Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc ...

Tài liệu Mặt trận tổ quốc việt nam và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân trung quốc vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thống chính trị

.DOCX
146
1
105

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bổ trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cá các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Đinh Đăng Dũng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ cơ BÃN VÈ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ...............................8 1.1. Khái quát chung về Mặt trận tổ quốc Việt Nam................................8 1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Mặt trận tổ quốc Việt Nam..........10 1.3. Cơ cấu tổ chức của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.................................12 1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.....13 1.5. Vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị........15 1.6. Vai trò của của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị.............................................................................................................. 19 1.7. Chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị......................24 1.8. Thực tiễn hoạt động và mối liên hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam........................................................................................................... 30 Kết luận Chương 1............................................................................................ 34 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐÈ cơ BẢN VÈ HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG CHÍNH TRỊ NHÂN DÂN TRUNG QUỐC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.................................................................................................................... 35 2.1. Khái quát chung về Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc....................................................................................................... 35 2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc...................................................................................37 2.3. Cơ cấu tổ chức của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc 39 2.4. Lịch sử hình thành và phát triên của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc..........................................................................40 2.5. Vị trí của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị......................................................................................42 2.6. Vai trò của của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị............................................................................46 2.7. Chức năng của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị............................................................................52 2.8. Thực tiễn hoạt động Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc....................................................................................................... 56 Kết luận Chương 2............................................................................................ 61 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA MẶT TRẬN TÔ QUỐC VIỆT NAM, HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG CHÍNH TRỊ NHÂN DÂN TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM...........................................................................62 9 N Of 3.1. Những diêm tương đông và khác biệt giữa Mặt trận Tô quôc Việt Nam và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc.... 62 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc củng cố, hoàn thiện về vị trí, vai trò và chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thông qua vị trí, vai trò, chức năng của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc............................................................................63 f y y 3.3. Một sô giải pháp góp phân hoàn thiện và nâng cao hiệu quả vê vị trí, vai trò và chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị.................................................................................................... 73 Kết luận Chương 3............................................................................................. 84 KẾT LUẬN....................................................................................................... 85 DANH MỤC TAI LIẸU THAM KHAO........................................................88 MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, và vì dân. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò làm chủ của nhân dân được phát huy một cách tối đa trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta luôn khẳng định công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh, sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Trên tinh thần đó, phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ; nâng cao vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam trong việc tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng. Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, giải quyết mối quan hệ với cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội xây dựng được không khí dân chủ ở địa phương góp phần tạo bầu không khí dân chủ trong cả nước. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thề nhân dân trong nhiều năm qua đã có sự đổi mới và có những đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn trong đó phải kể đến các tổ chức tự quản ở khu dân cư. Mọi chủ trương và phong trào quần chúng đều được bàn bạc thống nhất từ các tổ dân phố, khu phố và mỗi gia đình. Các phong trào ấy vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa góp phàn quan trọng vào việc thực hiện dân chủ trực tiêp, dân chủ tự quản ở cơ sở với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ mới giữa các giai tầng trong xã hội ở địa bàn cơ sở, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm được đưa vào cuộc sống, khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân ở địa phương chưa thật bền chặt và đang đứng trước những khó khăn mới. Mặt khác; do nhiều nguyên nhân khác nhau, song cơ bản vẫn là công tác lãnh đạo của tổ chức đảng đối với MTTQ còn hạn chế. Các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ hiện nay chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả hoạt động của Mặt trận còn có những hạn chế nhất định. Không ít cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở còn xem nhẹ công tác Mặt trận. Hoạt động của MTTQ ở nhiều nơi còn nặng về hình thức và nặng về hành chính, chưa sát dân, chưa thực hiện tốt sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên. Trong thời kỳ mới để tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu cần đổi mới, nâng cao vị trí, vai trò 2 và chức năng trong hoạt động của MTTQ Việt Nam. Xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó có Mặt trận Tổ quốc. Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị. Do đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần luôn tự hoàn thiện, nâng cao trình độ cả về mặt lý luận và hoạt động thực tiễn nhằm góp phần xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Chính vì vậy nghiên cứu hoạt động của MTTQ là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay. Ngoài ra, do có những đặc điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa và hệ thống chính trị với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, mặc dù mang tên gọi khác nhau những cả 2 quốc gia đều có tổ chức “Mặt trận”. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Mặt trận tố quốc Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chỉnh trị nhân dân Trung Quốc: Vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thong chính trị” nhằm đi sâu tìm hiểu hơn nữa về vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị trên cơ sở tìm hiểu, so sánh với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, qua đó góp phần hoàn 3 thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và quan tâm. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí và trong các báo cáo tại các cuộc hội thảo khoa học, trong các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.... Trong đó, có thể nêu lên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau: - GS,TS Nguyễn Phú Trọng (2002), "Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc", Tạp chí Cộng sản, Hà Nội, 2002; - Phạm Thế Duyệt (2003), "Thực hiện đại đoàn kết dân tộc và những vẩn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay", Tạp chí Cộng sản, số 2003; - “Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đưa nghị quyết vào cuộc sống”, Báo Sài gòn Giải phóng, Sài Gòn, 2011. - Linh Nguyên (2010), “Chuyên biến về dân chủ ở cơ sở”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Hà Nội, 2010. - Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Tiến Phồn, Nguyễn Trọng Chuẩn, Huỳnh Đảm, 4 Dương Xuân Ngọc, Trần Quang Nhiếp, Phạm Ngọc Quang, Đặng Hữu Toàn, Hoàng Chí Bảo (2007), “Sách, Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. - Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005),“Vai trò của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đổi với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận Chính trị, năm 2005. - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), “Công tác Mặt trận, tô chức và hoạt động của Mặt trận Tô quốc cơ sở’’, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết đăng lên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật...Các công trình nghiên cứu này đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam trong gia đoạn tới. Các công trình nêu trên đã tập trung phân tích làm rõ quan điểm của Đàng và tưởng Hồ Chí Minh về công tác Mặt trận của Đảng; đánh giá tình hình thực hiện công tác Mặt trận trong những năm đất nước đổi mới; phân tích làm rõ các vấn đề về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ.... Nhìn tổng 5 quát, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lý luận chung, chỉ ra được những cơ sở lý luận thực tiễn, những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về vị trí, vào trò và chức năng của MTTQ trong hệ thống chính chị, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với các cơ quan, tổ chức tương tự ở quốc gia khác. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Mặt trận tô quốc Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc: Vị trí, vai trò và chức năng trong hệ thong chính trị ’’ mà tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu, không trùng lặp với các đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam trong hệ thông chính trị trên cơ sở đối chiếu và so sánh với vị trí, vai trò và chức năng của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, tác giả đã đưa ra bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam cũng như một số giải pháp góp phần hoàn thiện vị trí, 6 vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng đất nước, xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong thời gian tới 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc như: khái niệm, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động và lịch sử hình thành, phát triển của các tổ chức nêu trên. - Thứ hai, trình bày, phân tích, đánh giá về vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị. Qua đó đưa ra thực tiễn hoạt động cũng như mối liên hệ giữa MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua. - Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn thực hiện và mối quan hệ giữa MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm từ cách thức tổ chức, hoạt động của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc cũng như đưa ra một số giải pháp góp phần nâng 7 cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đoi tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trên cơ sở vị trí, vai trò và chức năng của các cơ quan này trong hệ thống chính trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trên cơ sở các quy định của pháp luật, điều lệ hoạt động và các văn bản có liên quan đến hoạt động của các cơ quan trên. Trên cơ sở đó, luận văn trình bày thực tiễn hoạt động của hai tổ chức trên cũng như việc đưa ra mối liên hệ giữa MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm hoàn thiện về vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận'. Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp 8 luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp lý luận và thực tiễn, bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với việc trình bày chức năng, vai trò và vị trí của MTTQ Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trên thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các Trường Đại học. - Ket quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần bổ sung và phát triển lý luận về vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới. Qua đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu, làm luật vận dụng để kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật nhằm hoàn thiện hơn nữa về vị trí, vai trò và chức năng của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay. 9 7. Cơ câu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cơ cấu thành 3 chương: Chương ỉ: Một số vấn đề cơ bản về Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị Chương 2‘. Một số vấn đề cơ bản về Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong hệ thống chính trị. Chương 3: Những điểm tương đồng, khác biệt giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ Cơ BẢN VÈ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1.1. Khái quát chung về Mặt trận tổ quốc Việt Nam Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thế chính trị- xã hội đã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc động viên, 10 tập hợp các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đấu tranh thống nhất nước nhà; trong sự hình thành, xây dựng và củng cố Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tố quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; 11 tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đông thời, Nghị quyêt Hội nghị lân thứ bảy BCHTW (khóa XI) đã chỉ rõ: Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm, tình hình cụ thể của từng giai tầng xã hội, trong từng giai đoạn cách mạng. Từ những định nghĩa nêu trên, có thể thấy được đặc trưng của Mặt trận Tổ quốc đó là một liên minh chính trị, được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng về địa vị và độc lập về tổ chức giữa các tổ chức thành viên. Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có tính chính trị, vừa mang tính nhân dân sâu sắc. Là một tổ chức liên minh chính trị, Mặt trận thực hiện sự liên kết các lực lượng với nhau thành một khối thống nhát để thực hiện mục tiêu chính trị chung, 12 là giành, xây dựng và bảo vệ chính quyền, sử dụng chính quyền để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quá cách mạng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Việc xác định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị phản ánh bản chất của tổ chức Mặt trận: việc thành lập Mặt • JL ••• •1 • trận là vì lợi ích của cách mạng, lợi ích của dân tộc và cũng vì lợi ích của quần chúng nhân dân. vấn đề Mặt trận là vấn đề đoàn kết, tập hợp để tạo nên một liên minh của giai cấp công nhân. Chính đảng của giai cấp công nhân muốn làm cách mạng thì không thể tự mình chiến thắng kẻ địch, mà phải biết liên minh với các giai tầng khác trong xã hội có liên hệ mật thiết với mình, phải biết tập hợp tất cá các lực lượng có thể tập hợp được, để có càng nhiều bạn đồng minh càng tốt. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự quy định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuât phát tư thê chê chính trị, nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan