Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục rã vi phạm số lepton thế hệ của lepton mang đ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục rã vi phạm số lepton thế hệ của lepton mang điện ej ejγ trong mô hình zee babu

.PDF
48
70
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HÀ Rà VI PHẠM SỐ LEPTON THẾ HỆ CỦA LEPTON MANG ĐIỆN ei → ej γ TRONG MÔ HÌNH ZEE-BABU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ NGUYỄN THỊ HÀ Rà VI PHẠM SỐ LEPTON THẾ HỆ CỦA LEPTON MANG ĐIỆN ei → ej γ TRONG MÔ HÌNH ZEE- BABU Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán Mã số: 8 44 01 03 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HUY THẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI—2018 Lời cảm ơn Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Huy Thảo người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Vật lý - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, viện Vật lý đã tận tình chỉ dạy, trang bị cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn Nguyễn Thị Quỳnh Lâm đã hướng dẫn tôi về Mathematica và cảm ơn các bạn cao học khóa 20 đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi học tập và làm việc. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm tới gia đình đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Hà Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các luận văn đã có. Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Hà Mục lục Lời cảm ơn Lời cam đoan Mở đầu 1 1 Giới thiệu mô hình 5 1.1 Một số mở rộng mô hình chuẩn . . . . . . . . . . . . . . 5 1.2 Mô hình Zee - Babu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 2 Các biểu thức giải tích tính tỉ lệ rã nhánh 2.1 2.2 11 Đỉnh tương tác liên quan đến đóng góp bậc 1 vòng và rã vi phạm số lepton thế hệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 Giản đồ Feynman, biên độ rã và tỉ lệ rã nhánh . . . . . . 19 3 Khảo sát số 28 Kết luận 31 Phụ lục 31 A Các hàm Passarino- Veltman 32 B Biên độ tán xạ ở gần đúng một vòng của các quá trình rã ei → ej γ 35 Danh mục các công trình 39 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Mô hình chuẩn (Standard model-SM) được phát triển vào đầu những năm 1970 đã giải thích thành công hầu hết các kết quả thực nghiệm và dự đoán chính xác rất nhiều hiện tượng. Theo thời gian và thông qua nhiều thí nghiệm, mô hình chuẩn đã trở thành một lý thuyết vật lý được kiểm tra kỹ lưỡng. Tất cả vật chất xung quanh chúng ta đều được tạo thành từ các hạt cơ bản, tạo nên các khối vật chất. Các hạt này xuất hiện trong hai loại cơ bản gọi là quark và lepton. Mỗi nhóm bao gồm sáu hạt, có liên quan tới sự kết cặp, hoặc "thế hệ". Các hạt nhẹ nhất và bền vững nhất tạo thành thế hệ đầu tiên, trong khi hạt nặng hơn và kém bền hơn thuộc về thế hệ thứ hai và thứ ba. Tất cả vật chất trong vũ trụ đều được làm từ các hạt thuộc thế hệ đầu tiên; bất kỳ hạt nặng nào đều dễ dàng bị phân rã đến mức bền tiếp theo. Sáu quark được kết cặp trong ba thế hệ - "quark up" và "quark down" tạo thành thế hệ thứ nhất, tiếp theo là "quark charm" và "quark strange", sau đó là "top quark" và "bottom quark ". Các quark cũng có ba "màu sắc" khác nhau và chỉ pha trộn theo những cách như hình thành những vật không màu. Sáu lepton được sắp xếp tương tự trong ba thế hệ - "electron" và "neutrino electron", "muon" và " neutrino muon", "tau" và " 2 neutrino tau". Các electron, muon và tau đều có điện tích và khối lượng, trong khi neutrino có điện tích trung hoà và có khối lượng rất nhỏ so với các hạt trên. Mặc dù mô hình chuẩn đã thành công rất lớn trong giải thích và dự đoán nhiều kết quả thực nghiệm, tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét mô hình vật lý mới ( Beyond the SM- BSM) vượt ra ngoài mô hình chuẩn, bởi vì có những hiện tượng không thể giải thích được trong mô hình chuẩn như là dao động neutrino và sự tồn tại của vật chất tối. Do đó, các hạt mới dự đoán bởi các mô hình BSM đang hi vọng sẽ được tìm thấy ở máy va chạm hadron năng lượng lớn, 13 và 14 TeV, có thể là bằng chứng trực tiếp của các mô hình vật lý mới. Các mô hình sinh khối lượng neutrino qua các đóng góp nhiễu loạn bậc cao (khối lượng bổ đính) đưa ra một viễn cảnh vật lý mới hấp dẫn để giải thích neutrino có khối lượng nhỏ được tạo ra ở các bậc nhiễu loạn một hay nhiều vòng. Do sự xuất hiện các hệ số tích phân vòng có giá trị nhỏ, việc sinh khối lượng neutrino cực nhỏ để phù hợp thực nghiệm có thể cho phép khối lượng của các hạt mới nhận giá trị ở phạm vi TeV, trong giới hạn phát hiện của LHC và các máy gia tốc đang được dự kiến xây dựng. Hệ quả là, các dự đoán của mô hình khối lượng neutrino bổ đính có thể được kiểm tra trực tiếp bằng thực nghiệm va chạm. Các mô hình Zee và mô hình Zee-Babu đã được đề xuất trong những năm 1980, trong đó khối lượng Majorana tương ứng được tạo ra ở bậc một vòng và bậc hai vòng. Trong số các mô hình khối lượng neutrino khác nhau, mô hình Zee-Babu là mô hình được xây dựng theo một cách khá đơn giản. Mô hình chỉ thêm vào SM 2 cặp đơn tuyến Higgs mang điện đơn 3 và đôi, đủ để sinh khối lượng bổ đính cho neutrino ở bậc hai vòng. Như ta đã biết, neutrino dao động là quá trình vi phạm sự bảo toàn số lepton thế hệ. Các hạt mới thêm vào sinh ra các tương tác vi phạm số lepton, sinh ra các hệ quả là các quá trình rã vi phạm số lepton thế hệ (Lepton flavor violation-LFV) xuất hiện ở chính các hạt lepton mang điện trong SM. Vì vậy chúng có thể được thực nghiệm tìm kiếm dễ dàng ở mức năng lượng thấp. Những quá trình rã vi phạm này sẽ là chứng cứ thuyết phục về tín hiệu vật lý mới vượt ngoài phạm vi mô hình chuẩn, nếu thực nghiệm tìm thấy trong thời gian tới. Do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Rã vi phạm số lepton thế hệ của lepton mang điện ej → ej γ trong mô hình Zee-Babu. 2. Mục đích nghiên cứu • Tính tỉ lệ rã nhánh ( Br – Branching ratio ) cho quá trình rã ei → ej γ trong mô hình Zee - Babu, so sánh kết quả với thực nghiệm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu • Tìm hiểu về mô hình Zee. • Tính biên độ rã và tỉ lệ rã nhánh của quá trình rã ei → ej γ. • Khảo sát số và so sánh với thực nghiệm. 4. Đối tượng nghiên cứu. • Quá trình rã ei → ej γ trong mô hình Zee - Babu. 5. Phương pháp nghiên cứu. • Quy tắc Feynman. • Lí thuyết trường lượng tử. 4 • Ứng dụng phần mềm Mathematica trong giải số. 5 Chương 1 Giới thiệu mô hình 1.1 Một số mở rộng mô hình chuẩn Việc nghiên cứu tìm kiếm khối lượng neutrino đã được tiến hành cách đây khoảng 30 năm [1, 2], tuy nhiên 10 năm gần đây chúng ta mới có những dữ liệu thực nghiệm đủ mạnh để khẳng định rằng các neutrino là trộn và có khối lượng [3, 4, 5, 6]. Những nghiên cứu này đã giải thích phù hợp cho dữ liệu neutrino mặt trời, dữ liệu neutrino khí quyển, các thí nghiệm về neutrino dựa trên giả thuyết các neutrino là trộn và dao động. Sử dụng giả thuyết này tất cả các dữ liệu neutrino có thể được giải thích phù hợp với chỉ hai bình phương khối lượng và ba góc trộn. Những khám phá về neutrino ở cả lý thuyết và thực nghiệm hiện tại là những bước tiến lớn trong hiểu biết của nhân loại về vật lý neutrino. Đây vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức đối với Mô hình chuẩn (SM). SM - Lý thuyết thống nhất tương tác phù hợp rất tốt với thực nghiệm phải đối diện với các câu hỏi mở là neutrinos có khối lượng bằng 0 vì một trong hai lý do: thứ nhất Mô hình này không chứa neutrinos phân cực phải, do đó không thể có neutrino Dirac, thứ hai khi tái chuẩn hóa Mô hình chuẩn với thành phần Higgs tối thiểu, định luật bảo toàn số lepton sẽ không cho khối lượng majorana. Do đó, để các neutrino nhận được khối lượng, ta cần phải thực hiện một số các cách sau: 6 • Thêm các neutrino phân cực phải. • Thêm các trường mới có thể cho phép vi phạm số lepton trong khi vẫn giữ được tính tái chuẩn hóa của mô hình. • Bỏ qua điều kiện tái chuẩn hóa của mô hình. Phương án cuối là rất tổng quát và cho phép neutrino nhận được khối lượng mà không động chạm đến các trường của mô hình chuẩn. Tuy nhiên theo phương án này khả năng dự đoán của mô hình là rất giới hạn và chỉ thực có ý nghĩa khi tham số hóa ở năng lượng thấp. Trong lý thuyết hoàn chỉnh hơn chứa những hạt nặng không phải là hạt của mô hình chuẩn. Phương án thêm neutrino phân cực phải có lẽ là đơn giản nhất và có nghiệm gọn nhất: Nếu các neutrino là giống các fermion khác điều này là hoàn toàn tự nhiên khi xét đến tương tác của các neutrino phân cực phải, neutrino phân cực trái và vô hướng Higgs. Cũng giống như các fermion khác neutrino trong trường hợp này nhận được khối lượng Dirac. Trong trường hợp này người ta dễ dàng thu được tương tác Yukawa khối lượng và các góc trộn neutrino. Mặc dù vậy các neutrino không giống như các fermion trong mô hình, khối lượng của chúng nhỏ hơn rất nhiều so với một eV. Thêm vào đó sự xuất hiện của các neutrino phân cực phải là hoàn toàn tự nhiên liên quan đến nhóm biến đổi chuẩn, do vậy sẽ xuất hiện số hạng khối lượng majorana phân cực phải trong SM. Thực tế người ta cho rằng nếu khối lượng neutrino là rất lớn ta có thể giải thích một cách tự nhiên neutrino nhận khối lượng nhỏ với cơ chế seesaw. Vì tất cả các đặc điểm trên, SM với neutrino phân cực phải sẽ trở thành cơ chế chuẩn sinh khối lượng neutrino. Tuy nhiên mô hình này cũng không phải là toàn mỹ: Đóng góp cho các neutrino majorana nặng là thông qua hiệu ứng một vòng, khối lượng Higgs với số hạng tỉ lệ với bình phương của khối lượng majorana 7 phân cực phải. Nếu khối lượng này là lớn thì khối lượng của các Higgs sẽ rất lớn điều này dẫn tới bài toán khó khác đó là vấn đề phân bậc của SM. Phương án thêm các trường mới vào SM là khả thi hơn cả. Nhưng trước tiên nếu không có neutrino phân cực phải, các trường này sẽ không bảo toàn số lepton và các neutrino nhận được khối lượng majorana. Do các lý thuyết về siêu đối xứng giải quyết rất tốt vấn đề phân bậc nên người ta thường mở rộng SM theo hướng siêu đối xứng để thu được khối lượng neutrino. Một số mô hình nổi tiếng là: [7, 8, 9, 10]. Tất cả các mô hình này đều sử dụng neutrino để sinh khối lượng cho neutrino. Các mô hình siêu đối xứng là những lý thuyết rất tốt tuy nhiên cho đến hiện tại chúng ta vẫn chưa tìm được hạt siêu đối xứng. Ngoài ra ta có thể sử dụng phương án thêm các trường vô hướng mới vào SM theo cách mà số lepton không được bảo toàn một cách tự động [11, 12, 13, 14, 15, 16]. Cơ chế seesaw có thể coi là cơ chế tự nhiên nhất sinh khối lượng cho neutrino. Hiện tại thực nghiệm đang gia tăng các dự đoán chính xác cho quá trình µ → eγ. Mô hình đơn giản nhất sinh khối lượng cho neutrino chính là mô hình Zee-Babu (ZB) [18,19,20]. Mô hình này chỉ thêm hai đơn tuyến vô hướng phức vào SM (Mô hình này có 4 bậc tự do mới). Khi đó neutrino nhận được khối lượng ở bậc 2 vòng. Một mô hình thú vị khác thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học là mô hình Zee [17]; mô hình này có sự khác biệt là thêm lưỡng tuyến vô hướng và một đơn tuyến vô hướng phức vào SM (Mô hình này có 6 bậc tự do mới), tuy nhiên phiên bản đơn giản nhất của mô hình này cho dự đoán chưa tốt về sự trộn giữa các neutrino [24, 25, 26]. Trong luận văn này chúng tôi tập chung vào nghiên cứu mô hình ZB. Mô hình này neutrino nhận khối lượng ở bậc 2 vòng, tỉ lệ với tương tác Yukawa của các hạt mới và tỉ lệ nghịch với bình phương khối lượng của các hạt. Do 8 đó khối lược các trường vô hướng không quá lớn trong khi khối lượng neutrino nhận được lại rất nhỏ. Đây là đặc điểm khá thú vị bởi vì các hạt vô hướng mới có thể được tìm kiếm bởi máy gia tốc LHC và quá trình trung gian µ → eγ cũng là quá trình được quan tâm nghiên cứu trong dự án thực nghiệm này. 1.2 Mô hình Zee - Babu ZB là mô hình mở rộng đơn giản từ mô hình chuẩn cho khối lượng và các góc trộn neutrino phù hợp với thực nghiệm. Mô hình Zee-BaBu vẫn giữ nguyên nhóm đối xứng chuẩn và phổ hạt fermion giống như mô hình chuẩn. Tuy nhiên, phần phổ Higgs trong mô hình Zee-BaBu sẽ được mở rộng hơn mô hình chuẩn. Cụ thể, ngoài lưỡng tuyến Higgs trong mô hình chuẩn thì Babu đã giới thiệu thêm hai đơn tuyến Higgs mang điện tích, một hạt mang điện tích đơn h+ , và một hạt mang điện tích đôi k ++ . Tương tác Yukawa mới trong mô hình có dạng: + ++ e C C + h.c., (1.1) LZB Y = ψ̄aL Y ebR H + fab (ψaL ) iσ2 ψbL h + gab (laR ) lbR k trong đó ψaL là lưỡng tuyến lepton và lR là các đơn tuyến lepton mang T điện của mô hình chuẩn. Các ký hiệu (ψaL )C = CψaL và (laR )C = ClaR T là các trường liên hợp điện tích tương ứng. Các hệ số tương tác fab và gab cho tương ứng các ma trận phản xứng và đối xứng, fab = −fba và gab = gba . Chỉ số a, b là các chỉ số thế hệ. Điều kiện bất biến chuẩn dẫn đến h+ và k ++ không tương tác với các quark. Phổ hạt của mô hình ZB: • lepton: Số lepton phân cực trái được xếp vào lưỡng tuyến của nhóm SU (2)L và siêu tích yếu bằng tổng các điện tích của lưỡng tuyến. Số lepton 9 phân cực phải được xếp vào đơn tuyến của nhóm SU (2)L và có siêu tích bằng hai lần tổng điện tích của lưỡng tuyến. ! νi ∼ (1, 2, −1), liR ∼ (1, 1, −2), ψiL = ei (1.2) L với i = 1, 2, 3 là chỉ số thế hệ. • quark: Số quark phân cực trái được xếp vào lưỡng tuyến của nhóm SU (2)L và siêu tích yếu bằng tổng các điện tích của lưỡng tuyến. Các quark phân cực phải được xếp vào đơn tuyến của nhóm SU (2)L và có siêu tích bằng hai lần tổng điện tích của lưỡng tuyến. diR ! 1 ∼ (3, 2, ), i = 1, 2, 3 3 diL   4 , ui = u, c, t = 3, 1, 3   2 = 3, 1, − , di = d, s, b 3 QiL = uiR uiL (1.3) Để cho các hạt có khối lượng cần thiết, ta phải phá vỡ đối xứng tự phát qua các trường Higgs H= ϕ+ 0 ϕ0 ! ∼ (2, 1) (1.4) Thực hiện khai triển theo chuẩn Unita 1 v 0 ϕ 0 (x) = √ [v + h(x) + iξ(x)] ≡ √ + ϕ0 (1.5) 2 2 0 Trong đó √v2 là trung bình chân không của trường ϕ 0 (x). Hệ số √12 là cần thiết cho Lagrangian tự do của h(x) là trường vô hướng thực có hệ số bằng 1 2 10 v 0 h0|ϕ 0 (x)|0i = √ 2 (1.6) Ta viết lại lưỡng tuyến Higgs như sau: ϕ H = + ! ϕ = 0 ϕ0 ! + √1 2 [v + h(x) + iξ(x)]  ! + ϕ 0   0 + ≡ hHi + H   h(x) + iξ(x) √v √ 2 2  = (1.7) Khai triển số hạng thế năng với trung bình chân không !  0 1  1 T ; hHi = √ hHi = √ 0 v 2 v 2 Ta được: hH + ihHi = 0 + v 2 = v 2 (1.8) Khi đó: 0 0 0 VZB =mH2 v 2 + mh2 |h|2 + mk2 |k|2 + λH v 4 + λh |h|4 + λk |k|4 + λhk |h|2 |k|2 + λhH |h|2 v 2 + λkH |k|2 v 2  + µh2 k ++ + H.c., 0 VZB =mH2 v 2  0 + λhH v 2  2  0 |h| + mk2 + λkH v 2  |k|2 + λH v 4  + λh |h|4 + λk |k|4 + λhk |h|2 |k|2 + µh2 k ++ + H.c., (1.9) + mh2 Từ (1.9), khối lượng vô hướng vật lý được xác định là: 0 0 m2h = mh2 + λhH v 2 ; m2k = mk2 + λkH v 2 11 Chương 2 Các biểu thức giải tích tính tỉ lệ rã nhánh 2.1 Đỉnh tương tác liên quan đến đóng góp bậc 1 vòng và rã vi phạm số lepton thế hệ Xét tương tác giữa 2 fecmion với một Higgs. Khai triển số hạng: C l k ++ gab laL bR (2.1) Ta có: (laR )C = laC PR , lbR = PR lb C gab¯laL lbR k ++ + H.c., = gab¯laC PR lb k ++ + H.c., Ta xét các lepton là các hạt : e, µ, τ trong SM. Điều kiện đối xứng ma trận hệ số tương tác g dẫn đến gab = gba . Hệ quả là qui tắc Feynman cho các đỉnh tương tác của số hạng Lagrangian nói trên được xác định như sau: Xét trường hợp 1: a = b = e ⇒ gab laC PR lb k ++ + H.c., 12 = gee eC PR ek ++ + H.c., ∗ = gee eC PR ek ++ + gee ePL eC k −− . Do eC = CeT nên eC = eT C. Vì vậy số hạng trên biễu diễn được theo tính hai hàm giống nhau theo e hoặc eC . Qui tắc Feynman tương ứng sẽ xuất hiện thêm hệ số 2 ở hệ số đỉnh tương tác. Điều này đã được xác nhận trong tài liệu [19], nhưng bị bỏ qua ở tài liệu [20]. Hệ quả là hệ số đỉnh theo qui tắc Feynman tính được như sau: eC ek ++ → 2i × gee PR , ∗ eeC k −− → 2i × gee PL , và được liệt kê trong bảng 2.1. Tương tự xét cho trường hợp 2: a = b = µ ⇒ gab¯laC PR lb k ++ + H.c., = gµµ µ¯C PR µk ++ + H.c., = gµµ µ¯C PR µk ++ + gµµ µ̄PL µC k −− Xét trường hợp 3: a = b = τ ⇒ gab¯laC PR lb k ++ + H.c., = gτ τ τ¯C PR τ k ++ + H.c., = gτ τ τ¯C PR τ k ++ + gτ τ τ̄ PL τ C k −− Với các số hạng chứa hai lepton khác thế hệ, hệ số đỉnh tính được như sau. Xét trường hợp 4: ( a=e b=µ ⇒ gab laC PR lb k ++ + H.c.,   C C = geµ e PR µ + gµe µ PR e k ++ + H.c., 13 = 2geµ e¯C PR µk ++ + H.c., ∗ = 2geµ e¯C PR µk ++ + 2geµ ēPL µC k −− ∗ = 2gµe µ¯C PR ek ++ + 2gµe µ̄PL eC k −− . Trong các biến đổi trung gian, chúng tôi đã sử dụng hệ thức ψaC PL,R ψb = ψbc PL,R ψa . Kết quả hệ số đỉnh theo qui tắc Feyman là: eC µk ++ → 2i × geµ PR , ∗ e µC k −− → 2i × geµ PL , µC ek ++ → 2i × gµe PR , ∗ µ eC k −− → 2i × gµe PL , và được liệt kê trong bảng 2.1. Tương tự ta có các trường hợp còn lại. Xét trường hợp 5: ( a=e b=τ ⇒ gab¯laC PR lb k ++ + H.c., = 2geτ e¯C PR τ k ++ + H.c., = 2geτ e¯C PR τ k ++ + 2geτ ēPL τ C k −− Xét trường hợp 6: ( a=µ b=τ ⇒ gab¯laC PR lb k ++ + H.c., = 2gµτ µ¯C PR τ k ++ + H.c., = 2gµτ µ¯C PR τ k ++ + 2gµτ µ̄PL τ C k −− Xét trường hợp 7: ( a=τ b=µ 14 ⇒ gab¯laC PR lb k ++ + H.c., = 2gτ µ τ¯C PR µk ++ + H.c., = 2gτ µ τ¯C PR µk ++ + 2gτ µ τ̄ PL µC k −− Tính đỉnh tương tác của hai fermion với một higgs trung hòa. Ta có: √ Ye =− 2me v √ LeY ⊃ ψ̄aL Y e ebR H + H.c. = −(ν̄aL ēaL ) 2me ebR v √ 0 √h 2 ! + H.c. h 2me ēaL √ ebR + H.c. v 2 me = − ēa PR hPR eb + H.c., v me = − ēa hPR eb + H.c., v me = − (ēa PR ea h + ēa PL ea h) v me = − ēa ea h v =− Có v= 2mW g Xét tương tác giữa Higgs mang điện đơn và các lepton fab (ψaL )C iσ2 ψbL h+ + H.c., ψ= (ψaL )C νaL ! ; ψbL = eaL = σ2 =  C νaL eCaL o −i i 0 !  νbL ebL ! (2.2)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất