Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Một số vấn đề về vai trò, mục đích, ý nghĩa của thuế môi trường và bình luận về ...

Tài liệu Một số vấn đề về vai trò, mục đích, ý nghĩa của thuế môi trường và bình luận về luật thuế bảo vệ môi trường

.DOC
13
236
144

Mô tả:

Bài tập lớn học kỳ ˜ LỜI MỞ ĐẦU˜ Môi trường có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với không riêng một quốc gia nào.Tại Việt Nam, Luật Thuế Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua vào ngày 15-11-2012 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2012. Đây là loại thuế gián thu, đánh vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Mục tiêu của thuế môi trường là tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, lấy từ người gây ô nhiễm và gây hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội. Dưới đây, bài viết xin được đi vào tìm hiểu đề tài: “Một số vấn đề về vai trò, mục đích, ý nghĩa của thuế môi trường và bình luận về Luật Thuế bảo vệ môi trường” . ˜ NỘI DUNG˜ 1. Khái niệm thuế môi trường và sự ra đời của Luật thuế bảo vệ môi trường Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về thuế môi trường như sau: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe của con người thì phải nộp thuế môi trường. Theo đó, có thể hiểu thuế môi trường là loại thuế mà các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường phải nộp nhằm phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. Nếu như thuế môi tài nguyên được áp dụng từ khá sớm trong quản lý môi trường ở Việt Nam thì thuế môi trường là loại công cụ kinh tế còn khá mới mẻ. Luật Bảo vệ môi trường 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên có quy định về loại thuế này. Ngày 15-11-2010, Quốc Hội đã thông qua Luật thuế bảo vệ môi trường (đạo luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01-01-2012). Theo đó, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phấm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đối với môi trường. Đạo luật này quy định cụ thể năm nhóm đối tượng sản phẩm phải Trang 1 Bài tập lớn học kỳ chịu thuế môi trường, bao gồm: xăng dầu; than; dung dịch HCFC (Hydro-chlorocarbon); túi nilông; thuốc bảo vệ thực vật (bao gồm thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo kho thuộc loại hạn chế sử dụng). Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Mức thuế tuyệt đối được quy định theo biểu khung thuế cụ thể, tùy theo từng đối tượng chịu thế cụ thể.1 2. Vai trò, mục đích, ý nghĩa của thuế môi trường 2.1. Vai trò của thuế môi trường - Thuế môi trường góp phần tăng cường trách nhiệm và nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế môi trường là loại thuế thực hiện theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả” nên nó buộc các chủ thể gây ô nhiễm và các liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá “ nội hóa các chi phí ngoại ứng” nhờ đó chi phí xã hội và chi phí cá nhân của các nhà sản xuất tiến gần nhau hơn. Các mức giá trở nên chính xác hơn, do đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cần thiết. Từ đó, tạo cơ hội thúc đẩy các hoạt động có hiệu quả hơn đối với các khu vực thị trường, giao thông hoặc năng lượng. Nôi hóa các chi phí ngoại ứng cũng sẽ dẫn đến phân bố lại nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tạo ra các “mức giá công bằng và hiệu quả hơn” do phân phối lại chi phí. - Thuế môi trường khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường hơn. Có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường. Đối với cả người tiêu dùng (muốn mua với giá thấp hơn) với nhà sản xuất (bán được nhiều sản phẩm hơn, lợi nhuận cao hơn) thì thuế môi trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến khích, điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn. - Thuế môi trường thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ. Bởi nếu đánh thuế môi trường mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra 1 Luật môi trường hướng dẫn trả lời lý thuyết và giải bài tập tình huống. Ts Vũ Duyên Thủy [ Trang 28] Trang 2 Bài tập lớn học kỳ các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình và sản phẩm mới. Rõ ràng thuế môi trường có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá sản phẩm tự nhiên. Thuế môi trường có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt, khi các dấu hiệu về giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạc dài hạn của nền công nghiệp. - Thuế môi trường góp phần bổ sung nguồn vốn để đầu tư cải tạo môi trường. Nếu lấy mức thuế tối thiểu của khung thuế suất thì số thu mỗi năm khoảng 14.300 tỷ đồng, nếu lấy mức thuế tối đa của khung thì số thu mỗi năm khoảng 57.000 tỷ đồng. Như vậy, thuế mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách để đầu tư cải tạo môi trường. - Thuế môi trường góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than...). Từ đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường. Thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới. - Thuế môi trường góp phần bảo vệ môi trường. Thuế môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường (khí Carbon, lưu huỳnh thair ra khi sử dụng xăng, dầu, than, HCFC ảnh hưởng tới môi trường không khí và tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà kính, Trang 3 Bài tập lớn học kỳ biến đổi khí hậu, gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người và thiên nhiên cũng như tổn thất về kinh tế). Từ đó, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. 2.2. Mục đích của thuế môi trường - Thuế môi trường tạo một hành lang pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường, để điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, chống chuyển dịch công nghệ bẩn vào Việt Nam, đồng thời tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp đó để đầu tư xây dựng các biện pháp cải thiện môi trường, chi phí cho việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền tác động đến ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. - Thuế môi trường với mục đích chính là khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của xã hội, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi của người dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp trong xã hội về ý thức bảo vệ môi trường, từ đó góp phần thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và những năm tới. - Nhằm góp phần thay đổi công nghệ sản xuất, khuyến khích những nơi sản xuất theo công nghệ tốt hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn cho môi trường. Việc đánh thuế môi trường góp phần kích thích chủ thể sản xuất lựa chọn công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm để giảm thuế môi trường và tăng sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn. Việc ban hành thuế môi trường là công cụ thay đổi thói Trang 4 Bài tập lớn học kỳ quen tiêu dùng “xa xỉ” của người dân, giúp người dân ý thức hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. - Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan khác; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế trong việc góp sức giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu. Luật thuế môi trường với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, tạo thêm nguồn lực để khôi phục môi trường sinh thái. - Nhằm động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam. 2.3. Ý nghĩa của thuế môi trường Bản chất của thuế môi trường là thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Nguyên tắc áp dụng thuế là người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm thì người đó phải chịu thuế môi trường. Việc đánh thuế môi trường thể hiện sự điều tiết của Nhà nước đối với việc tiêu dùng gây ô nhiễm nhằm hạn chế việc sử dụng các sản phẩm này; đồng thời tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường. Thuế môi trường mang ý nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững nên quy định người tiêu dùng là người chịu thuế còn người sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm nộp thuế là hợp lý. 3. Bình luận về Luật Thuế bảo vệ môi trường Tại Việt Nam, Luật Thuế Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua vào ngày 15-11-2012 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2012. Như vậy, so với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, Việt Nam đưa Luật thuế Bảo vệ môi trường vào cân đối thu khá muộn. Nhưng so với tiến trình hội nhập điều đó không chậm khi thuế bảo Trang 5 Bài tập lớn học kỳ vệ môi trường là sắc thuế mang tính toàn cầu. Luật thuế môi trường ra đời là một sắc thuế để hoàn thiện chính sách, cải cách để hội nhập, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường toàn xã hội, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch. Quan trọng là nguồn thu khôi phục môi trường. Được ban hành và đi vào thực tiễn thực hiện, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã thể hiện được sự đúng đắn trong chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng tới mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 3.1. Ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và đúng đắn Bảo vệ môi trường luôn được xác định là một chủ trương, chính sách lớn, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Điều 29 Hiến pháp năm 1992 quy định “các cơ quan Nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cá nhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tài sản thiên nhiên, và bảo vệ môi trường”; Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước”; Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”; Mục tiêu chiến lược của chính sách về môi trường trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, cũng được xác định rõ “Tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường”...Tất cả những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều cho thấy rằng việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường môi trường là rất cần thiết và đúng đắn. 3.2. Những ưu điểm của Luật Thuế bảo vệ môi trường Một là: Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời với vai trò, mục đích và ý nghĩa thiết thực đã đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn. Ở nước ta trong những năm gần đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị đã làm gia Trang 6 Bài tập lớn học kỳ tăng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp và sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm. Hiện trạng môi trường xuống cấp là thách thức nghiêm trọng đối với phát triển bền vững của nước ta trong thời gian tới, nếu như không kịp thời có các giải pháp giảm dần lượng phát thải chất độc hại. Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời với ý nghĩa là một sắc thuế riêng về môi trường để thu vào sản phẩm khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường đã hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng hàng hóa loại này. Hai là: Bên cạnh các công cụ kinh tế khác, Luật thuế bảo vệ môi trường đã phát huy được những ưu điểm nổi trội so với các công cụ kinh tế sẵn có. Trước khi ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường Nhà nước ta đã ban hành và thực thi nhiều biện pháp tài chính nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham gia trực tiếp các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên và huy động một phần đóng góp của đối tượng xả thải vào việc khôi phục môi trường. Các biện pháp này được thực hiện trong các chính sách thuế như thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và thông qua thu các khoản phí, lệ phí thu đối với các hoạt động liên quan tới môi trường như xả nước thải, khai thác khoáng sản, khí thiên nhiên và dầu khí...Tuy nhiên, các khoản phí bảo vệ môi trường (phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm) có tính pháp lý thấp, mức thu thấp nên tác dụng còn chưa mạnh và mục tiêu bảo vệ môi trường không phải là mục tiêu chính, vì vậy chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường. Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, làm thay đổi hành vi của tổ chức, cá nhân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường; giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường và tạo thêm nguồn thu cho hoạt động khôi phục sự cố môi trường; phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam và xu hướng phát triển kinh tế của thế giới. Trang 7 Bài tập lớn học kỳ Ba là: Về hình thức, Luật thuế bảo vệ môi trường đã có nhiều quy định cụ thể, chi tiết như đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế ... và cả cách giải thích từ ngữ rất khoa học song cũng dễ hiểu và hình dung. Bốn là: Về nội dung, Luật Thuế Bảo vệ Môi trường quy định 8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm: Xăng, nhiên liệu bay, Diesel, dầu hỏa, dầu Mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn. Xăng dầu là nguyên liệu sử dụng rộng rãi, nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao và có thể chịu mức thuế từ 300 đến 4.000 đồng/lít tùy loại. Bên cạnh đó việc đưa xăng dầu, mỡ nhờn vào đối tượng chịu thuế nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Nhóm hàng hóa tiếp theo phải chịu thuế bảo vệ môi trường gồm: Thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng (thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối). Đối với 3 nhóm hàng hóa này, mức thuế sẽ phải chịu từ 500 đến 3.000 đồng/ký. Đây là hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nông sản. Việc đưa hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng. Khuyến khích thay đổi thói quen sử dụng, lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu của hóa chất đối với môi trường. Ngoài ra, còn có các nhóm hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường khác như: dung dịch HCFC, có mức thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 đến 5.000 đồng/ký. Đối với nhóm than đá, gồm than nâu, than antraxit, than mỡ… là mặt hàng đầu vào của nhiều ngành sản xuất như: điện, xi măng, giấy, phân bón… thì biểu mức thuế từ 10 - 30 ngàn đồng/tấn. Nhóm hàng hóa là túi nhựa xốp (túi ni lông), luật quy định mức thuế từ 30 - 50 ngàn đồng/ký (tương đương khoảng 100 – 150% giá hiện hành. Việc đưa than đá và túi nhựa xốp vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng tài nguyên. Năm là: Về biểu khung thuế, căn cứ tính thuế, mức tính thuế, Thuế BVMT lần đầu tiên được ban hành và triển khai thực hiện ở nước ta, do đó, nếu như quy định Trang 8 Bài tập lớn học kỳ ngay mức thuế cụ thể đối với từng đơn vị hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế có thể phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành và thực thi chính sách thuế mới, Luật quy định Biểu khung thuế BVMT với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa. Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và tối đa được xây dựng theo nguyên tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do sử dụng hàng hóa gây ra và có tính đến việc kế thừa chính sách thu hiện hành (phí xăng dầu, phí BVMT) để không tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng, không xáo trộn việc quản lý thu. Căn cứ vào Biểu khung thuế, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế phù hợp với thực tiễn trong từng thời kỳ theo đúng quy trình xây dựng văn bản pháp luật. 3.3. Những hạn chế của Luật thuế bảo vệ môi trường và hướng hoàn thiện Một là: Về kê khai, xác định, nộp và hoàn thuế, Thuế BVMT là sắc thuế mới nên trong Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đều chưa có quy định cụ thể đối với một số nội dung liên quan đến quản lý loại thuế này. Vì vậy, để tránh phát sinh vướng mắc trong áp dụng Luật, trong thời gian tới Luật cần quy định một số nội dung liên quan đến quản lý thuế như: Thời điểm tính thuế, kê khai, nộp thuế BVMT. Hai là: Về đối tượng chịu thuế, nhiều ý kiến cho rằng Luật thuế BVMT chưa bao quát được mọi sản phẩm, hàng hóa gây tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó, những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường đều phải đưa vào đối tượng chịu thuế như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, các sản phẩm được sản xuất từ công nghệ cũ nát, lạc hậu hoặc tốn nhiều năng lượng, các sản phẩm gây suy thoái tài nguyên rừng, tài nguyên biển ... Thiết nghĩ nên đưa vào cả các đối tượng chịu thuế khác như các loại chai nhựa (vì nếu túi nhựa chịu thuế thì các loại chai nhựa cũng phải chịu thuế, bởi chúng đều gây ô nhiễm nặng và khó phân hủy), gỗ làm nguyên liệu giấy, phân bón, hóa chất làm mỹ phẩm, hóa chất nhuộm vải ... Trang 9 Bài tập lớn học kỳ Ba là: Cần phải xác định rõ mục đích của đánh thuế môi trường là đánh vào tiêu thụ hay là đánh vào nhà sản xuất. Do đó, cần tách khâu sản xuất khỏi khâu tiêu thụ để xác định thuế. Phân biệt rõ thuế (tiêu thụ) và phí (sản xuất) cũng như bản chất của hai loại này để hạn ché việc chúng chồng chéo lên nhau. Trước đây, khi chỉ mới thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, việc chồng lấn không gây tác động xấu, nhưng giờ đây nếu đánh thuế thì cần phải làm rõ các mối quan hệ đó. Phí môi trường không thể đánh vào mặt hàng mà phải đánh vào công nghệ, quy trình sản xuất để giảm ô nhiễm môi trường, khuyến khích người sản xuất đầu tư và công nghệ. Còn thuế môi trường nên đánh vào tiêu thụ để hạn chế tiêu thụ những hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường. Chẳng hạn, nếu túi ni-lông bị đánh thuế cao thì người sử dụng sẽ hạn chế sử dụng. Bốn là: Mức thuế với than vẫn còn thấp, so với các nước trong khu vực thì mức thuế bảo vệ môi trường của nước ta cũng thấp hơn nhiều. Mặt khác, khi sử dụng than gây ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, mức thuế tối thiểu cần tăng để đạt được mục tiêu hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường. Năm là: Về công tác hoàn thiện pháp luật, Luật thuế bảo vệ môi trường cần đồng bộ với các luật khác, tránh hiện tượng thuế và phí chồng lên nhau gây khó khăn trong việc thu phí, thuế môi trường. Để đạt được hiệu quả điều chỉnh hành vi, ý thức của người dân theo hướng bảo vệ môi trường cần cân nhắc mức thuế, lộ trình tăng thuế hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng đến sản xuất khó đạt được mục tiêu thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cần có chính sách cụ thể để nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm thân thiện với môi trường Sáu là: Về công tác truyền thông, tuy Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực trên toàn quốc nhưng vẫn có một bộ phận người dân không biết tới. Trong khi Luật thuế bảo vệ môi trường có mục tiêu điều chỉnh hành vi, ý thức của người dân trong tiêu dùng các dạng nguyên liệu hóa thạch. Vì vậy cần tăng cường truyền tải thông tin về Luật tới toàn dân để mang lại hiệu quả cao nhất. Trang 10 Bài tập lớn học kỳ ˜ LỜI KẾT˜ Ở nước ta, việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí để bảo vệ môi trường mới được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật. Việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường – một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường đã đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn, thể hiện sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững. Luật Thuế bảo vệ môi trường là chính sách tài chính mới ở Việt Nam, mặc dù có ý nghĩa quan trọng, song không tránh khỏi có những tác động nhất định đến sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thông qua việc tăng giá hàng hoá, nhất là đối với một số hàng hoá thiết yếu như xăng, dầu Do đó, Nhà nước cần tập trung đánh giá những phát sinh khi áp dụng Luật, để có giải pháp xử lý hữu hiệu; đồng thời, xác định lộ trình áp dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước./. Trang 11 Bài tập lớn học kỳ ˜ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO˜ 1. Trường ĐH Luật Hà Nội. Giáo trình Luật môi trường. Nxb. CAND; 2. Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; 3. Nghị định số 80/2006/ NĐCP ngày 09 tháng 08 năm 2006 về việc quy địh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; 4. Luật Thuế bảo vệ môi trường số 52/2010/QH12 ngày 15/11/2010; 5. Ts. Vũ Duyên Thủy. Trường Đại học Luật Hà Nội. Luật môi trường hướng dẫn và trả lời lý thuyết và giải bài tập tình huống; 6. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 13/2008; 7. Một số trang web: http://www.nature.org.vn http://www.chinhphu.vn http://www.tamnhin.net Trang 12 Bài tập lớn học kỳ ˜ MỤC LỤC˜ A. LỜI MỞ ĐẦU:.....................................................................................................1 B. NỘI DUNG:.........................................................................................................1 1. Khái niệm thuế môi trường và sự ra đời của Luật Thuế bảo vệ môi trường............................................................................................................1 2. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của thuế bảo vệ môi trường........................2 2.1. Vai trò của thuế môi trường.................................................................2 2.2. Mục đích củ thuế môi trường...............................................................4 2.3. Ý nghĩa của thuế môi trường...............................................................5 3. Bình luận về Luật thuế môi trường............................................................5 3.1. Ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết và đúng đắn...............................................................................................6 3.2. Những ưu điểm của Luật thuế bảo vệ môi trường...............................6 3.3. Những hạn chế của Luật thuế bảo vệ môi trường và hướng hoàn thiện C. LỜI KẾT:...........................................................................................................11 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................12 Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan