Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luật so sánh (8đ) đào tạo luật ở mỹ và đức dưới góc độ so sánh...

Tài liệu Luật so sánh (8đ) đào tạo luật ở mỹ và đức dưới góc độ so sánh

.DOC
4
151
129

Mô tả:

MỞ ĐẦU Như mỗi chúng ta đã biết, Đức và Mỹ là hai quốc gia có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civill Law và Common Law – là hai dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, về đào tạo nghề luật của hai quốc gia nay lại có những nét tương đồng và khác biệt nhất định. Vậy thì những nét tương đồng và khác biệt trong đào tạo luật của hai quốc gia này là như thế nào? Và nguyên nhân nào dẫn đến sự giống và khác nhau đó thì chúng cùng nhau đi tìm hiểu ở dưới đây: NỘI DUNG: 1 . Điểm tương đồng về đào tạo luật của Đức và Mỹ. Thứ nhất, việc đào tạo nghề luật ở cả hai quốc gia Đức và Mỹ đều gắn liền chung với chương trình đào tạo luật ở bậc đại học. Sinh viên được tuyển đầu vào và học chung một chương trình chứ không có sự phân chia giai đoạn đào tạo luật và giai đoạn đào tạo nghề luật ở các quốc gia khác như: Anh, Pháp,… Thứ hai, chương trình đào tạo của hai quốc gia cũng rất chú trọng đến các kỹ năng tư duy pháp lý cho sinh viên. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia cũng có những phương pháp riêng nhằm phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Thứ ba, cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới thì Đức và Mỹ cũng đưa vào trong chương trình giảng dạy của mình các môn học mang tính cơ sở về khoa học luật và các môn học luật chuyên ngành nhưng về phương pháp dạy thì lại có sự khác biệt rất rõ rệt. 2. Điểm khác biệt về đào tạo luật ở Đức và Mỹ. - Về đối tượng đào tạo và điều kiện tuyển sinh: Ở Đức nếu muốn trở thành luật sư, thẩm phán, công chứng viên, công tố viên,… thì đều phải thi tuyển đầu vào hoặc được xét tuyển vào học tại các trường Đại học luật hoặc khoa luật tại các trường đại học tổng hợp (hiện nay, trên toàn nước Đức có khoảng 50 khoa luật trực thuộc các trường đại học nằm rải rác trong 1 phạm vi 16 bang).Như vậy, để có thể trở thành sinh viên luật ở Đức thì chỉ cần yêu cầu đối với người học là đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông. Ở Mỹ thì ngược hẳn lại, yêu cầu đối với các sinh viên luật phải là những người đã tốt nghiệp đại học - có bằng cử nhân của một môn khoa học bất kì nào đó. Các khoa luật ở Mỹ tuyển đầu vào rất khắt khe, thường lựa chon những sinh viên thật sự xuất sắc. Một số khoa chỉ chọn được một sinh viên trong số năm hoặc mười người dự tuyển. - Về học liệu: Ở Đức, trong giai đoạn đào tạo cử nhân luật các sinh viên luật sẽ phải học trong một khoảng thời gian ít nhất là ba năm rưỡi với các môn học mang tính cơ sở về khoa học luật như: lịch sử các học thuyết pháp luật, lịch sử pháp luật, triết học, xã hội học pháp luật và các môn luật mang tính chất bắt buộc như: luật hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật tố tụng dân sự... Bên cạnh đó, thì sinh viên Đức cũng có được học các môn học tự chọn, đó có thể là môn luật về thuế, luật về cộng đồng châu Âu, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ... Ở Mỹ, sinh viên ngoài được học các môn cơ sở về khoa học luật mà sinh viên phải tự tìm hiểu thì học liệu còn là tuyển tập án lệ, các văn bản pháp luật hiện hành, các tình huống pháp lý thực tế… - Về phương pháp đào tạo: Ở Đức, phương pháp đạo tạo đối với giai đoạn đào tạo cử nhân luật là các bài giảng lý thuyết của các giáo sư, giảng viên trong trường và các giờ thảo luận để sinh viên có thể trao đổi, giải quyết các thắc mắc trong quá trình học với giảng viên. Ở Mỹ, không có giờ lý thuyết để giảng cho các sinh viên về các môn cơ sở khoa học pháp lý mà các môn học đó sinh viên phải tự tìm hiểu, nghiên cứu. Trong giờ giảng trên lớp, giảng viên chỉ chú trọng đưa ra các tình huống trong thực tế để sinh viên có thể giải quyết. Các bài tập thực hành chủ yếu về giải quyết án và phân 2 tích chi tiết các các phán quyết dưới hình thức trao đổi, chất vấn của giảng viên (phương pháp Socratic). - Về hình thức thi và kiểm tra: Ở Đức, sau khi học xong giai đoạn đào tạo cử nhân luật thì sinh viên phải vượt qua một kỳ thi quyết định để có thể học tiếp giai đoạn hai là đào tạo nghề luật. Nếu như thí sinh thi trượt ký thi này thì coi như đã bỏ phí đi mất mấy năm học tại trường và nếu thi đỗ thì sinh viên được quyền học tiếp giai đoạn thứ hai. Ở Mỹ, thì không tổ chức kỳ thi cho sinh viên để tuyển chọn người đào tạo nghề luật mà lồng đào tạo luật với đào tạo nghề luật vào trong quá trình đào tạo trong quá trình đào tạo và không có sự phân chia giai đoạn cụ thể như ở Đức. - Về thời gian đào tạo: Ở Đức, thời gian để sinh viên có thể kết thúc giai đoạn đào tạo cử nhân luật của mình là ba năm rưỡi sau đó chuyển sang học nghề luật ở giai đoạn thứ hai kéo dài là hai năm và kết thúc bằng một kì thi. Ở Mỹ, sinh viên phải hoàn thành bốn năm đại học và ba năm học trong một trường luật của Hội Luật Gia quốc gia (ABA) công nhận và cuối cùng là phải trải qua một kì thi về luật(Bar examination). - Về mục tiêu đào tạo: Ở Đức, giai đoạn đào tạo cử nhân luật nhằm trang bị những kiến thức cơ sở nền tảng về khoa học pháp lý cho sinh viên còn giai đoạn hai đào tạo các kỹ năng hành nghề luật cho sinh viên. Ở Mỹ, mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về hành nghề luật. Sinh viên đào tạo trong trường ra có thể làm việc được luôn, đào tạo ra các luật sư có khả năng thắng kiện lớn. - Về quy mô đào tạo: Ở Đức, theo quy định, các trường luật, các khoa luật thuộc các trường đại học tổng hợp chỉ phải tuân thủ khung chung về đào tạo pháp luật do luật liên bang quy định. Trên cơ sở đó, mỗi bang có thể quy định các chương trình đào tạo chi tiết 3 khác nhau dựa trên thế mạnh trong nghiên cứu, đào tạo của các trường đại học của bang mình. Ở Mỹ, cũng là một nhà nước liên bang nhưng về quy mô đào tạo, trường học của một số bang chỉ đào tạo luật của bang, có trường lại đào tạo cả luật liên bang, thậm chí những sinh viên tốt nghiệp ở đó ra còn có thể hành nghề ở những nơi chấp nhận Common Law. 3. Một số nhận xét, lí giải về sự tương đồng và khác biệt về đào tạo luật của Đức và Mỹ. Về những điểm tương đồng, cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới thì hai quốc gia này đều là những quốc gia rất phát triển về nghề luật và trong các quy định của pháp luật cũng quy định các nghề luật tương ứng với nhau nên có thể nói hai quố gia tuy thuộc những dòng họ pháp luật khác nhau nhưng họ cũng có điểm tương đồng trong việc đào tạo nghề luật nói chung. Về những điểm khác nhau, chủ yếu là do hai quốc gia nay thuộc hai dòng họ pháp luật khác nhau là Common Law và Civill Law nên hệ thống pháp luật của họ có nhiều điểm khác biệt rất rõ nét. Hơn nữa Mỹ là quốc gia mới được thành lập chịu ảnh hưởng lớn từ dòng họ Common Law nên trong quá trình đào tạo luật họ rất coi trọng việc đào tạo luật nói chung. Trên đây là một số tiêu chí so sánh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt về đào tạo luật của hai quốc gia Đức và Mỹ. Từ việc đi so sánh đào tạo luật của hai quốc gia chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm từ đào tạo luật của hai quốc gia này vào hoàn thiện quá trình đào tạo luật ở Việt Nam chúng ta. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan