Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 4 ở các trường tiểu học khu vực thị trấn đông anh

.PDF
46
109
132

Mô tả:

Header Page 1 of 128. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Giáo dục là chìa khoá vàng cho mọi Quốc gia, dân tộc tiến bước vào tương lai. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục được xem như là lĩnh vực quan trọng nhất, là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước. Trong hệ thống giáo dục của mỗi Quốc gia “ Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống Giáo dục Quốc dân” (Theo nghị quyết số 2957 / GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo). Do đó dạy học ở Tiểu học phải tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện, tối đa với các môn học thuộc tất cả các lĩnh vực : Tự nhiên, xã hội và con người. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Đạo đức có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức cho học sinh, hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Nhưng thực trạng cho thấy chất lượng đạo đức của học sinh hiện nay đang ngày càng đi xuống. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do chất lượng dạy học môn Đạo đức không cao, đặc biệt do nguyên nhân sử dụng phương pháp kể chuyện trong môn Đạo đức chưa tốt. Như chúng ta đã biết muốn học tốt thì phải dạy tốt. Muốn dạy tốt thì phải chuẩn bị một phương pháp thật tốt. Thực tiễn đã cho thấy phương pháp kể chuyện là phương pháp dạy học quen thuộc, tiện lợi, dễ thực hiện và có tác động giáo dục sâu sắc đến tình cảm, thái độ, nhận thức của người học, đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 4. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Đạo đức nói riêng là 1 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 1 of 128. Header Page 2 of 128. một việc làm thiết thực. Vì vậy tôi thấy việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và hữu ích để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. II. Lịch sử nghiên cứu đề tài Bàn về các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học thì đã có nhiều tác giả đề cập đến : 1. Đỗ Đình Hoan - Một số vấn đề về phương pháp dạy học Tiểu học NXB Giáo dục - Hà Nội 1996. 2. Nguyễn Dân Nghĩa - Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và giáo dục công dân - NXB Giáo dục - 1997. 3. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp - Giáo trình phương pháp dạy học môn Đạo Đức ở Tiểu học - NXB giáo dục - 1998. Các phương pháp trên chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức lí luận về phương pháp giảng dạy môn Đạo đức nói chung. Việc tìm hiểu một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh là vấn đề chưa ai nghiên cứu và đề cập. Việc nghiên cứu đề tài này là để góp phần nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. III. Mục đích nghiên cứu đề tài Nhằm phát hiện ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung. IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu đề tài - Khách thể nghiên cứu: Phương pháp kể chuyện. - Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4. 2 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 2 of 128. Header Page 3 of 128. V. Mức độ, phạm vi nghiên cứu đề tài - Mức độ nghiên cứu: Tìm hiểu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4. - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh. VI. Giả thiết khoa học Nếu nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực kể chuyện của giáo viên, kích thích hứng thú học tập môn Đạo đức cho học sinh và phối hợp có hiệu quả phương pháp kể chuyện với các phương pháp dạy học khác thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy môn Đạo đức lớp 4. VII. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài. Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đề xuất những giải pháp cần thiết để khắc phục hiện trạng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4. VIII. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đọc sách - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp thực nghiệm 3 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 3 of 128. Header Page 4 of 128. IX. Kế hoạch nghiên cứu của đề tài - Tháng 11/2011: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương - Tháng 12/2011 – 1/2012: Tìm hiểu cơ sở lí luận - Tháng 2 – 3/2012: Điều tra thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 - Tháng 4/2012: Tiến hành thực nghiệm - Tháng 5/2012: Xử lý số liệu, hoàn thành khóa luận X. Cấu trúc của đề tài Mở đầu Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận I. Một số vấn đề có tính chất lí luận về phương pháp kể chuyện 1. Khái niệm về phương pháp dạy học 2. Đặc điểm phương pháp dạy học Tiểu học 3. Phân loại và hệ thống phương pháp dạy học Tiểu học 4. Phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức II. Môn Đạo đức lớp 4 và việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 1. Môn Đạo đức lớp 4 2. Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 4 3. Việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở khu vực thị trấn Đông Anh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó I. Thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở khu vực thị trấn Đông Anh 4 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 4 of 128. Header Page 5 of 128. 1. Thực trạng về trình độ và thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện a. Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên b. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện c. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức 2. Thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 a. Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp kể chuyện b. Thực trạng về cách tiến hành phương pháp kể chuyện c. Thực trạng về khả năng phối hợp giữa phương pháp kể chuyện với các phương pháp dạy học khác. II. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 Chương 4: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm Kết luận và kiến nghị 5 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 5 of 128. Header Page 6 of 128. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận I. Một số vấn đề có tính chất lí luận về phương pháp kể chuyện 1. Khái niệm về phương pháp dạy học Cho đến nay thì vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về phương pháp dạy học nhưng ta có thể hiểu: phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Như vậy phương pháp dạy học là tổ hợp của phương pháp dạy và phương pháp học. Trong đó phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo phương pháp học, điều này có nghĩa là thông qua phương pháp dạy của thầy mà hình thành phương pháp học của trò. Mối quan hệ đó được biểu diễn bằng sơ đồ sau : Pdh = Pd + Ph (Phương pháp dạy học = phương pháp dạy + phương pháp học) 2. Đặc điểm phương pháp dạy học Tiểu học Phương pháp dạy học Tiểu học có những đặc điểm cơ bản sau: Phương pháp dạy học vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Phương pháp dạy học chịu sự quy định của mục đích và nội dung. Phương pháp dạy học bao hàm trong nó mặt bên trong và mặt bên ngoài. Phương pháp dạy học bao hàm trong nó mặt trí dục và đức dục. Phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú nên trong dạy học nó cho phép giáo viên lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học dựa trên 6 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 6 of 128. Header Page 7 of 128. cơ sở mục đích, nội dung, đặc điểm tâm sinh lí học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trường học, trình độ năng lực giáo viên. 3. Phân loại và hệ thống phương pháp dạy học Tiểu học a. Cơ sở phân loại phương pháp dạy học Tiểu học Việc phân loại phương pháp dạy học có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm đều dựa trên một cơ sở nhất định song chúng không mâu thuẫn với nhau mà nó cho phép nhìn nhận quá trình dạy học từ mọi phía. Trong giáo dục học để phân loại phương pháp dạy học người ta căn cứ vào nguồn phát ra tri thức. Dựa vào nguồn phát ra tri thức người ta chia ra làm 3 nhóm phương pháp dạy học sau: - Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời. - Nhóm các phương pháp dạy học trực quan. - Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn. b. Các phương pháp dạy học Tiểu học * Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời - Phương pháp kể chuyện Phương pháp kể chuyện là phương pháp giáo viên dùng lời kể lại cho học sinh nghe nội dung tài liệu học tập, học sinh nghe - hiểu và ghi nhớ. Phương pháp kể chuyện được sử dụng khi nội dung tài liệu học tập mang tính sự kiện và câu chuyện. Phương tiện mà giáo viên sử dụng là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hành vi. Chất lượng sử dụng phương pháp phụ thuộc vào năng lực sử dụng ngôn ngữ của giáo viên. - Phương pháp giảng giải Phương pháp giảng giải là phương pháp dạy học giáo viên dùng lời để giải thích rõ nội dung tài liệu học tập. Học sinh nghe - hiểu, ghi nhớ. Phương 7 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 7 of 128. Header Page 8 of 128. pháp này chứa đựng yếu tố giải thích và minh hoạ, nó trả lời cho câu hỏi tại sao. Phương tiện mà giáo viên sử dụng là ngôn ngữ nói. Chất lượng sử dụng phụ thuộc vào năng sử dụng ngôn ngữ nói của giáo viên. - Phương pháp vấn đáp (đàm thoại ) Phương pháp vấn đáp là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra cho học sinh hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước thông qua việc trả lời hệ thống câu hỏi của giáo viên đưa ra mà học sinh nắm vững nội dung tài liệu học tập. Phương pháp này buộc học sinh phải làm việc nhiều, kích thích được tư duy độc lập sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh, có khả năng cá biệt hoá được học sinh. Tuy nhiên nếu sử dụng không khéo thì sẽ không giúp học sinh nắm vững tri thức một cách hệ thống, không tập chung sự chú ý của học sinh. Chất lượng sử dụng phương pháp phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi của giáo viên. * Nhóm phương pháp dạy học trực quan - Phương pháp trưng bày trực quan Phương pháp trưng bày trực quan là phương pháp dạy học mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tài liệu học tập trên phương tiện dạy học trực quan. Học sinh quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự rút ra kết luận. Ưu điểm: Kích thích tính tích cực của học sinh, hình thành hứng thú học tập, hình thành niềm tin khoa học, phát triển năng lực quan sát cho học sinh. - Phương pháp trình bày trực quan Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp dạy học mà giáo viên trình bày nội dung tài liệu học tập trên phương tiện dạy học trực quan. Học sinh quan sát theo sự trình bày của giáo viên nghe hiểu và ghi nhớ. 8 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 8 of 128. Header Page 9 of 128. Ưu điểm: Kích thích hứng thú học tập của học sinh trong dạy học, phát triển cho học sinh năng lực quan sát, hình thành niềm tin khoa học cho học sinh. * Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn - Phương pháp làm thí nghiệm Phương pháp làm thí nghiệm là phương pháp dạy học mà thầy và trò chủ động tái tạo lại tài liệu nghiên cứu trong những điều kiện nhất định. Ở Tiểu học phương pháp này được sử dụng trong môn Tự nhiên và xã hội, môn khoa học. - Phương pháp ôn tập Phương pháp ôn tập là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh nắm lại tri thức đã học một cách có hệ thống. - Phương pháp luyện tập Phương pháp luyện tập là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng tri thức nắm được vào để hoàn thành những nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra và giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra, để tổ chức tốt cuộc sống bản thân. - Phương pháp đọc sách Phương pháp đọc sách là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh đọc sách giáo khoa khi nội dung tài liệu học tập đơn giản, dễ hiểu. - Phương pháp kiểm tra đánh giá Phương pháp kiểm tra đánh giá là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập học do giáo viên đặt ra trong khoảng thời gian nhất định. Mục đích: Nhằm phát hiện ra trình độ tri thức mà học sinh đạt được sau quá trình dạy học, làm cơ sở cho việc điều chỉnh giáo trình dạy học, làm quá trình dạy học vận động và phát triển đúng hướng. 9 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 9 of 128. Header Page 10 of 128. - Phương pháp trò chơi học tập Phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức chơi cho học sinh giúp học sinh nắm vững tài liệu học tập. - Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nội dung tài liệu học tập theo nhóm, qua đó giúp học sinh nắm vững nội dung tài liệu học tập. Ưu điểm: Phát huy được vai trò tự giác tích cực của học sinh trong dạy học, kích thích hứng thú học tập của học sinh, khai thác được vốn kinh nghiệm sống của học sinh trong dạy học, phát huy được tinh thần tương trợ, hợp tác của học sinh trong dạy học. Hạn chế: Chỉ sử dụng khi nội dung dạy học có liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống của học sinh. Nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới sự áp đặt giữa trò với trò, giữa nhóm nọ với nhóm kia. Mặt khác, phương pháp này đòi hỏi phải có điều kiện cơ sở vật chất nhất định. 4. Phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức a. Khái niệm Kể chuyện là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời kể thuật lại, kể lại truyện kể có nội dung giáo dục đạo đức, qua đó giáo dục học sinh một chuẩn mực hành vi đạo đức nào đó hay những nét tính cách cần thiết. Truyện kể này có thể lấy từ sách đạo đức hoặc từ một nguồn khác. Thông thường kể chuyện là do giáo viên thực hiện nhưng cũng có thể là học sinh. b. Tác dụng Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học tạo điều kiện cho giáo viên tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới thái độ tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp cho bài học đạo đức đến với các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. 10 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 10 of 128. Header Page 11 of 128. c. Đặc điểm của phương pháp Phương pháp kể chuyện vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nó là khoa học vì nó phải: - Đảm bảo được yêu cầu của chủ đề giáo dục. - Đảm bảo được tính đầy đủ và tính chính xác của nội dung truyện. - Đảm bảo được tính logic của trình bày. - Phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh. Kể chuyện là nghệ thuật vì nó phải: - Gây được xúc cảm đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ mạnh mẽ, sâu sắc ở học sinh. - Thu hút được học sinh nhập vai vào tình huống của truyện kể. - Định hướng một cách tự nhiên, thoải mái cho những suy nghĩ, hành động đúng đắn của học sinh. Phương pháp này thường được vận dụng ở tiết một nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học. Do đó nó thường được tiến hành vào đầu tiết một sau kiểm tra bài cũ. Trong thực tế, kể chuyện được kết hợp với phương pháp trình bày trực quan. d. Các bước tiến hành Có thể kể chuyện theo các bước sau Bước 1: Công tác chuẩn bị Giáo viên lựa chọn truyện kể, câu chuyện đạo đức phù hợp, có thể lấy truyện kể từ sách đạo đức hay từ các nguồn khác song nó phải phù hợp với bài đạo đức, phù hợp với học sinh Tiểu học, có tác dụng giáo dục cao. Giáo viên phải nắm vững nội dung truyện kể. Trong môn Đạo đức, các chuẩn mực đạo đức được đưa ra dưới dạng các mẫu hành vi đạo đức, các mẫu hành vi đạo đức này lại được giới thiệu 11 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 11 of 128. Header Page 12 of 128. thông qua truyện kể đạo đức. Truyện kể đạo đức chứa đựng những mẫu hành vi phù hợp với chủ đề đạo đức được quy định trong chương trình môn học. Vì vậy giáo viên cần tiến hành khai thác, phân tích nội dung truyện kể để phát hiện: - Trong truyện kể có những tình huống đạo đức nào? - Trong mỗi tình huống có những hành vi ứng xử cụ thể nào? Chúng được biểu hiện cụ thể ra sao? - Trong những hành vi ứng xử đó hành vi nào đúng? Tại sao? Hành vi nào không đúng? Tại sao? Từ đó học sinh thấy rằng trong các tình huống tương tự của cuộc sống cần làm theo mẫu hành vi tốt đẹp, tránh mẫu hành vi xấu đã được giới thiệu trong truyện. Tập dượt kể chuyện: Việc tập dượt này giúp cho giáo viên có thể độc lập kể chuyện trước lớp ( không phụ thuộc vào truyện kể ) một cách tự tin hơn. Vì đọc và thâm nhập truyện là bước đầu làm quen với truyện kể. Giáo viên cần biến truyện đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập kể chuyện để chuyển ngôn ngữ từ văn bản sang ngôn ngữ của mình. Khi tập kể tức là giáo viên đã thoát ly sách để kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu, điệu bộ của mình. Đó là cơ sở để giáo viên chủ động trong giờ lên lớp. Ngoài ra giáo viên còn phải chuẩn bị các phương tiện trực quan phục vụ cho kể chuyện, in thêm truyện để phát cho học sinh, dự kiến học sinh kể lại truyện. Bước 2: Lên lớp - Hoạt động 1: Giáo viên kể hoặc đọc diễn cảm câu chuyện - Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh kể lại ( đọc lại ) - Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung câu chuyện ( nhân vật, hành vi của nhân vật ) 12 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 12 of 128. Header Page 13 of 128. - Hoạt động 4: Phân tích hành vi và đưa ra kết luận về hành vi ( hành vi đó đúng hay sai ) - Hoạt động 5: Dẫn dắt học sinh đi đến những khái niệm ( tốt – xấu, đúng – sai, thiện – ác… ) - Hoạt động 6: Ghi nhớ - Hoạt động 7: Kết thúc bài học e. Các yêu cầu sư phạm Để phương pháp kể chuyện thực sự có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải chú ý thực hiện những yêu cầu sư phạm sau: Nắm vững nội dung của truyện kể và hành vi của nhân vật trong câu chuyện. Dùng ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm của chính mình, kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động; tránh kể nguyên văn như học thuộc lòng, không lặp lại từng câu từng chữ như ghi trong sách giáo khoa, tránh ngôn ngữ khó hiểu, tránh kể chuyện một cách khô khan. Tạo lại những tình huống đạo đức, nhấn mạnh những tình tiết cơ bản, khéo léo đặt học sinh vào những tình huống đó và kích thích chúng tích cực theo dõi. Kết hợp kể chuyện với sử dụng các phương tiện trực quan thích hợp, tránh kể suông. Vừa kể vừa sử dụng các phương tiện trực quan sao cho đảm bảo tính thống nhất giữa từng phần lời kể với việc giới thiệu hay minh hoạ các tình tiết tương ứng của phương tiện trực quan; tránh tình trạng lời kể không ăn khớp phương tiện trực quan, gây sự hiểu lầm hoặc khó hiểu cho học sinh làm cho các em mất hứng thú học tập. Nhập vai, hoà thực sự tâm hồn của mình vào truyện kể nhằm kể chuyện được tự nhiên, hấp dẫn với giọng nói, dáng điệu, vẻ mặt phù hợp tránh giả tạo, kể có nghệ thuật, diễn cảm, kể rành mạch các chi tiết. 13 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 13 of 128. Header Page 14 of 128. II. Môn đạo đức lớp 4 và việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 1. Môn Đạo đức lớp 4 a. Mục tiêu môn Đạo đức lớp 4 Môn Đạo đức lớp 4 nhằm giúp học sinh: - Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4 trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ, thầy cô; với lao động và người lao động; với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; với mọi người khi giao tiếp; trong giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện luật giao thông; trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ của bản thân. - Về kĩ năng : Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hàng ngày. - Về thái độ, tình cảm: + Yêu thương ông bà, cha mẹ, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo và những người lao động; thông cảm với những ngưòi gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp. + Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống. + Có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật giao thông. b. Đặc điểm nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 4 Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ : 14 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 14 of 128. Header Page 15 of 128. + Quan hệ với bản thân. + Quan hệ với gia đình. + Quan hệ với cộng đồng, xã hội. + Quan hệ với môi trường tự nhiên. Nội dung môn Đạo đức lớp 4 kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bổn phận của học sinh. Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục các em có trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Thông qua các bài Đạo đức lớp 4, học sinh còn được giáo dục một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu. Tổng thời lượng dành cho môn Đạo đức lớp 4 là 35tiết/ năm. 2. Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 4 a. Các quan điểm chung Dạy học môn Đạo đức là quá trình truyền tải những giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm tin, tình cảm và hành vi đạo đức của học sinh. Dạy học Đạo đức được đi từ quyền trẻ em đến trách nhiệm bổn phận của học sinh. Dạy học Đạo đức phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Các phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức lớp 4 rất phong phú, đa dạng. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng. Vì vậy cần phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung, tính chất từng bài và điều kiện thực tế cho phép. b.Một số phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 4 Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 4 rất phong phú, đa dạng. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu : 15 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 15 of 128. Header Page 16 of 128. o Phương pháp đóng vai o Phương pháp trò chơi o Phương pháp kể chuyện o Phương pháp thảo luận nhóm o Phương pháp đàm thoại o Phương pháp giảng giải o Phương pháp trình bày trực quan 3. Phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 Phương pháp kể chuyện là phương pháp dạy học quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong dạy học môn Đạo đức, giáo viên dùng lời kết hợp với sử dụng cử chỉ điệu bộ, tranh ảnh minh hoạ…để thuật lại nội dung một truyện nào đó. Trong giờ Đạo đức, đó là các truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong tình huống có vấn đề về đạo đức. Các bước tiến hành kể chuyện : Bước 1: Chuẩn bị truyện kể Bước 2: Giáo viên kể chuyện Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích truyện kể Các yêu cầu sư phạm: Nắm vững truyện kể với tư tưởng chủ đạo, yêu cầu giáo dục, các tình tiết cơ bản, các tình huống đạo đức, các đặc điểm nhân vật. Dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm, đảm bảo cho việc kể chuyện được tự nhiên, sinh động, không khô khan. Tái tạo lại những tình huống đạo đức với những tình tiết cơ bản, đặt học sinh vào những tình huống đó và kích thích các em tích cực theo dõi, suy nghĩ, tránh kể lan man, dàn đều. Kết hợp kể chuyện với sử dụng các phương tiện trực quan thích hợp 16 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 16 of 128. Header Page 17 of 128. ( tranh ảnh, băng hình, con rối, …) hoặc sắm vai minh hoạ cho học sinh, tránh kể suông. Nhập vai, hoà thực sự tâm hồn của mình vào truyện kể nhằm kể chuyện được tự nhiên, hấp dẫn với giọng nói, dáng điệu, vẻ mặt phù hợp. Như vậy phương pháp kể chuyện là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều trong môn Đạo đức lớp 4. Khi sử dụng giáo viên luôn phải bám vào yêu cầu của phương pháp và phối hợp khéo léo với nghệ thuật kể chuyện của bản thân để tạo ra sức tác dụng mạnh mẽ tới tình cảm, cảm xúc đạo đức của học sinh khi nghe giáo viên kể chuyện. 17 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 17 of 128. Header Page 18 of 128. Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó I. Thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra kết hợp với trò chuyện cùng giáo viên, học sinh và thông qua quan sát quá trình dạy học của thầy và trò 3 trường Tiểu học : Uy Nỗ, Cổ Loa, Tiên Dương. Đối tượng điều tra : Giáo viên lớp 4. Tổng số phiếu điều tra là 18 phiếu. Trong đó trường Tiểu học Uy Nỗ là 6 phiếu, trường Tiểu học Cổ Loa là 6 phiếu, trường Tiểu học Tiên Dương là 6 phiếu. Sau một thời gian điều tra và quan sát thì tôi đã thu được các kết quả như sau: 1.Thực trạng về trình độ và thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức a.Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên Qua điều tra và trò chuyện cùng với các giáo viên, tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau : - Trình độ Đại học : 12/18 giáo viên chiếm 66,67% - Trình độ Cao đẳng : 6/18 giáo viên chiếm 33,33% - Trình độ THSP : 0/18 giáo viên chiếm 0% Hầu hết các giáo viên đều nằm trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi. Các giáo viên đều nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, chuẩn về trình độ, vừng vàng về 18 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 18 of 128. Header Page 19 of 128. chuyên môn nghiệp vụ. Tất cả những yếu tố này đều là cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao. b.Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến như sau: Theo thầy (cô) trong dạy học thì phương pháp kể chuyện có tác dụng như thế nào? A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường Thầy (cô) đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến đó. Kết quả thu được như sau: Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học Đối tượng Tổng số điều tra phiếu điều tra Ý kiến Giáo viên 18 phiếu A B C 3/18 13/18 2/18 16,67% 72,22% 11,11% Qua điều tra cho thấy phần lớn giáo viên đều nhận thức được tác dụng của phương pháp kể chuyện. Hầu hết giáo viên đều cho rằng phương pháp kể chuyện là phương pháp dạy học truyền thống nhưng nó lại giữ một vị trí rất quan trọng và đem lại hiệu quả rất cao trong dạy học. 19 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 19 of 128. Header Page 20 of 128. Bên cạnh đó lại có một số ý kiến trái chiều và đưa ra những nhận thức chưa đúng về phương pháp kể chuyện. Họ cho rằng đây là phương pháp dạy học cũ và chỉ áp dụng trong một số môn nhất định. c. Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến như sau : Theo thầy (cô) trong dạy học môn Đạo đức thì phương pháp kể chuyện có tác dụng như thế nào? A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường Thầy (cô) đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến đó. Kết quả thu được như sau: Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức Đối tượng Tổng số điều tra phiếu điều tra Ý kiến Giáo viên 18 phiếu A B C 0/18 18/18 0/18 0% 100% 0% Như vậy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức mà lý do lại xuất phát từ chính những ưu điểm của phương pháp: phương pháp kể chuyện rất phù hợp 20 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 20 of 128.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất