc tầng lớp trung lƣu và các học giả, những ngƣời sở hữu các câu chuyện nghe đƣợc từ ngƣời hầu của họ. Jacob và Wilhelm còn mời cả những ngƣời Haguenot gốc Pháp tới kể những chuyện dân gian có nguồn gốc từ quê hƣơng của họ. Năm 1812, Tacob và Wilhelm Grim cho xuất bản bộ sƣu tập 86 truyện cổ tích Đức trong cuốn sách mang tựa đề Kinder - und Husmarchen (Truyện của trẻ em và gia đình). Năm 1814 họ cho phát hành tập sách thứ hai với hơn 70 truyện cổ tích, nâng số truyện trong bộ sƣu tập là 156 truyện. Lần xuất bản thứ hai của bộ Kinder - und Husmarchen từ năm 1819 đến 1822 đƣợc tăng lên 170 truyện. Tập sách này còn đƣợc tái bản thêm 5 lần nữa khi anh em Grim còn sống, mỗi lần đều có thêm những truyện mới và đến lần xuất bản thứ 7 năm 1857 thì con số đã lên đến 211 truyện. Mỗi lần in đều có hình vẽ minh họa bao quát, đầu tiên đƣợc vẽ bởi Philipp Grot Johann, sau khi ông mất các hình vẽ minh họa đƣợc vẽ bởi Robert Leinweber và có nhiều sự thay đổi sau các lần ấn bản. Năm 1825 anh em nhà Grim đã cho xuất bản phiên bản thu nhỏ Kleine Augabe, chọn lọc 50 truyện cổ tích dành riêng cho độc giả nhỏ tuổi. Anh em nhà Grim không phải là ngƣời đầu tiên xuất bản những tuyển tập truyện dân gian. Từ năm 1697, một ngƣời Pháp là Charles Peirault đã cho ấn hành một bộ sƣu tập truyện cổ tích rất nổi tiếng, ngay ở Đức trong khoảng thời gian từ 1782 dến 1787 Joham Karl August Musaus cũng cho ra đời một bộ sách tƣơng tự. Tuy vậy điều khác biệt là trong khi Perrault hay Musaus thƣờng ít khi tuân thủ nguyên gốc những gì họ đƣợc nghe kể truyện thì anh em nhà Grim đã phát triển những truyện dân gian này theo cách kể truyện của họ, trong đó viết lại gần nhƣ nguyên vẹn những chất liệu dân gian mà họ thu thập đƣợc. Vì vậy Jacob và Wilhelm Grim đã góp phần phát triển phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại cho nhà dân gian học. Hơn hai trăm truyện đƣợc sƣu tầm tập hợp từ nguồn folklore Đức, anh em nhà Grim đã dày công sáng tạo để từ đó tạo ra đƣợc sức lôi cuốn lạ kì cho các truyện kể. Trƣớc hết là nghệ thuật tổ chức dẫn dắt cốt truyện. Các tác giả khi chỉnh lí không làm mất đi vẻ đẹp duyên dáng mộc mạc của các nghệ nhân dân gian mà còn tôn tạo đƣợc bản sắc riêng phù hợp với màu sắc địa phƣơng. Nhờ đó độc giả các thời đại có thể thấy đƣợc vẻ đẹp trực tiếp của các câu chuyện, có thể thƣởng thức say sƣa các tác phẩm nghệ thuật không pha tạp của cội nguồn dân gian. Cách làm khoa học đó đã tạo ra một thế đứng khác cho tác phẩm khiến nó trở thành một sự kiện của văn học Đức thế kỷ XIX, trở thành một biểu tƣợng của lòng yêu nƣớc và của sự tiến bộ trong văn học Đức thế kỷ này. Điều đó càng làm nổi bật chân lý: “sức mạnh nghệ thuật của các thời đại đều có cội rễ sâu xa trong nền văn hóa dân tộc”. Các câu chuyện nổi tiếng thƣờng đƣợc nhắc tới là: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Cô bé quàng khăn đỏ… Các câu chuyện nhỏ trong truyện cổ Grim đều giàu chất lãng mạn, thể hiện khát vọng ở hiền gặp lành của các nhân vật chính, ca ngợi cái đẹp, sự dũng cảm, bản tính thật thà, chất phác, ngay thẳng của con ngƣời. “Qua các công trình nghiên cứu công phu và sƣu tầm về thơ ca Đức cổ đại, về văn học dân gian về ngôn ngữ học, hai anh em Grim đƣợc coi là những ngƣời sáng lập ra khoa ngữ văn Đức, và là những ngƣời đặt nền móng cho ngành folklore Đức đầu thế kỷ XIX” - Lê Nguyên Cẩn. Các nhân vật là một ngƣời trong thực tại đƣợc nhà văn khoác lên mình những yếu tố thần kỳ và những lực lƣợng siêu nhiên đóng một vai trò nhất định trong việc tạo nên nút thắt, nút mở, những mâu thuẫn giản đơn hay phức tạp, nhẹ nhàng hay gay gắt. Dƣờng nhƣ mọi xung đột thực tại giữa ngƣời với ngƣời đều bế tắc hay không thể giải quyết nổi nếu thiếu đi yếu tố thần kỳ. Các nhân vật đƣợc tác giả xây dựng không phân loại thành các phe cơ bản mà miêu tả phong phú và đa dạng. Nhƣ vậy, cuốn truyện cổ Grim ra đời với những câu chuyện cổ đƣợc viết lại trên nền chất liệu dân gian dƣới ngòi bút tài tình của anh em nhà Grim. Tập hợp những câu chuyện chủ yếu nằm trong thể loại truyện cổ tích thần kỳ, yếu tố thần kỳ hoang đƣờng đƣợc tác giả vận dụng để xây dựng nên một thế giới vua chúa với những tình tiết sinh động phù hợp với tâm lí trẻ thơ. 2.2. Lịch sử nghiên cứu motip ở Việt Nam Ở nƣớc ngoài ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm motip là nhà Folklore học ngƣời Nga ở thế kỷ XIX A.N Vexelopxki trong công trình “Thi pháp học sử”. Năm 1910, A. Aarnes và năm 1949 S. Thompson đã làm từ điển về típ và motip. V. Ia. Propp trong cuốn “Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì”, bằng những tri thức văn hóa học, dân tộc học ông đã lí giải sâu về những motip (tức là các chức năng) của truyện cổ tích thần kì. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề motip trong đó có các công trình sau: Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, đã đƣa ra một cách khái quát về khái niệm motip. Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, cũng đã giới thiệu về motip và đƣa ra khái niệm về motip. Nguyễn Tấn Đắc trong cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng type và motip đã khía quát bằng mục lục tra cứu type và motip của A.Aarnes và S.Thompson. Nguyễn Bích Hà khi trong cuốn Thách Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á cũng đã nói đến khái niệm motip và đƣa ra nhiều motip trong truyện cổ tích Thạch Sanh. 2.3. Lịch sử nghiên cứu motip hóa thân trong truyện cổ Grim Truyện cổ Grim ảnh hƣởng sâu rộng tới nền văn hóa, đƣợc coi là một trong những nền tảng của văn hóa hiện đại phƣơng Tây. Truyện cổ Grim đã đƣợc UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từng đƣợc dịch ra 160 thứ tiếng, tác phẩm này vẫn là một nguồn cảm hứng nghệ thuật dồi dào, mang lại cho mọi ngƣời một niềm vui vô tận, nhắc nhở mọi thế hệ một đạo lý nhân bản. “Cho đến nay, đó là tập truyện dân gian nổi tiếng nhất thế giới” (Pengiun Books - dẫn theo truyện cổ Grim - Hữu Ngọc dịch - Nxb văn học - 2012). Vì có ảnh hƣởng sâu rộng nhƣ vậy nên truyện cổ Grim là đề tài đƣợc giới khoa học quan tâm. Anh em nhà Grim cho rằng việc trung thành ghi chép truyện cổ là một nguyên tắc, một thái độ khoa học không thể thiếu đƣợc với ngƣời muốn nghiên cứu văn học cổ xƣa của dân tộc khỏi sự quên lãng. Hai ông hiểu rất rõ, dù có thận trọng đến đâu cũng khó mà ghi lại thật nguyên vẹn truyện xƣa, cũng ví nhƣ ta “đập một quả trứng không thể tránh khỏi một chút lòng trắng vương lại ở vỏ, nhưng lòng đỏ của nó thì nhất thiết phải giữ nguyên vẹn”. Tính chất hóa học của phƣơng pháp sƣu tầm còn thể hiện ở chỗ anh em Grim đã cho in song song những dị bản của từng truyện cổ, thêm những chú giải cần thiết và có khi dẫn những truyện tƣơng tự của các dân tộc khác để ngƣời thực hiện nghiên cứu có thể so sánh. Do phƣơng pháp khoa học ấy, tập truyện cổ tích mà anh em nhà Grim sƣu tầm không những là kho tàng văn học dân gian mà còn là một nguồn tƣ liệu có giá trị đối với ngành ngữ văn Đức. Anh em nhà Grim là những đại diện lớn cho nền văn hóa Đức và là những ngƣời đặt nền móng cho nền văn hóa ấy. Truyện cổ Grim góp phần bảo tồn niềm tín ngƣỡng và bảo tồn các di sản văn hóa tinh thần của Đức. Thông qua truyện cổ Grim, Robert Laffont đã nhận xét: “ít có tác phẩm nào giúp chúng ta mất ít công phu mà cảm thông được cái thầm kín sâu sắc và huyền bí của tâm hồn Đức như tập truyện cổ Grim” (dẫn theo truyện cổ Grim - Hữu Ngọc dịch - Nxb Văn học - 2012). Các công trình nghiên cứu về truyện cổ Grim ở Việt Nam chủ yếu đề cập tới đó là về thế giới nhân vật. Trong đó có công trình “Thế giới nhân vật trong truyện cổ Grim và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu hoc” (Luận văn thạc sĩ khoa học - Lê Bích Nguyệt - 2014). Tóm lại từ nghiên cứu về truyện cổ Grim các tác giả đã đánh giá khẳng định giá trị to lớn về mặt văn hóa cũng nhƣ giáo dục của tác phẩm. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về truyện cổ Grim mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra nhận xét, phân tích một vài tác phẩm hay khai thác khía cạnh thế giới nhân vật để nắm bắt đƣợc các loại hình nhân vật. Do vốn hiểu biết về ngoại ngữ còn hạn chế nên chúng tôi chỉ tìm hiểu và tham khảo đƣợc những cuốn sách dịch sang Tiếng Việt. Từ việc nghiên cứu nhƣ vậy nên chúng tôi còn nhiều thiếu sót không đƣợc trọn vẹn. Và việc khai thác truyện cổ Grim ở khía cạnh motip hóa thân còn đang đƣợc bỏ ngỏ, để nắm bắt đƣợc các loại motip có trong truyện và chức năng, ý nghĩa của nó để thấy đƣợc nét đặc sắc và ý nghĩa giáo dục là việc làm cần thiết. Tiếp nhận từ những luận điểm trên, kết hợp với những phạm trù của thi pháp học hiện đại, trên cơ sở khảo sát các motip hóa thân có trong Truyện cổ Grim do Lƣơng Văn Hồng dịch - Nxb Văn học - 2004, chúng tôi cố gắng tiếp cận tác phẩm từ một góc độ mới là tìm hiểu về motip hóa thân. 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận đi sâu nghiên cứu motip hóa thân trong truyện cổ Grim, chỉ rõ các chức năng của motip hóa thân đó để thấy đƣợc sức hấp dẫn và khẳng định giá trị của truyện cổ Grim với nhân loại nói chung và thế giới trẻ thơ nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Chỉ ra đƣợc các loại motip hóa thân và chức năng của các motip hóa thân trong truyện cổ Grim. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: “ Motip hóa thân trong truyện cổ Grim”. 6. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chỉ khảo sát và nghiên cứu motip hóa thân trong truyện cổ Grim. Tƣ liệu chúng tôi dùng để khảo sát là cuốn truyện cổ Grim toàn tập [5], gồm 211 truyện trong đó có 46 truyện xuất hiện motip hóa thân. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp phân tích - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khóa luận đƣợc triển khai trong 2 chƣơng: - Chƣơng 1: Các hình thức hóa thân trong truyện cổ Grim - Chƣơng 2: Chức năng của motip hóa thân trong truyện cổ Grim CHƢƠNG 1 CÁC HÌNH THỨC HÓA THÂN TRONG TRUYỆN CỔ GRIM 1.1. Khái niệm 1.1.1. Motip Motip là thuật ngữ vay mƣợn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập đến. Ở nƣớc ngoài ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm motip là nhà folklore học ngƣời Nga ở thế kỷ XIX A.N.Vexeloxki. Theo ông, khái niệm motip đƣợc hiểu là “những công thức trả lời cho con người từ thủa nguyên sơ, khắp mọi nơi hoặc là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết nổi bật hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp đi lặp lại”[7,tr133-134]. Tiếp đó là công trình nghiên cứu type và motip thành công của S.Thompson. (Standard Dictionnary of Folklore), A. Aarne (Verzerichnis cler Marchebtypen), Stith ThomPson viết trong Standard Dicctionary Folklore đại ý nhƣ sau: “Trong folklore, motip là thuật ngữ chỉ bất kì một phần nào mà ở một kết quả của folklore có thể phân tích ra được. Trong nghệ thuật dân gian có motip của hình phác họa, là những hình mẫu thường lặp lại hoặc kết hợp với những hình mẫu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng có những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn. Lĩnh vực mà motip được nghiên cứu nhiều nhất và phân tích cẩn thận nhất là truyện kể dân gian như các loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, ballad…” [2,tr. 26]. Ở Việt Nam có các công trình của Nguyễn Tấn Đắc (Truyện kể bằng dân gian đọc bằng type và motip), Nguyễn Bích Hà (Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á)… Theo định nghĩa trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học, motip “từ Hán Việt là mẫu đề (Do người Trung Quốc phiên âm chữ motif của tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những nhân tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian.”[4, tr.197]. Giáo sƣ Trần Đình Sử định nghĩa: “Motip là các đơn vị cố định thể hiện một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết” [7, tr.134]. Nhƣ vậy có thể hiểu motip là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện đƣợc hình thành ổn định bền vững, đƣợc sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong các sáng tác văn học, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian nhằm thể hiện một tƣ tƣởng một quan niệm nào đó của tác giả. Các định nghĩa về motip tuy đƣợc diễn đạt khác nhau nhƣng đều làm nổi bật những đặc trƣng chủ yếu của motip. Motip là đơn vị có tính bền vững, ổn định. Motip là những hình mẫu, những công thức, những đơn vị cố định trong tác phẩm. Motip đƣợc hình thành trong một quá trình sáng tác lâu dài, đƣợc nhiều tác giả khác nhau, nhiều thời đại khác nhau, nhiều cộng đồng khác nhau sử dụng trong tác phẩm của mình. Mà một yếu tố khi đã trở thành một kiểu dạng cố định thì tất nhiên nó mang tính bền vững. Tính bền vững của motip không chỉ đƣợc thực hiện ở mặt hình thức mà còn đƣợc thực hiện ở ý nghĩa mà nó biểu đạt. Mỗi motip trong quá trình hình thành chứa đựng những quan niệm văn hóa, thẩm mĩ nhất định của tác giả dân gian. Đặc trƣng thứ hai của motip là tính lặp lại. Một yếu tố, một bộ phận trong kết cấu của tác phẩm chỉ đƣợc gọi là motip khi nó xuất hiện lặp đi lăp lại nhiều lần trong nhiều sáng tác. Tuy nhiên không phải bất kỳ yếu tố lặp lại nào cũng đều trở thành motip. Một yếu tố lặp đi lặp lại để trở thành motip phải có cái gì đó khắc sâu, gây ấn tƣợng làm cho ngƣời ta nhớ đến, nghĩa là chúng phải có giá trị nghệ thuật nào đó, có hiệu quả thẩm mỹ nhất định nhằm truyền tải những nội dung tƣ tƣởng mà tác giả muốn gửi gắm. Sự lặp lại của motip không phải là sự lặp lại ngẫu nhiên mà là một tín hiệu nghệ thuật, ở đó ẩn chứa quan niệm thẩm mỹ và triết lý nhân sinh. Vì thế một đăc trƣng quan trọng của motip là tính quan niệm. Những tín hiệu nghệ thuật ấy phải chứa đựng những quan niệm văn hóa, biểu hiện một tƣ tƣởng, một triết lí nào đó. Do hình thành qua thời gian, không gian, những tầng quan niệm này tích hợp trong motip, khó nắm bắt, vì thế phải giải mã các lớp văn hóa đó. Chẳng hạn trong motip hóa thân mang quan niệm về sự biến hóa siêu tự nhiên có nguồn gốc từ thần thoại, gửi gắm quan niệm nhân văn của nhân dân lao động hay motip dũng sĩ diệt đại bàng nhằm gửi gắm khát vọng chinh phục tự nhiên và chiến thắng tự nhiên. Tính bền vững, tính lặp lại và quan niệm của motip có mối quan hệ gắn bó với nhau. Những yếu tố đƣợc xem là khuôn mẫu, công thức thì tất nhiên đƣợc dùng nhiều trong sáng tác sử dụng từ đời này sang đời khác. Vì vậy, nó sẽ có tính bền vững và đƣơng nhiên những yếu tố đó phải mang quan niệm và dụng ý nghệ thuật của tác giả đó. Motip là khái niệm đƣợc sử dụng nhiều trong thể loại văn học dân gian nhƣ thần thoại, truyền thuyết, ca dao… Tuy nhiên nó đƣợc sử dụng phổ biến và là thành tố quan trọng trong kết cấu của truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc trong văn học dân gian, là một thể loại nghệ thuật đích thực. Truyện cổ tích là truyện kể dân gian đƣợc sáng tác dựa trên hƣ cấu nghệ thuật có chủ tâm, thƣờng có yếu tố kì ảo. Nó ra đời cùng với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giai cấp. Thông qua những số phận khác nhau của các nhân vật, truyện phản ánh và lí giải những mâu thuẫn và xung đột trong gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tƣởng xã hội và ƣớc mơ của nhân dân lao động. Đặc trƣng cơ bản nhất của truyện cổ tích chính là hƣ cấu nghệ thuật, đƣa yếu tố kì diệu vào để giải thích cho số phận của nhân vật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất