Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Mô hình nhà ở thấp tầng theo hướng kiến trúc xanh tại thành phố vinh nghệ an (lu...

Tài liệu Mô hình nhà ở thấp tầng theo hướng kiến trúc xanh tại thành phố vinh nghệ an (luận văn thạc sĩ)

.PDF
92
89
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------- LÊ HUY CƯỜNG MÔ HÌNH NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH TẠI THÀNH PHỐ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------- LÊ HUY CƯỜNG KHÓA: 2017 - 2019 MÔ HÌNH NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH TẠI THÀNH PHỐ VINH Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 60.58.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG MẠNH NGUYÊN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Kiến Trúc HN, Khoa Sau Đại học, đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Mạnh Nguyên. Các thầy đã tận tình hướng dẫn chu đáo và động viên tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia các cơ quan cùng các thầy cô, bạn bè trường ĐH Kiến Trúc và các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ cho tôi nguồn tài liệu cùng các ý kiến nghiên cứu quý báu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới người thân trong gia đình đã kiên trì, cảm thông và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Huy Cường 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nội dung nghiên cứu Cấu trúc luận văn NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG VỀ THIẾT KẾ NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH TẠI THÀNH PHỐ VINH..........................6 1.1 Giới thiệu về kiến trúc xanh.....................................................................6 1.1.1 Khái niệm về kiến trúc xanh...................................................................6 1.1.2 Sự xuất hiện và phát triển phong trào Công trình Xanh trên thế giới.....7 1.2 Đặc điểm tự nhiên của thành phố Vinh……………………………….12 1.2.1 Vị trí địa lý……………………………………………………………12 1.2.2 Địa hình……………………………………………………………….13 1.2.3 Kinh tế - xã hội………………………………………………………..13 1.2.4 Hạ tầng đô thị…………………………………………………………14 2 1.2.5 Khí hậu………………………………………………………………..16 1.3 Thực trạng nhà ở thấp tầng tại thành phố Vinh theo quan điểm kiến trúc xanh từ kết quả điều tra khảo sát……………………………......19 1.3.1 Về kiến trúc……………………………………………………...……19 1.3.2 Về sử dụng năng lượng……………………………………………….21 1.3.3 Về điều kiện môi trường, tiện nghi trong, ngoài nhà…………………24 1.3.4 Thống kê, tổng hợp, phân tích, dữ liệu điều tra khảo sát tại thành phố Vinh…………………………………………………………………...25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ THỰC HIỆN NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH TẠI THÀNH PHỐ VINH………………………………………………………………………..33 2.1 Yêu cầu và các tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh tại Việt Nam………33 2.2 Các văn bản pháp lý liên quan………………………………………...34 2.2.1 Văn bản, quy định hiện hành về thiết kế công trình nhà ở…………….34 2.2.2 Các quy chuẩn tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế công trình xanh, TKNL tại Việt Nam…………………………………………………………………35 2.3 Kinh nghiệm từ kiến trúc nhà ở truyền thống tại Nghệ An và những nước đi trước.………..……………………………………………………...37 2.3.1 Kinh nghiệm từ kiến trúc nhà ở truyền thống tại Nghệ An……………37 2.3.2 Kinh nghiệm từ những nước đi trước………………………………….41 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TẠI THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN…………………………………………………..49 3.1 Các quan điểm thiết kế kiến trúc xanh………………………………..49 3 3.2 Một số giải pháp thiết kế nhà ở thấp tầng tại thành phố Vinh theo mô hình kiến trúc xanh………………………………………………………...49 3.2.1 Giải pháp thiết kế tổng thể bền vững…………………………………..49 3.2.2 Giải pháp thiết kế công trình…………………………………………..57 3.2.3 Giải pháp về thiết bị…………………………………..……………….60 3.2.4 Giải pháp sử dụng nguồn năng lượng sạch và hiệu quả……………….62 3.3 Thử nghiệm mô hình kiến trúc xanh cho một công trình thực tế tại thành phố Vinh……………………………………………………………..63 3.1.1 Giới thiệu khu đô thị mới Vinh Tân…………………………………...63 3.3.2 Đánh giá hiện trạng khu nhà ở thấp tầng tại khu đô thị Vinh Tân…….65 3.3.3 Chạy mô phỏng công trình nhà ở thấp tầng…………………………...71 3.3.4 Mô hình tối ưu cho nhà ở thấp tầng……………………………………74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phiếu điều tra 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Tên đầy đủ tắt CTX Công trình xanh ĐKTN Điều kiện tự nhiên ĐHKK Điều hòa không khí MĐXD Mật độ xây dựng KTX Kiến trúc xanh TKNL Tiết kiệm năng lượng QCVN Quy chuẩn Việt Nam 5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Tên đầy đủ Số hiệu Trang bảng, biểu Bảng 1.1 Dữ liệu khí hậu tại thành phố Vinh 18 Bảng 1.2 Bảng thống kê năm xây dựng 25 Bảng 1.3 Bảng thống kê số tầng 26 Bảng 1.4 Bảng thống kê số phòng ngủ trong nhà ở 26 Bảng 1.5 Bảng thống kê tỷ lệ sử dụng vườn trên mái hoặc 26 ban công Bảng 1.6 Bảng thống kê tỷ lệ sử dụng giếng trời trong nhà 27 ở Bảng 1.7 Bảng thống kê vật liệu tường 27 Bảng 1.8 Bảng thống kê vật liệu mái 27 Bảng 1.9 Bảng thống kê vật liệu cửa sổ 28 Bảng 1.10 Bảng thống kê vật liệu nội thất 28 Bảng 1.11 Bảng thống kê tiện nghi trong nhà 29 Bảng 1.12 Bảng thống kê nhiên liệu sử dụng 29 6 Bảng 2.1 Các quy chuẩn tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế công trình xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam 35 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Tên đầy đủ Trang Hình 3.1 Mặt cắt của công trình 53 Hình 3.2 Biểu đồ mặt trời với công trình 55 Hình 3.3 Hướng 1 là xấu nhất cho chiếu sáng ban ngày, hướng 3 là tốt, và hướng 2 là tốt nhất. Hình 3.4 Hướng nhà để tối đa thông gió thụ động Hình 3.5 Sự phân chia không gian trong mặt bằng của một công trình Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 3.14 Hình 3.15 55 68 69 Quy hoạch khu đô thị mới Vinh Tân 75 Phối cảnh nhà liền kề 77 Mặt bằng tầng 1, 2 78 Mặt bằng tầng 3,tum 78 Mặt bằng mái, mặt đứng trục 1-2 79 Mặt cắt A-A, B-B 79 Mặt bằng tầng 1, 2. 80 Mặt bằng tầng 3, tum 81 Mặt đứng trục 1-2, 2-1 81 Mặt cắt A-A, B-B 82 8 Hình 3.16 Hiệu quả về ánh sáng nhà liền kề căn giữa 83 Hình 3.17 Hiệu quả về ánh sáng nhà liền kề căn góc 84 Hình 3.18 Hiệu quả về ánh sáng nhà liền kề căn giữa sau thêm giếng trời Hình 3.19 Hiệu quả về ánh sáng nhà liền kề căn góc sau thêm giếng trời 85 86 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Kiến trúc xanh là sự thể hiện cụ thể của chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực kiến trúc toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế thế giới cho thấy xây dựng mô hình kiến trúc xanh là xu hướng tất yếu để tiết kiệm năng lượng và giữ gìn môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững. Hiện nay công trình xanh đang trở thành xu hướng phát triển nhanh và mạnh, nó được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa để trở thành một nước công nghiệp. Sau gần ba mươi năm đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, diện mạo đất nước đã hoàn toàn đổi khác. Nhiều đô thị mới được hình thành theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và rộng khắp. Các thành phố cũ được cải tạo, mở rộng và nâng cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện và xây dựng mới. Những công trình kiến trúc hiện đại cao đến vài chục tầng mọc lên bên những đại lộ đã không còn xa lạ. Sự xuất hiện các khu đô thị mới với những chung cư cao tầng tiện nghi, hiện đại đã đem đến lối sống mới cho cư dân đô thị. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã nảy sinh những thách thức của sự phát triển đô thị thiếu bền vững, xu hướng kiến trúc bị thương mại hóa, thiếu bản sắc. Bên cạnh đó là vấn đề môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng nề dưới tác động của đô thị hóa. Các hồ, đầm bị san lấp, bị lấn chiếm để lấy đất xây dựng. Công viên, vườn hoa… lá phổi xanh của thành phố bị thu hẹp. Nguồn tài nguyên nước quý giá tưởng như là vô tận đang bị nhiễm bẩn và nguy cơ bị suy giảm… 2 Trên thế giới, những năm gần đây, trước thực tế đáng báo động về tác động của ngành công nghiệp xây dựng với môi trường sống, cảnh quan và hệ sinh thái …đã dẫn đến nhu cầu tìm ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp xây dựng theo hướng phát triển bền vững. Các khái niệm như đô thị sinh thái, kiến trúc thích ứng khí hậu, kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh…đã xuất hiện và được áp dụng trong thực tiễn. Kiến trúc xanh đang trở thành xu hướng phát triển bền vững của nhiều quốc gia không chỉ trong các công trình xây dựng mà cả quy hoạch đô thị. Thành phố Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Vinh là một trong 3 đô thị lớn nhất Bắc Trung Bộ (cùng với thành phố Thanh Hóa, thành phố Huế) và là một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam. Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc biệt. Thành phố Vinh thuộc vùng Kẻ Vang hoặc tên gọi khác là Kẻ Vịnh ngày xưa. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ. Chữ Vinh là gọi chệch từ chữ Vịnh. Hiện nay tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong quá trình phát triển đang ngày càng xuất hiện nhiều quy hoạch khu đô thị mới, trong đó nhà ở thấp tầng chiếm 1 tỷ lệ lớn (60% - 70%) diện tích chiếm đất. Riêng ở thành phố Vinh đã thiết kế xây dựng nhiều nhà ở thấp tầng, tuy nhiên vấn đề còn tồn tại đó là: một mặt tích cực đã cải thiện được cuộc sống cho người dân, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực của nó, 3 như chưa phù hợp tiêu chuẩn, chưa tuân thủ theo thiết kế mẫu trong quy hoạch... Mặc dù nhà ở thấp tầng được thiết kế xây dựng với số lượng rất nhiều như vậy, nhưng lại chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào nhằm đánh giá để rút ra được bài học kinh nghiệm,và định hướng kiến trúc cho nhà ở thấp tầng trong tương lai. Để ứng dụng rộng rãi mô hình Công trình Xanh ở Việt Nam thì cần phải có những bước khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết...để có thể ứng dụng một cách hiệu quả và đưa ra được mô hình kiến trúc Xanh hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Vì vậy cần phải tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu: “ Mô hình nhà ở thấp tầng theo hướng kiến trúc xanh tại thành phố Vinh – Nghệ An”. Đây là việc thực sự cần thiết, giúp tổng hợp, đánh giá thực trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng trong các khu đô thị mới hiện nay, tiếp đó sẽ xác định được phương hướng thiết kế kiến trúc xanh cho nhà ở thấp tầng trong tương lai, sao cho tạo lập được môi trường ở đáp ứng tốt nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; góp phần phát triển thành phố Vinh một cách bền vững. 2. Mục đích nghiên cứu : Tìm ra những định hướng giải pháp thiết kế nhà ở đô thị thấp tầng tại thành phố Vinh – Nghệ An phù hợp với điều kiện khí hậu đặc trưng nhằm nâng cao tiện nghi cho người sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường theo hướng kiến trúc xanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng : Nhà ở thấp tầng. Phạm vi : Khu đô thị mới ở thành phố Vinh – Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu : 4 Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng. Phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu. Phương pháp tổng hợp, phân tích. Phương pháp thống kê hệ thống. Phương pháp mô hình hóa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài : - Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần đánh giá hiện trạng về xây dựng mô hình kiến trúc xanh cho nhà ở thấp tầng tại các khu đô thị mới tại thành phố Vinh. - Đưa ra một số giải pháp để thực hiện mô hình nhà ở thấp tầng Theo hướng kiến trúc xanh. - Góp phần vào kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, các cơ quan, công sở; xây dựng ý thức, thói quen thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường. 6. Nội dung nghiên cứu : - Xác định vấn đề nghiên cứu về quy hoạch - kiến trúc, điều kiện vi khí hậu trong nhà ở thấp tầng tại thành phố Vinh. - Tập hợp các cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thiết kế theo hướng Công trình Xanh đối với nhà ở thấp tầng tại thành phố Vinh. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả để xây dựng mô hình nhà ở thấp tầng theo hướng kiến trúc xanh cho thành phố Vinh. - Trở thành tài liệu hướng dẫn cho người dân nhận thức về việc phát triển cũng như tiết kiệm năng lượng khi xây dựng mô hình nhà ở theo hướng kiến trúc xanh. 5 7. Cấu trúc luận văn : Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương : - Chương 1: Tổng quan về mô hình công trình xanh trong thiết kế nhà ở thấp tầng tại thành phố Vinh. - Chương 2: Cơ sở khoa học để thực hiện mô hình nhà ở thấp tầng theo hướng kiến trúc xanh tại thành phố Vinh. - Chương 3: Đề xuất mô hình nhà ở thấp tầng theo hướng kiến trúc xanh phù hợp với điều kiện tại thành phố Vinh. 6 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG VỀ THIẾT KẾ NHÀ Ở THẤP TẦNG THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH TẠI THÀNH PHỐ VINH. 1.1. Giới thiệu về kiến trúc xanh. 1.1.1. Khái niệm về kiến trúc xanh.[1] Xu hướng phát triển kiến trúc xanh là một xu hướng tiên tiến đã và đang được thúc đẩy phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Các công trình sẽ được thiết kế xây dựng và vận hành theo các tiêu chí như: Địa điểm bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tạo không gian cây xanh trong giải pháp thiết kế, tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, chú trọng giải pháp giảm trừ ô nhiễm môi trường. Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới đầu tư xây dựng các công trình theo hướng KTX, trung bình sẽ đòi hỏi tăng vốn đầu tư khoảng từ 3 – 8 % so với đầu tư thông thường, nhưng các công trình xanh sẽ tiết kiệm được từ 15 đến 30% năng lượng sử dụng, sẽ giảm khoảng 30 - 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30% - 50% lượng nước sử dụng và từ 50% - 70% chi phí xử lý chất thải. Các công trình kiến trúc xanh sẽ góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, chi phí sử dụng thấp, đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ công trình cao. Kiến trúc xanh là một khái niệm không mới, nhưng để hiểu đúng về kiến trúc xanh cần phải có khái niệm cơ bản: Một công trình vận hành với chi phí cho việc sử dụng năng lượng ở mức tiết kiệm tối ưu, ít gây tác động ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo các tiện nghi tối đa cho hoạt động của công trình. Nhắc đến khái niệm này, chúng ta cần phân biệt giữa KTX với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech hiện đại. Khái niệm “Công trình Xanh” cũng đòi hỏi quan tâm công trình được xây dựng, khi vận hành sẽ hài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Mặt khác, cũng không nên quan niệm “xanh” chỉ là tăng mật độ cây xanh, hoàn toàn không dùng đến 7 máy móc như máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt… để hệ thống điều hòa, máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Công trình Xanh là công trình nhằm tạo lập một môi trường sinh sống vệ sinh và lành mạnh cho con người, đồng thời bảo vệ môi trường sống chung, tạo được sự phát triển cân bằng, ổn định của hệ sinh thái đô thị. Kiến trúc xanh thể hiện toàn diện mục tiêu phát triển bền vững của lĩnh vực kiến trúc trên toàn cầu. Kiến trúc xanh theo cách đánh giá của tổ chức hàng đầu của giới kiến trúc sư Mỹ - American Institute of Architects - hàng năm khi chọn công trình trao giải top ten công trình xanh là giải quyết các vấn đề sau: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, công trình được thiết kế xây dựng có tác động thế nào đến thế giới và môi trường chung quanh. Mục tiêu chính của Công trình Xanh vẫn là xoay quanh vấn đề giảm các xung đột chính giữa môi trường xây dựng nhân tạo với sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên, bằng các cách: - Sử dụng một cách có hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác. - Bảo vệ sức khỏe của người sử dụng công trình và tăng sức sản xuất của nhân lực thông qua việc nâng cao chất lượng môi trường bên trong công trình. - Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và sự suy thoái của môi trường. 1.1.2 Sự xuất hiện và phát triển phong trào Công trình Xanh trên thế giới.[1] 1.1.2.1 Vấn đề biến đổi khí hậu và đô thị hóa diễn ra toàn cầu Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về sau thời gian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi 8 năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người. Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng 8 tỷ người. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau: - Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v... - Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. - Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. Trong khi đó, các nguồn nhiên liệu quan trọng của nhân loại đang cạn kiệt và tăng giá, do thiếu nguồn cung cấp cũng đang góp phần đẩy hàng trăm triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo đói. 1.1.2.2 Sự xuất hiện và phát triển phong trào công trình xanh trên thế giới Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và đô thị hóa ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, “Kiến trúc Xanh/ Công trình Xanh” ban đầu chỉ xuất hiện như một làn sóng (2006) đã trở thành một cơn bão và đến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan