Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Hóa học Một số bài tập mới và hay trong mùa thi thử 2011...

Tài liệu Một số bài tập mới và hay trong mùa thi thử 2011

.PDF
11
110
116

Mô tả:

HOAHOC.edu.vn Chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh Đại học & Cao đẳng năm 2012 MỘT SỐ BÀI TẬP MỚI VÀ HAY TRONG MÙA THI THỬ 2011 1. Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng Mg đã phản ứng là A. 6,96 B. 25,2 C. 20,88 D. 24 2. Cho 240 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AlCl3 a mol/l và Al2(SO4)3 2a mol/l thu được 51,3 gam kết tủa. a có giá trị là: A. 0,12 B. 0,15 C. 0,16 D. 0,2 3. Oxi hóa 9,2 gam rượu etylic bằng CuO đun nóng, được 13,2 gam andehit, axit, rượu chưa phản ứng và H2O. Hỗn hợp này tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng rượu bị oxi hóa là? A. 75% B. 25% C. 66,67% D. 33,33% 4. Hỗn hợp khí B gồm một hidrocacbon A và lượng H2 dư. B có tỉ khối so với H2 là 4,8. Cho B qua ống chứa Ni rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của A là A. C3H4 B. C4H6 C. C4H8 D. C4H10 5. Cho hỗn hợp khí gồm NH3 và metylamin có tỉ khối hơi so với CO2 là 0,45. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp gồm CO2, hơi nước và N2 có khối lượng 26,7 gam. Trị số của m là: A. 19,8 B. 9,9 D. 11,88 D. 5,94 6. Cho một hợp chất của Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng sinh ra SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Nếu tỉ lệ H2SO4 đem dùng n H2SO4 : n SO2  4 :1 thì công thức phân tử của X là: A. Fe B. FeS C. FeO D. Fe3O4 7. Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là hai este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp gồm hai andehit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X trong A là A. 54,66 % B. 45,55% C. 36,44% D. 30,37% 8. Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2g Ag. Cho 14,08g X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 8,256g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, mạch hở. Công thức của 2 ancol là: A. C4H9OH và C5H11OH B. CH3OH và C2H5OH C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH 9. Hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của A so với H2 là: A. 10,4 B. 9,2 C. 7,2 D. 8,6 10. Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan. Phần 2 có khối lượng 29,79gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là: Trang 1 / 11 HOAHOC.edu.vn A. 39,72 gam và FeO B. 39,72 gam và Fe3O4 C. 38,91 gam và FeO D. 36,48 gam và Fe3O4 11. Hỗn hợp X gồm CnH2n-1 CHO, CnH2n-1COOH, CnH2n-1 CH2OH (đều mạch hở, n  N*). Cho 2,8 gam X phản ứng vừa đủ 8,8 gam brom trong nước. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 2,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của CnH2n-1 CHO trong X là A. 26,63%. B. 22,22%. C. 20,00%. D. 16,42%. 12. Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là A. 2,00. B. 1,00. C. 0,50. D. 0,25. 13. Cho m gam hỗn hợp M gồm hai axit X, Y (Y nhiều hơn X một nhóm -COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH tạo ra (m + 8,8) gam muối. Nếu cho toàn bộ lượng M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng kết thúc thu được 43,2 gam Ag và 13,8 gam muối amoni của axit hữu cơ. Công thức của Y và giá trị của m lần lượt là A. HOCO-COOH và 18,2. B. HOCO-CH2-COOH và 30,0. C. HOCO-CH2-COOH và 19,6. D. HOCO-COOH và 27,2. 14. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau. Đun nóng m gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và (m - 8,4) gam hỗn hợp hơi gồm hai anđehit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m - 1,1) gam chất rắn. Công thức của hai este là A. C2H5COOCH=CH2 và CH3COOCH=CHCH3. B. HCOOCH=CHCH3 và CH3COOCH=CH2. C. HCOOC(CH3)=CH2 và HCOOCH=CHCH3. D. CH3COOCH=CHCH3 và CH3COOC(CH3)=CH2. 15. Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol không no, đa chức, mạch hở Y (Y chứa 1 liên kết  trong phân tử và X, Y có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng V lít O2 (đktc) sinh ra 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức của Y và giá trị của V lần lượt là A. C4H6(OH)2 và 3,584. B. C3H4(OH)2 và 3,584. C. C4H6(OH)2 và 2,912. D. C5H8(OH)2 và 2,912. 16. Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có tổng khối lượng là 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 17,472 lít O2 (đktc) và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Y tác dụng vừa đủ 0,36 lít dung dịch K2CO3 0,5M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KClO3 trong X là A. 47,62%. B. 58,55%. C. 81,37%. D. 23,51%. 17. Nung hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 54 gam Fe(NO3)2 trong bình kín, chân không. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho X phản ứng hết với nước, thu được 2 lít dung dịch Y. pH của dung dịch Y là A. 1,3. B. 1. C. 0,664. D. 0,523. 18. Lấy 15,660 (g) amin đơn chức, mạch hở X (X có không quá 4 liên kết  trong phân tử) trộn với 168 lít không khí (đktc). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn X, hỗn hợp sau phản ứng được đưa về 0 0 C, 1 atm để ngưng tụ hết hơi nước thì có thể tích là 156,912 lít. Xác định số đồng phân của X. A. 2 B. 17 C. 16 D. 8 19. Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Cho 15,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu cho lượng X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Kim loại M là: A. Cu B. Al C. Ag D. Hg 20. Cho m gam hỗn hợp A gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dung dịch X; 7,8 gam kết tủa Y và khí hỗn hợp khí Z. Lọc bỏ kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí Z rồi sục chậm sản phẩm cháy vào dung dịch X để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thấy xuất hiện thêm 9,984 gam kết tủa. Xác định m? A. 36,928 gam B. 8,904 gam C. 12,304 gam D. 22,512 gam Trang 2 / 11 21. X là hỗn hợp gồm C2H2 và H2 có d X dY HOAHOC.edu.vn = 5. Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có H2 = 9,375. Lấy 0,16 mol Y cho đi qua bình đựng Br2 dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối H2 lượng bình dựng Br2 tăng thêm m (g). Kết luận nào sau đây là chính xác nhất? A. 0,78 ≤ m ≤ 1,68 B. m = 0,78 C. m = 3,0 D. m= 1,68 22. Tiến hành nhiệt phân hỗn hợp X gồm butan và heptan (tỉ lệ 1:2 về số mol) thì thu được hỗn hợp Y (Giả sử chỉ xẩy ra phản ứng cracking ankan với hiệu suất 100%). Xác định lượng phân tử trung bình của Y ( M Y )? A. 25,8  M Y  43 B. 32  M Y  43 C. M Y =43 D. 25,8  M Y  32 23. Hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4. tiến hành nung hỗn hợp X ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc). Phần 2 hòa tan hết trong 310 ml dung dịch H2SO4 1M(loãng) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm. A. 60%. B. 66,67%. C. 75%. D. 80%. 24. Nung nóng hỗn hợp X chứa 15,8 gam KMnO4 và 24,5 gam KClO3 một thời gian được 36,3 gam hỗn hợp Y gồm 6 chất. cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư đun nóng, lượng khí clo sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch NaOH 5M đun nóng được dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn Z. A. 111 gam B. 12 gam C. 79,8 gam D. 91,8 gam 25. X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 68 % về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam X. Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là A. 17,15 B. 39.2 C. 11,75 D. 17.6 26. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe(NO3 )2 và AgNO3 thu được 117,6 lít hỗn hợp khí X. Cho X hấp thụ vào nước dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít một chất khí thoát ra(đktc). % khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp là A. 34,62%. B. 55,95%. C. 55,667%. D. 34,62% hoặc 55,95%. 27. Lấy m gam K cho tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp N (đktc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào M dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,224 lít khí Y. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. Xác định m? A. 3,12 gam. B. 7,8 gam. C. 12,48 gam. D. 6,63 gam. 3 28. Hỗn hợp Y gồm hiđrocacbon X và N2. Đốt 300cm hỗn hợp Y bởi 725 cm3 O2 dư trong một khí nhiên kế, thu được 1100 cm3 hỗn hợp khí và hơi. Nếu ngưng tụ hơi nước thì còn lại 650 cm3 và sau đó tiếp tục lội qua KOH thì chỉ còn 200 cm3. Tìm CTPT của X. A. C2H6. B. C3H6. C. C3H8. D. C4H8. 29. Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết luận nào sau đây không chính xác? A. Tên gọi 2 amin là đimetylamin và etylamin B. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2 (M). C. Số mol mỗi chất là 0,02 mol D. Công thức của amin là CH5N và C2H7N 30. Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là là đồng dẳng kế tiếp có tổng khối lượng phân tử là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất có khối lượng phân tử nặng gấp 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất trong X là A. C2H2. B. C3H8. C. C2H6. D. C3H6. 31. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11 mol Al và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 thì thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí (trong đó có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí) và dung dịch Z chứa 2 muối. Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng A. 0,63 mol. B. 0,7 mol. C. 0,77 mol. D. 0,76 mol. Trang 3 / 11 32. X là hợp kim của 2 kim loại gồm kim loại kiềm M và kim loại kiềm thổ R. Lấy 28,8 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Đem 2,8 gam Li luyện thêm vào 28,8 gam X thì % khối lượng của Li trong hợp kim vừa luyện là 13,29%. Kim loại kiềm thổ R trong hợp kim X là A. Mg B. Ca C. Ba D. Sr 33. Nung nóng 27,3 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2 đến khối lượng không đổi, cho toàn bộ khí thoát ra tác dụng hoàn toàn với 89,2 gam nước, thì có 1,12 lít (đktc) khí không bị hấp thụ. Khối lượng của NaNO3 và Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là? A. 8,5 gam và 18,8 gam B. 10 gam và 17,3 gam C. 16,3 gam và 11 gam D. 17 gam và 10,3 gam 34. Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 57,2 gam B. 53,2 gam C. 61,48 gam D. 52,6 gam 35. Trộn 18 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic rồi đun nóng một thời gian. Sau khi để nguội hỗn hợp và tách riêng hết este thì được hỗn hợp lỏng X. Cho toàn bộ X tác dụng với Na thu được 6,72 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng este tạo ra là A. 8,5 B. 17,6 C. 26,4 D. 44 36. Cho hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở là đồng phân của nhau. Lấy 0,2 mol X cho phản ứng hoàn toàn với 300 ml dung dịch NaOH 1M, rồi tiến hành chưng cất được 8,5 gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp nhau. Cô cạn phần dung dịch còn lại sau chưng cất được chất rắn A. Nung A trong oxi dư đến phản ứng hoàn toàn được 22 gam CO2 và 7,2 gam H2O cùng 1 lượng Na2CO3. Công thức phân tử của hai este là: A. C2H3COOC2H5 và C3H5COOCH3 B. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3 C. C2H3COOC3H7 và C3H5COOC2H5 D. C3H5COOC3H7 và C4H6COOC2H5 37. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng? A. Các nguyên tố phi kim đều có electron cuối cùng điền vào phân lớp p B. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại C. Các khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np6. D. Các nguyên tố nhóm A (phân nhóm chính) đều là kim loại hoặc phi kim. 38. Trường hợp nào sau đây không thỏa mãn quy tắc bát tử? A. NH3, HCl B. CO2, SO2 C. PCl5, SF6 D. N2, CO 39. Cho a mol kim loại M (hóa trị n không đổi) tan vừa hết trong dung dịch chứa a mol H2SO4 được 1,56 gam muối A và khí B. Lượng khí B được hấp thụ hoàn toàn bởi 45 ml dung dịch NaOH 0,2 M tạo thành 0,608 gam muối. Khí B và kim loại M lần lượt là: A. SO2; Cu B. H2S; Mg C. SO2; Ag D. H2S, Al 40. Cho 9,6 gam kim loại R tác dụng với 500 ml dung dịch HNO3 c mol/l vừa đủ, thu được 2,24 lít khí A (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch B . Cô cạn dung dịch B thu được 59,2 gam muối khan. A không thể là khí nào sau đây? A. N2 B. N2O C. NO D. NO2 41. Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol HNO3 (x : y = 16 : 61) thu được sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối nitrat. Số mol e do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là: A. 2x B. 3x C. y D. 0,75y 42. Có hỗn hợp hai rượu đơn chức A, B (hỗn hợp X). Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 180oC thì thu được hỗn hợp hai olefin, còn 140oC thì thu được hỗn hợp ete, trong đó có một ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của 1 trong hai rượu. Đốt cháy 0,1 mol X thì tạo ra 1,408 gam CO2. Công thức phân tử của rượu có khối lượng phân tử nhỏ hơn là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH 43. Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe, Fe3O4, Fe2O3 vào 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch Y và 2,8 gam chất rắn không tan. Giá trị m là: A. 31,6 B. 30,0 C. 27,2 D. 24,4 44. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken cần dùng vừa đủ 0,7 mol O2, thu được 0,4 mol CO2. Công thức của ankan là Trang 4 / 11 A. C4H10. B. C3H8. C. C2H6. D. CH4. 45. Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X (không no, đơn chức, mạch hở), ancol no, đơn chức, mạch hở Y (số mol của Y lớn hơn số mol của X) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH thu được 27 gam muối và 9,6 gam ancol. Công thức của X và Y là A. C3H7COOH và CH3OH. B. C3H5COOH và CH3OH. C. C3H5COOH và C2H5OH. D. C2H3COOH và C2H5OH. 46. Đốt hỗn hợp gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí O2, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Đem chất rắn này tác dụng với HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn có 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc) và 6,4 gam kim loại không tan. Giá trị của m là: A. 44,8 B. 41,6 C. 40,8 D. 38,4 47. Trong số các chất Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, FeS, Fe(OH)3, FeS2, FeCO3, FeSO4, Fe2(SO4)3, số chất phù hợp với sơ đồ: X + H2SO4 (đặc, nóng)  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O A. 6 B. 7 C. 9 D. 8 48. Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là A. Na. B. Li. C. K. D. Rb. 49. Hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C3H4. Nếu cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 14,7gam kết tủa. Nếu cho 16,8 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 108gam brom phản ứng. % thể tích CH4 trong hỗn hợp X là: A. 30% B. 25% C. 35% D. 40% 50. Hòa tan hết 6,08 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,792 lít NO (đktc). Thêm từ từ 2,88 gam bột Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là : A. 4,96 gam B. 3,84 gam C. 6,4 gam D. 4,4 gam 51. Hỗn hợp A gồm muối sunfit, hidrosunfit và sunfat của cùng kim loại kiềm M. Cho 17,775 gam hỗn hợp A vào Ba(OH)2 dư tạo thành 24,5725 gam hỗn hợp kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch cho tác dụng với HCl dư, thấy còn 2,33 gam rắn. Kim loại kiềm M là A. Li B. K C. Rb D. Na 52. Cho hỗn hợp Na và Mg dư tác dụng với dung dịch H2SO4. Lượng khí hidro thoát ra bằng 5% khối lượng dung dịch H2SO4. Giả sử sau phản ứng kết thúc chỉ thu được 2 muôi trung tính! Nồng độ % dung dịch H2SO4 là? A. 62,3 B. 33,64 C. 67,37 D. 30,01 53. Có hợp chất MX3. - Tổng số hạt proton, notron và electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 60. - Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn M là 8. - Tổng số 3 loại hạt trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. X và M lần lượt là: A. Cr và Cl B. Mg và Br C. Al và Br D. Al và Cl 54. Chọn nhận xét sai? A. Cho KOH vào dung dịch muối đồng (II) glixerat thu được kết tủa B. Khi cho phenol vào dung dịch Na2CO3 (dư) ta thu được dung dịch đồng nhất C. Benzen có thể phản ứng cộng với Cl2 thu được hexacloran D. Có 4 chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C2H2On tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa. 55. Đun nóng hỗn hợp 1 mol HCOOH, 1mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH trong bình có thể tích không đổi đến trạng thái cân bằng thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp 1 mol HCOOH, 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên thu được 0,8 mol HCOOC2H5. Giá trị của a là: A.12,88 B.9,97 C.5,6 D.6,64 56. Cho một lượng CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng MgCO3 khuấy đều cho phản Trang 5 / 11 ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn lại là 21,10%. Nồng độ phần trăm các muối CaCl2 và MgCl2 trong dung dịch Y tương ứng là: A. 10,35% và 3,54% B. 12,35% và 8,54% C. 12,35% và 3,54% D. 8,54% và 10,35% 57. Hỗn hợp A gồm muối cacbonat, hidrocacbonat và clorua của kim loại kiềm M. Cho 33,27 g hỗn hợp A tác dụng hết với V (ml) (dư) dd HCl 10% (D=1,04g/cm3) thu được dung dịch B và 5,6 lít khí C (đktc). Chia dd B thành 2 phần bằng nhau Phần 1 phản ứng vừa đủ với 125 ml dd KOH 0,2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đươc m (gam) muối khan Phần 2 pư hoàn toàn với dd AgNO3 dư thu được 33,005 kết tủa Kim loại M là: A. Li B. K C. Rb D. Na 58. Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau phản ứng thu được 3,88 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,925g bột Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là: A.3,17 B.2,56 C.1,92 D.3,2 59. Điện phân có vách ngăn xốp 500ml dd hỗn hợp HCl và 7,8 g muối clorua của kim loại M thấy ở anot có khí Cl2 bay ra liên tục, ở catot lúc đầu có khí H2 bay ra, sau đến kim loại M thoát ra. Sau khi điện phân, thu được 2,464 lit khí Cl2 và m gam M. Đem trộn m g M với 1,3g kim loại N khác, rồi cho tác dụng với dd H2SO4 dư thì V lít H2 bay ra nhiều gấp 4 lần so với khi chỉ có 1,3g N tác dụng. Biết khi trộn 1,3g N với S rồi nung nóng được chất rắn C và khi cho C phản ứng hết với dd H2SO4 dư thì được hỗn hợp khí D nặng 0,52g và có tỉ khối so với H2 là 13. M và N lần lượt là: A. Cu và Ni B. Zn và Sn C. Fe và Cu D. Zn và Ni 60. Cho glucozo lên men với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra cho vào 1 lít dung dịch NaOH 1,5M (D = 1,0505 g/ml) thu được dung dịch chứa 2 muối với tổng nồng độ là 8,68%. Khối lượng glucozo đã dùng là: A. 129,68 g B. 168,29 g C. 128,57 g D. 186,92 g 61. Kim loại X có bán kính nguyên tử r = 0,1445 nm. Biết rằng trong tinh thể các nguyên tử chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe rỗng. Tìm kim loại X biết tinh thể X có khối lượng riêng = 10,5 gam/cm3 (cho NA = 6,023.1023 và  = 3,14). A. Au B. Ag C. Zn D. Cu 62. Nung nóng m gam hỗn hợp A gồm FexOy và Al. Sau khi phản ứng xong (hiệu suất 100%) ta được chất rắn B. Cho B tác dụng vừa hết 280ml dung dịch NaOH 1M thấy có 6,72 lít H2 (đktc) bay ra và còn lại 5,04 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị m lần lượt là : A. Fe3O4 và 14,52g B. Fe3O4 và 13,92g C. Fe2O3 và 14,52g D. FeO và 6,48g 63. Cho bột kim loại M vào 100 ml dd Fe2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng cô cạn phần dung dịch thu được 4 g chất rắn. M là : A.Zn B.Cu C.Mg D.Ni 64. Nhúng thanh kim loại R (hoá trị II) có khối lượng 9,6g vào dung dịch chứa 0,24 mol Fe(NO3)3. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, dung dịch có khối lượng bằng khối lượng dung dịch ban đầu. Thanh kim loại sau đó đem hoà tan bằng dung dịch HCl dư thì thu được 6,272 lít H2 (đkc). Kim loại R và khối lượng Fe thu được lần lượt là A. Zn và 4,48g B. Mg và 4,48g C. Mg và 5,04g D. Zn và 7,78g o 65. Đun nóng hỗn hợp 3 rượu X,Y,Z với H2SO4 đặc ở 170 C thu được hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp. Lấy 2 trong số 3 rượu trên đun với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 1,32g hỗn hợp gồm 3 ete. Mặt khác làm bay hơi 1,32g hỗn hợp gồm 3 ete này được thể tích đúng bằng thể tích của 0,48g oxi (đo cùng điều kiện). Nếu đốt hết toàn bộ 1,32g hỗn hợp ete trên rồi cho toàn bộ CO2 sinh ra vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C (mol/l) thu được 9,85g kết tủa. Giá trị C là: A.0,1 B.0,2 C.0,25 D.0,5 Trang 6 / 11 66. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và etylmetylamin bằng O2 vừa đủ, sau đó dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng dung dịch tăng 11,52g và có 10,752 lít hỗn hợp khí thoát ra. Mặt khác, trung hoà dung dịch chứa m gam hỗn hợp X cần dùng V lít dung dịch V (lít) HCl 1M. Giá trị của V là: A. 0,3 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,05 67. Cho C0 đi qua ống sứ chứa 0,12 mol hỗn hợp FeO, Fe2O3 nung nóng, phản ứng tạo 0,138 mol CO2. Hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất. Hoà tan hết hỗn hợp trong HNO3 dư thu V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là: A.0,672 B. 0,224 C. 2,2848 D. 6,854 68. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm: NaNO3, Cu(NO3)2, Al(NO3)3 thu được 8 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ khí Z vào 89,2 gam nước được dung dịch axit có nồng độ 12,6% và có 0,448 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra. Phần trăm khối lượng của NaNO3 trong X là: A. 17,49% B. 8,75% C. 42,5% D. 21,25% 69. Cho hỗn hợp X gồm a mol Mg, b mol Fe, c mol Zn, và b mol Cu. Thực hiện các thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cho X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch Y và chất rắn Z và 6,72 lít khí hidro (đktc). Cho thanh Zn vào Y đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh giảm 1,8 g. Thí nghiệm 2: Cho X vào dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất) (đktc). Giá trị của V là: A. 6,72 lít B. 4,48 lít C. 8,96 lít D. 11,2 lít 70. Trong bình kín dung tích V lít không đổi có chứa 1,3a mol O2 và 2,5a mol SO2 (ở 100oC, 2 atm, có mặt xúc tác V2O5). Nung nóng bình một thời gian sau đó làm nguội tới 100oC, áp suất trong bình lúc này là p. Hiệu suất phản ứng là h. Mối liên hệ giữa p và h đc biểu thị bằng biểu thức nào? 2,5h 1, 25h ) ) A. p  2.(1  B. p  2.(1  3,8 3,8 0, 65h 1,3h ) ) C. p  2.(1  D. p  2.(1  3,8 3,8 71. Hòa tan hoàn toàn 80 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 (trong đó S chiếm 22,5% về khối lượng) vào trong nước thu được dd X. Thêm NaOH dư vào dung dịch X lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Thổi CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Z là: A. 30 gam B. 40 gam C. 26 gam D. 36 gam 72. Cho 0,4 mol hổn hợp gồm 2 ancol no đơn chức, bậc 1 là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% khối lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 ancol trong X là: A. propan-1-ol và butan-1-ol B. etanol và propan-1-ol C. pentan-1-ol và butan-1-ol D. metanol và etanol 73. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 84,77%; SO2 = 10,6% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là A. 68,75% B. 59,46% C. 26,83% D. 42,3% 74. Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hũy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân hũy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO2 : VKK =1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Giá trị m (gam) là A. 12,59 B. 12,53 C. 12,70 D. 12,91 75. Phản ứng nào sau đây sai. A. 2HI + Cu  CuI2 + H2 B. 2HBr + 2FeCl3  2FeCl2 + Br2 + 2HCl Trang 7 / 11 C. H2O2 + KNO2  H2O + KNO3 V2O5 , t o   D. 2SO2 + O2  2SO3  76. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch đầu là A. 1,04 mol B. 0,64 mol C. 0,94 mol D. 0,88 mol 77. Cho 12,12 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và khí H2. Cô cạn dung dịch A thu được 41,94 gam chất rắn khan. Nếu cho 12,12 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được bao nhiêu gam kim loại? A. 82,944 gam B. 103,68 gam C. 90,72 gam D. 108 gam 78. Hai hợp chất X, Y là hai ancol, trong đó khối lượng mol của X nhỏ hơn Y. Khi đốt cháy hoàn toàn mối chất X, Y đều tạo ra số mol CO2 ít hơn số mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm những lượng bằng nhau về số mol của X, Y thu được tỉ lệ số mol CO2 : H2O = 2 : 3. Số hợp chất thoả mãn: A. 2 B. 4 C. 5 D. 6 79. Cho a mol kim loại M (hóa trị không đổi) tan vừa hết trong dung dịch chứa 5a/4 mol H2SO4 được 19,32 gam muối A và khí B. Lượng khí B được hấp thụ hoàn toàn bởi 250 ml dung dịch NaOH 0,2 M tạo thành 2,12 gam muối. Kim loại M là A. Na B. Cu C. Zn D. Al 80. Cho m gam hỗn hợp bột gồm Fe, Cu và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl (lượng dung dịch HCl dùng tối thiểu) thu được dung dịch A gồm FeCl2 và CuCl2 với số mol FeCl2 bằng 9 lần số mol CuCl2 và 5,6 lít H2 (đktc) không còn chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được 127,8 gam chất rắn khan. m có giá trị là : A.68,8 gam B.74,4 gam C. 75,2 gam D. 61,6 gam 81. Oxi hóa một rượu đơn chức A bằng O2 (có chất xúc tác) thu được hỗn hợp X gồm andehit, axit, nước và rượu dư. Lấy m gam hỗn hợp X cho tác dụng vừa hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Y bay hơi thì còn lại 48,8 gam chất rắn. Mặt khác 4m gam hỗn hợp X cho tác dụng với Na2CO3 dư thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Biết số mol rượu dư nhỏ hơn số mol rượu tạo andehit. Công thức phân tử của rượu là A. C2H5OH B. CH3OH C. C3H7OH D. C3H5OH 82. Cho hỗn hợp A gồm: một ancol X no đơn chức và một ancol Y không no, có một nối đôi, đơn chức. Bơm 8 gam oxi vào bình B. Sau khi bật tia lửa điện đốt 0,05 mol hỗn hợp A thì tạo ra 0,35 mol hỗn hợp sản phẩm khí. Cho sản phẩm cháy vào Ba(OH)2 dư thì tạo ra 23,64 gam kết tủa. Công thức phân tử của ancol X là: A. C3H7OH B. CH3OH C. C2H5OH D. C4H9OH 83. Đốt cháy 2,24 lít hỗn hợp 3 hidrocacbon A, B, C được hỗn hợp sản phẩm X. Cho X lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 1 tăng 4,05 gam và bình 2 tăng 6,16 gam. Biết B, C có cùng số nguyên tử Cacbon và số mol A gấp 4 lần tổng số mol của B và C. Công thức phân tử của B là: A. C4H8 B. C3H8 C. C3H6 D. C3H4 84. Hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ A no, mạch hở, hai lần axit và một axit B không no (có một nối đôi), mạch hở, đơn chức. Số nguyên tử cacbon trong chất này gấp đôi chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp X được 4,704 lít khí CO2 (đktc). Nếu trung hòa hết 5,08 gam X cần 350 ml dung dịch NaOH 0,2M được hỗn hợp muối Y. Phần trăm khối lượng của A, B lần lượt là: A. 57,48% và 42,52% B. 40,94% và 59,06% C. 55,00% và 45,00% C. 37,5% và 62,5% 85. Oxi hóa 38 gam hỗn hợp propanal, ancol A no đơn chức bậc 1 và este B (tạo bởi một axit đồng đẳng của axit acrylic và ancol A) được hỗn hợp gồm X axit và este. Cho lượng hỗn hợp X trên phản ứng với CH3OH (hiệu suất 50%) thu được hỗn hợp este. Mặt khác, cho lượng X đó phản ứng với 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5 M thì sau phản ứng trung hòa hết NaOH dư cần 0,15 mol HCl được dung dịch D. Cô cạn D được hơi chất hữu cơ E, còn lại 64,775 gam hỗn hợp muối. Cho E tách nước ở 140oC (H2SO4 đặc xúc tác) được F có tỉ khối với E là 1,61. A và B lần lượt là: A. C2H5OH và C3H5COOC2H5 B. CH3OH và C4H7COOCH3 Trang 8 / 11 C. CH3OH và C3H5COOCH3 D. C2H5OH và C4H7COOC2H5 86. Cho 13,32 gam hỗn hợp Zn và ZnO tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,38 mol H2SO4 thu được một sản phẩm duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol sản phẩm khử thu được là: A. 0,19 B. 0,18 C. 0,16 D. 0,20 87. Đốt cháy hoàn toàn 14,2 gam một hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy đi qua lần lượt bình 1 chứa H2SO4 đậm đặc và bình II chứa dung dịch NaOH (vừa đủ để hấp thụ toàn bộ khí đi vào)0, thấy khối lượng của bình I tăng 19,8 gam, khối lượng bình II tăng 44 gam. Biết 14,2 gam hỗn hợp khí X có thể tích bằng thể tích của 9,6 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của ankan và anken trong hỗn hợp X lần lượt là : A. CH4 và C5H10 B. C2H6 và C4H8 C. C3H8 và C2H4 D. C4H10 và C3H6 88. Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hòa tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu A. 1,488 B. 1,588 C. 1,688 D. 1,788 89. Cho 50 gam hỗn hợp Fe3O4, Cu, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và còn lại 18 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 25,92 B. 46,4 C. 52,9 D. 59,2 90. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một kim loại hóa trị II vào axit sunfuric đặc, nóng. Lượng khí SO2 thoát ra (duy nhất) được hấp thụ hết bởi 45 ml dung dịch NaOH 2M cho dung dịch chứa 6,08 gam muối. Kim loại có hóa trị II nói trên là: A. Fe B. Cu C. Ca D. Mg 91. Trong các chất:Cl2, MnSO4, HCl, FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là: A. 6 B. 7 C. 5 D. 4 92. Cho 12,4 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 27,75 g muối khan. Kim loại kiềm thổ là: A. Ba B. Mg C. Ca D. Sr 93. Cho 11,15 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và kim loại kiềm M vào trong nước. Sau phản ứng thu chỉ được dung dịch B và 9,52 lít khí (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được một lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 15,6 gam. Kim loại kiềm đó là: A. Li B. Na C. K D. Rb 94. Hòa tan m gam hỗn hợp Ba, Al vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất và 12,544 lít H2 (đktc) không còn chất rắn không tan. Thổi CO2 dư vào dung dịch A thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun dung dịch C đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa D. Lấy kết tủa B trộn với kết tủa D rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Khối lượng của E là: A. 35,70 gam B. 38,76 gam C. 49,78 gam D. 38,25 gam 95. Dung dịch A gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Dung dịch B gồm AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B thu được 56,916 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch B thì thu được 41,94 gam kết tủa. Tỉ lệ V1/V2 nào sau đây là đúng? A. 0,256 hoặc 3,6 B. 0,338 hoặc 3,2 C. 0,256 hoặc 3,2 D. 0,338 hoặc 3,6 96. Cho 21,52 gam hỗn hợp A gồm kim loại M hóa trị 2 và muối nitrat của kim loại đó vào bình kín rồi nung đến nhiệt độ cao để phản ứng hoàn toàn. Sản phẩm thu được là oxit kim loại hóa trị 2. Chia chất rắn còn lại trong bình sau phản ứng làm hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa hết với 2/3 lít dung dịch HNO3 0,38M giải phóng khí NO duy nhất. Phần 2 phản ứng vừa hết với 0,3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng) thu được dung dịch B. Kim loại M là: A. Fe B. Mg C. Ca D. Cu 97. Cho m gam Al hòa tan vừa hết trong dung dịch NaOH được dung dịch X. Cho m gam Al2O3 hòa tan vừa hết trong dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Trộn dung dịch X và dung dịch Y thu được 5,304 gam kết tủa và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 5,4885 B. 4,3185 C. 5,6535 D. 3,8635 Trang 9 / 11 98. Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử là C2H2On tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 99. Để trung hoà m gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chưc, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dung 100ml dung dịch NaOH 0,3 M. Mặt khác đốt cháy m gam X rồi cho toàn bổan phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5, bình (2) đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình (1) tăng a gam, bình (2) tăng (3,64+ a) gam. Thành phần % về khối lượng của Axit có nguyên tử Cacbon nhỏ hơn trong X là A. 33,33% B. 66,67% C. 30,14% D. 69,86% 100. Hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 650 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 350 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là A. C3H8 và C4H10 B. C2H4 và C3H6 C. C3H6 và C4H8 D. C2H6 và C3H8 Sưu tầm và biên soạn bởi [email protected] Trang 10 / 11 Chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh Đại học & Cao đẳng năm 2012 MỘT SỐ BÀI TẬP MỚI VÀ HAY TRONG MÙA THI THỬ 2011 ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B C A A B C C C D B C B C B C C B C B A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A A C A C D B A D D C A D B A A B C C A 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 D B B D C C B B A D B C B A B A B C D C 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 B B C C C C C A C B C B B A B C B C C A 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 A C B A A B D C B B B C B A B D B C C B Trang 11 / 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan