Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô tả một số giống khoai sọ tại trường đại học tây bắc...

Tài liệu Mô tả một số giống khoai sọ tại trường đại học tây bắc

.PDF
62
241
136

Mô tả:

Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện khóa luận này để đạt được kết quả tốt đẹp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người thân. Trước tiên Tôi xin cảm ơn Thầy giáo ThS. Nguyễn Hoàng Phương, người đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp! Để hoàn thành bản báo cáo này Tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy cô giáo trong Khoa Nông Lâm đã cho Tôi những kiến thức bổ ích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tôi có thể hoàn thành bản báo cáo này. Tôi xin gửi tới các Thầy giáo ,cô giáo lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất! Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên an ủi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thời gian làm khóa luận ! Tôi xin chân thành cảm ơn !!! Người thực hiện Hạng A Chớ Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1 Vai trò của cây Khoai Môn, Sọ trong đời sống và sản xuất 3 2.1.1 Vai trò cung cấp lương thực cho con người 3 2.1.2 Khoai sọ cung cấp thức ăn cho chăn nuôi 3 2.1.3 Khoai sọ có tác dụng làm thuốc 3 2.1.4 Giá trị kinh tế của cây khoai sọ 3 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu khoai sọ thụ 4 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới 4 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam 5 2.2.3 Tình hình sản xuất tại Sơn La 8 2.3 Một số đặc điểm về cây khoai sọ 9 2.3.1 Nguồn gốc phân loại và lược sử phát triển 9 2.3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng 9 2.3.3. Đặc điểm thực vật học 11 2.3.4. Qúa trình sinh trưởng phát triển 13 2.3.5. Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây khoai sọ [4]. 14 2.3.6. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai sọ [17] 15 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu 21 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2 Địa điểm 21 3.1.3. Thời gian 21 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng 21 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 22 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 23 3.5. Quy trình kỹ thuật canh tác 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1 Điều kiện khí hậu và lượng mưa 26 4.2. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn sinh trưởng 28 4.3. Động thái chiều cao cây 30 4.4. Động thái tăng trưởng số lá cây khoai sọ 32 4.5. Số nhánh của các giống khoai sọ 34 4.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại 37 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 39 4.8. Năng suất 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ viết tắt CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 CT4 Công thức 4 CT5 Công thức 5 CT Công thức TLS Tỷ lệ sống NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NSCT Năng suất cá thể H Chiều cao cây Vh Tốc độ tăng chiều cao cây Vlá Tốc độ tăng số lá Ha Hecta KLTB Khối lượng trung bình NXB Nhà xuất bản STT Số thứ tự KL Khối lượng Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Phân bố khoai Môn, Sọ trên thế giới từ năm 2010- 2013 Bảng 2: Các giống khoai và một số đặc điểm nhận biết 4 16 Bảng 3: Mô tả kinh nghiệm canh tác của nông dân đối với một số giống khoai chủ yếu 18 Bảng 4.1 Nhiệt độ và lượng mưa 26 Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn sinh trưởng 28 Bảng 4.3. Động thái chiều cao cây 30 Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số lá cây khoai sọ 32 Bảng 4.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại 37 Bảng 4.7 : Các yếu tố cấu thành năng suất 39 Bảng 4.8 : Năng suất của các mẫu giống khoai thí nghiệm 41 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây khoai sọ (Colocasi a esculenta) có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Người ta cho rằng cây khoai sọ đã được trồng ở vùng Đông Nam Châu Á để lấy củ làm lương thực trong hơn 10.000 năm trước đây, là cây lương thực chính của vùng này trước khi có cây lúa trồng. Từ Đông Nam Á Cây khoai sọ phát tán ra khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới [3]. Theo Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng [6] (Chủ nhiệm Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội) nói rằng: Cứ 100g khoai sọ thì có đến 109 kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai sọ được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả. Từ thực tế cho thấy phân bón có tác động rất lớn đến sinh trưởng ,phát triển và năng suất của cây. Một nguyên tắc quan trọng cho việc bón phân cho cây trồng là phải cân đói NPK đây là các nguyên tố đa lượng cây cần nhiều nhất, nếu thiếu một chất nào cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng ,phát triển và năng suất của cây trồng .Ngược lại nếu bị thừa cũng không có lợi cho cây , lại tốn thêm chi phí . Từ thực tế trên, con người mới nhìn nhận lại vai trò của hóa học và đưa ra nguyên tắc bón phân cho cây trồng. Hiện nay người dân sử dụng phân bón tùy tiện không chỉ dựa vào kinh nghiệm và hao phí phân bón hiệu quả thì không cao. Đa số người dân không bón phân mà chỉ sử dụng tàn dư thực vật vụ trước để lại và phủ phận nông nghiệp hoặc thậm chí còn không sử dụng gì cả . Kết quả dự án SFIRIA 2016 tiến hành thử nghiệm đối với khoai sọ tím tại Huyện Thuận Châu – Sơn La đặt năng suất tới 16,3 tấn/ha. Xuất pháp từ những vẫn đề trên chúng tôi tiến hành thử nghiệm nghiên cứu đề tài: “Mô tả một số giống khoai sọ tại Trường Đại Học Tây Bắc” 7 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Mô tả đặc điểm sinh trưởng ,phát triển. - Mô tả các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển - Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại - Đánh giá năng suất 8 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Vai trò của cây Khoai Môn, Sọ trong đời sống và sản xuất 2.1.1. Vai trò cung cấp lương thực cho con người Khoai Môn, sọ cung cấp thức ăn cho con người và các loài động vật thông qua củ, lá , bẹ của chúng. Với các loài sọ không ngứa con người có sử dụng toàn bộ các sản phẩm bẹ, lá, củ của chúng để làm thức ăn. Các giống sọ như sọ tía, Khoai Sọ dọc xanh, khoai sọ Tam Đảo, khoai sọ Hòa Bình, khoai môn Chấm,môn sáp vàng, được nông dân trồng để cung cấp thêm lương thực cho nông hộ khi thiếu lương thực và để làm các món ăn đặc sản như nấu lẩu, nấu canh, có giá trị dinh dưỡng cao. Các sản phẩm bẹ lá của các giống sọ như Phước mọng ở Đà Bắc, Hòa Bình được dùng để nấu canh mẻ dọc mùng, khoai sọ Bạc hà được dùng để nấu các món đặc sản như bún sườn, bún mọc,lẩu cá…[7] 2.1.2 Khoai sọ cung cấp thức ăn cho chăn nuôi Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: Từ xưa đến nay, cây khoai sọ cùng một số loài cây như chuối, khoai lang là các loại cây trồng được nông dân trồng để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Cây khoai sọ có thể cung cấp thức ăn cho chăn nuôi dưới hai dạng thức ăn như thứ ăn xanh và thức ăn tinh[4] 2.1.3 Khoai sọ có tác dụng làm thuốc Một số loài sọ được dùng trong các vị thuốc dân gian, có tác dụng chứa một số bệnh như cây Bon hom là cây khoai sọ họ Ráy, củ của chúng được dùng để chứa đâu đầu. Cây Ráy tía sắt mỏng, phơi khô, rang vàng, hạ thổ, ngâm với rượu uống có thể chứa bệnh đau lung; đau cột sống. Một số cây họ Ráy còn được dùng để chứa các bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào[4] 2.1.4 Giá trị kinh tế của cây khoai sọ Hầu như từ trước đến nay các giống sọ được trồng chỉ với mục đích tận dụng các sản phẩm của chúng cho chăn nuôi và một phần để cung cấp lương thực cho con người. Nhưng khi đời sống kinh tế nông hộ được nâng lên, sự thiếu 9 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học hụt lương thực không lá vẫn đề lo ngại của các nông hộ nữa thì việc nông dân trồng khoai sọ ngoài mục đích lấy các sản phẩm của cây khoai sọ cho chăn nuôi, còn lá mục đích trao đổi buôn bán trên thị trường.[4] Tại Việt Nam, đã có một số vùng nông dân đã bắt đầu trồng các giống sọ đặc sản địa phương trên diện tích lớn để bán cho các nhà máy bánh kẹo, bán xuất khẩu sang Trung Quốc và cho tiêu thụ một lượng lớn tại thị trường trong nước, ước tính hiện nay tại vùng Miền Bắc năng xuất khoai sọ có thể đặt 35 tấn củ/ha giá bán bình quân 10.000- 15.000 đồng/ kg củ có thể cho thu nhập từ 90 triệu đồng trở lên. Với tổng chi phí 20 triệu đồng/ha thì nông dân vẫn có lãi trên 70 triệu đồng. Với lợi nhuận cao như vậy cho đến nay một số nơi như Vĩnh Phúc, Huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang đã thu hút hơn 200 hộ trồng khoai sọ với diện tích gần 200 ha[7] 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai sọ 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam Khoai Môn, Sọ chắc chắn đã là cây trồng quan trọng trong lịch sử nông nghiêp ở Châu Á bao gồm cả Việt Nam, mặc dù hiện nay nó đã không còn có vai trò chính trong sản xuất lương thực vì đã được thay bằng cây lúa và các cây trồng khác. Ở nước ta khoai Môn, Sọ đặc biệt là khoai Môn nước được thuần hóa sớm, trước cả cây lúa nước, cách đây khoảng 10.000 – 15.000 năm. Nó đã từng là cây lương thực quan trọng của cư dân các vùng châu thổ Sông Hồng, sông Cửu Long. Nó là giống khoai được sử dụng trong các bữa ăn của người dân Việt Nam từ ngàn đời nay, góp phần quan trọng vào cơ cấu thành phần lương thực của sản xuất nông nghiệp. [4] Nguồn gen Môn, Sọ phân bố trong điều kiện tự nhiên rất đa dạng: được tìm thấy ở độ cao từ 1m – 1.500m so với mặt nước biển, có giống sống trong điều kiện bão hòa nước, trong điều kiện ẩm hoặc đất khô hạn. Sự tồn tại và phát triển của chúng chủ yếu do nhu cầu tất yếu của cuộc sống và giá trị kinh tế mà chúng mang lại cho người dân bản địa [7] 10 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học Ở Việt Nam, diện tích trồng khoai môn, sọ của cả nước ước tính khoảng 12.000 ha, với sản lượng hàng năm đạt 120.000 tấn củ, được trồng cả ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Hiện nay, hàng năm nước ta xuất khẩu khoai môn, sọ sang Đài Loan, Nhật Bản, Singapo đạt trên 400.000 USD/năm với giá khoảng 350 USD/tấn. Nguồn gen khoai môn, sọ phân bố trong điều kiện tự nhiên rất đa dạng: kết quả điều tra gần đây cho thấy, chúng được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta, từ những vùng đất thấp có nước đến nơi có địa hình cao 5 1800m so với mặt biển và ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Có giống sống trong điều kiện bão hòa nước, trong điều kiện ẩm hoặc có giống phát triển trên đất khô hạn…Sự tồn tại và phát triển của chúng chủ yếu do nhu cầu tất yếu của cuộc sống và giá trị kinh tế mà chúng mang lại cho người dân bản địa. Việc trồng và lưu giữ các giống khoai môn, sọ địa phương ở cấp hộ gia đình chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội như: tình trạng kinh tế, trình độ văn hóa, phong tục tập quán, quyền quản lý đất đai trong gia đình, số lượng vật nuôi và khả năng tiếp cận thị trường. Các tỉnh trồng khoai môn, sọ nhiều như: Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Yên Bái, Quảng Ninh và Hoà bình. Những vùng này rất đa dạng về hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng về văn hóa các dân tộc. Phải chăng đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự da dạng về loài và giống của loại cây lấy củ này [7]. Kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) [17] cho thấy tại một số vùng người nông dân trồng với diện tích lớn các giống khoai môn, sọ có giá trị kinh tế (đặc biệt ngon). Cụ thể, tại Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, giống khoai môn ruột vàng Hậu Doàng được trồng với diện tích lớn, bởi vì giống này thích nghi tốt với điều kiện đất đai trong vùng và có chất lượng ngon, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Một vài giống khoai môn, sọ như khoai Lúi dọc xanh, khoai sọ dọc tím có chất lượng tốt, kích thước vừa phải được thị trường rất ưa chuộng, đang được trồng làm hàng hóa với diện tích lớn, tập trung ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tại Lạng Sơn khoai sọ được trồng khá phổ biến và là cây mang tính đặc sản, là nguồn thu 11 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học nhập của nhiều hộ nông dân. Khoai sọ ở đây đã tiếp cận được với thị trường của Hà Nội và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thế Chinh (2003), để thực sự cây khoai môn, sọ Lạng Sơn có chỗ đứng bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương thì sản phẩm đầu ra của nó phải có thị trường ổn định và ngày càng được mở rộng.Trong tương lai gần, khoai môn, sọ sẽ được phát triển trong những điều kiện sinh thái mà những cây trồng khác rất khó tìm thấy chỗ đứng. Trong sản xuất ít nhất cây khoai môn, sọ có thể phát triển được trên các chân đất sau: - Đất ngập cùng với cây lúa của các vùng trũng. - Một số giống có tính chống chịu tốt với đất mặn. - Có thể phát triển tốt trong điều kiện bị che bóng, vì thế nó là cây trồng lý tưởng để trồng xen với các cây thân gỗ như dừa, cây ăn quả… - Ngoài ra môn, sọ còn là loại cây mang tính văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Cây khoai môn, sọ có thể trồng ở vườn nhà hoặc trồng luân canh với cây lúa. Đặc biệt chúng phát triển tốt trên các vùng đất trống đồi núi trọc, dưới tán che phủ. Do đó rất phù hợp với định hướng phát triển ở vùng trung du và miền núi, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo. Vì thế, phương hướng và mục tiêu trong những năm tới là tập trung đầu tư để cho cây khoai môn, sọ phát triển ở những vùng khó khăn nhưng có điều kiện thích hợp thuộc vùng trung du, miền núi các tỉnh phía Bắc và đặc biệt là Sơn La. Để thực hiện được mục tiêu trên phải tăng diện tích đi đôi với việc nâng cao năng suất, xác định cơ cấu giống thích hợp và thích ứng cao với từng vùng sinh thái, tập trung nghiên cứu cơ bản tốt đồng thời nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học mới. Hiện nay phát triển khoai môn, sọ trong sản xuất còn gặp một số khó khăn như nó là cây có thời gian sinh trưởng dài, chiếm đất lâu, chưa thực sự có thị trường, chế biến còn hạn chế do thiếu công nghệ phù hợp. Tuy nhiên với những nỗ lực trong nghiên cứu chọn tạo giống ngắn ngày và nếu có những chính sách phù hợp hỗ trợ cho khâu chế biến và tạo thị trường, hy vọng cây khoai môn, sọ 12 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học sẽ giữ được vị trí của nó trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, tạo thu nhập cho người trồng thông qua thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu về di truyền và chọn giống đối với các loài trong chi khoai môn, sọ là khá ít, và cũng chỉ mới bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây. Tiến hành thu thập các giống cây trồng địa phương, chọn lọc và nhân giống các giống đặc hữu bản địa là rất cần thiết và cấp bách. Các cố gắng chắc chắn sẽ mang lại những kết quả có giá trị trong việc định ra chiến lược bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng trong đó các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao mà cụ thể là các loài trong chi khoai môn, sọ địa phương. Hiệu quả kinh tế xã hội: Tạo được việc làm cho khoảng 45.000 lao động. Giá trị xuất khẩu đạt 30 triệu USD. Phát triển sản xuất khoai môn, sọ là phù hợp với điều kiện Nông nghiệp Việt Nam, nhất là ở các vùng khó khăn, đóng góp tích cực cho chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Định hướng chung để phát triển cây khoai môn, sọ trong những năm tới là nâng cao sản lượng bằng cánh tăng diện tích trồng và cải tiến kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Xác định các giống thích hợp vừa có năng suất cao vừa có chất lượng củ tốt, thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái đất nước. Đồng thời chú trọng nghiên cứu sâu và nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế cây khoai môn, sọ. 2.2.2 Tình hình sản xuất tại Sơn La Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc khu vực trung tâm Tây Bắc. Toàn tỉnh Sơn La hiện có 933.064 ha đất nông nghiệp, đa số đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, có điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Các sản phẩm đặc sản của Sơn La là khoai sọ, nếp tan, chè cổ thụ Tà Xùa, chè Shan Tuyết, chè Ô long, chè Kim Tuyên, táo mèo, mận hậu, rượu chuối, xoài...Trong đó có 231 ha diện tích trồng khoai Môn, Sọ (chiếm 2,31%) diện tích đất canh tác nông nghiệp.[7] 13 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại tỉnh Sơn La cho thấy, Thuận Châu là một huyện có diện tích sản xuất khoai sọ lớn nhất so với các huyện còn lại, cây khoai Sọ đã có truyền thống canh tác từ lâu đời. Tuy nhiên, việc canh tác chủ yếu là tự phát do người dân trồng trên các diện tích nhỏ, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chưa sử dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất do vậy mà năng suất chưa cao và chất lượng thì ngày càng giảm xuống. Qua khảo sát cho thấy diện tích trồng khoai sọ trên toàn tỉnh Sơn La trong năm 2015 là: 231 ha, về năng suất đạt 99,87 tạ/ha, còn sản lượng là 2307 tấn. 2.3 Một số đặc điểm về cây khoai sọ 2.3.1 Nguồn gốc phân loại và lược sử phát triển Cây khoai môn, khoai sọ, Colocasia esculenta (L.) Schott là cây một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ Araceae. Nguồn gốc của cây khoai môn, sọ đang còn là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, chưa có ý kiến thống nhất của nhiều nhà khoa học chuyên nhiên cứu về cây này. Tuy nhiên, gần đây nhiều tác giả đều thống nhất rằng rất nhiều dạng hoang dại và dạng trồng của cây khoai môn, sọ có nguồn gốc tại các dải đất kéo dài từ Đông Nam Ấn Độ và Đông Nam Á tới Papua New Guinea và Melanesia ( Lebot, 1999)[4] Ngày nay khoai môn, sọ được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp. Chúng được thâm canh nhiều nhất và cũng được làm thức ăn nhiều nhất tại các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên diện tích trồng khoai môn, sọ lớn nhất là ở các nước Tây Phi, vùng caribê và hầu hết các vùng thuộc Châu Á. Nhiều công trình khoa học cũng cho thấy Việt Nam nói riêng và các nước vùng Đông Nam Á nói chung được coi là một trong những trung tâm đa dạng di truyền của khoai môn, sọ. Trong đó Việt Nam và Trung Quốc được coi là những nơi đã phát triển giống khoai sọ nhiều thế kỉ trước và là trung gian để từ đó được nhập vào Tây Ấn và các nước khác trên thế giới [4] 2.3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng 14 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học Trong củ tươi, nước chiếm 36-85% và hydratcacbon chiếm 13-29% tùy thuộc vào giống, trong đó tinh bột chiếm tới 77,9% với 4/5 là amylopectin và 1/5 là amylose. Hạt tinh bột của môn, sọ rất nhỏ nên dễ tiêu hóa. Chính yếu tố này đã tạo cho khoai môn, sọ ưu thế như là món ăn đặc biệt, phù hợp cho trẻ nhỏ bị dị ứng và những người bị dối loạn dinh dưỡng. Trong củ tinh bột tập trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ [7] Củ Môn, sọ chứa 1,4%-3,0% protein, cao hơn khoai mỡ, Sắn và khoai lang thành phần rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Một điểm dáng chú ý là lượng protein nằm ở phía gần vỏ củ hơn là ở trung tâm củ, vì vậy nếu gọt vỏ củ quá dày sẽ làm mất đi lượng protein trong củ. Lá khoai môn, sọ rất giàu protein, chứa khoảng 23% protein theo khối lượng khô (trong khi củ chứa 7,0-13,2%). Lá cũng rất giàu nguồn canxi, photpho, sắt, vitamin c, thiamin, riboflavin và niacin là những thành phần cần thiết cho chế độ ăn uống của chúng ta. Lá khoai môn, sọ tươi có 20% chất khô trong khi dọc lá chỉ có 6% chất khô.[7] Cây khoai môn, sọ được sử dụng làm lương thực và thực phẩm rộng khắp thế giới, từ châu Á, châu Phi, Tây Ấn Độ cho đến Nam Mỹ. Theo nhiều tài liệu công bố, cây môn, sọ có vai trò quan trọng như là nguồn lương thực chính của các nước ở quần đảo Thái Bình Dương. Khoai môn, sọ còn có giá trị cao về văn hóa xã hội tại các có truyền thống trồng loại cây này. Nó đã dần trở thành một hình ảnh trong văn hóa ẩm thực , có mặt trong những lễ hội, ngày lễ tết, là quà tặng bày tỏ mối quan hệ rằng buộc…, ngày nay cây môn, sọ còn là cây làm tăng nguồn thu nhập cho nông dân nhờ bán trên thị trường trong nước và quốc tế. [16] Châu Á – Thái bình dương là nơi trồng và tiêu thụ môn, sọ lớn nhất thế giới. Do vậy sử dụng sản phẩm môn, sọ ở vùng này cũng rất đa dạng . Các bộ phận của cây là củ cái, củ con, dọc lá và dải bò đều có thể chế biến thành những món ăn ngon miệng cho con người. Ngoài các món ăn truyền thống như luộc, nướng, rán, phơi khô, nấu với cá, dừa …khoai môn, sọ còn được chế biến bằng công nghệ với khoảng 10 món ăn.[16] 15 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học Ở Việt Nam trước kia khoai môn, sọ là loại cây có củ được trồng nhiều tại hầu hết các vùng sinh thái, và đã là một đặc sản qúy của một số địa phương. Khoai môn, sọ là cây lương thực phổ biến và có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất cao nhờ nước trời, trên nương rẫy và ở những chân ruộng trồng lúa. Một số giống khoai nước đặc biệt thích nghi với chân đất khó khăn. Hiện nay tại một số tỉnh miền núi như Bắc Cạn, Hòa Bình, Sơn La nhiều giống khoai môn, sọ được các hộ gia đình trồng với diện tích lớn, bởi vì các giống này là nguồn đảm bảo an toàn lương thực và đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường tại các thị trấn và các thành phố lớn. Một số vùng dân tộc khoai môn, sọ còn được coi là món quà của mẹ tặng cho con gái khi về nhà chồng. Có thể nói cây môn, sọ gắn bó với người dân từ bao đời nay.[7] Gần đây khoai môn, sọ còn là mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang Nhật Bản và hiện đang được một số công ty mở ra hướng chế biến tinh bột. Hy vọng trong thời gian không xa cây môn, sọ sẽ có chỗ đứng xứng đáng trong sản xuất. 2.3.3. Đặc điểm thực vật học - Rễ Rễ của loài môn, sọ là rễ chùm mọc từ đốt mầm xung quanh thân củ. Rễ ngắn, hướng ăn ngang và mọc thành từng lớp theo hướng đi lên thuận với sự phát triển cuả đốt, thân củ. Rễ thường có màu trắng và có chứa anthocyanin. Rễ phát triển thành nhiều tầng, phụ thuộc vào số lá của cây.Số lượng rễ và chiều dài rễ phụ thuộc vào từng giống và đất trồng. Một lớp rễ trung bình có từ 25-30 rễ [17] - Thân củ (củ) Khoai môn, sọ đều có phần gốc phình thành củ hoặc thân củ chứa tinh bột. Củ cái chính được coi là cấu trúc thân chính của cây, nằm trong đất. Trên thân củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh. Sau khi dọc lá lụi đi thì trên thân củ thêm một đốt và thân củ dài ra. Đỉnh của củ cái chính là điểm sinh trưởng của cây.Sự mọc lên của cây đều bắt đầu từ đỉnh củ cái. Toàn bộ phần dọc lá trên mặt đất tạo nên thân giả của cây môn, sọ [4] 16 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học Củ khoai môn, sọ rất khác nhau về kích thước và hình dạng, tùy thuộc vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh thái, đặc biệt là yếu tố có ảnh hưởng đến thân củ như cấu trúc và kết cấu của đất, sự có mặt của sỏi đá. Củ cái của những giống đại diện trồng trên đất cao thường tròn hoặc hơi dài, còn những giống có củ cực dài thường là của những giống trồng ở ruộng nước và đầm lầy (bờ mương, ao).[7] 17 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học - Lá [4] Lá chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, lá quyết định chiều cao của cây khoai. Lá của cây môn, sọ có diện tích tương đối lớn. Mỗi lá được cấu tạo bởi một cuống lá thẳng và một phiến lá. + Phiến lá của hầu hết các kiểu gen có hình khiên, gốc hình tim, có rốn ở gần giữa, là điểm nối giữa cuống và phiến lá. Phiến lá nhẵn, chiều dài có thể biến động từ 20 đến 70cm và bền rộng từ 15cm đến 50cm. Kích thước của lá chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh.Lá khoai môn, sọ đạt cỡ lớn nhất ở giai đoạn sắp ra hoa. Màu phiến lá biến động từ màu xanh nhạt đến tím thẫm phụ thuộc vào kiểu gen. Lá có thể chỉ một màu hoặc thêm đốm hay vệt của màu khác. Trên phiến lá có 3 tia gân chính, một gân chạy thẳng từ điểm nối dọc lá với phiến lá tới đỉnh phiến lá. Hai gân còn lại chạy ngang về hai đỉnh của thùy lá. Từ 3 gân chính có nhiều gân nhỏ nổi phát ra tạo thành hình mắt lưới. + Dọc lá (cuống lá) dọc lá mập có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo nên thân giả. Chiều dài dọc lá biến động phụ thuộc vào kiểu gen từ 25cm đến 160cm. Màu dọc lá biến động từ xanh vàng tới tím đậm, đôi khi có sọc màu tím hoặc xanh đậm. Dọc vá lá không phải khi nào cũng cùng màu. Bẹ của dọc thường là dạng ôm có chiều dài khoảng 1/3 chiều dài của dọc. Gần lúc thu hoạch củ, dọc lá ngày càng ngắn lại và phiến lá cũng nhỏ đi. - Hoa, quả và hạt [7] + Hoa của cây môn, sọ thuộc hoa đơn tính đồng trụ, hoa đực và hoa cái cùng trên một trục. Cụm hoa có dạng bông mo, mọc từ thân củ, ngắn hơn cuống lá. Mỗi cây có thể có từ 1 cụm hoa trở lên. Cụm hoa cấu tạo bởi một cuống ngắn, một trục hoa và một bao mo. Cuống hoa có màu xanh vàng hoặc tím tùy thuộc vào giống. Cấu tạo của cuống hoa cũng giống cấu tạo của dọc lá. Bao mo có hai phần, phần trên có màu vàng, phần dưới màu xanh, chiều dài khoảng 20cm ôm lấy trụ hoa. Trục hoa ngắn hơn mo, có 4 phần : Phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến là một phần không sinh sản, trên nữa là phần hoa đực, cuối cùng 18 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học là phần phụ không sinh sản, hình nhọn. Hoa không có bao. Hoa đực màu vàng có nhị tụ nhiều cạnh, hạt phấn tròn, bao phấn nứt rãnh. Hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. + Qủa mọng có đường kính khoảng 3 -5cm và chứa nhiều hạt. Mỗi hạt ngoài nhiều phôi còn có nội nhũ. 2.3.4. Qúa trình sinh trưởng phát triển - Giai đoạn ra rễ mọc mầm: Sự hình thành rễ và sự phát triển nhanh chóng của rễ được xẩy ra ngay sau khi trồng và tiếp theo là sự phát triển nhanh chóng của chồi (mầm) củ. Khi chồi mầm ra khỏi mặt đất thì rễ đã dài từ 3 -5cm. Sự phát triển của rễ tương ứng với sự phát triển của lá : Cứ ra một lá thì lại sinh ra một rễ. Từ khi chồi mầm nhú lên khỏi mặt đất đền khi phát triển lá thứ nhất mất khoảng 15 đến 20 ngày, sau đó trung bình 10 – 12 ngày xòe một lá.Từ lúc lá nhú lên nở hoàn toàn mất 45 ngày. Tuổi thọ của lá khoảng 32 – 37 ngày. Khi ra lá thứ 4, thứ 5 thì lá thứ nhất bắt đầu héo, sau đó cứ được 2 – 3 lá thì có một lá héo.[4] - Giai đoạn sinh trưởng thân lá : Đặc trưng bởi sự phát triển thân lá và hình thành củ cái. Khi tốc độ ra lá nhanh, cũng là lúc diện tích lá tăng nhanh nhất. Sự hình thành củ cái thường bắt đầu sảy ra sau trồng khoảng 3 tháng. Sự hình thành củ con được sảy ra sau đó một thời gian ngắn. Trong giai đoạn này cây cũng bắt đầu đẻ nhánh phụ. Sự phát triển của chồi và lá sẽ chỉ giảm mạnh vào khoảng sau trồng 5 -6 tháng. Vào thời điểm đó số lá mọc ra chậm lại, chiều dài của dọc cũng giảm, giảm tổng diện tích lá trên cây và giảm cả chiều cao cây trung bình trên đồng ruộng. Hiện tượng này thường goi là khoai xuống dọc.[7] - Giai đoạn phình to của thân củ: Thời gian đầu củ cái và củ con phát triển chậm nhưng khoảng tháng thứ 4 – 6 (phụ thuộc vào giống, ngắn ngày hay dài) khi sự phát triển của chồi giảm, củ cái và củ con phát triển rất nhanh. Cuối vụ (thường là đầu mùa khô), sự lụi đi của bộ rễ và các chồi càng tăng nhanh cho đến khi chồi chính chết. Lúc này thu 19 Khóa luận tốp nghiệp Hạng A Chớ - Lớp k55 ĐH Nông Học hoạch củ là thích hợp nhất. Nếu củ không được thu hoạch, chình củ cái và củ con cho phép cây tồn tại qua mùa khô và chúng sẽ nẩy mầm, mọc thành cây mới vào thời vụ thích hợp tiếp theo. Những nơi không có mùa khô, sau khi thân tàn củ lại mọc mầm mới tiếp tục phát triển thêm nhiều năm nữa. Qúa trình ra hoa trong điều kiện tự nhiên rất hiếm thấy, chỉ sảy ra với một số kiểu gen. Hiện tượng ra hoa quan sát thấy khá sớm cùng với sự hình thành củ. Hoa môn, sọ được thụ phấn nhờ côn trùng. Sự hình thành quả, hạt rất ít khi xảy ra trong điều kiện tự nhiên. 2.3.5. Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây khoai sọ [4]. - Nhiệt độ: Khoai môn, sọ yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 210 để sinh trưởng phát triển bình thường. Cây không thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện sương mù, bởi lẽ môn, sọ là loại cây có nguồn gốc của vùng đất thấp, mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ. Năng xuất của môn, sọ có xu hướng giảm dần khi nơi trồng có độ cao tăng lên. Nhiệt độ thấp làm cây giảm sinh trưởng và cho năng xuất thấp. Ở miền Bắc do có mùa đông lạnh nên khoai sọ trồng chính vụ ở đồng bằng sông Hồng thường bị ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp trong giai đoạn đầu phát triển bộ lá. Khoai trồng trong thời vụ này cần có biện pháp chống rét như trồng sớm, phủ luống, nước đầy đủ để củ nhanh mọc lá. - Nước Do có bề mặt thoát hơi nước lớn nên cây môn, sọ có yêu cầu về độ ẩm cao để phát triển. Cây cần lượng mưa hoặc nước tưới khoảng 1.500 – 2.000mm để cho năng xuất tối ưu. Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất ướt hoặc điều kiện ngập. Trong điều kiện khô hạn cây giảm năng suất củ rõ rệt. Củ phát triển trong điều kiện khô hạn thường có dạng quả tạ. - Ánh sáng: Cây môn, sọ đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tuy nhiên nó là loại cây chịu được bóng râm hơn hầu hết các loại cây khác. Điều này có nghĩa là nó có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong điều 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất