Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục truyện ngắn lê minh khuê từ góc nhìn thể loại...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục truyện ngắn lê minh khuê từ góc nhìn thể loại

.PDF
109
246
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ TUYẾT ÁNH TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI (QUA HAI TẬP NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA VÀ LÀN GIÓ CHẢY QUA) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HA NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ TUYẾT ÁNH TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI (QUA HAI TẬP NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA VÀ LÀN GIÓ CHẢY QUA) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thu HA NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn và Phòng sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; các thầy, cô giáo ở Viện văn học, ở Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 1 đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu, người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới BGH cùng những đồng nghiệp Trường THPT Quang Minh, những người thân, gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Ánh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Tên đề tài cũng như các nội dung nêu trong luận văn không hề trùng lặp với các đề tài khác, đây chính là kết quả học tập, nghiên cứu của tôi và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Ánh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8 NỘI DUNG ....................................................................................................... 9 Chương 1. TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ ...................................... 9 1.1. Một số vấn đề lý thuyết về thể loại truyện ngắn ..................................... 9 1.2. Khái lược truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới. ............................... 12 1.2.1. Những tiền đề lịch sử, thẩm mỹ của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới .................................................................................................. 12 1.2.2. Những xu hướng của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới ......... 16 1.3. Hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê ................................................ 18 1.3.1. Tác giả Lê Minh Khuê .................................................................... 18 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác của Lê Minh Khuê ........................................... 19 1.3.3. Tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua. ............. 22 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 24 Chương 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MINH KHUÊ ..................... 25 2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ............................................................... 25 2.1.1. Khái niệm cốt truyện ....................................................................... 25 2.1.2. Các dạng cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê .................. 27 2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê ............................ 36 2.2.1. Khái niệm nhân vật ......................................................................... 36 2.2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê............... 37 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 59 Chương 3. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ .............................................................. 60 3.1. Kết cấu .................................................................................................. 60 3.1.1. Khái niệm kết cấu ........................................................................... 60 3.1.2. Các hình thức kết cấu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê ............... 61 3.2. Ngôn Ngữ .............................................................................................. 71 3.2.1. Quan niệm về ngôn ngữ trong văn học........................................... 71 3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê Minh Khuê ................... 72 3.3. Giọng điệu ............................................................................................. 83 3.3.1. Quan niệm về giọng điệu trong văn học ......................................... 83 3.3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê................................. 84 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 94 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ sau năm 1975 Văn học Việt Nam có sự đổi mới mạnh mẽ, văn xuôi có sự chuyển mình đáng kể. Đặc biệt là truyện ngắn, một thể loại đã và đang phát triển hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Nói về sắc diện mới của truyện ngắn đương đại Việt Nam, chúng ta không thể không kể đến sự “trỗi dậy” của giới nữ trong văn học nói chung và trong truyện ngắn nói riêng. Trong số đó có thể tự hào nhắc đến những gương mặt tiêu biểu như: Đoàn Lê, Trầm Hương, Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Trần Thanh Hà,Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Trần Thùy Mai, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Tống Ngọc Hân, Như Bình… Họ đã làm “dậy sóng” đời sống văn học Việt Nam, họ đã tạo nên tiếng nói mang bản sắc nữ quyền qua những tác phẩm của mình. Trong dòng chảy ấy, Lê Minh Khuê được xem là một cây bút truyện ngắn xuất sắc, cá tính, đầy nội lực.Thuộc thế hệ đi trước nhưng nữ nhà văn không hề tỏ ra yếu sức, chùn bút trước những “lớp sóng trẻ” đã và đang vẫy vùng trên văn đàn Việt Nam đương đại.Trái lại, mỗi tác phẩm của bà đều cho độc giả thấy được bút lực mạnh mẽ, con mắt tinh đời và tâm hồn rộng mở, tươi mới. Được mệnh danh là “ Bà trùm truyện ngắn”, mỗi truyện của bà đều ẩn chứa nhiều ý tứ sâu sắc gói gọn trong “vỏ bọc” rất đời thường. Lê Minh Khuê cầm bút từ những năm đầu thập niên 70, thế kỷ XX, và viết liên tục cho đến tận hôm nay. Sáng tác của bà vắt qua hai thời kỳ văn học, trước và sau 1975. Ở chặng đường nào, những tác phẩm của bà cũng để lại dấu ấn riêng về cảm hứng và lối viết. Trên hành trình sáng tác của mình, nữ nhà văn đã gặt hái được khá nhiều thành quả. Bà nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam với tập Một chiều xa thành phố năm 1987, tập Trong làn gió heo may năm 2000 và năm 2016 với tập Làn gió chảy qua. Năm 1994, bà đoạt giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ quân đội với truyện Bi 2 kịch nhỏ. Tập truyện Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông được giải thưởng liên hoan thường niên mang tên văn hào Byeong – ju Lee của Hàn Quốc (2008). Cuốn sách này cũng đã được nhà xuất bản Curbstone Press (Mỹ) phát hành. Nó trở thành “…cuốn sách đầu tiên trong chùm những tác phẩm “Tiếng nói từ Việt Nam”…”. Tác giả Rochelle L.Holt của báo The Pilot còn khẳng định: “Đây là những truyện nên được dạy trong những giờ văn học và lịch sử trên toàn nước Mỹ, cả ở trường trung học phổ thông lẫn đại học”; vì tác giả “đã cho độc giả một cái nhìn sâu sắc và trung thực hiếm hoi về Việt Nam”(BáoThe Colombus Dispatch). Như vậy, tuy không phải là cây bút mở đường cho văn học thời kỳ đổi mới như Nguyễn Minh Châu, hay hiện tượng văn học gây nhiều tranh cãi Nguyễn Huy Thiệp, nhưng Lê Minh Khuê thực sự là một tác giả truyện ngắn nữ giàu nội lực và sáng tạo. Sau các tác phẩm như: Cao điểm mùa hạ, Trong làn gió heo may… gần đây Lê Minh Khuê tiếp tục trình làng nhiều tác phẩm mới trong đó không thể không kể đến hai tập truyện ngắn gây tiếng vang: Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua. Hai tập truyện ngắn gần đây nhất của Lê Minh Khuê hấp dẫn độc giả bằng hơi thở thời đại được phản ảnh qua ngòi bút sắc sảo. Mỗi sự kiện, mỗi tình huống đều đậm tính thời sự và được thể hiện một cách khách quan đầy nhân bản và tỉnh táo. Từ những thành tựu và đóng góp đáng kể đối với thể loại truyện ngắn nói riêng và văn học đương đại nói chung, nhất là với hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua gần đây đã khẳng định hơn về tài năng và phong cách viết truyện ngắn của Lê Minh Khuê trong ngữ cảnh đổi mới và hội nhập văn học thế giới. Vì vậy, chúng tôi chọn hai tập truyện này làm đối tượng nghiên cứu nhìn từ góc độ thể loại. 3 2. Lịch sử vấn đề Trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam, Lê Minh Khuê được đánh giá là một cây bút nữ tài năng, bản lĩnh, thường xuyên tìm tòi đổi mới ở nhiều phương diện. Bà có duyên với thể loại truyện ngắn.Vì vậy, truyện ngắn của bà đã gây được sự chú ý với giới phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học. Các nhà nghiên cứu, phê bình đều có những nhận định về những thành công và đóng góp của Lê Minh Khuê đối với văn học Việt Nam hiện đại. Bàn về truyện ngắn Lê Minh Khuê, Bùi Việt Thắng viết: “Lê Minh Khuê là một nhà văn chuyên tâm và trung thành với truyện ngắn và đã thành công trong thể loại này... Mỗi truyện ngắn của chị viết đều thức dậy ở người đọc một khao khát hướng thiện” [71,tr.8]. Khi Một chiều xa thành phố- tập truyện ngắn thứ ba của Lê Minh Khuê ra đời, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã nhận xét: “Văn của Lê Minh Khuê, ngay từ đầu đã có một vẻ gì đó “hoang dã”, phải nói ngay là kiểu viết như thế này lộ rất rõ chất văn của chị” và “Đọc văn Lê Minh Khuê, chúng ta thấy khi viết dường như chị tựa hẳn vào những ấn tượng, cảm giác. Những ấn tượng này là mơ hồ, nhiều khi khó hiểu, cứ bảng lảng thành thử câu văn gợi nhiều những liên tưởng. Lối viết này là do cách cảm nhận đời sống bằng trực giác” [71,tr.3]. Trong bài viết bao quát sự nghiệp truyện ngắn Lê Minh Khuê từ những ngày đầu sáng tác đến năm 1992, Lê Thị Đức Hạnh khẳng định: “Lê Minh Khuê là cây bút truyện ngắn sung sức, là một cây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn. Từ hồn nhiên trong trẻo đến sắc sảo, nghiêm ngặt, chị luôn có chất giọng riêng… cốt truyện hấp dẫn, nhiều chi tiết sắc nhọn, cách diễn đạt linh hoạt, đầy hình ảnh, màu sắc, âm thanh…” [17,tr.17]. Lời cuối cuốn sách Lê Minh Khuê Truyện ngắn chọn lọc, NXB Phụ nữ, (2002), Hồ Anh Thái viết: “Lê Minh Khuê rất có ý thức nói bằng giọng của mình - tiết chế, đôi khi như chủng chẳng, khô khan, nhưng đầy hàm ý...” 4 [65,tr.439]. Đặc biệt, trong bài viết Lê Minh Khuê – người đàn bà viễn thị, Hồ Anh Thái nhận thấy người đàn bà ấy “nhiều lúc như bồng bềnh trong một cõi riêng xa vắng và lơ đãng” [65,tr.445], viết văn tuy có những lúc khá “dữ”, nhưng nhìn chung xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là chất giọng “điềm đạm, thấu hiểu và đầy kiềm chế” [65,tr.436]. Những tác phẩm viết dưới thời kỳ chống Mỹ mang “cái náo nức quên mình trong trẻo… hồn nhiên đến lạ kỳ trong những ước mơ” [65,tr.43]. Nhưng sau này, cái náo nức đó dần nhường chỗ cho nỗi day trở thường xuyên của lương tâm trước sự sa sút của nhân tính, của lòng vị tha trước sự gia tăng của cái ác, cái đạo đức giả. Người ta lắng thấy trong những tác phẩm dữ dội đó nỗi chua xót, nỗi đau, nỗi tiếc thương những giá trị bị xói mòn, đang dần mất. Lắng kỹ hơn thì nghe được cả những ước ao không cất thành lời” [65,tr.438]. Tên tuổi Lê Minh Khuê được nhắc đến trong nhiều bài viết, công trình nghiên cứu trên Tạp chí Văn học, báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội... Đặc biệt, truyện ngắn Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa lớp 9 đã khẳng định những đóng góp nổi bật của nữ nhà văn này. Tác giả Lê Thị Đức Hạnh cũng khẳng định: “Lê Minh Khuê là một cây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn. Từ hồn nhiên, trong trẻo đến sắc sảo nghiêm ngặt, chị luôn có một chất giọng riêng. Chị đi vào một số mặt trong cuộc sống, chú ý nhiều đến đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái… Việc đổi mới bút pháp những năm gần đây là dấu hiệu đáng mừng. Lê Minh Khuê là một cây bút nữ tài năng và đang rất sung sức” [17]. Sau những tập truyện in đậm dấu ấn phong cách, Lê Minh Khuê tiếp tục trình làng tập truyện Nhiệt đới gió mùa (2012). Ở tập Nhiệt đới gió mùa - tập truyện xuất bản của Lê Minh Khuê: Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái đánh giá: “Lê Minh Khuê đã đưa ra một cách giải thích về chiến tranh khiến 5 người đọc rơi nước mắt” và cho rằng: “Lê Minh Khuê là một trong số ít những nhà văn Việt Nam viết về chiến tranh với một tấm lòng bao dung và nhìn thấu bản chất của nó”; Bà khẳng định: “Khuê là người đàn bà thấu thị, luôn nhìn cuộc sống, chiến tranh bằng cặp mắt xuyên thấu, bên trong âm ỉ một tấm lòng nồng nhiệt” [90]. Gần đây nhất, trong tập Làn gió chảy qua, phần thay lời tựa nhà văn Hồ Anh Thái viết: “Truyện ngắn Lê Minh Khuê đã đạt đến độ thản nhiên, tự nhiên, hầu như không vướng bận kĩ thuật. Sự sắc lạnh dường như đã lặn vào trong, bao trùm lên tất cả là sự đồng cảm thương cảm ngậm ngùi cho những số phận, thương cả cho thời gian. Thấu hiểu và sẻ chia, người viết luôn thể hiện sự hiểu đời, hiểu người, hiểu mình”[32,tr.6]. Như vậy, các công trình nói trên đã khẳng định vị trí của Lê Minh Khuê với tư cách một nữ nhà văn thành công ở thể loại truyện ngắn. Bà sáng tác cả trước và sau đổi mới. Ở giai đoạn nào, nữ nhà văn đều thể hiện bản lĩnh sáng tác nhất quán và vững vàng đó là nhìn thẳng vào sự thật, coi sự thật như một phương tiện để chuyển tải quan điểm sự thật của mình. Đặc biệt, bà luôn thể hiện sự đổi mới về bút pháp để thích ứng với thời cuộc. Bên cạnh đó còn phải kể đến các công trình nghiên cứu tương đối quy mô là các luận văn, luận án trong nhà trường. Trong đó, có luận văn thạc sỹ của Mai Thị Thúy Ninh, Đại học Sư phạm Hà Nội, (2002) với đề tài “Truyện ngắn Lê Minh Khuê”; luận văn thạc sỹ của Cao Thị Hồng, Đại học Sư phạm Hà Nội, (2003) với đề tài “Truyện ngắn Lê Minh Khuê nhìn từ thi pháp, thể loại”; luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Hải Yến, Đại học Sư phạm Hà Nội 2,(2010) với đề tài “Phong cách truyện ngắn Lê Minh Khuê” và luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mỹ Lài, Đại học Đà Nẵng,(2014) với đề tài “Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê Minh Khuê”. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ phát hiện, khái quát chung vào yếu tố nghệ thuật 6 trong truyện ngắn như: đặc điểm truyện ngắn, giọng điệu, nghệ thuật trần thuật,… hoặc đánh giá dưới góc độ thi pháp, mà chưa có luận văn nào nghiên cứu một cách toàn diện về truyện ngắn Lê Minh Khuê từ góc nhìn thể loại qua hai tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua. Do vậy, những ý kiến của người đi trước về hai tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi tiếp thu và nối tiếp mạch nghiên cứu về hai tập truyện mới nhất của Lê Minh Khuê từ góc nhìn thể loại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập chung nghiên cứu một cách hệ thống về truyện ngắn Lê Minh Khuê qua hai tập tiêu biểu: Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua dưới góc nhìn thể loại, cụ thể ở các phương diện: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu hai tập truyện của nhà văn Lê Minh Khuê: - Tập truyện ngắn: Nhiệt đới gió mùa, Nxb Hội Nhà Văn, 2012 - Tập truyện ngắn: Làn gió chảy qua, Nxb Trẻ, 2016 Ngoài ra, luận văn còn khảo sát và so sánh với một số tác phẩm khác của nhà văn Lê Minh Khuê và các tác giả khác. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hai tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua nhằm làm rõ những đặc điểm của nó nhìn từ góc nhìn thể loại một cách hệ thống về các phương diện: Xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.Từ đó khẳng định tài năng, cùng những đóng góp và sự đổi mới của Lê Minh Khuê về truyện ngắn trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam. 7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, thực tiễn có liên quan đến đề tài: Các khái niệm liên quan đến thể loại truyện ngắn, các nét chính về nhà văn Lê Minh Khuê và hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua. - Nghiên cứu, làm rõ thể loại truyện ngắn trong hai tập Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua ở các phương diện: Xây dựng cốt truyện và nhân vật, tổ chức kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. - Chỉ ra, so sánh và chứng minh những điểm độc đáo, đặc sắc của thể loại truyện ngắn Lê Minh Khuê trước và sau đổi mới. Từ đó khẳng định, tôn vinh vị thế của nhà văn trong dòng chảy văn học đương đại Việt nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật và các phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này vừa giúp đi sâu vào các tác phẩm trong hai tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua vừa hệ thống lại các kết quả để chứng minh cho các luận điểm của luận văn. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này sẽ giúp cho đối tượng nghiên cứu được sáng tỏ hơn trong mối tương quan ít nhiềuvới truyện ngắn Việt Nam hiện đại của một số tác giả khác, với các truyện ngắn khác của Lê Minh Khuê ở những thời điểm khác nhau. - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở khảo sát hai tập truyện ngắn tiêu biểu Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua, luận văn tiến hành chỉ ra một cách hệ thống và phân tích những đặc điểm độc đáo, đặc sắc về truyện ngắn Lê Minh Khuê. 8 Từ đó, luận văn góp phần khẳng định diện mạo, vai trò, vị trí và tên tuổi Lê Minh Khuê trong sự vận động của thể loại truyện ngắn trong nền văn học đương đại Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương: Chương 1: Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới và hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê. Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ 1.1. Một số vấn đề lý thuyết về thể loại truyện ngắn Thuật ngữ truyện ngắn ra đời khá muộn, vào thế kỷ thứ XIX ở Phương Tây. K.Pautôpxki quan niệm: “Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường”[53,403]. Theo các tác giả Từ điển Thuật ngữ văn học,Truyện ngắn là: “ Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”[16]. Các tác giả Từ điển văn học cũng giải thích: “ Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [16,137]. Trong truyện ngắn, số lượng câu chữ giới hạn nhưng lại có sức chứa, sức mở rất lớn. Đã có nhiều định nghĩa về truyện ngắn, trong Sổ tay truyện ngắn (Vương Trí Nhàn sưu tầm, biên soạn, dịch), NXB Tác phẩm mới, H.,1980, tr.8, 41 viết. Theo Tô Hoài, “truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống. Ở đây, có thể nói ngắn gọn, nói trực tiếp”. Nguyễn Kiên cho rằng: “Truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải diễn ra trên một mặt phẳng, nên cái mẩu nhỏ đó vẫn là một khối- hơn nữa, một khối chuyển động”[53]. Qua “một khúc”, “một mẩu nhỏ” đó, câu chuyện được tổ chức xung quanh một tình huống đặc biệt. 10 Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn để phân biệt truyện ngắn với truyện dài, tiểu thuyết là ngắn.Thông thường dung lượng của một truyện ngắn co giãn khoảng từ 3 đến 50 trang. Trên 100 trang gọi là truyện dài, trên con số 50 trang gọi là truyện vừa, dưới con số 3 trang, người ta gọi là “truyện ngắn mini” hoặc “truyện ngắn trong lòng bàn tay”. Giải thích đặc điểm “ngắn” của truyện ngắn, nhà văn Nguyên Ngọc viết: “ Sở dĩ truyện ngắn ngắn, sở dĩ người ta có thể viết ngắn là vì người ta đã biết quá nhiều. Quá nhiều đến mức có thể tước bỏ tất cả những gì phù phiếm, không cốt lõi, không quan trọng. Phải có rất nhiều nguyên liệu thì mới có thể chưng cất. Truyện ngắn vì nó là tác phẩm nghệ thuật chưng cất, chứ không phải là nguyên liệu thô”[53, 317]. Thực tế cho thấy truyện ngắn thế giới có nhiều truyện ngắn có quy mô, tính chất của tiểu thuyết như: AQ chính truyện (Lỗ Tấn), Số phận con người (M. Sôlôkhôp)... Văn học Việt Nam hiện đại cũng có nhiều truyện ngắn như vậy: Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)... Truyện ngắn là thể loại năng động, dễ bắt kịp hơi thở thời đại, có khả năng phản ánh nhanh nhạy các vấn đề nóng hổi của thời đại, con người một cách chính xác.Trong một cuộc trao đổi về truyện ngắn trên Báo văn nghệ quân đội năm 1992, nhà văn Nguyễn Minh Châu nhấn mạnh: “Dung lượng truyện ngắn hiện nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời, một kiếp người, một thời đại… Các truyện ngắn bây giờ dung lượng rất nặng, dung lượng của nó là dung lượng của một cuốn tiểu thuyết, bởi vì cái đặc sắc của thể loại buộc nó phải dồn nén lại, cho đến sắc lịm, nhọn hoắt. Như vậy dung lượng hay chất lượng nghệ thuật của truyện ngắn bình đẳng với tiểu thuyết” [54,67]. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, thì truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một 11 hiện tượng, hay phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh trong đời sống tâm hồn con người. Trong truyện ngắn, cốt truyện có vai trò quan trọng. Cốt truyện của truyện ngắn “thường tự giới hạn về thời gian, không gian” (Lại Nguyên Ân). chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn có thể nói đó chính là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, nó góp phần tạo dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa tính cách, hành động, tâm tư nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: “ Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”[54,33]. Trong truyện ngắn, nhân vật là một yếu tố cốt yếu. Do lệ thuộc vào số trang eo hẹp, với cốt truyện tập trung, sự kiện dồn dập cho nên số lượng nhân vật không nhiều. Ở những truyện ngắn đặc sắc, bao giờ tác giả cũng xây dựng được những nhân vật điển hình: Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), AQ (AQ chính truyện – Lỗ Tấn)… Kết cấu truyện ngắn cũng có những nét đặc thù riêng. Ở truyện ngắn, kết cấu không chia làm nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng hay nói cách khác kết cấu của truyện ngắn có những nét đặc thù riêng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: “ Truyện ngắn đòi hỏi người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo- kỹ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật của người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên”[54,200]. Từ đây, có thể rút ra những đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn: 12 Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, đòi hỏi một kết cấu chặt chẽ. Dung lượng và cốt truyện bị giới hạn, tập trung vào một vài biến cố, mặt nào đó của đời sống, cần tạo được những chi tiết đắt giá để có thể nâng tác phẩm lên cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh, ấn tượng mạnh, các sự kiện tập trung trong một không gian, thời gian nhất định. Nhân vật truyện ngắn cũng được xem là một yếu tố cốt yếu, thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái tâm thế con người thời đại.Vì thế, truyện ngắn đã tạo cho mình những giá trị riêng biệt. Mỗi truyện ngắn đều gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. 1.2. Khái lƣợc truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới. 1.2.1. Những tiền đề lịch sử, thẩm mỹ của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới Đại hội Đảng lần thứ VI thành công, tạo điều kiện cho nước ta mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây chính là mốc quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để văn học đổi mới và phát triển. Trong bối cảnh xã hội đó văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau 1986 đã tạo nên những bước ngoặt mới, có bước phát triển mạnh mẽ, có sự hội nhập, giao lưu văn hóa, có thể xem đó là tiền đề để văn học Việt Nam tiếp cận vào ngôi nhà chung của văn học thế giới. Trên bình diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng về vị trí, về vai trò, về chức năng của văn học. Trong xu hướng dân chủ hóa văn học còn là phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, bao gồm cả việc bộc lộ tư tưởng, quan niệm chính kiến của mỗi nghệ sĩ về xã hội và con người. Xu hướng dân chủ hóa đã thâm nhập và được biểu hiện trên nhiều bình diện của sáng tác, từ nội dung đến nghệ thuật thể hiện. Thời kỳ này, quan niệm văn học cũng cởi mở hơn, gắn liền với sự sáng tạo của người viết. Nhà văn có điều kiện bộc lộ quan niệm của mình. Văn chương giờ đây không còn bó gọn trong một khuôn khổ như một công cụ đặc 13 thù để tuyên truyền, cổ vũ nữa mà được nhìn nhận trong bản chất của nghệ thuật ngôn từ và xuất phát từ quan niệm của người cầm bút. Chính vì vậy, đội ngũ những người viết trẻ dám thể hiện cái tôi một cách mạnh mẽ với một tâm thế mới, vị thế mới, chủ động và tự do trên con đường sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Họ viết như một cách ứng xử với cuộc sống và với chính mình. Trong lĩnh vực văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng có bước đột phá đáng tự hào. Tốc độ phát triển mau lẹ của truyện ngắn thể hiện rõ nét qua các phong trào thi viết truyện ngắn. Theo Bùi Việt Thắng: “Trong mười năm này, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng… thể hiện qua các cuộc thi do tuần báo Văn nghệ tổ chức (1978 – 1979) và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức (1982 – 1984)… điều đó chứng minh sự nở rộ của truyện ngắn” [69,tr.200]. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, văn học đương đại không thiên về cảm hứng sử thi mà mang đậm cảm hứng thế sự đời tư, đánh dấu một mốc son của thời đại, với một hiện thực nóng bỏng, đa chiều, đan xen giữa tốt – xấu, thiện – ác trong mỗi con người. Với ưu thế riêng biệt, truyện ngắn có thể chuyển hóa nhanh những vấn đề đa dạng và phức tạp, nhiều biến đổi của đời sống, tiêu biểu như: Phiên chợ Giát, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)… Đánh giá về văn xuôi sau 1975, Nguyên Ngọc cho rằng: “…Truyện ngắn bỗng nổi bật hàng đầu. Những năm trước truyện ngắn gần như lịm đi, bị đè bẹp dưới sức nặng của tiểu thuyết ngổn ngang kia, nó ngoi lên và bùng nổ. Tôi có cảm giác chúng ta đang đứng trước một vụ được mùa truyện ngắn. Truyện ngắn có nhiều và thật sự có một số truyện ngắn hay” [52,tr.12]. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến đội ngũ nhà văn có tài năng, bản lĩnh, kinh nghiệm và tâm huyết, nhiều cây bút truyện ngắn đã có sự nỗ lực, tìm tòi, đổi mới về đề tài, nghệ thuật viết truyện so với giai đoạn trước. Nguyễn Huy 14 Thiệp được coi là hiện tượng văn học của những năm tám mươi của thế kỷ XX. Ngoài ra còn có các tác giả nữ xuất hiện, tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư… Trong đó, Nguyễn Minh Châu được xem là người mở đường tài năng và tinh anh nhất. Ngòi bút của Nguyễn Minh châu được xem như cái nhìn đa chiều về cuộc sống, cảm hứng luận đề, nhân vật ý thức… được thể hiện trong tác phẩm của ông như: Cỏ lau, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa… Còn với Nguyễn Khải, người đọc cũng có thể bắt gặp cách đặt vấn đề, cách viết và nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, nhà văn đã thể hiện những triết lý sâu sắc về cuộc đời và con người. Một người Hà Nội là tác phẩm minh chứng rõ nét nhất. Truyện ngắn thời kỳ đổi mới còn đi sâu phản ánh nỗi đau của chiến tranh để lại, sự mất mát của người lính bước ra khỏi cuộc chiến, những di chứng sau chiến tranh, bi kịch gia đình… Những phức tạp, những ồn ào của cuộc sống đời thường thời kỳ đổi mới được nhiều nhà văn quan tâm thể hiện. Đổi mới rõ nhất trong văn học là quan niệm về con người, từ con người tập thể sang con người cá thể, con người cá nhân cũng được nói đến nhiều hơn, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Đằng sau số phận của từng cá nhân là những vấn đề có ý nghĩa xã hội đời sống đương đại. Các nhà văn tập trung nhiều hơn vào từng mảnh đời riêng lẻ. Bên cạnh đó, truyện ngắn Việt Nam đương đại cũng đề cập đến những vấn đề lớn lao của xã hội. Từ quan niệm con người cá nhân, truyện ngắn ngày càng đào sâu thế giới nội tâm của con người. Độc thoại nội tâm chính là cách giúp nhà văn đi sâu mổ xẻ quá trình tự ý thức của nhân vật, từ đó xuất hiện nhiều nhân vật tự ý thức, đa chiều, lưỡng diện. Thêm vào đó, truyện ngắn sau 1975 xuất hiện phổ biến nhân vật bản năng khác với con người lí tưởng ở văn học giai đoạn trước, đồng thời cũng đi sâu vào thế giới tâm linh của con người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất