Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục thiết kế và sử dụng tài liệu tự học có hướng ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục thiết kế và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần hóa học phân tích nhằm phát triển năng lực tự học cho sv trường cao đẳng y tế phú thọ

.PDF
126
172
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 -------------- NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪNTHEO MÔĐUN HỌC PHẦN HÓA PHÂN TÍCH NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 -------------- NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔĐUN HỌC PHẦN HÓA PHÂN TÍCH NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hƣớng dẫn Khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Thành HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu luận văn “Thiết kế và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần Hóa phân tích nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sỹ Nguyễn Kim Thành - người đã trực tiếp hướng dẫn,giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo nhà trường, các Khoa, Phòng chuyên môn trường Cao đẳng Y tế tỉnh Phú Thọ và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các tác giả và cơ quan giáo dục cho phép sử dụng. Nội dung luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3.3. Phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ 4.2. Nghiên cứu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn 4.3. Thực nghiệm 5. Câu hỏi nghiên cứu 6. Giả thuyết khoa học 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp xử lý thông tin 8. Đóng góp mới của luận văn 9. Cấu trúc luận văn CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.2. Tự học 1.2.1. Quan niệm về tự học 1.2.2. Vị trí, vai trò của tự học 1.2.3. Các yếu tố của quá trình tự học 1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự học 1.2.5. Kỹ năng tự học của SV theo tài liệu tự học có hướng dẫn 1.3. Năng lực tự học 1.3.1. Khái niệm 1.3.2. Dấu hiệu của năng lực tự học 1.3.3. Đánh giá năng lực tự học 1.4. Môđun dạy học Trang 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 4 5 5 6 6 8 8 9 11 13 13 13 13 14 1.4.1. Khái niệm 1.4.2. Đặc trưng cơ bản của môđun dạy học 1.4.3. Chức năng của môđun dạy học 1.4.4. Cấu trúc của một môđun dạy học 1.4.5. Biên soạn môđun 1.5. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun 1.5.1. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun 1.5.2. Cấu trúc của tài liệu tự học có hướng dẫn (cho một tiểu môđun) 1.5.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun 14 14 15 15 16 17 17 17 18 1.5.4. Sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun 1.6. Thực trạng vấn đề tự học của SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ 1.6.1. Đặc điểm đối tượng SV 1.6.2. Mục đích, đối tượng và phương pháp điều tra thực trạng việc tự học của SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ 1.6.3. Kết quả điều tra 1.6.4. Đánh giá về thực trạng tự học của SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ hiện nay Tiểu kết chƣơng 1 CHƢƠNG 2: SỬ DỤNG TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔ ĐUN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ 2.1. Phân tích vị trí, mục tiêu và cấu trúc nội dung của học phần Hóa phân tích 2.1.1. Vị trí của học phần Hóa phân tích 2.1.2. Mục tiêu của học phần Hóa phân tích 2.1.3. Cấu trúc nội dung của học phần Hóa phân tích 2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế tài liệu tự họccó hướng dẫn 2.2.2.Quy trình thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun 2.3. Thiết kế tài liệu tự học theo môđun trong dạy học phần Hóa phân tích cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ 2.3.1. Cấu trúc của tài liệu tự học học phần Hóa phân tích cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ 2.3.2. Danh mục môđun học phần Hóa phân tích 2.3.3. Lập mã số cho môđun 2.3.4. Thiết lập mối quan hệ giữa các môđun và tiểu môđun thuộc học phần Hóa phân tích 18 20 20 20 21 21 22 23 23 23 23 24 25 25 25 25 25 26 26 27 2.4. Thiết kế và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun nhằm phát triển năng lực tự học cho SV 2.4.1.Thiết kế và sử dụng môđun 3 nhằm phát triển năng lực tự học cho SV 2.4.2. Thiết kế và sử dụng môđun 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho SV 2.4.3. Thiết kế và sử dụng môđun phụ đạo nhằm hỗ trợ quá trình tự học cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ 2.5. Đánh giá sự phát triển năng lực tự học của SV 2.5.1. Xác định bảng tiêu chí về năng lực tự học của SV 2.5.2. Đề xuất bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực tự học cho SV 30 Tiểu kết chƣơng 2 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 3.2.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm 3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Chuẩn bị trước thực nghiệm sư phạm 3.3.2. Thực nghiệm đánh giá kết quả của phương pháp tự học có hướng dẫn 3.3.3. Thực nghiệm đánh giá năng lực tự học của SV 3.4. Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.1. Xử lý và đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.2. Xử lý và đánh giá kết quả TNSP Tiểu kết chƣơng 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 96 96 96 96 96 97 97 97 97 97 98 98 98 104 107 108 110 30 52 80 85 85 87 NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT PPDH Phương pháp dạy học HĐDH Hoạt động dạy học TNSP Thực nghiệm sư phạm SV Sinh viên TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng HPT Hóa phân tích HH Hóa học ND Nội dung PĐ Phụ đạo DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực TRANG 85 tự học của SV Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm các bài kiểm tra và thi 97 kết thúc học phần Bảng 3.2. Phân loại kết quả học tập của SV (%) ở các 98 bài kiểm tra và thi kết thúc học phần Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất 98 lũy tích bài Test 1 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất 98 lũy tích bài Test 2 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất 99 lũy tích bài thi kết thúc học phần Bảng 3.6.Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của 2 nhóm TN và ĐC 99 Bảng 3.7. Kết quả phiếu đánh giá của giảng viên về sự phát triển năng lực 102 tự học ( giảng viên và SV đánh giá) Bảng 3.8. Kết quả phiếu đánh giá của SV về sự phát triển 103 năng lực tự học ( SV đánh giá) Bảng 3.9. Kết quả phiếu đánh giá của SV về sự phát 104 triển năng lực tự học (SV đánh giá đồng đẳng) Bảng 3.10. Kết quả đánh giá bộ tài liệu tự học học phần Hóa phân tích 104 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ HÌNH VẼ TRANG Hình vẽ 1.1. Chu trình tự học của người học 7 Hình vẽ 1.2. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun 17 Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các nội dung của học phần Hóa phân 28 tích Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra bài test 1 99 Hình 3.2. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra bài test 2 100 Hình 3.3. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra bài thi kết thúc học 100 phần Hình 3.4. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra bài test 1 100 Hình 3.5. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra bài test 2 101 Hình 3.6. Đồ thị cột biểu diễn kết quả thi kết thúc học phần 101 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hiện nay, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung cốt lõi trong đường lối chiến lược hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, nhằm kết hợp một cách có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực trong nước với những nguồn lực bên ngoài tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực đã qua đào tạo nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, nhiệm vụ chính của dạy nghề là đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ góp phần quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thực hiện thành công chủ trương, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự bùng nổ của tri thức thể hiện qua việc tìm ra lý thuyết mới và ứng dụng thành tựu khoa học ngày càng cao đòi hỏi các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề phải đổi mới cách dạy, cách học đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Công nghệ thông tin phát triển và xu thế hội nhập giúp sinh viên (SV) mở rộng giao lưu, tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú của cuộc sống, từ đó các em có hiểu biết và linh hoạt hơn trong thực tiễn. Trong học tập, SV không thỏa mãn với vai trò người tiếp thu thụ động chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Vì vậy tăng cường năng lực tự học cho SV là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Thiết kế và sử dụng tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun học phần Hóa học phân tích nhằm phát triển năng lực tự học cho SV trƣờng Cao đẳng Y tế Phú Thọ” là rất cần thiết. 1 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học và tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm phát triển năng lực tự học cho SV thông qua dạy học phần Hóa học phân tích tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần Hóa học phân tích cho SV cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Việc phát triển năng lực tự học của SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Phần Hóa phân tích thuộc chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. Địa bàn: Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV trƣờng Cao đẳng Y tế Phú Thọ - Đánh giá thực trạng và xu hướng giáo dục ở các trường cao đẳng hiện nay - Tìm hiểu vấn đề tự học và tự học có hướng dẫn theo tài liệu - Điều tra vấn đề tự học của SV tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. - Tìm hiểu các thành tố của năng lực tự học nói chung. - Đánh giá sự phát triển của năng lực tự học cho SV. 4.2. Nghiên cứu thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn - Chương trình dạy học phần Hóa học phân tích cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. - Cấu trúc tài liệu tự học. - Phương pháp tự học có hướng dẫn theo tài liệu. 4.3. Thực nghiệm - Điều tra năng lực tự học của SV - Thực nghiệm sư phạm 2 5. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để phát triển được năng lực tự học của SV thông qua việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn? 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun thuộc học phần Hóa học phân tích cho SV có chất lượng và sử dụng phù hợp, hiệu quả thì sẽ phát triển năng lực tự học và nâng cao kết quả học tập cho SV trường cao đẳng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau: 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các cơ sở lý luận về năng lực, các văn bản, tài liệu, luật giáo dục, các chủ trương của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục nhằm áp dụng tốt phương pháp dạy học (PPDH) phát triển được năng lực tự học. 7.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát hoạt động học tập của SV, phỏng vấn, điều tra làm rõ thực trạng nhằm phát triển năng lực tự học cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và lấy ý kiến chuyên gia về một số kế hoạch bài dạy và cách thức tổ chức hoạt động dạy học (HĐDH) với PPDH theo hoạt động đã thiết kế. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm chứng tính đúng đắn của giải thuyết khoa học, đánh giá tính phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất đưa ra về việc phát triển năng lực tự học có hướng dẫn theo môđun cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. 7.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin Áp dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để xử lí và phân tích kết quả TNSP, từ đó rút ra kết luận. 8. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa và làm phong phú thêm một số vấn đề lí luận về việc biên soạn tài liệu tự học có hướng dẫn cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ giúp họ phát triển được năng lực tự học. + Một số khái niệm có liên quan: Dạy học phát triển năng lực tự học. 3 + Tổng quan được một số vấn đề có liên quan đến năng lực, năng lực tự học. + Xác định được bộ công cụ đánh giá năng lực tự học học phần Hóa học phân tích của SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ . - Nêu được một số ý kiến mới về thực trạng phát triển năng lực tự học dựa vào tài liệu có hướng dẫn theo môđun trên cơ sở điều tra thực trạng của SV ở trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. - Thiết kế một số kế hoạch bài dạy, biên soạn các câu hỏi kiểm tra học phần thuộc học phần Hóa học phân tích nhằm phát triển năng lực tự học có hướng dẫn theo môđun cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần: + Mở đầu + Nội dung (gồm 3 chương) Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển năng lực tự học cho SV Chương 2: Sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm phát triển năng lực tự học cho SV trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm + Kết luận và khuyến nghị 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học về tự học và tự học có hướng dẫn như: - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc (2002), “Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hoá học ở Trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà (2003), “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang (2004), “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai (2007), “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (Chương Ancol-phenol và chương Anđehit-xeton)”, trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Toàn (2009), “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (phần Hóa học vô cơ lớp 12)”, trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hương Thảo (2011), "Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn oá học Đại cương", trường Đại học Giáo dục. - Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà (2010) “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”, trường ĐHSP Hà Nội. ………………….. 5 Các tác giả đã rất công phu nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, xây dựng nhiều tài liệu tự học có hướng dẫn cho học sinh và SV. Điều đó, khẳng định việc thiết kế và sử dụng các tài liệu tự học có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Sau một thời gian nghiên cứu tôi thấy các đề tài nghiên cứu khoa học về thiết kế và sử dụng tài liệu tự học cho học phần Hóa học phân tích ở bậc Cao đẳng và Đại học còn ít. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. 1.2. Tự học 1.2.1. Quan niệm về tự học 1.2.2.1. Khái niệm Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học.[11,19,20] Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản và có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho người học tự lực nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về nghề nghiệp trong tương lai. Tự học không những giúp cho người học không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập mà trong tương lai, người cán bộ cần phải có năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên, để không ngừng làm phong phú thêm, hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình, tránh khỏi sự lạc hậu, sự tụt hậu của bản thân so với thời đại. Mặt khác, tự học còn giúp cho người học hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học... Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học. Nhờ đó kết quả học tập của người học sẽ ngày càng được nâng cao.[11,19,20] Theo tác giả thì tự học có hướng dẫn là tự bản thân chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua sự hướng dẫn, định hướng của người thầy biến những tri thức đó thành sở hữu của cá nhân người học. 6 1.2.2.2. Các hình thức tự học Theo tài liệu [19,20] thì tự học có hai hình thức chính: - Tự học hoàn toàn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. - Tự học có hướng dẫn: + Tự học gián tiếp: giảng viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. + Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Người học có tài liệu và gặp gỡ với giảng viên một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. 1.2.2.3. Chu trình tự học của người học Cũng theo tài liệu [19,20,23] thì chu trình tự học của người học gồm ba giai đoạn cơ bản: - Giai đoạn 1 (Tự nghiên cứu): Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ đối với người học) và tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân. - Giai đoạn 2 (Tự thể hiện): Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính xã hội của cộng đồng lớp học. - Giai đoạn 3 (Tự kiểm tra, tự điều chỉnh): Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). Ba giai đoạn này liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình khép kín được thể hiện theo hình vẽ mô phỏng dưới đây. (2) Tự thể hiện (3)Tự kiểm tra, (1)Tự nghiên tự điều chỉnh cứu ình vẽ 1.1. Chu trình tự học của người học Như vậy chu trình tự học của người học thực chất cũng là con đường phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học về hóa học nói riêng. 7 1.2.2. Vị trí, vai trò của tự học 1.2.2.1. Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học Trong hoạt động dạy học (HĐDH) giảng viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn và yêu cầu SV ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho SV tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Giúp SV không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. Thực tiễn cũng như PPDH hiện đại còn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phương pháp dạy học thì cốt lõi chính là dạy tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. SV cần có thói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được thói quen ấy thì không thể không thông qua con đường tự học. Muốn thành công trên bước đường học tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải quyết những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra.[11,19,20] 1.2.2.2. Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh và nhiệm vụ của giáo dục là hình thành những phẩm chất đó cho người học. Giáo dục có sứ mệnh đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị trường lao động, góp phần phát triển cộng đồng. Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sự hưng phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập. Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá.[11,19,20] Từ đó, tự học giúp cho mọi người chủ động học tập, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất của bản thân và cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao. 1.2.3. Các yếu tố của quá trình tự học Theo tài liệu [2,19,20 ] thì các yếu tố của quá trình tự học được mô tả dưới đây: 1.2.3.1. Động cơ tự học Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứng 8 tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội và thị trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người những tố chất cần thiết chứ không phải là những điểm số đẹp, những chứng chỉ làm trang sức mà không có thực lực vì động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng. Trong rất nhiều động cơ học tập của SV, có thể tách thành hai nhóm cơ bản: - Các động cơ hứng thú nhận thức. - Các động cơ trách nhiệm trong học tập. Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được với người học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽ xuất hiện thường xuyên khi giảng viên biết tăng cường tổ chức các hoạt động nhận thức, các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người học. Xuất phát từ động cơ và nhiệm vụ người học phải liên hệ với ý thức về ý nghĩa của sự học. Từ đó nâng cao ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, những yêu cầu từ giảng viên. 1.2.3.2. Thái độ tự học Thái độ tự học tập là các yếu tố tạo ra tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của SV. Là trạng thái chủ quan, sẵn sàng học tập và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống nảy sinh trong xã hội, thái độ tự học được biểu hiện thông qua nhận thức và hành vi học tập. Thái độ tự học đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của SV trong hoạt động học tập. Thái độ tự học của SV phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân mỗi SV. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình tự học 1.2.4.1. Ảnh hưởng của ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân SV Ý thức học tập và động cơ nhận thức có ý nghĩa quyết định trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tự học của SV. Vì kết quả học tập phải là kết quả của sự nỗ lực của chính bản thân người học. Nếu người học không xác định được chính xác ý thức học tập và động cơ học tập của bản thân thì không bao giờ tự học thành công được.[19,20,24,26] 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất