Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Mô hình hành chính của hợp chủng quốc hoa kỳ huong...

Tài liệu Mô hình hành chính của hợp chủng quốc hoa kỳ huong

.DOC
24
529
101

Mô tả:

MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ Lê Hương I. Tổng quan về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1. Giới thiệu chung: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia theo chế độ cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. Với 9,83 triệu km² và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương). Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Trong thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mua hoặc đã chiếm được thêm lãnh thổ từ Pháp, Đế quốc Tây Ban Nha, Mexico, và Đế quốc Nga, sáp nhập Cộng hòa Texas và Cộng hòa Hawaii. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Đệ nhất Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường quân sự của Hoa Kỳ. Năm 1945, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân sau Đệ nhị Thế chiến và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới 2. Đảng phái chính trị: Theo cách xác định của người Mỹ, đảng phái chính trị là các tổ chức tự nguyện được thành lập với mục tiêu giành lấy sự quản lý nhà nước thông qua phổ thông đầu phiếu nhằm thực hiện những chính sách mà họ cho là có hiệu quả trong việc đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân, phát triển cộng đồng một cách lâu dài, an ninh và bền vững. Tất cả các mục tiêu, phương pháp thực hiện được thể hiện trong cương lĩnh. Các thành viên trong một đảng phải nhất quán với mục tiêu chung mà đảng họ đề ra. Sau mỗi đợt bầu cử, đảng thắng cử lên cầm quyền điều hành đất nước, đảngkhông thắng cử có thể chiếm thiểu số trong Quốc hội, không nắm quyền hành pháp nhưng là chủ thể quan sát cách làm của đảng cầm quyền. Đảng này chỉ trích, phê phán khi đảng cầm quyền làm sai hoặc không thực hiện những gì đã hứa với cử tri lúc tranh cử, điều này khiến nhân dân có thể ý thức được họ đã bỏ phiếu đúng hay sai cho đảng đang nắm quyền và ảnh hưởng đến lần bỏ phiếu sau, mặt khác nó buộc đảng cầm quyền phải xem lại chính sách của mình, điều chỉnh để thoả mãn nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ sự tín nhiệm đối với đảng của mình. Có nhiều đảng phái chính trị trong xã hội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ có hai đảng lớn chiếm đóng vai trò chủ chốt xuyên suốt chiều dài lịch sử, đó là Ðảng Dân chủ (Democratic Party) và Ðảng Cộng hòa (Republican Party). Giữa Ðảng Cộng hòa và Ðảng dân chủ có rất ít khác biệt về ý thức hệ, cả hai Ðảng đều bảo vệ chế độ tư bản tự do kinh doanh, một chế độ mà hầu hết người Mỹ chấp nhận và xem như là nền tảng của xã hội Mỹ. Không giống những người Cộng hòa, những người Dân chủ có khuynh hướng ủng hộ sự can thiệp của Chính phủ nhưng cả hai Ðảng đều có cánh tự do và cánh bảo thủ. Mỗi Ðảng luôn thay đổi cương lĩnh của mình để cố nắm bắt kịp tình hình quốc gia, nắm bắt mối quan tâm chung. Các đảng phái chính trị Hoa Kỳ được tổ chức rất lỏng lẻo. Ðảng Cộng hòa và Ðảng dân chủ không có một tổ chức ở cấp quốc gia để quản lý hội viên và các hoạt động của hội viên nhưng ở cấp bang thì tổ chức kiểu này có thể tồn tại, tùy từng khu vực. Do vậy, một người dân bất kỳ có thể gọi mình là thành viên Đảng Dân chủ hay Đảng Xã hội bất cứ lúc nào họ muốn, và họ cũng không chịu sự ràng buộc với đảng phái mà họ đang ủng hộ. Tư cách đảng viên chỉ được củng cố khi một thành viên quyết định dành một vị trí trong tổ chức của đảng. Ở phần lớn các bang, điều này có nghĩa là thành viên đó ghi danh ứng cử vào một vị trí trong tổ chức của đảng và tham gia cuộc bầu chọn nội bộ đảng để giành vị trí đó. Ở cấp Liên bang, mỗi đảng có một ủy ban quốc gia (Democratic National Committee và Republican National Committee) chịu trách nhiệm về các chiến dịch vận động và kêu gọi xây dựng quỹ ủng hộ. Các ủy ban này thường bao gồm đại diện từ các bang, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đặc biệt tới đảng. Ủy ban quốc gia không có quyền chỉ thị cho các thành viên của đảng, do vậy người đứng đầu ủy ban (chairman) không phải là người đứng đầu của đảng (party leader). Thường thì người đứng đầu của một đảng là người trong đảng đó có vị trí cao nhất trong chính phủ, chẳng hạn Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện hoặc Hạ viện. 3. Bầu cử. Quốc hội, các ngành lập pháp của bang, các thống đốc của bang, các cơ quan lập pháp của thành phố và các viên chức đều bầu theo lối phổ thông đầu phiếu. Về bầu cử Tổng thống, các công dân bầu cho các đại cử tri trong cử tri đoàn, rồi cử tri đoàn này nhóm đại hội và bầu Tổng thống. Mỗi bang bầu một số đại cử tri ngang số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của Quốc hội. Nhưng các Thượng nghị sĩ hay Hạ nghĩ sĩ nào đang tại chức thì không được bầu làm đại cử tri. Kế đến, các đại cử tri thuộc mỗi chính đảng họp đại hội toàn quốc. Mỗi phe chỉ định ứng cử viên của mình. Cuối cùng, sau khi các ứng cử viên Tổng thống đã đi khắp đất nước trong nhiều tuần lễ để vận động giành số cử tri, cuộc tuyển cử diễn ra vào thứ ba tuần đầu tháng 11. Nhưng chỉ có các đại cử tri bỏ phiếu mà thôi. Người được nhiều phiếu nhất sẽ trở thành Tổng thống. Mỗi công dân Hoa Kỳ, nếu không mất quyền công dân, đều có thể đi bầu bằng phiếu kín trong các cuộc bầu cử quốc gia, bang hay địa phương. Khi đã kiểm phiếu rồi, ứng cử viên có đa số phiếu thì được tuyên bố là người thắng cử và đồng thời nhận chức. 4. Chính thể: Những lý do sinh ra chế độ chính trị Mỹ có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối rất lớn đến việc tổ chức ra các thiết chế chính trị của nhà nước Mỹ, đồng thời chúng cũng biến thành những đặc điểm của mô hình tổ chức quyền lực nhà nước Mỹ, một điển hình của chính thể cộng hoà tổng thống. Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Hành pháp của chính thể này được gọi là hành pháp một đầu. Nếu như ở chính thể đại nghị có câu thành ngữ: “Nhà Vua trị vì, nhưng không cai trị”, thì ở chính thể cộng hoà tổng thống, tổng thống không những trị vì mà còn cả cai trị. Nếu như ở chính thể đại nghị (kể cả cộng hoà đại nghị và quân chủ đại nghị) có sự hiện diện của một thiết chế chính phủ bao gồm Thủ tướng (nhân vật số một) và các thành viên hợp thành, với một vị trí cực kỳ quan trọng, tạo nên chế định có ý nghĩa sống còn của chế độ này thì ở mô hình cộng hoà tổng thống lại không có Thủ tướng. Theo Hiến pháp Mỹ, quyền hành pháp chỉ được giao cho một người - đó là Tổng thống (“Quyền hành pháp sẽ được giao cho Tổng thống Hoa Kỳ”, Điều 2). Vì hai chức danh nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành pháp tập trung vào một người - Tổng thống, cho nên Tổng thống có toàn quyền trong việc quyết định nhân sự chính phủ, trừ quyền phê chuẩn của Thượng viện. Về nguyên tắc, các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Đây là điểm khác biệt căn bản so với chính thể đại nghị (chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, gây nên sự lật đổ và giải tán lẫn nhau). Trong chính thể cộng hoà tổng thống, các bộ trưởng chỉ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện những chính sách của Tổng thống, không được mâu thuẫn với đường lối, chính sách của Tổng thống. Tổ chức quyền lực của nhà nước áp dụng học thuyết phân chia quyền lực nhà nước một cách tuyệt đối, hay còn gọi là phân quyền một cách cứng rắn . Sở dĩ có hiện tượng này là do mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chính thể cộng hoà tổng thống được phân định một cách rõ ràng hơn so với chính thể đại nghị. Vì vậy, ở đây lập pháp không được quyền đứng ra thành lập hành pháp và hành pháp không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Do đó, nghị viện cũng không được quyền lật đổ chính phủ và chính phủ cũng không có quyền giải tán nghị viện. Lập pháp là lập pháp và hành pháp là hành pháp. Chúng là hai thiết chế hoàn toàn độc lập, cùng do dân bầu ra và cùng chịu trách nhiệm trước dân. Việc phân chia quyền lực không chỉ dừng ở mặt phân chia chức năng, mà còn đi đến chỗ phân định về mặt nhân sự. Người được Tống thống bổ nhiệm vào chức danh trong bộ máy hành pháp phải là nghị sỹ, hoặc ngược lại, muốn làm nghị sỹ thì phải thôi làm bộ trưởng. Điểm này khác với chế độ đại nghị: chỉ bổ nhiệm bộ trưởng trong số các thành viên của nghị viện. Một trong những nguyên tắc hiến định của chính thể cộng hoà tổng thống là: các thành viên hành pháp và Tổng thống không có quyền trình dự án luật trước Nghị viện. Điểm này cũng rất khác so với chế độ đại nghị (các dự án luật của Nghị viện về nguyên tắc chỉ được xuất phát từ Chính phủ - hành pháp). Chính việc áp dụng nguyên tắc phân quyền chặt chẽ này là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp. Thay vào đó là cơ chế kìm chế và đối trọng. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể tiếm quyền. Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và ngược lại, Tổng thống - nguyên thủ quốc gia - cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Bầu cử.............. II. Tổ chức bộ máy nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1. Cơ quan lập pháp: Cơ quan lập pháp có quyền ban hành pháp luật: Hiến pháp và các bộ luật. Cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ là Quốc hội. Quốc hội có quyền thông qua chính sách công của chính quyền, mọi khoản chi phí của Chính phủ đều phảI thông qua sự phê chuẩn của Quốc hội. Quốc hội có quyền buộc tội bất kỳ viên chức nào của chính quyền và toàn án, kể cả tổng thống, đồng thời có quyền ra lệnh cho cơ quan tư pháp hoặc uỷ ban tư pháp Quốc hội tiến hành điều tra khi có dấu hiệu sai luật của bất cứ cá nhân hoặc cơ quan nào. Quốc hội được chia thành hai cơ quan riêng biệt: 2.1.1. Thượng nghị viện: Thượng nghị viện gồm có 100 thượng nghị sĩ (mỗi bang hai nghị sĩ). Các vị thượng nghị sĩ do dân chúng trong bang bầu lên để đại diện cho bang đó trong một nhiệm kỳ 6 năm. Một thượng nghị sĩ phải trên 30 tuổi tính đến ngày tuyển cử và phải là công dân Hoa Kỳ được 9 năm. Phó Tổng thống Mỹ là chủ tịch Thượng viện về mặt pháp lý nhưng không phải là thành viên chính thức và không được phép bỏ phiếu biểu quyết. Ông ta chỉ được yêu cầu bỏ phiếu trong trường hợp tỷ số biểu quyết cân bằng giữa bên phản đối và bên tán thành. Do đó, bên cạnh vị chủ tịch này Thượng viện bầu ra một chủ tịch lâm thời với nhiệm kỳ 2 năm. Vị chủ tịch này mới là người có ý kiến quan trọng trong việc biểu quyết thành lập và bổ nhiệm nhân sự các tiểu ban và Uỷ ban của Thượng viện. Thượng viện có khoảng 20 Uỷ ban chính như uỷ ban pháp luật, uỷ ban các vấn đề chính phủ, uỷ ban ngân sách, uỷ ban tài chính, uỷ ban nông lâm nghiệp và dinh dưỡng, uỷ ban dịch vụ quân sự, uỷ ban ngân hàng đô thị và nhà ở, uỷ ban đối ngoại, uỷ ban tư pháp, uỷ ban chọn lọc thông tin tình báo... . Mỗi thượng nghị sĩ phục vụ trong nhiếu uỷ ban khác nhau. Mỗi Uỷ ban từ 17 đến 22 người, thành viên của các Uỷ ban được bầu bằng cách bỏ phiếu lấy đa số. Danh sách phân công được thống nhất trong mỗi đảng trước sau đó được đọc ở cuộc họp toàn viện để thông qua lần cuối. Các hoạt động chính của Thượng viện bao gồm: - Đề xuất Luật hoặc tu chính luật ra nghị sự: Các thượng nghị sĩ theo dõi quá trình hành pháp cùng với các chuyên gia giúp việc nghiên cứu các vấn đề xã hội phát sinh và cách thức hoàn thiện chúng, đề xuất để biểu quyết thành dự thảo Luật. Việc đề xuất, hoàn thiện một vấn đề cũng có thể xuất phát từ phản ánh, chất vấn của cử tri hoặc từ quan điểm khoa học của các chuyên gia. Nừu được chấp nhận, quá trình nghiên cứu dự thảo được bắt đầu từ cấp tiểu ban. - Nghiên cứu và biểu quyết Luật, dự luật, dự thảo: Công việc nghiên cứu để cho ý kiến về một dự luật đã được hạ viện thông qua hoặc uỷ ban khác đề xuất được thực hiện giống như một đề xuất Luật hoàn toàn mới của Thượng nghị sĩ. Bao gồm các công việc: các tiểu ban nhận hồ sơ nghiên cứu từ đầu; các tiểu ban cho ý kiến hoặc trình dự thảo; uỷ ban họp, thảo luận để quyết định bãi bỏ, sửa đổi hoặc chấp thuận đề nghị đưa ra nghị trường biểu quyết; với những dự luật đã được Thượng viện thông qua những hạ viện hoặc Tổng thống bác bỏ thì nghiên cứu lại các bước trên để có ý kiến cuối cùng. - Thông qua bổ nhiệm: Theo Hiến pháp, Thượng viện có trách nhiệm thông qua các bổ nhiệm cán bộ cao cấp của nhà nước của Tổng thống. - Thông qua các hiệp ước: các hiệp ước, thoả thuận với nước ngoài đã được Tổng thống ký phải được sự ưng thuận của Thượng viện với ít nhất 2/3 phiếu mới có hiệu lực. - Giám sát thương xuyên các hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp: có ý kiến đề nghị ra nghị trường để đưa vào lịch làm việc những vấn đề có khả năng phạm luật. 2.1.2. Hạ nghị viện Hạ nghị viện có tổng số 435 nghị sĩ do dân chúng bầu lên với nhiệm kỳ 2 năm. Số nghị sĩ đại diện cho mỗi bang được ấn định theo dân số của bang. Một nghị sĩ phải ít nhất 25 tuổi khi được tuyển cử và phải là công dân Mỹ được 7 năm. Công việc chính của hạ viện là làm luật. Mọi hoạt động của Hạ viện là hệ thống tác nghiệp có tổ chức nhằm tu chính hoặc đưa ra luật mới mà Thượng viện chuyển giao. Chủ tịch hạ viện được bầu từ 435 hạ nghị sĩ, là nhân vật có uy tín và quyền lực nhất hạ viện, ý kiến của ông ta có tính quyết định trong biểu quyết các dự luật. Chủ tịch hạ viện là người sắp xếp chương trình nghị sự cho các Uỷ ban trong viện, tuyển nhân sự và trợ lý, chỉ định chủ tịch các tiểu ban của Uỷ ban và giao việc cho họ. Trong Hạ nghị viện, văn phòng phát ngôn viên là đơn vị quan trọng nhất, trên thực tế phát ngôn viên gần như là người chủ trì hầu hết các cuộc họp trong nhiệm kỳ. Các trách nhiệm chính của Hạ viện như làm luật, thông qua dự luật của Thượng viện, thông qua chính sách của Chính phủ được thực hiện bởi các Uỷ ban. Thành viên của các Uỷ ban được bầu bằng cách bỏ phiếu lấy đa số trong hạ viện. Hoạt động của các Uỷ ban chủ yếu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu và đề xuất hay bác bỏ một dự thảo luật được thực hiện bởi các Tiểu ban rồi đưa lên cấp cao hơn. Số lượng tiểu ban dưới các uỷ ban không có quy định cụ thể mà tuỳ thuộc vào nhu cầu, tính chất phức tạp của một hiện tượng xã hội hay nhà nước vừa phát sinh. Vì vậy, mỗi tiểu ban phụ trách từng mảng việc và sự tồn tại của tiểu ban có thể kết thúc khi tu chính luật nó thực hiện đã được thống nhất và ban hành hoặc bãi bỏ. Thành viên của tiểu ban được tuyển theo hợp đồng, không phải là nhà chính trị mà chủ yếu là các nhà khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học của các công ty lớn. Ngoài các Uỷ ban riêng, giữa Hạ viện và Thượng viện có một số Uỷ ban phối hợp để xử lý các công việc chung như Uỷ ban liên kết thực hiện các công việc chung của Quốc hội; Uỷ ban đặc biệt được thành lập khi có những công việc quan trọng cần sự phối hợp của cả hai viện thực hiện cho hợp hiến; Uỷ ban hội thảo nhằm chuẩn bị trước những việc cần thoả thuận giữa hai bên về một vấn đề bất kỳ và thực hiện các thoả thuận trước khi nó được đưa ra thảo luận công khai trước tập thể hai viện. Hai viện có quyền ngang nhau trong công việc lập pháp. Viện nào cũng có thể đưa ra sáng kiến lập pháp, ngoại trừ luật tăng thuế lợi tức thì phải do Hạ nghị viện đưa ra. Tuy nhiên, chỉ có Thượng nghị viện mới có thể phê chuẩn hay bác bỏ những hiệp ước với các quốc gia khác do Tổng thống đề nghị, hay bác bỏ các cuộc bổ nhiệm của Tổng thống như bổ nhiệm chánh án Toà án nhân dân tối cao, các tướng lĩnh, các thành viên trong nội các (các Bộ trưởng) các đại sứ và các giám đốc các cơ quan chính quyền. Tuy theo nguyên tắc phân lập các quyền dứt khoát theo chế độ tổng thống nhưng Nghị viện mỹ cũng có quyền kiểm soát rộng đối với Chính phủ. Tổng thống bổ nhiệm các công chức cao cấp phải hỏi ý kiến của Thượng viện và có thể bị từ chối. Trước khi những dự án luật thành pháp luật, dự án luật đó phải được cả hai nghị viện chấp thuận và được Tổng thống ký. Nếu Tổng thống bác bỏ thì ông có thể dùng quyền phủ quyết, nhưng nếu luật đó lại một lần nữa được cả hai nghị viện thông qua với 2/3 số phiếu thì dự luật đó trở thành luật pháp mà không cần chữ ký của Tổng thống. Tổng thống không có quyền kiểm soát Quốc hội, dẫu rằng đảng của ông chiếm đa số trong cả hai nghị viện. Người có quyền lãnh đạo chính trị lớn nhất trong Hạ nghị viện là chủ tịch Hạ nghị viện và lãnh tụ khối đa số. Hai người đó có quyền hơn là phe đối lập trong thượng nghị viện. 2. Cơ quan hành pháp: Cơ quan hành pháp có vai trò to lớn, trong đời sống chính trị của Mỹ. Theo Hiến pháp và các quy định pháp luật khác, ngành hành pháp có những vai trò chủ yếu sau: Một là, quyền hành pháp sẽ giao cho Tổng thổng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Như vậy Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp, thực thi trên thực tế các đạo luật, chính sách đã được Quốc hội thông qua. Hai là, theo nguyên tắc phân quyền, ngành hành pháp vừa nằm trong sự kiềm chế của ngành lập pháp, ngành tư pháp; ngược lại, ngành hành pháp cũng có nhiềm vụ kiềm chế hoạt động của các thiết chế chính trị đó nhằm mục đích ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực quyền lực. Ba là, ngành hành pháp Mỹ có nhiệm vụ tham gi vào quá trình hoạch định chính sách. (Trình bày cụ thể ở phần sau) 3. Cơ quan tư pháp: Cơ quan tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ quyền tự do và tài sản của người dân Hoa Kỳ theo Hiến pháp. Ngành tư pháp của chính phủ Hoa Kỳ bao gồm một hệ thống Tòa án Liên bang, có cấu trúc theo quyết định của Quốc hội. Quốc hội có quyền thành lập và bãi bỏ các toà án liên bang, cũng như quyền quy định số lượng thẩm phán trong hệ thống xét xử liên bang. Tuy nhiên, Quốc hội không được phép bãi bỏ Toà án Tối cao. 3.1. Tòa án Tối cao. Toà án Tối cao là toà án cấp cao nhất của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và là toà án duy nhất do Hiến pháp đặc biệt lập ra. Quyết định của Toà án Tối cao thì không thể được chuyển lên phúc thẩm ở bất kỳ toà án nào khác. Quốc hội có quyền ấn định số thẩm phán trong Toà án Tối cao, quyết định loại vụ việc nào Toà án Tối cao có thể xét xử, song Quốc hội không thể thay đổi các quyền mà chính Hiến pháp đã trao cho Toà án Tối cao. Tòa án Tối cao bao gồm 1 chánh án và 8 thẩm phán, được chỉ định bởi Tổng thống và phải được sự chấp nhận của Thượng viện. Khi đã được Thượng viện chấp nhận, sù ®éc lËp cña c¸c thÈm ph¸n Toµ ¸n tèi cao lµ hoµn toµn vµ kh«ng thÓ b·i miÔn, họ được quyền giữ vị trí suốt đời (để tránh thiên vị khi xử lý những người có quyền cách chức mình). Nếu có hành vi trái pháp luật, họ cũng sẽ bị xử như dân thường. Tòa án Tối cao có quyền phán quyết hủy bỏ một bộ luật, cho dù bộ luật này được Quốc hội thông qua và Tổng thống chấp nhận. Tòa án Tối cao cũng được phép bác bỏ những quyết định khẩn cấp của Tổng thống, đây là biện pháp kiểm tra và cân bằng đối với quyền lực của Tổng thống. Tòa án Tối cao cũng có quyền chỉ thị Quốc hội và Tổng thống phải cung cấp thông tin khi cần. Ngoài quyền xét xử, Toà án tối cao còn có chức năng quản lý hành chính và kiểm soát toàn bộ bộ máy tư pháp liên bang. Điều này khác với một số nước như ở Pháp quyền quản lý các Toà án là thuộc Bộ tư pháp tức là thuộc quyền hành pháp. 3.2. Các tòa án Liên bang khác. Dưới Tòa án Tối cao có 13 toà phúc thẩm, 94 toà các quận và 2 toà xét xử đặc biệt. Các tòa án này có nhiệm vụ chia sẻ gánh nặng công việc cho Tòa án Tối cao. Các vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến các sai phạm ở mức độ liên bang như lạm dụng thư từ, trộm cắp tài sản liên bang, vi phạm các luật về vệ sinh thực phẩm, hoạt động ngân hang và các hành vi làm tiền giả… sẽ được xét xử ở tòa án quận. Nếu có yêu cầu phúc thẩm, tòa phúc thẩm sẽ đứng ra xem xét các phán quyết của tòa án quận trong khuôn khổ khu vực mình quản lý. Ngoài ra, các toà phúc thẩm cũng có quyền xem xét lại các quyết định của các cơ quan quản lý độc lập, trong những trường hợp các cơ chế rà soát nội bộ của các cơ quan này đã được sử dụng hết mà vẫn còn sự bất đồng đáng kể trên quan điểm pháp lý. Toà phúc thẩm liên bang còn có quyền tài phán trong cả nước - xét xử phúc thẩm những vụ đặc biệt, như những vụ liên quan đến luật cấp bằng sáng chế và những vụ đã được quyết định bởi những toà có quyền tài phán đặc biệt, bởi Toà Thương mại quốc tế và Toà án về Các yêu sách liên bang. Tòa Thương mại Quốc tế và Tòa án về Các yêu sách liên bang là hai tòa xét xử đặc biệt, được thành lập theo yêu cầu của Quốc hội. Toà Thương mại Quốc tế sẽ xử những vụ liên quan đến thương mại và thuế quan quốc tế. Toà án về Các yêu sách liên bang có quyền tài phán đối với hầu hết các yêu sách về thiệt hại tiền bạc đối với Hợp chñng quốc Hoa Kỳ, những tranh chấp về các hợp đồng liên bang, những việc chính quyền liên bang "chiếm giữ" tài sản riêng một cách không hợp pháp, và nhiều loại yêu sách khác đối với Hợp chñng quốc Hoa Kỳ. Sự phân lập quyền lực nói trên bảo đảm tính độc lập của các cơ quan trong đó Tổng thống nắm quyền hành pháp, Nghị viện nắm quyền lập pháp, Toà án tối cao nắm quyền tư pháp. Kèm theo đó có hệ thống kìm hãm và đối trọng lẫn nhau. Tổng thống không có quyền sáng kiến lập pháp nhưng lại có quyền phủ quyết trong kỳ họp các đạo luật do Nghị viện biểu quyết. Trong kỳ họp đạo luật được trả lại cho Nghị viện và quyền đó bị bác bỏ nếu Nghị viện biểu quyết lại với đa số 2/3. Trường hợp sau kỳ họp, Tổng thống có quyền phủ quyết mà không cần trả lại đạo luật cho Nghị viện(gọi là phủ quyết bỏ túi). Nghị viện muốn quyết định lại thì phải chờ kỳ họp sau và phải bắt đầu lại quy trình lập pháp. Quyền sáng kiến lập pháp hoàn toàn thuộc các Nghị sỹ. Theo Hiến pháp Tổng thống không có quyền đó nhưng trong thực tế ngày nay thì Tổng thống cũng là động lực thực sự củă quy trình lập pháp ở Mỹ. Toà án tối cao có quyền kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, do đó nó cũng tham dự vào quyền lập pháp. III. Tổ chức hành chính của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1. Tổng thống: Người đứng đầu hệ thống hành pháp là Tổng thống. Hiến pháp giao cho Tổng thống quyền tổ chức, bổ nhiệm, phân công, cách chức tất cả các nhân viên trong bộ máy chính quyền trung ương để thực hiện quyền hành pháp. Tổng thống có ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan có người được bổ nhiệm như Quốc hội và Toà án tối cao, ngoài Tổng thống, thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ là do dân bầu còn các chức vụ từ Bộ trưởng đến giám đốc điều hành các bộ phận hành chính của Quốc hội đều do tổng thống bổ nhiệm với sự ưng thuận của Quốc hội. Tổng thống có toàn quyền miễn nhiệm khi viên chức tỏ ra không có năng lực, không hợp hoặc có những lý do đúng luật khác. Quốc hội không có ý kiến trong những trường hợp này bởi đó là quy định của Hiến pháp. Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, đồng thời đứng đầu một đảng chính trị, được bầu 4 năm một lần theo chế độ đại cử tri, bầu 2 cấp, bỏ phiếu liên danh theo đa số, mỗi bang có số đại biểu ngang nhau trong hai viện họp lại. Tuy Tổng thống do dân bầu nhưng chế độ bầu 2 cấp dẫn đến kết quả người được đại cử tri bầu không nhất thiết là người ứng cử viên có nhiều phiếu nhất của các cử tri bởi vì các đại cử tri được bầu theo cách thức bỏ phiếu theo tỷ lệ. Liên doanh nào chiếm đa số thì được trúng cử toàn bộ dù thắng phiếu rất ít. Tổng thống chọn và bổ nhiệm một số Bộ trưởng hợp thành Nội các. Tổng thống là người quyết định một mình, không thông qua Nội các. Các bộ trưởng là nhà chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý, một số Bộ trưởng là cố vấn cho Tổng thống. Những quyết định của Tổng thống phải được Quốc hội chấp thuận mới có thể thi hành, và ngay cả đến quyền phủ quyết của Tổng thống cũng có thể bị bãi bỏ nếu 2/3 Quốc hội chống lại. Nếu gặp một Quốc hội bất hợp tác, Tổng thống cũng sẽ không có quyền lực gì. Do đó người ta thường nói rằng quyền lực thật sự của Tổng thống là quyền thuyết phục. Ngược lại, Quốc hội không thể lật đổ Tổng thống, trừ khi có những lỗi rất nghiêm trọng. Tổng thống phải là một công dân sinh tại bản xứ, ít nhất là 35 tuổi, phải ở đất Mỹ liên tục 14 năm. Nhiệm vụ của Tổng thống được ghi trong Hiến pháp là ký thông qua và thi hành luật pháp do Quốc hội ban bố, bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ, làm công tác đối ngoại, ra quyết định ân xá hoặc các quyết định khẩn cấp khác. Tổng thống cũng đồng thời là Tổng tư lệnh quân đội: Các tướng lĩnh quân đội chịu sự điều hành của Tổng thống và Tổng thống là người duy nhất có quyền ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù vậy, chỉ có Quốc hội, chứ không phải Tổng thống, có quyền tuyên chiến. Dưới Tổng thống là Phó tổng thống, đóng vai trò cố vấn và thay thế Tổng thống khi cần thiết, đồng thời là Chủ tịch Thượng viện, người có lá phiếu quyết định trong các cuộc bỏ phiếu cân bằng. Cả hai vị Tổng thống và Phó tổng thống (luôn là đảng viên của cùng một chính đảng), được dân chúng bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu trong nhiệm kỳ là 4 năm và chỉ được phép ở vị trí đó 2 nhiệm kỳ. Các ông này có trách nhiệm thi hành những chính sách do Quốc hội đưa ra, cho dù chính sách đó trái với ý chí của cá nhân hoặc đảng phái mình tham gia. 2. Chính phủ liên bang Mỹ: Chính phủ liên bang, ngoài Tổng thống còn có các bộ phận: nội các, các bộ, các trung tâm, các uỷ ban điều hành độc lập, văn phòng điều hành của Tổng thống. 2.1. Nội các: Sau khi được bầu vào chức Tổng thống, ứng cử viên được quyền bổ nhiệm Nội các chính phủ. Thượng nghị viện sẽ tổ chức bỏ phiếu chấp thuận việc bổ nhiệm Nội các này của Tổng thống. Thành viên Nội các cũng chính là Bộ trưởng các Bộ, đóng vai trò tư vấn cho Tổng thống những vấn đề của đất nước và thực thi những quyết định của Tổng thống. Để đảm bảo sự phân chia quyền lực, các thành viên Nội các không được phép giữ chức vụ trong Thượng viện, Hạ viện, cơ quan Tư pháp hoặc Chính quyền bang. Các thành viên Nội các có thể bị bãi nhiệm bởi Tổng thống hoặc Quốc hội. Khi Tổng thống hết nhiệm kỳ, Nội các cũng sẽ giải tán để thành lập Nội các mới. Trong Nội các có rất ít Bộ trưởng do Tổng thống chọn và bổ nhiệm nhưng lại có nhiều cơ quan trực thuộc Tổng thống(gọi là liên hợp chất xám - Brain trust). 2.2. Các Bộ: Ðể thực thi các chính sách của Chính quyền Liên bang, Quốc hội đã đặt ra nhiều Bộ. Những thành viên trong Nội các cũng chính là Bộ trưởng của các Bộ này. Mỗi Bộ hoặc tổ chức liên bang chịu trách nhiệm quản lý một lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Các Bộ trưởng không phải là những nhà chính trị mà là những nhà chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý một Bộ, chỉ là những cố vấn cho Tổng thống. Bộ máy hành pháp Hoa kỳ hiện nay có 16 Bộ, 61 uỷ ban độc lập thuộc sự quản lý của tổng thống. Các cơ quan này chứa trong nó 2000 văn phòng, vụ, chi nhánh, cục và các tiểu ban. Hầu hết các uỷ ban độc lập được thành lập theo luật do quốc hội ban hành hoặc thu hồi sự tồn tại theo đề nghị của Tổng thống. Theo “Những điều khoản chung về các cơ quan của Chính phủ” - Bộ Luật Liên bang Mỹ, Mục 5, Chương 1, Chính phủ Mỹ bao gồm 15 bộ. Đến năm 2002, sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Bộ An ninh nội địa được thành lập. TÊN BỘ NĂM THÀNH LẬP 1 Bộ Ngoại giao 1789 2 Bộ Tài chính 1789 3 Bộ Nội vụ 1849 4 Bộ Tư pháp 1870 5 Bộ Nông nghiệp 1889 6 Bộ Thương Mai 1913 7 Bộ Lao động 1913 8 Bộ Quốc phòng 1947 9 Bộ Y tế và các vấn đề nhân lực 1953 10 Bộ Phát triển nhà ở và đô thị 1965 11 Bộ Giao thông 1966 12 Bộ Năng lượng 1977 13 Bộ Giáo dục 1979 14 Bộ Các vấn đề cựu chiến binh 1989 15 Bộ Môi trường 1993 16 Bộ An ninh nội địa 2002 Nguồn: Alant Grant. The American political process Published by Dartmouth Publishing Ltd, 1994. Đứng đầu các Bộ là Bộ trưởng, dưới Bộ trưởng là thứ trưởng và có thể có từ 1 đến 3 trợ lý. Mỗi Bộ có các vụ, văn phòng, cục, việc tổ chức các đơn vị này tuỳ theo chức năng và công việc Bộ phải đảm nhiệm. Ngoài các Bộ còn có các uỷ ban trực thuộc Tổng thống với nhiều loại tên gọi khác nhau như: tổ chức thuộc chính phủ, uỷ ban độc lập, hệ thống dự trữ liên bang, liên đoàn lao động, văn phòng chuyên trách.... Sự tồn tại của các đơn vị này phụ thuộc vào độ dài ngắn của công việc mà nó được thành lập để thực hiện. 2.3. Các hội đồng cố vấn. Các Hội đồng cố vấn đóng vai trò quan trọng trong các chính sách của Tổng thống đặc biệt là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế và Hội đồng chính sách phát triển. Hội đồng an ninh quốc gia: Các thành viên thường xuyên của Hội đồng này là Tổng thống, phó tổng thống, Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng. Ngoài ra, tổng thống có quyền chỉ định bất kỳ ai trong số các Bộ, thứ trưởng, các tướng lĩnh hoặc các giám đốc, chủ tịch vụ, cục, uỷ ban khác vào Hội đồng. Mặt khác, Hội đồng có một số chuyên gia và cán bộ giúp việc nhằm giúp tổng thống xác định các chính sách quan trọng nhất về đối nội, đối ngoại, quốc phòng có liên quan đến an ninh quốc gia. Hội đồng cố vấn kinh tế: thường chỉ có ba người được bổ nhiệm bởi tổng thống với sự tán thành của thượng viện với nhiệm vụ phân tích kinh tế, nghiên cứu và đề xuất chính sách kinh tế đối nội, đối ngoại, chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn cũng như chuẩn bị các báo cáo kinh tế cho Tổng thống trước Quốc hội. Hội đồng chính sách phát triển: Thành viên do Tổng thống chọn từ nội các và một ít chuyên gia từ bên ngoài. Hội đồng có trách nhiệm giúp Tổng thống xác định các chính sách phối hợp quốc tế, khai thác và phát triển nguồn nhân lực, chính sách đổi mới để liên tục mở rộng khả năng phát triển đất nước. Ngoài ra, giúp việc cho Tổng thống Mỹ còn có các cơ quan của Nhà trắng như Văn phòng nhà trắng và văn phòng quản trị tài chính. 2.5. Các Uỷ ban điều hành độc lập: Bên cạnh các bộ trong điều hành chính phủ liên bang, chúng ta không thể không nhắc tới các Uỷ ban điều hành độc lập. Chức năng của các Uỷ ban này không chỉ liên quan đến ngành lập pháp mà cả ngành hành pháp và tư pháp. Tổng thống không trực tiếp kiểm soát hoạt động của cơ quan này. Quyền lực của các Uỷ ban này là rất lớn, mỗi Uỷ ban do một hội đồng từ khoảng 5 đến 7 người điều hành. Các Ủy ban quan trọng nhất gồm: - Cục tình báo trung ương (CIA) - Cơ quan bảo vệ môi trường (EFA) - Cục quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) - Cục Dự trữ liên bang... 3. Cơ quan hành pháp ở các bang: Cơ quan hành pháp của bang do Thống đốc bang đứng đầu. Ở các tiểu bang khác nhau, thẩm quyền của Thống đốc là khác nhau. Thống đốc có nhiệm kỳ ngắn (dưới 4 năm) có ít quyền hành hơn trong việc hoạch định ngân sách tiểu bang và bổ nhiệm quan chức trong chính quyền tiểu bang. Thống đốc có nhiệm kỳ 4 năm có quyền hành lớn hơn trong việc bổ nhiệm quan chức và sử dụng ngân sách. Quyền hạn, nhiệm vụ của Thống đốc bang: - Kiểm soát cảnh sát và quân đội của bang. - Chịu trách nhiệm thi hành một phần chứ không phải tất cả luật pháp của bang. - Có quyền phủ quyết từng phần dự luật ngân sách bang... 4. Chính quyền địa phương: Bên cạnh cấu trúc liên bang và tiểu bang, hệ thống hành chính Mỹ còn có chính quyền địa phương. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu chính quyền địa phương do chính quyền bang quy định. Do vậy, cách thức tổ chức của chính quyền địa phương ở các bang là khác nhau. Cấp chính quyền địa phương ở các bang bao gồm: hạt (county), một số bang có thành phố (city) hoặc quận (district), cấp cơ sở cso thị trấn (township) và làng (village). Thông thường, các đơn vị hành chính ở địa phương của Mỹ khá độc lập trong hoạt động và có quyền tự quản. 4.1. Chính quyền hạt: Hầu hết các bang được chia thành hạt. Chức năng chủ yếu của các hạt là thực hiện nhiẹm vụ được uỷ nhiệm từ bang như bảo đảm an ninh, trật tự công cộng, y tế, giáo dục, môi trường... Mỗi hạt đều có Hội đồng giám sát do người dân bầu trực tiếp. 4.2. Chính quyền thành phố: Các thành phố có vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng Mỹ. Các thành phố không phải cấp dưới của bang và hoạt động độc lập trong việc điều hành và cung ứng các dịch vụ công cho xã hội như y tế, giáo dục, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường... 4.3. Thị trấn và làng xã: Thị trấn và làng xã là đơn vị hành chính cấp dưới hạt, thực hiện nhiệm vụ cộng đồng dân cư cụ thể như điện, nước, vệ sinh môi trường... IV. Nền công vụ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Lịch sử hình thành chế độ công vụ của Mü ra ®êi cïng sù ra ®êi cña Nhµ níc Mü n¨m 1776. Nền công vụ Mỹ đi theo một quá trình phức tạp từ “Chế độ thải loại” hay “chế độ chia quả thực” (Spoil system) tới “Chế độ công tích, thực tài” (Merit system). Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống bổ nhiệm các quan chức cấp cao theo kiến nghị, hoặc được sự đồng ý của Thượng nghị viện, bổ nhiệm các quan chức trung cấp và sơ cấp theo sự ủy quyền của Nghị viện. §©y lµ cơ sở phỏp lý hình thành “Chế độ thải loại” hay “chế độ chia quả thực”- là chế độ mà chính đảng giành thắng lợi trong tuyển cử coi các chức vụ quan chức là chiến lợi phẩm và đem phân chia cho những người thuộc đảng mình nắm giữ. Theo đó, khi chính đảng mới đắc cử lên nắm quyền hành và có sự phân phối lại chức vụ cho những người đã làm việc để đem lại sự chiến thắng cho đảng này hoặc cho những người được sự bảo trợ của chính trị gia mới đắc cử. Do đó, công chức được bổ nhiệm thường có khuynh hướng đặt lợi ích công lệ thuộc vào lợi ích của Đảng, dẫn đến việc đưa nhiều người không có khả năng vào đảm nhiệm các công việc của Nhà nước, làm giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Tổng thống có quyền thay đổi và bổ nhiệm những công chức cao cấp theo những tiêu chuẩn chính trị và cá nhân ở tất cả các cấp kể cả đại sứ. Các thống đốc và thủ trưởng các công sở cũng có quyền như vậy. Các công chức kể cả cao cấp luôn luôn bị đe doạ mất chức. Chế độ này được thi hành từ thế kỷ XIX đến năm 1883 thì bị bãi bỏ. Năm 1883, Quốc hội Mỹ ban hành Luật Păng-téc-đơn (Luật chế độ công chức). Luật này tuyên bố bãi bỏ “Chế độ thải loại” trong công vụ, và chính thức thể chế hoá “chế độ công tích, thực tài” vận dụng trong toàn bộ hệ thống nước này. Theo Luật mới này thì ủy ban dân sự chịu trách nhiệm quản lý các chu trình trong công vụ như việc thi cử, tuyển dụng, sát hạch, thuyên chuyển, đãi ngộ, thưởng phạt, bồi dưỡng, nghỉ hưu v.v. Đặc biệt, việc thi tuyển công khai để chọn lựa và sử dụng những người có tài năng, không cho phép các quan chức tham gia vào các phong trào chính trị hoặc quyên góp vì các mục tiêu chính trị - xã hội, không được lợi dụng việc phân chia các chức vụ làm vật đặt cược cho các kỳ tranh cử là các nội dung cực kỳ quan trong trong luật này. Từ năm 1978, Hoa Kú tiÕn hµnh c¶i c¸ch chÕ ®é c«ng chøc lµm cho c¬ cÊu tæ chøc vµ ph¹m vi qu¶n lý c«ng chøc cña ChÝnh phñ Hoa Kú cã nhiÒu thay ®æi víi “LuËt c¶i c¸ch chÕ ®é c«ng chøc”. Trong ®ã, c«ng chøc nhµ níc ph¶i ®îc tuyÓn chän qua c¸c kú thi tuyÓn c«ng khai vµ c«ng b»ng. §iÒu nµy t¹o ra c¬ héi ®Ó ®Ó mäi c«ng d©n ®Òu cã thÓ trë thµnh c«ng chøc nÕu cã ®ñ n¨ng lùc. Thêi kú nµy, cải cách công vụ của Hoa Kú tập trung vào các nội dung cơ bản: - Thực hiện chế độ tiền lương theo công tích, theo tài năng, căn cứ vào thành tích công tác để trả lương cho công chức; - Cải cách chế độ sát hạch, đánh giá công chức, lấy đó làm căn cứ để khen thưởng, đề bạt, bồi dưỡng ….; - Thiết lập chức vụ hành chính cao cấp (Senior executives) với các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định rõ ràng; - Thành lập cơ quan quản lý công chức là cơ quan độc lập, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng thống. T¹i Hoa Kú, chÕ ®é viÖc lµm ®îc thi hµnh phæ biÕn tõ n¨m 19231, gåm mét danh môc c¸c viÖc lµm cña hÖ thèng hµnh chÝnh, s¾p xÕp c¸c lo¹i viÖc lµm, c¸c chøc vô, nhiÖm vô ph¶i hoµn thµnh nh»m hai môc tiªu chÝnh: 1. X¸c ®Þnh chÕ ®é tuyÓn dông t¬ng øng víi tõng vÞ trÝ viÖc lµm v× mçi viÖc cã quy ®Þnh riªng vÒ tr×nh ®é chuyªn m«n vµ thÓ thøc tuyÓn dông. 1 GS §oµn Träng TruyÕn, Nhµ níc vµ tæ chøc hµnh ph¸p cña c¸c níc t b¶n, 1993.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan