Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Một số loại trẻ em chưa thành niên có nguy cơ phạm tội .quan điểm các nhân trong...

Tài liệu Một số loại trẻ em chưa thành niên có nguy cơ phạm tội .quan điểm các nhân trong công tác dạy học và giáo dục con người .

.DOC
5
72
94

Mô tả:

Bài tập cá nhân số 1 Môn :Tâm lý học tội phạm Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là một những vấn đề nóng bỏng và là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Trẻ em chưa thành niên là những người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Ở Việt Nam quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là vị thành niên, tuy nhiên trên thế giới, đa số chỉ dung khái niệm người “ chưa thành niên” : Là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự là tội phạm. Về tính cách: có sự đan xen giữa trẻ con và người lớn. Người chưa thành niên luôn có tâm lý khẳng định mình, xu hướng dễ bắt trước những thói hư tật xấu, dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động dẫn đến phản ứng mạnh …. Vấn đề trẻ em chưa thành niên có nguy cơ phạm tội đang là vấn đề cần sự quan tâm của các cấp , các ngành, các bậc phụ huynh cũng như của toàn xã hội . Trong phạm vi bài tập, em xin trình bày : Một số loại trẻ em chưa thành niên có nguy cơ phạm tội .Quan điểm các nhân trong công tác dạy học và giáo dục con người . 1. Một số loại trẻ em chưa thành niên có nguy cơ phạm tội . 1.1 Trẻ em lang thang cơ nhỡ, Trẻ em bụi đời Hiện nay vẫn còn tình trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố, thị trấn. Nhiều trẻ em lang thang xin ăn, bán vé số, đánh giày, làm nhữngócong việc có thu nhập thấp để kiếm sống .Không nơi nương tựa các em phải ngủ ở vỉa hè, ghế đá, công viên… Nguyên nhân: Do nhiều hoàn cảnh khác nhau: Do gia đình bỏ rơi ở bệnh viện, cô nhi viện, cửa chùa, nhà thờ… Các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, phải tự kiếm sống rất sớm không có chỗ ăn chỗ ở, không được đi học… Hậu quả vô cùng to lớn: Các em gặp những mối nguy hiểm: ốm đau, tai nạn, bạo hành, bị xâm hại về tính mạng, nhân phẩm… Các em sẽ bị xô đẩy vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp, lừa đảo, ma tuý, băng nhóm xã hội đen … dẫn đến bị khiếm khuyết về tính cách. Không được học hành và giáo dục chu đáo, các em không ý thức được mình bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, những hành vi phạm tội có thể xảy ra với những nguyên nhân do thiếu hiểu biết cũng như vì mưu sinh . SV: Ong Thị Phương Anh 352243 MSSV: 1 Bài tập cá nhân số 1 Môn :Tâm lý học tội phạm Đây được xếp là nhóm trẻ chưa thành niên có nguy cơ phạm tội cao nhất vì chúng phải chịu hàng loạt tác động xấu của xã hội như đã nêu ở trên. 1.2 Trẻ em hư Nhóm trẻ em này cũng có nguy cơ phạm tội cao. Các đối tượng trong nhóm này có thể có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng do môi trường giáo dục chưa được quan tâm đầy đủ, cha mẹ thiếu quan tâm, chăm sóc và hướng dẫn các em trong cuộc sống ; dẫn đến trẻ đã nhiễm nhiều thói hư thừ nhiều nguồn khác nhau, nhất là từ mạng Internet . Trong thời đại thông tin bùng nổ và không thể kiểm soát gắt gao thì nhiều nguồn thông tin xấu có thể bị các em tiếp cận một cách dễ dàng. Nhưng hình ảnh sex, các clip có nội dung đồi truỵ , các trò chơi bạo lực… đã khiến tâm lý của nhiều trẻ vị thành niên phát triển một cách méo mó, không bình thường. Hậu quả là nhiều vụ tội phạm hiếp dâm, cướp của, thậm chí giết người đã xảy ra với các đối tượng gây án tuổi đời còn non trẻ. 1.3 Trẻ em phạm pháp. Năm 2012, cả nước đã xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật do gần 13.300 trẻ em, người chưa thành niên gây ra, trong đó độ tuổi từ 14-16 chiếm 31,9% và từ 16-18 tuổi chiếm 61,1%, tập trung nhiều nhất ở bậc trung học cơ sở (41,8%), kế đến là THPT (31,9%). Nếu trước đây người chưa thành niên thường phạm tội như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích với tính chất đơn lẻ, thủ đoạn đơn giản, suy nghĩ bồng bột thì nay hình thành nên những băng nhóm, thực hiện manh động, tính chất rất nghiêm trọng, gây nguy hiểm cao cho xã hội. Hai loại trẻ cơ nhỡ và trẻ hư trên đây là loại trẻ dẫn đến loại thứ ba đó là trẻ em phạm pháp. Loại trẻ em phạm pháp sẽ là loại trẻ em có nguy cơ phạm tội cao , bản thân chúng đã bị tác động dẫn đến những lệch lạc về nhận thức và hành vi gây hại cho xã hội. Bản thân đã thực hiện những hành vi trái pháp luật thì nguy cơ phạm tội cũng ở mức cao do có thể tái phạm lại nhiều lần . 1.5 Trẻ em rối loạn hành vi Chứng rối loạn hành vi ở trẻ có thể là hậu quả của sách báo, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy, môi trường học tập thiếu lành mạnh hoặc cha mẹ thường SV: Ong Thị Phương Anh 352243 MSSV: 2 Bài tập cá nhân số 1 Môn :Tâm lý học tội phạm xuyên cãi vã, bạo lực… Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ như cách cư xử hung hãn đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản, nói dối, ăn cắp vặt, bỏ học… Những thanh thiếu niên mắc chứng này còn tham gia vào những hoạt động có hại cho bản thân như hút thuốc lá hay xì gà, uống rượu, 'sex' thiếu an toàn... Hay các rối loạn hành vi thường bị biến dạng và phình đại khi có nhiều trẻ em cùng tham gia (băng nhóm). Chúng không ý niệm được tác hại của việc làm bậy sẽ mắc phải, tỏ ra gan dạ hoặc ngược lại sợ hãi, nhưng thường nó không chịu kém tài, kém gan dạ, kém mưu mẹo hơn các trẻ em khác. Các trẻ em này thường có các tính cách hăng hái, hay rủ rê, phô trương, hay bị tiêm nhiễm các thói xấu và cấu kết đặc biệt với nhóm. Chúng thường có các biệt danh, tôn sùng một người trong nhóm. Loại này có tính chất của loại trẻ em hư và phạm pháp và do vậy cũng thuộc dạng có nguy cơ phạm tội cao. 2. Quan điểm về công tác dạy và giáo dục con người Tạo một môi trường giáo dục khoẻ mạnh và có sự liên kết mật thiết. Nhân tri sơ, tính bản thiện,con người sinh ra không có ai đã xấu xa, tất cả là do giáo dục mà thành . Giáo dục con người là một công trình vĩ đại mà người xây dựng bao gồm cha mẹ, thầy cô, bạn bè, ảnh hưởng của xã hội, thậm chí là từ sự nhận thức và tự điều chỉnh bản thân của chính các em. Vai trò của cha mẹ, những người xây dựng nền móng cuộc đời cho các em là hết sức quan trọng. Cha mẹ là tấm gương cho con cái, sự định hình cho tâm lý, tình cảm, tính cách của các em suốt cả cuộc đời . Nhà trường giáo dục kiến thức, gia đình giáo dục đạo đức, xã hội ảnh hưởng. Các yếu tố trên là quan trọng nhất , chỉ cần một yếu tố bị ảnh hưởng cũng sẽ khiến sự hình thành nhân cách, hành vi của trẻ bị ảnh hưởng theo chiều hướng khác ( có thể là xấu hoặc tốt ). Cho nên chúng ta cần cố gắng xây dựng một môi trường giáo dục khoẻ mạnh và có sự liên kết mật thiết với nhau để có thể giáo dục thế hệ trẻ thành công . SV: Ong Thị Phương Anh 352243 MSSV: 3 Bài tập cá nhân số 1 Môn :Tâm lý học tội phạm Giám sát, quản lí chặt chẽ là công tác cần thiết để giáo dục, Quan trọng nhất là phòng ngừa, phát hiện và can thiê ̣p sớm. Khó khăn sẽ được khắc phục khi các em được nhìn nhâ ̣n bình đẳng, không định kiến, phải giáo dục, định hướng, đừng để các em đã chịu ảnh hưởng xấu rồi mới bẻ cong lại. Cần theo sát sự trưởng thành của trẻ để có thể uốn nắn những hành vi sai lầm của các em ngay từ ban đầu. Giáo dục bằng nhiều hình thức. Trẻ vị thành niên chịu ảnh hưởng từ nhiều kênh giáo dục. Các nhàn giáo dục cần chú trọng dạy trẻ bằng nhiều kênh khác nhau mà không chỉ bằng một nền giáo dục cứng nhắc. Hình ảnh, hoạt động ngoại khoá, hoạt động tình nguyện, giới thiệu việc làm… tuỳ theo đối tượng mà có thể triển khai. Bản thân em rất thích câu chuyện về buổi đối thoại với gần 200 thanh thiếu niên chậm tiến của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, ông cho rằng, làm người phải có lòng tự trọng, cái gì không thuộc về mình thì đừng lấy, đói quá thì đi xin. 12/7/2012 , Công an Đà Nẵng cùng Thành đoàn và Hội Cựu chiến binh thành phố đưa thanh thiếu niên có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật... tham quan trại giam Hòa Sơn (huyện Hòa Vang). Buổi tham quan đã khiến nhửng đối tượng “ chậm tiến : có cái nhìn thẳng nhất vào hậu quả những hành vi phạm tội mà các em có thể sẽ phải chịu nếu làm. Sợ hãi, ngạc nhiên , nhiều nhất là sự thay đổi. Giáo dục con người thật khó khăn, nhưng nếu được đầu tư và quan tâm đầy đủ thì xã hội sẽ thu được những thành quả tuyệt vời cho tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SV: Ong Thị Phương Anh 352243 MSSV: 4 Bài tập cá nhân số 1 1. Môn :Tâm lý học tội phạm Chủ biên ThS: Đặng Thanh Nga/ Giáo trình Tâm Lý Học Tư Pháp/ Trường Đại Học Luật Hà Nội/ NXB – Công an nhân dân Hà Nội – 2006 2. Trẻ em hư, lỗi do người lớn / báo phunuonline.com.vn 3. Rối loạn hành vi ở trẻ/ Tác giả Thùy Linh / nguồn : hn.eva.vn 4. Trẻ em lang thang/ theo: tim.vietbao.vn 5. Trang web : http://vi.wikipedia.org SV: Ong Thị Phương Anh 352243 MSSV: 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan