Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Một số vấn đề về tài sản theo quy định tại điều 163 bộ luật dân sự...

Tài liệu Một số vấn đề về tài sản theo quy định tại điều 163 bộ luật dân sự

.DOC
21
19
115

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Tài sản là vấn đề trung tâm cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có những quy chế pháp lý điều chỉnh riêng. Khái niệm tài sản được đề cập tại Điều 163, BLDS 2005. Theo đó thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đây là cách định nghĩa tài sản mang tính chất liệt kê chứ không mang tính khái quát. Do đó trong bài tiểu luận của em chọn đề tài: “Một số vấn đề về tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự” để hiểu rõ hơn các quy định về tài sản cũng như những điểm bất cập trong quy định về tài sản. Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài làm của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Tài sản. Tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Từ hàng nghìn năm nay, pháp luật về tài sản của các quốc gia đã hình thành dựa trên các tập quán, lối suy nghĩ và hành động khác nhau. Luật tài sản Phương Tây có khởi nguồn từ cổ luật La Mã. Từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVII, người ta đã tạo ra các quy định và thiết chế mới về tài sản đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tư bản, mà vẫn dựa trên tư duy cổ xưa, mang đậm dấu ấn của luật tục. Hiện nay, luật tư được các học giả thừa nhận là một ngành luật cơ bản và Luật dân sự_nền tảng căn bản của luật tư mà ở đó, Nhà nước chỉ đóng vai trò là trọng tài-có liên quan tới con người và quan hệ của con người với nhau liên quan đến tài sản. Trong các hệ thống pháp luật, thông thường người ta mượn khái niệm tài sản và các giải pháp của luật La Mã để giải quyết các mối quan hệ đó. Các nước khác nhau có sự nhìn nhận và quan điểm luật học về tài sản khác nhau. Luật học Việt Nam trên cơ sở vận dụng có chọn lọc 1 những thành tựu của các hệ thống luật tiên tiến và kế thừa có sáng tạo tinh thần luật học cổ điển của nước nhà. 2. Khái niệm tài sản. Dưới góc độ pháp lí, tài sản là một chế định quan trọng của của Luật dân sự. Trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam đang có nhiều thay đổi để theo kịp với tiến trình hội nhập quốc tế, các khảo cứu mang tính lí luận về tài sản về cơ bản đã bao quát và tương đối. Bộ luật dân sự năm 1995 tại Điều 172 quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”. Có thể thấy rằng quy định này có phần chưa phù hợp với lí luận và thực tiễn về tài sản. Bộ luật dân sự 2005 trên cơ sở kế thừa và phát huy Bộ luật dân sự 1995 cũng đã có sự thay đổi điều chỉnh mới về khái niệm tài sản phù hợp hơn: Điều 163, BLDS năm 2005 quy định :“ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định này thì tài sản được liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. 3. Đặc điểm của tài sản. Tài sản là vấn đề quan trọng khi xem xét các quan hệ có liên quan đến tài sản phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Chính vì vậy việc xác định đặc điểm pháp lý của tài sản mang lại ý nghĩa đặc biệt cho hoạt động pháp lý. Theo quy định tại Điều 163 BLDS tài sản có những đặc điểm sau: Thứ nhất : Tài sản có tính giá trị thể hiện ở việc chúng đều trị giá được bằng tiền. Pháp luật quy định tiền thực hiện ba chức năng chính là công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản, và tiền chính là thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Thứ hai: Tài sản luôn phải đáp ứng một lợi ích nào đó cho chủ thể có quyền. Đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc là tinh thần. Đây cũng chính là tính lợi ích của tài sản. Thứ ba : Tài sản là đối tượng trong lưu thông dân sự. Chính vì đặc điểm này mà khái niệm tài sản được mở rộng hay thu hẹp theo từng thời kỳ để phù hợp với điều kiện giao lưu dân sự trong xã hội thời đó. 2 4. Cơ sở của quy định về tài sản. Quy định về tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tiếp đó Điều 163 BLDS năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Ngoài ra các quy định về tài sản còn được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan. II. Thực tiễn về tài sản theo pháp luật hiện hành. Căn cứ vào Điều 163 BLDS năm 2005 thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Để hiểu rõ hơn nữa về quy định này của pháp luật dân sự em xin lần lượt đi qua các vấn đề về các loại tài sản như sau: `1. Vật. 1.1. Định nghĩa về vật Vật là một bộ phận quan trọng của thế giới vật chất mà con người có thể cảm nhận nó bằng các giác quan của mình, tuy nhiên để vật trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật dân sự thì chúng phải có những điều kiện nhất định. Điều 163 BLDS Việt Nam năm 2005 quy định vật với quan niệm là một tài sản. trong thế giới vật chất khái niệm vật chất rất lớn nó bao trùm tất cả những gì xung quanh chúng ta. Theo quan niệm luật dân sự vật chất phải thỏa mãn những điều nhất định như sau:  Là bộ phận của thế giới vật chất  Con người chiếm hữu được  Mang lại lợi ích cho chủ thể  Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai. Như vậy, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát nhất về vật là đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự như sau: Vật là một bộ phận của thế giới vật chất tinh thần của mình” 3 Trong pháp luật Việt Nam, từ Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định vật là một loại tài sản. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa những quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 và BLDS năm 2005 đã có sự mở rộng phạm vi về vật, từ “vật có thực” năm 1995 sang “vật” năm 2005 là tài sản. Như vậy, khái niệm vật chất chỉ dừng lại ở khái niệm vật hiện hữu mà vật chỉ được hình thành trong tương lai cũng có thể coi là tài sản. Tại Điều 175 của BLDS năm 2005 đã xác định loại tài sản này là hoa lợi và lợi tức – đây chính là sự gia tăng của tài sản trong những điều kiện nhất định. Do sự phát triển của khoa học công nghệ khái niệm hiện vật trong khoa học pháp lý cũng được cũng được mở rộng. Ví dụ: (vật thải nếu sử dụng làm nguyện liệu sẽ được coi là vật nhưng ở dạng bình thường thì không là vật). BLDS đã quy định vật với tư cách là một loại tài sản của quan hệ dân sự nhưng lại không giải thích vật là gì. Vì vậy, đã có rất nhiều tranh luận về điều kiện để vật là tài sản. Nó sẽ mang đặc tính của một tài sản hoặc tinh thần có thể đang tồn tại hoặc hình thành trong tương lai. 1.2. Đặc điểm pháp lý của vật. Các nhà làm luật trong khi quy định vật là một loại tài sản có lẽ với suy nghĩ vật là một khái niệm đã quá quen thuộc với chúng ta. Do vậy BLDS chỉ đề cập đến phân loại vật cũng như trong các luật chuyên ngành chưa có văn bản cụ thể nào thể hiện sự hướng dẫn cụ thể về vật với tư cách là đối tượng trong quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, dựa vào các loại vật được quy định trong BLDS như vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật đặc định… có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của vật khi là một tài sản. Vật thuộc bộ phận thế giới vật chất và phải do con người chiếm hữu được. Thế giới vật chất vô cùng phong phú, cho nên vật rất đa dạng. Nếu là những vật không thể kiểm soát được như nắng, mưa.. thì sẽ không được coi là tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự. Con người có thể áp dụng quyền sở hữu lên chúng. Trong đó các quyền chiếm hữu, quyền định đoạt. Bao gồm các quyền nắm giữ, quyền quản lý tài sản, quyền chuyển giao, quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền đó. Bên 4 cạnh đó vật chỉ được coi là tài sản khi luôn mang lại cho chúng ta một lợi ích tinh thần hoặc vật chất nhất định. Ngoài ra, đối với vật chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ vật chính đó. Ví dụ: có thể khai tháccốc để uống nước, bát để ăn cơm… Đây chính là điểm khác biệt của vật so với tiền và giấy tờ có giá khác khi hai tài sản này không thể khai thác công dụng từ chính tờ tiền hoặc giấy tờ có giá đó. Khác với các loại tài sản khác như tiền thì vật có thể do nhiều chủ thể sáng tạo ra. Vật có thể được cấu tạo đơn giản hoặc phức tạp, do vậy đối với những vật có kết cấu cầu kỳ thì không phải một chủ thể có thể tạo ra nó mà cần phải có sự hợp tác của nhiều chủ thể, những chủ thể này không bị hạn chế bởi pháp luật. Ví dụ: xe máy không thể do một người tạo nên mà phải do mỗi người lắp ráp các bộ phận lại tạo thành. 1.3. Phân loại vật. Trong BLDS năm 2005 có nhiều cách phân loại vật và ở mỗi tiêu chí khác nhau nó lại mang ý nghĩa cho nền khoa học pháp lý.  Vật chính và vật phụ: Một trong những cách phân loại vật theo điều 176 BLDS năm 2005 là vật chia thành vật chính và vật phụ. Có thể hiểu vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng và vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ:cái kính là vật chính, hộp đựng kính là vật phụ. Việc phân loại này mang ý nghĩa cơ bản cho việc thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật trong trường hợp chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ.  Vật chia được và vật không chia được. Căn cứ theo hình dáng, tính năng của vật người ta chia vật thành vật chính chia được và vật không chia được. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. ví dụ:thóc, gạo, nước,…Bên cạnh đó vật không chia được 5 là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên tính chất và khả năng sử dụng ban đầu.ví dụ: bàn, ghế.xe máy, ô tô… Cách phân loại này có ý nghĩa trong trường hợp khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia. Ví dụ; trường hợp mà vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì phải trị giá thành tiền để chia.  Vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Căn cứ theo tính chất vật lý có thể phân loại vật thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao theo điều 178 BLDS năm 2005. Quy định vật tiêu hao là vật đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được hình dáng và tính năng ban đầu. Ví dụ: Xăng dầu, xà phòng,… Pháp luật quy định vật không tiêu hao là vật qua sử dụng một lần vẫn giữ nguyên được hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ : Mũ nón, quần áo,Giày dép, xe máy… Đối với vật tiêu hao thì không thể là đối tượng của hoạt động cho thuê, mượn. Bởi đối tượng hoạt động này phải là tài sản sử dụng mang tính chất lâu bền. Vật tiêu hao lại là vật sử dụng một lần đã mất đi hình dạng, tính năng ban đầu.  Vật cùng loại và vật đặc định. Ngoài cách phân loại trên thì vật còn được phân thành vật cùng loại và vật đặc định theo Điều 179 của BLDS năm 2005. Vật cùng loại là vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng đơn vị đo lường.Ví dụ: Rượu và nước giải khát cùng loại của một công ty sản xuất,… Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Ví dụ:Trống đồng được khai thác Đông sơn, cầu Mỹ thuận,.... Việc phân loại vật thành vật cùng loại, vật đặc định có ý nghĩa trong khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật. Đối với vật cùng loại nếu bị hư hỏng, mất… 6 có thể thay bằng vật cùng loại. Còn đối với vật đặc định thì nó là vật duy nhất không thể dùng vật khác thay thế cho nó được. • Vật đồng bộ. Vật động bộ là tập hợp các vật, mà chỉ có đầy đủ nó mới có giá trị sử dụng đầy đủ. Ví dụ như: Bộ ấm chén, Bộ bàn ghế,…Tập hợp các vật phải liên hệ với nhau thành một chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần, hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại, thông số kỹ thuật, thì không sử dụng được, hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Ta có thể coi vật đồng bộ là vật có đôi như: Đôi giầy, đôi dép, đôi tất,…Theo nguyên tắc chung vật đồng bộ là đối tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự. Vì thế, khi thực hiện nghĩa vujchuyeenr giao vật đồng bộ, thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành vật đồng bộ. Ngoài ra các bên có thể thoae thuận từng vật trong “bộ” đó để chuyển giao riêng biệt ví dụ như: Một cái cái bàn, một cái ghế… 2 Tiền: 2.1. Định nghĩa tiền. Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Với việc Bộ luật dân sự năm 2005 đã bỏ quy định tiền thanh toán phải là tiền Việt Nam như quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995 thì về mặt pháp lý tiền có thể được hiểu là nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như tiền Việt Nam. Trong BLDS hiện hành của Việt Nam tuy đã quy định tiền là một loại tài sản, nhưng lại không có những quy định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền. Tuy nhiên thông qua các quan niệm thì có thể đưa ra một số định nghĩa chung nhất về tiền như sau: “Tiền được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tai sản khác và nó phải có giá trị lưu hành trên thực tế” . 7 2.2. Bản chất pháp lý của tiền.  Tiền là một loại tài sản đặc biệt. Theo Điều 163 đã quy định 4 loại tài sản: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Trong đó có thể nói tiền là một loại tài sản đặc biệt. Như vậy, chúng ta đã biết tài sản mang tính giá trị và thước đo giá trị chính là tiền. Người ta dùng tiền để xác định giá trị của các loại tài sản, qua đó có thể biết được tài sản nào có giá trị hơn. Như vậy, việc tất cả các tài sản đều có thể quy đổi ra tiền đã tạo nên tính đặc biệt của loại tài sản.  Chức năng của tiền. Tiền là một loại công cụ thanh toán đa năng: trong thời kỳ xa xưa khi tiền chưa hình thành, các giao dịch hàng hóa diễn ra bằng phương thức vật đổi lấy vật.Ví dụ: một người bán thóc và cần mua nông cụ còn người bán nông cụ cần mua vải, như vậy thì giao dịch giữa hai người này sẽ không thể xảy ra vì cái mà người bán thóc bán không phải là cái mà người bán nông cụ cần mua. Vì vậy ta có thể thấy giao dịch chỉ diễn ra khi 2 đáp ứng nhu cầu của nhau. Vì thế mà hoạt động giao dịch này càng bị hạn chế. Cho đến khi tiền ra đời thì quá trình đơn giản đi rất nhiều. Và người bán thóc chỉ cần bán thóc đi lấy tiền và mua nông cụ. Vì vậy mà tiền được coi là phương tiện thanh toán hữu hiệu nhất. Đặc biệt tiền còn có thể trao đổi với bất cứ loại tài sản nào. Cho nên có thể nó tiền là công cụ thanh toán đa năng. Tiền là công cụ tích lũy tài sản: có thể nói trong đời sống kinh tế tiền thực hiện chức năng là công cụ tích lũy khi nó tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai. Tiền có tính bền lâu, bởi vậy nên nó thực hiện chức cất giữ giá trị. Một vật mau hỏng không được để làm tiền, chính vì vậy tiền luôn được in trên giấy có chất lượng cao và tiền xu thì làm bằng kim loại. Khi tiền xuất hiện người ta dần thay thế tích lũy dưới hình dạng tiền tệ. Vì hình thái này có nhiều điểm nổi bật như lưu thông dễ dàng và là 8 loại tài sản có tính thanh khoản, lưu thông… Tuy nhiên khi nền kinh tế lạm phát thì việc tích lũy bằng tiền tệ có thể mất giá trị. Tiền là thước đo giá trị. Chức năng này xuất phát khi tiền đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Chúng ta có thể ví đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo lường khối lượng bằng kilôgam hoặc đo khoảng cách bằng mét. Khi tiền chưa xuất hiện thì công việc này diễn ra khá phức tạp. Ví dụ : trong nền kinh tế chỉ có 3 mặt hàng: gạo, vải , muối thì có 3 giá trị để trao đổi thứ này với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kg gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kg muối, giá của một kg gạo tính bằng bao nhiêu cân muối. Cho đến khi nền kinh tế phát triển hơn, chúng ta có nhiều hàng hóa để trao đổi hơn thì việc xác định vật này rẻ hơn vật kia hay ngược lại là vấn đề hết sức khó khăn vì phải so sánh với giá của nhiều mặt hàng. Cho đến khi tiền được đưa vào nền kinh tế và dùng để thể hiện giá trị của tất cả các mặt hàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh các mặt hàng với nhau. Với việc đảm nhận chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã giúp cho mọi việc tính toán trong nền kinh tế trở nên đơn giản như tính thu nhập, thuế, chi phí sinh hoạt… 2.3. Phân biệt tiền và vật Theo quy định Điều 163 BLDS năm 2005 thì tiền và vật cùng là tài sản nhưng giữa chúng lại có những điểm khác biệt về đặc điểm pháp lý. Đối với vật có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó. Ví dụ: xe máy dùng để đi, cốc dùng để uống nước… còn đối với tiền thì không thể khai thác công dụng từ chính tiền. Tiền có thể được làm bằng giấy hoặc làm bằng kim loại nhưng để khai thác công dụng của nó một cách trực tiếp thì sẽ không thu được hiệu quả. Mà tiền chỉ thể hiện lợi ích của chúng qua cách thực hiện chức năng của nó: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản, công cụ định giá. Tiền chỉ có thể được tạo ra bởi nhà nước, việc phát hành do nhà nước độc quyền. còn vật có thể do rất nhiều các chủ thẻ khác tạo ra. 9 Chủ sở hữu vật được quyền tiêu hủy vật thuộc sở hữu hợp pháp của mình, nhưng chủ sở hữu tiền không được tiêu hủy tiền( không được xé, sử, thay đổi kích thước của tiền.). Theo Điều 3 nghị quyết 130/2003/NQ – TTg về bảo vệ tiền tệ. Bên cạnh đó thì vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường kilogam,mét.. Thì tiền được xác định thông qua mệnh giá của nó. 3.Giấy tờ có giá: 3.1. Định nghĩa giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá là loại tài sản phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nó được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, trái phiếu, công trái… 3.2. Đặc điểm giấy tờ có giá Dưới góc độ pháp lý, giấy tờ có giá với tư cách là một hình thức pháp lý của tài sản trong quan hệ dân sự có các đặc điểm sau: - Xét về mặt hình thức, giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trật tự luật định; nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ; - Giấy tờ có giá là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng toàn bộ một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu; - Chủ thể phát hành giấy tờ có giá rộng hơn tiền, có thể do các chủ thể khác nhau phát hành (Nhà nước, các tổ chức ngân hàng phát hành theo trình tự luât định...); - Do dặc trưng của tài sản là có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự nên chủ sở hữu giấy tờ có giá là một lớp người không ổn định; - Không phải loại giấy tờ có giá nào cũng được coi là tài sản trong pháp luật dân sự. 10 3.3.Các loại giấy tờ có giá. * Các loại giấy tờ có giá theo nghĩa rộng. Với chức năng là công cụ tài chính, giấy tờ có giá bao gồm: Cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Trái phiếu bao gồm trái phếu chính phủ và trái phiếu công trái, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, trái phiếu huy động vốn cho từng công trình, trái phiếu huy động vốn cho quỹ hỗ trợ và phát triển và trái phiếu công ty. Cổ phiếu và trái phiếu đều được chia làm hai loại chính là ghi danh và không ghi danh. Với chức năng là một công cụ tín dụng - thanh toán phục vụ cho hoạt động thương mại hối phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ được hiểu là giấy tờ có giá. Tuy nhiên chuyển nhượng chỉ là một thuộc tính của các giấy tờ có giá trị nói trên và cũng không phải bất kì hối phiếu nào cũng có thể tự do chuyển nhượng nếu như chúng là loại giấy tờ có giá định danh, không theo lệnh thì chúng không được chuyển nhượng. Với chức năng là phương tiện tín dụng - là các loại hàng hóa dươc ghi giá trên thị trường tài chính, bao gồm các phương tiện ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi ngắn han,kì phiếu và các phương tiện tín dụng dài hạn (chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tín phiếu ngân hàng).  Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong pháp luật dân sự . Dưới góc độ pháp luật dân sự, những loại giấy tờ có giá trị ghi danh và cấm chuyển nhượng không được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong giao lưu dân sự, bởi lẽ, mất chúng không phải là mất tiền, chúng chỉ đơn giản là một loại giấy tờ có giá trị chứng minh cho quyền sử dụng, quyền yêu cầu, quyền định đoạt hay quyền sở hữu nói chung má thôi. Chỉ những giấy tờ có giá không ghi danh, có thể chuyển giao, cầm cố, thế chấp,…và mất nó coi như là mất tiền mới được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong pháp luật dân sự. 11 Như vậy, trong số các loại giấy tờ có giá kể trên, chỉ những loại không được ghi danh, hay nói cách khác những giấy tờ chứng minh cho quyền tài sản vô danh mới được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong giao lưu dân sự. Có thể kể đến: cổ phiếu, công trái, hồi phiếu, séc, kỳ phiếu, tín phiếu và một số hóa đơn vận chuyển đường biển. 4. Quyền tài sản. 4.1. Khái niệm quyền tài sản Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 181 BLDS năm 2005: “ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Theo đó thì quyền tài sản trước tiên phải được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền tài sản thì có rất nhiều nhưng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì mới được coi là tài sản tại Điều 163 BLDS. Đây là cách phân loại mang nhiều ý nghĩa trong luật dân sự cũng như cách ngành luật khác. Trong luật dân sự có nhiều trường hợp đối tượng của quan hệ không thể là tiền hoặc giấy tờ có giá, ví dụ như hợp đồng thuê, mượn. Hơn nữa khi đối tượng của giao dịch là các loại tài sản khác nhau thì phương thức thực hiện cũng sẽ được áp dụng khác nhau (ví dụ như phương thức thực hiện nghĩa vụ giao vật khác với thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đối với tiền khi thực hiện chậm sẽ bị tính lãi tương ứng với thời gian chậm trả còn đối với vật chỉ có thể là buộc phải giao vật hoặc bồi thương thiệt hại...). Trong luật hình sự việc xác định đúng loại tài sản sẽ có ý nghĩa trong việc xác định đúng tội danh như tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới (Điều 154 BLHS 1999); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180).. 4.2. Đặc điểm pháp lý của quyền tài sản Trong khoa học pháp luật, khái niệm quyền tài sản theo nghĩa rộng được hiểu là cách ứng xử của con người với nhau liên quan đến tài sản đối với quyền tài 12 sản bao giờ cũng có hàm ý tập trung quyền kiểm soát cho người này và giới hạn hoặc loại trừ quyền đó đối với người khác. Có thể thấy rằng đây là một loại tài sản khá đặc biệt được quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005, được thể hiện qua đặc điểm pháp lý của quyền tài sản như sau: Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền. Có thể thấy rằng tiền là một loại tài sản đặc biệt, nó là công cụ định giá các loại tài sản khác. Bởi vậy khi “quyền” có giá trị bằng một số tiền nhất định thì nó sẽ được coi là tài sản. Ví dụ: quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất… Quyền tài sản có thể được dùng là đối tượng trong giao lưu dân sự hoặc quyền tài sản là quyền chủ thể trong một số quan hệ dân sự tuyệt đối. Khác với các loại tài sản khác, quyền tài sản là tài sản vô hình. Theo quan niệm La tinh “quyền” và “vật” không được phân ra thành 2 loại tài sản khác nhau mà đưa ra thành 2 cách hình dung khác nhau đối với tài sản. Tài sản chỉ có thể nhận biết như là một vật hoặc một quyền. Và người ta phân loại theo những cách khác nhau tùy theo nó được hiểu là là vật hay là quyền. Nếu là vật thì tài sản được phân chia theo các tiêu chí: Vật có thể nhận biết được bằng giác quan tiếp xúc gọi là vật hữu hình, trong trường hợp ngược lại là vật vô hình. Nếu là quyền, tài sản sẽ được phân loại theo tiêu chí có các quyền: quyền đối vật, ví dụ: quyền sở hữu; quyền đối nhân, ví dụ: Quyền đòi nợ và Quyền vô hình, ví du: quyền tác giả. Tuy nhiên khác với Luật La tinh, tại điều 163 của BLDS năm 2005 không coi quyền và vật như là cách hình dung khác nhau về tài mà quy định đây là loại tài sản khác nhau. Quyền tài sản trong luật thực định Việt Nam được xây dưng như một khái niệm độc lập với nó là quyền tài sản được hiểu là tài sản vô hình. 4.3. Phân biệt quyền tài sản và giấy tờ có giá. Dưới góc độ pháp lý, có thể nhận thấy rằng, giấy tờ có giá là giá trị của quyền tài sản và loại tài sản này trị giá được bằng tiền. Nhưng giữa chúng cũng có những điểm phân biệt: Giấy tờ có giá là tài sản hữu hình còn quyền tài sản là tài 13 sản vô hình. Nếu như giấy tờ có giá là một vật ( từ là một giấy tờ được xác định giá trị) thì quyền tài sản hoàn toàn là vật vô hình. Đối với giấy tờ có giá ta có thể thực hiện quyền chiếm hữu và quyền định đoạt thì đối với quyền tài sản chỉ mang lại lợi ích cho chủ thể khi chúng ta được chuyển giao cho một chủ thể khác qua việc mua bán quyền tài sản theo Điều 449 BLDS năm 2005. Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tìa sản trong giao lưu dân sự chính là tờ giấy minh chứng cho quyền tài sản vô danh giá trị của tờ giấy có giá bằng giá trị quyền tài sản đó. III. Những bất cập trong quy định về tài sản và phương hướng hoàn thiện 1. Những bất cập trong quy định về tài sản. 1.1. Các quy định tài sản tại Điều 163 BLDS chưa đầy đủ. Theo quy định tại Điều 163 BLDS thì tài sản được quy định như sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Có thể thấy đây là cách đưa ra định nghĩa theo kiểu liệt kê về các loại tài sản mà chưa đưa ra được phạm vi của nó. Điều này sẽ gây bất cập khi phát sinh tài sản mới trong khi đời sống kinh tế xã hội đang phát triển từng ngày như hiện nay. Bản thân khái niệm tài sản là một khái niệm động ngày càng có nhiều yếu tố đang được xem xét là tài sản.Vì vậy nếu quy định theo cách liệt kê thì sẽ tạo ra sự hạn chế trong giao lưu dân sự khi phát sinh ra một tài sản mới trong luật dân sự. Bên cạnh đó quy định về tài sản tại Điều 163 BLDS dường như đã tách biệt quyền sử hữu ra khỏi khái niệm tài sản. Đây chính là một thiếu sót của Luật dân sự khi chỉ coi vật chất liệu là tài sản. Các quy định về bên thế chấp có thể nhượng bán tài sản thế chấp và trách nhiệm của người mua tài sản thế chấp đối với bên nhận thế chấp và việc bên nhận thế chấp có thể chuyển nhượng thế chấp là những sự thể hiện điển hình của các 14 chức năng này, nhưng có thể nói pháp luật Việt Nam đã chưa thể hiện được đặc điểm này trong các quy định về tài sản. 1.2. Thiếu các quy định về tiền trong Bộ luật dân sự. Tiền được quy định là một loại tài sản thậm chí nó là tài sản có đặc điểm pháp lý khá đặc trưng nhưng thực tế cho thấy rằng Bộ luật dân sự lại không có một quy định nào giải thích cụ thể về tiền. Từ đó dẫn tới những cách hiểu không thống nhất về bản chất pháp lý của tiền. Hiện nay cũng có nhiều tranh cãi xung quanh việc ngoại tệ có phải là tiền theo quy định tại Điều 163 hay không. Về bản chất nội tệ và ngoại tệ đều là tiền nhưng trong pháp luật dân sự ngoại tệ chỉ được lưu thông hạn chế không đáp ứng được chức năng là công cụ thanh toán đa năng, chỉ có những chủ thể nhất định mới được phép giao dịch đối với nó. Như vậy nên để ngoại tệ vào loại tài sản nào trong các loại tài sản tại Điều 163 Đây chính là sự khó khăn xuất phát từ việc quy định khái niệm tài sản một cách khép kín của điều luật. 1.3. Sự quy định về giấy tờ có giá trong BLDS còn nhiều lỗ hổng Hiện nay có rất nhiều loại giấy tờ có giá nhưng không phải loại nào cũng được coi là tài sản. BLDS chỉ quy định nó là một loại tài sản nhưng không đưa ra một giải thích nào. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khi giải thích về khái niệm này. Trong quyết định số 02/2005/QĐ – NHNN ngày 04/1/2005 về ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước tại Điều 4 quy định: “Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Tuy nhiên tại nghị định của chính phủ số 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 thì giấy tờ có giá lại được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự (khoản 9 Điều 3). Có thể nói giữa các luật chuyên ngành có những cách hiểu khác nhau, không thống nhất, thiếu tính đồng bộ về giấy tờ có giá. Vì vậy đây chính là một điều cần được bổ sung trong BLDS để giải quyết mâu thuẫn này. 15 1.4. Sự chưa phù hợp trong quy định về quyền tài sản. Đầu tiên phải kể đến sự thiếu sót trong quy định tại Điều 181 BLDS năm 2005 về quyền tài sản khi nhà làm luật không quy định về các quyền tài sản không chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Đó là những quyền trị giá được bằng tiền nhưng do gắn với nhân thân nên không thể chuyển giao được, ví dụ như quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền hưởng trợ cấp hưu trí …vv Tiếp đó khái niệm quyền tài sản của Việt Nam được xây dựng là một loại tài sản đối lập với vật. Tức là một loại tài sản vô hình. Như vậy khi ta kết hợp cách phân loại giữa vật và quyền cách phân loại giữa bất động sản sẽ không tạo ra khái niệm quyền tài sản mang tính chất bất động sản. Do vậy trong trường hợp này thì quyền tài sản sẽ là động sản. Điều này sẽ không phù hợp với quyền sử dụng đất (một loại quyền tài sản). Trong luật Việt Nam hiện hành quyền sử dụng đất về phương diện thực quyền tức là một phần đất và tính chất bất động sản của nó là rất rõ ràng nhưng luật hiện hành lại không ghi nhận quyền sử dụng đất là bất động sản. Ngoài ra trong quan niệm về quyền tài sản của BLDS Việt Nam đã không có khái niệm về quyền thực hiện trực tiếp trên vật (quyền đối vật). Quyền trong luật Việt Nam là một mối quan hệ giữa một chủ thể và một hoặc nhiều chủ thể khác nhau mà trong đó một chủ thể được hưởng một lợi ích. Có thể lấy ví dụ: trong trường hợp thế chấp tài sản. Đối với luật Việt Nam thừa nhận rằng chủ sở hữu tài sản có quyền thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, luật Việt Nam lại không thực sự coi các quyền của chủ nợ nhận thế chấp là quyền đối vật. Khi đã xây dựng được quan niệm về quyền đối vật ta sẽ dễ dàng xác định được rằng người cầm cố hoặc thế chấp tài sản vẫn là chủ sở hữu đối với tài sản liên quan cả trong thời gian có hiệu lực của biện pháp bảo đảm. 1.5. Cách hiểu không đúng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi coi nó là một lọai tài sản. Trên thực tế pháp luật Việt Nam thừa nhận chế độ sở hữu đối với đất đai của công dân. Những người có quyền sử dụng đất sẽ được cơ quan làm thủ tục và 16 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi vay tiền ở các ngân hàng người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đem đến làm thủ tục thế chấp vay tiền. Từ thực tế này một số người đã quan niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản vì việc thế chấp nó được nhận tài sản khác ở ngân hàng chính là tiền Việt Nam đồng. Người dân coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản và khi bị mất trộm thì họ coi là mất tài sản. Thực chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là một chứng chỉ ghi nhận quyền tài sản. Đây chính là tờ giá ghi trên bề mặt của nó các ký tự, thông tin về lô đất. Vì vậy khi giấy tờ này bị mất trộm thì không được coi là bị mất tài sản và cơ quan điều tra không khởi tố vụ án với tội danh trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 BLHS. Có thể nói giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một văn bản chứng quyền cho nên không thể coi nó là tài sản và cũng không nên xem xét nó là loại giấy tờ có giá trong thanh toán, trao đổi. 1.6. Vấn đề công nhận tài sản ảo: Tài sản ảo là một khái niệm rất rộng: tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản…và có những loại tài sản ảo khá phổ biến như tài sản ảo trong các trò chơi game trực tuyến. Theo nghĩa hẹp tài sản ảo là các đối tượng trong thế giới ảo, theo nghĩa rộng tài sản ảo được hiểu là những tài nguyên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Về bản chất tài sản của tài sản ảo chúng ta có thể thấy được nó đối lập với tài sản vật chất. Chúng ta không cảm nhận nó bằng các giác quan và nó tồn tại trong một thế giới ảo, là một đoạn mã trong game. Chính vì vậy mà nó khó có thể được công nhận về mặt pháp lý. Thực trạng hiện nay cho thấy đã có rất nhiều game thủ bỏ rất nhiều tiền ra để mua tài sản ảo trên game online và khi xảy ra tranh chấp thì không có một văn bản nào có thể áp dụng được vì tài sản ảo vốn không được bảo hộ. Đây chính là 17 một trong những điểm còn bất cập trong quy định về tài sản của Bộ luật dân sự năm 2005 khi chưa có quy định nào về vấn đề tài sản ảo. 2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về tài sản trong BLDS. 2.1. Bổ sung hoàn thiện quy định của pháp luật về tài sản. Có thể nói đối với Điều 163 BDS năm 2005 khi quy định về tài sản cần quy định theo lối mở rộng hơn. Bởi do phạm vi tài sản ngày càng được mở rộng hơn, số lượng những yếu tố được coi là tài sản mới ngày càng nhiều, do vậy cần thiết lập điều luật theo hướng nới rộng phạm vi của tài sản để phù hợp với xu thế của đời sống xã hội. Bên cạnh đó đối với mỗi loại tài sản được quy định trong Điều 163 BLDS là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thì cần có sự giải thích cụ thể hơn trong bộ luật về các loại tài sản này để tạo tính đồng nhất giữa BLDS với các văn bản pháp luật chuyên ngành. Đối với vật trong BLDS năm 2005 nhà làm luật nên bổ sung thêm các quy định về khái niệm vật cũng như đưa ra các giải thích cụ thể để là rõ hơn bản chất pháp lý của nó. Bên cạnh đó cần xây dựng khái niệm về giấy tờ có giá theo hướng: giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là chứng chỉ xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Pháp luật cần tạo cho thị trường nhiều loại giấy tờ có giá có thể trao đổi mua bán song bên cạnh đó cần có những chế tài phù hợp để giải quyết tranh chấp, đồng bộ hóa các thể chế và chế định liên quan. Do đó ngoài việc đưa ra khái niệm về giấy tờ có giá thì pháp luật nên giải thích cụ thể về giấy tờ có giá theo hướng chỉ những giấy tờ có giá vô danh được tự do chuyển nhựng trên thị trường mới được coi là tài sản trong giao lưu dân sự. Đối với quyền tài sản cần xây dựng như một đối tượng của quyền nhân thân. Nói chung quyền có thể chuyển giao được cho người khác không phải là 18 quyền nhân thân. Trong luật của các nước Latinh thì quyền này gọi là “quyền tài sản” nhưng đối với Việt Nam quyền tài sản được hiểu theo một nghĩa rất hẹp, nó không bao hàm được tất cả các quyền không phải là quyền nhân thân. Vì vậy cần có một chế định về quyền tài sản và mở rộng phạm vi khái niệm quyền tài sản để phù hợp với thực tiễn. 2.2. Vấn đề tài sản ảo: Thứ nhất: Bổ sung tài sản ảo vào công ước Rome như một loại quyền liên quan mới, bổ sung tài sản ảo vào công ước Bren như một đối tượng của quyền liên quan quyền tác giả. Trong giai đoạn hiện nay việc xem xét coi tài sản ảo là tài sản theo pháp luật Việt Nam là chưa phù hợp. Nếu chúng ta có thể bỏ qua các quy định quốc tế về bảo hộ tài sản ảo – cụ thể là công ước Bren về bảo hộ quyền tác giả và công ước Rome về bảo hộ quyền liên quan - và sửa luật để điều chỉnh tài sản ảo là không hợp lý. Nó sẽ kéo theo hệ quả hệ thống pháp luật Việt Nam không tương thích với pháp luật quốc tế. Vì vậy chúng ta cần bổ sung tài sản ảo vào công ước Rome như một quyền liên quan đến quyền tác giả, có thể là một biện pháp để bảo vệ tài sản ảo trên phạm vi toàn quốc vì khái niệm liên quan phát sinh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ thông tin đa dạng, tài sản ảo là kết quả mới của sự phát triển này.Vì vậy tài sản ảo cần được công nhận như một loại quyền liên quan mới. Mặt khác xét từ tình hình thực tiễn và dựa vào những vấn đề lý luận của tài sản có thể giải quyết tài sản ảo hướng áp dụng vào Điều 163 BLDS và Điều 181 BLDS cụ thể như sau: Xác lập tài sản ảo là một quyền tài sản và giải thích theo Điều 181 BLDS năm 2005 quy định về quyền tài sản. Trước hết tài sản ảo có thể trị giá được bằng tiền theo quy luật cung – cầu. Việc mua bán tài sản ảo đang diễn ra một cách sôi động tạo nên một thị trường rộng lớn về loại tài sản này. Trong cộng đồng những người chơi game nó là một nhu cầu không thể thiếu, do đó nhận thấy rằng tài sản ảo hoàn toàn có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự Để tiếp cận tài sản ảo theo hướng quyền tài sản cần quy định khung pháp lý chặt chẽ về vấn đề này. Bởi hiện nay người chơi game không có quyền sở hữu 19 hoàn chỉnh. Quyền chiếm hữu không thuộc về người chơi game vì nó nằm trong hệ thống máy chủ của nhà cung cấp trò chơi. Quyền định đoạt cũng không có vì quy định thời hạn cung cấp phần mềm trò chơi thuộc nhà sản xuất và nhà cung cấp. Người chơi chỉ có quyền sử dụng đối với trò chơi. Vì vậy nên chăng cần quy định những ràng buộc nhất định giữa người chơi với nhà cung cấp và nhà sản xuất. Bên cạnh đó quyền định đoạt đối với tài sản ảo cũng là một vấn đề cần quan tâm để bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu loại tài sản này. Từ vấn đề của tài sản ảo chúng ta sẽ thấy sự bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc quy định một điều luật khép kín. Sự phát triển của xã hội ngày càng mạnh mẽ cho nên sự phát sinh một loại tài sản mới là điều dễ dàng xảy ra. Những hiện như tài sản ảo hay như trường hợp các hồ sơ khách hàng, giọng ca sỹ …đang gây tranh cãi có phải là tài sản hay không Thế nên trong Điều 163 BLDS về tài sản các nhà làm luật nên mở rộng phạm vi tài sản, quy định thêm về các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Có như vậy mới phát sinh một loại tài sản mới sẽ tạo ra sự thống nhất đồng bộ trong các văn bản pháp luật.Qua đó giúp ta có những cách nhìn nhận chính xác hơn, mới mẻ và sâu rộng hơn về tài sản. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Như vậy, qua các phân tích trên, về cơ bản có thể hiểu rõ hơn về tài sản theo quy định tại Điều 163_BLDS 2005, qua đó cho thấy tầm quan trọng của tài sản nói chung cũng như các loại tài sản nói riêng trong đời sống thực tiễn và trong các quy định của pháp luật. Vấn đề làm rõ quy định của pháp luật về tài sản về lí luận và thực tiễn có vai trò hết sức to lớn và quan trọng. Bởi vậy, pháp luật của chúng ta ngày càng phải phát triển và hoàn thiện nhiều hơn nữa để đáp ứng với các đòi hỏi của xã hội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan