Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục nông thôn nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục nông thôn nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

.PDF
114
82
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ THỊ DUNG NÔNG THÔN NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ THỊ DUNG NÔNG THÔN NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – Cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm dìu dắt, chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn những góp ý, nhận xét quý báu của thầy cô phản biện và các thầy cô trong hội đồng bảo vệ. Từ đáy lòng mình, tôi xin được cảm ơn, chia sẻ sự trân trọng này với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên kịp thời để tôi vững tâm nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng của bản thân và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và đồng nghiệp để chúng tôi rút kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Vũ Thị Dung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Những tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Vũ Thị Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 2.1. Những nghiên cứu chung về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ .............. 2 2.2. Những nghiên cứu về vấn đề nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ ............................................................................................... 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 11 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12 6. Đóng góp luận văn ...................................................................................... 13 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 13 NỘI DUNG ..................................................................................................... 14 CHƢƠNG 1. ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VÀ SÁNG TÁC VỀ NÔNG THÔN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ ....................................................................................................... 14 1.1. Khái niệm đề tài và các đặc điểm của đề tài ............................................ 14 1.1.1. Khái niệm đề tài .................................................................................... 14 1.1.2. Các đặc điểm của đề tài......................................................................... 14 1.2. Đề tài nông thôn trong văn xuôi trƣớc và sau 1986 ................................. 16 1.2.1. Đề tài nông thôn trong văn xuôi trƣớc năm 1986 ................................. 17 1.2.2. Đề tài nông thôn trong văn xuôi từ 1986 đến nay................................. 22 1.3. Nguyễn Ngọc Tƣ và những sáng tác về đề tài nông thôn Nam Bộ ......... 26 1.3.1. Vài nét về tiểu sử và hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ ........... 26 1.3.2. Đề tài nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ ........... 33 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 36 CHƢƠNG 2. BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƢỜI THÔN QUÊ NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ ....................................................................................................... 38 2.1. Bức tranh hiện thực đời sống nông thôn Nam Bộ ................................... 39 2.1.1. Thiên nhiên tiêu điều, tàn lụi và đời sống nghèo đói ............................ 39 2.1.2. Đời sống nông thôn xáo trộn trong quá trình đô thị hóa ....................... 46 2.1.3. Những sinh hoạt văn hóa bình dị của đời sống thôn quê ...................... 51 2.2. Con ngƣời thôn quê Nam Bộ ................................................................... 55 2.2.1. Con ngƣời bi kịch .................................................................................. 55 2.2.2. Con ngƣời bản năng .............................................................................. 61 2.2.3. Con ngƣời nhân hậu, vƣợt lên số phận ................................................. 67 Tiểu kết chƣơng 2: .......................................................................................... 74 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƢỜI THÔN QUÊ NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ ....................................................................................................... 75 3.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................. 75 3.1.1. Không gian hiện thực ............................................................................ 75 3.1.2. Không gian biểu tƣợng.......................................................................... 78 3.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 83 3.2.1. Thời gian hiện thực ............................................................................... 83 3.2.2. Thời gian tâm lí ..................................................................................... 86 3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................. 91 3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ ................................................................. 91 3.3.2. Ngôn ngữ đa thanh ................................................................................ 93 3.4. Giọng điệu ................................................................................................ 96 3.4.1. Giọng trữ tình ........................................................................................ 96 3.4.2. Giọng mộc mạc, dân dã......................................................................... 98 Tiểu kết chƣơng 3: ........................................................................................ 101 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đề tài nông thôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao nhiêu trang thơ, áng văn mộc mạc mà sâu sắc. Lịch sử văn học đã ghi nhận không ít kiệt tác viết về đề tài này: từ những câu ca dao, mẩu truyện trong văn học dân gian đến những tác phẩm văn xuôi trong văn học hiện đại. Đề tài ấy cũng đã làm rạng danh cho nhiều cây bút. Trƣớc năm 1975, đã có nhiều truyện ngắn xuất sắc về đề tài nông thôn nhƣ: Chí Phèo, Lão Hạc (Nam Cao), Nằm vạ (Bùi Hiển), Làng (Kim Lân), Thư nhà (Hồ Phƣơng), Cái hom giỏ, Vợ chồng ông lão chăn vịt (Vũ Thị Thƣờng), Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên)... Sau Đổi mới, đề tài nông thôn tiếp tục là một vùng đề tài hấp dẫn bên cạnh đề tài chiến tranh hay đề tài đô thị. Cùng với các tiểu thuyết nổi tiếng nhƣ: Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Thời xa vắng (Lê Lựu) thì nhiều truyện ngắn viết về nông thôn cũng tiếp tục tạo đƣợc ấn tƣợng với bạn đọc. Trong đó có những truyện đánh dấu sự trƣởng thành về chất lƣợng nghệ thuật nhƣ Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê (Nguyễn Huy Thiệp), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Bến trần gian (Lƣu Sơn Minh), Nỗi đau dòng họ (Sƣơng Nguyệt Minh)…Đặc biệt, những sáng tác về nông thôn Nam Bộ của cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tƣ đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng độc giả. 1.2. Mảnh đất và con ngƣời Nam Bộ đã từng hiện diện trong nhiều trang văn của các cây bút tài năng nhƣ Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi, Sơn Nam... Các tác phẩm của họ đã tái hiện vùng đất Nam Bộ với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và giàu có cùng những con ngƣời chân chất, trí dũng, trung hậu. Kế thừa và tiếp nối thế hệ cầm bút đi trƣớc, truyện ngắn của 2 Nguyễn Ngọc Tƣ mở ra một góc nhìn khác về nông thôn Nam Bộ. Những trang viết của chị không chỉ khai thác sự đổi thay tích cực của đời sống khi chiến tranh đã kết thúc mà còn đi sâu phản ánh hiện thực nông thôn đói nghèo nghiệt ngã mà văn học thời trƣớc chƣa có dịp phản ánh. Những mặt trái còn khuất lấp đã đƣợc nhà văn phát hiện nhƣ: hiện tƣợng thiên nhiên tiêu cực, hệ lụy từ các hủ tục lạc hậu, bi kịch của những phận ngƣời vì đói nghèo… Tuy nhiên, trong bức tranh nông thôn ấy vẫn còn lƣu giữ bao nét đẹp của văn hóa Nam Bộ; vẫn còn những con ngƣời đôn hậu, giàu nghị lực vƣợt lên hoàn cảnh số phận của mình. Họ vẫn hy vọng vào cuộc sống, vào một tƣơng lai tƣơi sáng hơn đang chờ đợi ở phía trƣớc. Viết về nông thôn Nam Bộ, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ muốn nói với bạn đọc rằng: hiện thực còn là điều tôi tin chứ không chỉ là hiện thực nhƣ tôi biết. Lựa chọn đề tài Nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, trƣớc hết chúng tôi nhận diện và chỉ ra những vấn đề về nông thôn Việt Nam ở vùng Nam Bộ một cách bao quát. Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Ngọc Tƣ trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu chung về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Khởi viết từ năm 1996, Nguyễn Ngọc Tƣ là một cây bút trẻ tài năng với bút lực dồi dào. Sau hơn hai mƣơi năm sáng tác, nhà văn đất Mũi đã sở hữu một gia tài văn chƣơng phong phú cùng nhiều giải thƣởng văn học uy tín. Vậy nên, tác phẩm của chị đã thu hút đƣợc sự chú ý đặc biệt của giới nghiên cứu và sự quan tâm của đông đảo độc giả. Chỉ riêng truyện ngắn – thể loại sở trƣờng của tác giả đã nhận đƣợc hàng trăm bài báo, ý kiến nhận định, bình giá khác nhau. Nhìn chung, các bài báo, tiểu luận đều tập trung vào việc cảm nhận, đánh giá những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. 3 Trong đó, có thể lấy tập truyện Cánh đồng bất tận làm dấu mốc cho cả bƣớc ngoặt về hành trình sáng tác và nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ. Trƣớc tiên, các bài viết nhận định về các tập truyện ngắn trƣớc đó của Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ: Ngọn đèn không tắt (2000) Giao thừa (2003) còn tản mạn và khá ít ỏi. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (giám khảo cuộc thi Văn học tuổi 20) đánh giá Ngọn đèn không tắt là một truyện nổi bật: bằng giọng văn mộc mạc mà tác giả đã làm bừng sáng không gian của đất và con ngƣời Nam Bộ. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: qua truyện Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tƣ biết “kể những chuyện nhân tình bằng một giọng chân tình khiến người đọc dễ nghe và dễ chịu” [32]. Huỳnh Công Tín trong bài Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn trẻ Nam Bộ đăng trên báo Văn nghệ sông Cửu Long đã đƣa ra nhận định bao quát về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ thời điểm đó cả về ƣu điểm và hạn chế “Nguyễn Ngọc Tư mới bước vào làng văn, lại chỉ mới dừng lại ở địa hạt truyện ngắn, và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm của chị thường là những vấn đề gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian của một vài làng xã, huyện, nên chúng ta chưa thể đòi hỏi điều gì hơn một tầm vóc bao quát những vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội trong những sáng tác của chị” [46]. Tác giả đã tổng kết sự thành công của truyện Nguyễn Ngọc Tƣ trên các phƣơng diện: từ xây dựng không gian nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ đến phản ánh hiện thực và miêu tả tâm lý nhân vật khá sắc sảo. Nếu các tập truyện đầu tay là những bƣớc chập chững vào làng văn thì đến tập Cánh đồng bất tận, tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tƣ đã ghi đƣợc dấu ấn trên văn đàn. Đƣợc xem là “hiện tƣợng văn học” của năm 2005, truyện Cánh đồng bất tận đã thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của giới học thuật cũng nhƣ độc giả trong và ngoài nƣớc. Có hai luồng ý kiến trái chiều: khen - chê và không ít các ý kiến thiên về cảm tính. Một số ngƣời không đồng tình với lối viết của Nguyễn Ngọc Tƣ, thậm chí còn xem nhẹ tài năng và bình phẩm về 4 học vấn của chị. Đại diện cho ý kiến trái chiều, Bùi Việt Thắng trong Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận [44, tr.132] nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư còn quá non nớt, chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật… thiếu một sự tự chuẩn bị toàn diện về mặt kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, và quan trọng nhất là một nền văn hoá cần thiết”. Bàn về ngôn ngữ truyện, tác giả cho rằng: “văn viết Nguyễn Ngọc Tư rất gần với văn nói” và so sánh với lối viết của các cây đại thụ trong văn học miền Nam nhƣ Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, Bùi Việt Thắng chỉ ra rằng văn sử dụng nhiều “phƣơng ngữ” là “thiếu sự lao động nghiêm túc, kĩ lưỡng” và yêu cầu ngôn ngữ phải đƣợc “quốc gia hóa”. Có thể thấy những nhận định của Bùi Việt Thắng có phần phiến diện và mang định kiến. Ngƣợc lại, đa số các bài viết đều dành lời khen cho Cánh đồng bất tận từ cốt truyện, văn phong đến giá trị nhân văn của tác phẩm. Tiêu biểu có các ý kiến: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, trong bài Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay nhận định: “Cánh đồng bất tận là một truyện ngắn hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người”. Theo ông, chiều sâu của truyện ngắn ấy đƣợc kết tinh bởi tài năng và tấm lòng của ngƣời viết. Nguyễn Ngọc Tƣ đã: “thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và những cõi lòng người” [32]. Trong Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận, Hoàng Thiên Nga nhận xét về lối viết giản dị nhƣng sâu sắc của Nguyễn Ngọc Tƣ qua truyện Cánh đồng bất tận: “Vẫn bút pháp giản dị gọn ghẽ đầy ắp âm sắc Nam bộ, cách chọn lọc ngôn ngữ cử chỉ sống động như đẽo như tạc, trên bối cảnh tiêu sơ ruộng đồng sông nước Cửu Long vẫn là những mảnh đời nghèo khó xiêu 5 dạt bơ phờ vì áo cơm. Nhưng không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết chặt chẽ bởi vô số chi tiết hình ảnh thú vị…” [27]. Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Không gian của Nguyễn Ngọc Tư, kể kỉ niệm một lần về thăm Cà Mau, gặp Nguyễn Ngọc Tƣ. Ông cho rằng Cánh đồng bất tận là một trong số tác phẩm hiếm hoi có thể đƣa văn học nƣớc nhà ra hội nhập với thế giới. Trƣớc đó, ở bài báo Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách, Nguyên Ngọc nhận định sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tƣ trên văn đàn với lối viết mộc mạc mà tƣơi mới: “Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng nước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt Nam Bộ một cách như không…” [31]. Bên cạnh đó, có rất nhiều ý kiến, bài viết bình giá xung quanh nội dung và bút pháp nghệ thuật của truyện Cánh đồng bất tận. Trong đó, có những nhận định, phát hiện tinh tế và mới lạ. Trong Dấu ấn hậu hiện đại trong Cánh đồng bất tận, Hoàng Đăng Khoa đã khảo sát tỉ mỉ và chỉ ra những yếu tố mang dấu ấn hậu hiện đại trong Cánh đồng bất tận. Đồng thời, tác giả khẳng định điều làm nên sức cuốn hút của Cánh đồng bất tận chính là: “có một dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn thao thiết trong đó, tác phẩm miêu tả cái cô đơn, đau đớn, bi đát, vật vã của kiếp người bằng tất cả tình yêu thương con người, bằng niềm tin không tắt vào bản năng hướng thiện của con người” [18]. Cùng quan điểm với Hoàng Đăng Khoa, Trần Thiện Khanh trong bài Bàn lại với tác giả Bùi Việt Thắng nhận định về tầm vóc và nội dung phản ánh của Cánh đồng bất tận: “có dáng vóc một tiểu thuyết hiện thực, pha lẫn yếu tố kì ảo viết về thân phận con người bị bỏ rơi, héo hắt trên một cánh đồng hoang liêu nhất...” [19]. Tiếp sau loạt bài nhận định riêng lẻ về truyện Cánh đồng bất tận, có các bài viết nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ trên nhiều 6 phƣơng diện. Trong bài Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Phỏng Diều đã chỉ ra những hình tƣợng nghệ thuật trong các truyện ngắn của nhà văn đất Mũi. Tác giả đã khảo sát tính thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ thể hiện qua ba hình tƣợng: hình tƣợng ngƣời nghệ sĩ, hình tƣợng ngƣời nông dân và hình tƣợng dòng sông. Phạm Thái Lê với bài viết Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên Tạp chí Văn nghệ quân đội khảo sát “môtíp người nghệ sĩ cô đơn” thƣờng thấy trong truyện ngắn của nữ nhà văn. Tác giả đã phân tích căn nguyên nỗi cô đơn và chỉ ra cái nhìn tích cực, đầy nhân văn của Nguyễn Ngọc Tƣ khi khắc họa kiểu nhân vật cô đơn: “Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên, làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện” [21]. Bài Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Phạm Phú Phong tìm hiểu ẩn dụ nghệ thuật trong những lời đề từ đƣợc Nguyễn Ngọc Tƣ sử dụng trong các truyện ngắn. Tiểu luận Thiên nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh Nguyệt đã nêu ra một hƣớng tiếp cận mới về giá trị truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Theo tác giả thì Nguyễn Ngọc Tƣ đã sáng tác bằng một cảm quan sinh thái rõ nét. Qua tiểu luận, tác giả đã khảo sát và chỉ ra một số bình diện sinh thái chính trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Sau hào quang của Cánh đồng bất tận, ngòi bút Nguyễn Ngọc Tƣ vẫn tiếp tục bền bỉ tỏa sáng trên con đƣờng văn chƣơng. Chị không ngừng cho ra mắt độc giả nhiều tập truyện ngắn đặc sắc: Khói trời lộng lẫy (2010), Đảo (2014), Không ai qua sông (2016). Đó là những truyện ngắn với lối viết tự nhiên kể về những mảnh đời khác nhau nhƣng đã đƣợc đan cài vào đó nhiều chủ đề mang tính thời sự và đầy ắp tính nhân văn. Mỗi tập truyện đƣợc xuất 7 bản đều thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận qua các bài báo, ý kiến nhận định. Bài Khói trời lộng lẫy – dấu lặng buồn tênh của Tiểu Quyên nhận xét: “Với tập truyện Khói trời lộng lẫy, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư như đang cúi xuống những nỗi buồn mênh mông để khắc vào chữ những phận người đất Mũi” [37]. Tiếp tục giới thiệu về tập truyện Đảo, trong bài Nguyễn Ngọc Tư phiêu dạt với Đảo, Tiểu Quyên bình luận khá tinh tế: “Đảo đúng nghĩa là một cuộc trôi dạt thân phận và tâm can. Nguyễn Ngọc Tư nói lần này chị thử viết ngắn. 16 câu chuyện của chị: ngắn nhưng lại quá nhiều sức nặng. Con chữ tưởng chừng cứ như buông lơi, nhẹ tênh nhưng lại là những cuộc đấu tranh trong “hỗn mang tâm trí con người”, trong những khao khát tự do nhưng rồi lại bị trói buộc trong tư tưởng và tuyệt vọng có khi là tận cùng. Con người lặng lẽ và chịu đựng gánh thời gian đi qua cuộc đời mình khi mất mát là thứ luôn dễ dàng đến mà không bao giờ dễ phôi pha” [39]. Bài giới thiệu tập truyện Không ai qua sông trên báo Thể thao và văn hóa với nhan đề Nguyễn Ngọc Tư và những chuyện đàn bà, tác giả Thanh Kiều nhận định: “Đọc Không ai qua sông, có thể nhận thấy cả thế giới đàn bà của làng quê Việt đều hiện lên trong tập truyện ngắn này. Mỗi người mỗi vẻ, từ đáo để, đến dại khờ và là nạn nhân. Một tập truyện đáng đọc để thông cảm hơn về những số phận” [20]. Từ những tiểu luận nghiên cứu ở quy mô nhỏ và rời rạc, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều luận văn trong các trƣờng Đại học. Nhìn chung, các luận văn đều hƣớng vào tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề độc đáo về nội dung tƣ tƣởng thẩm mĩ và bút pháp nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Tuy góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau nhƣng các luận văn đều chỉ ra những đóng góp mới mẻ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ đối với văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 8 Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Thành Ngọc Bảo, ĐH Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh, 2008) có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu về mảng truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ một cách bao quát và quy mô. Tác giả đã khảo sát: cảm hứng nghệ thuật về đời sống và con ngƣời, thế giới nhân vật và những điểm nổi bật về bút pháp nghệ thuật. Luận văn Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thi pháp học (Phạm Thị Minh Hiếu, ĐH Vinh, 2009) là một hƣớng nghiên cứu tiêu biểu và hiệu quả. Từ việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, luận văn đã khảo sát đặc điểm thế giới nhân vật và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Luận văn Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Thị Hồng Chuyên, ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên 2010) khảo sát và nghiên cứu đặc điểm, cách thể hiện và giá trị của lời thoại trong truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ. Luận văn Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Lƣơng Thị Hải, ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên 2012) tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật tạo nên phong cách văn chƣơng riêng của cây bút Nguyễn Ngọc Tƣ. Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Vũ Thị Hải Yến, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2012) khảo cứu toàn bộ những yếu tố trần thuật nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ, bao gồm: ngƣời kể chuyện, cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. Luận văn Tính triết lý – trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Thị Bé, ĐH Vinh, 2015) khai thác một phƣơng diện nội dung - tƣ tƣởng quan trọng của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Tác giả đã khảo sát hai biểu hiện cụ thể của tính triết lý – trữ tình là: ngƣời kể chuyện và hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật. 9 Có thể thấy, song hành cùng với hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ, tình hình nghiên cứu phê bình về các tác phẩm của chị cũng rất sôi nổi. Số lƣợng các bài báo, luận văn khoa học khá nhiều và đƣợc đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các website văn học. Đó là minh chứng cho thấy Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút tài năng có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam đƣơng đại. 2.2. Những nghiên cứu về vấn đề nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Có thể thấy hình ảnh nông thôn Nam Bộ thƣờng xuyên hiện diện trong các trang văn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Riêng truyện ngắn, hầu hết đều đƣợc nhà văn khắc họa trên nền không gian của sông nƣớc, kênh rạch, xóm ấp, cù lao. Các truyện gắn với bối cảnh đô thị xuất hiện rất ít. Điều đó cho thấy Nguyễn Ngọc Tƣ dành tình cảm mến yêu đặc biệt cho mảnh đất, cho xứ sở mà chị sinh ra. Khảo sát các bài báo, tiểu luận nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ, chúng tôi nhận thấy chƣa có một công trình nào tìm hiểu một cách hệ thống về vấn đề nông thôn Nam Bộ trong sáng tác của chị. Các bài viết, công trình đã có thƣờng chỉ điểm qua, nhắc đến hoặc chỉ dành một mục nhỏ đề cập đến một khía cạnh của nông thôn trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ. Trong bài Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Phỏng Diều đã khảo sát ba kiểu hình tƣợng nghệ thuật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ. Một trong số đó là hình tƣợng ngƣời nông dân. Tác giả đã khái quát đặc điểm của ngƣời nông dân Nam Bộ đƣợc Nguyễn Ngọc Tƣ khắc họa: nghèo khó, số phận long đong vất vả nhƣng hiền lành giàu tình nghĩa. Với bài viết Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn trẻ Nam Bộ, Huỳnh Công Tín nêu cảm nhận về không gian nông thôn và con ngƣời Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ: “Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam Bộ 10 với những loại cây, tên gọi nghe quen, dân dã (…); với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt (…); hay những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ (…). Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người Nam Bộ với những cái tên cũng hết sức bình dị, chân chất, đặt tên theo thứ, và cách xưng gọi thứ kết hợp với tên... mang những tâm tư, nguyện vọng cũng hết sức nhỏ bé, đời thường. Đó là những con người sinh sống bằng những ngành nghề cũng gắn liền với quê hương sông nước Nam Bộ (…); ngoài những ngành nghề truyền thống làm ruộng, làm rẫy, đan lát... Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị” [46]. Trong bài Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa, Nguyễn Trọng Bình tìm hiểu những nét đẹp văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long trong các truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ. Tác giả nhận định: “Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bao giờ cũng được triển khai trên cái nền của “bức tranh” sinh hoạt văn hóa ở làng quê Nam Bộ độc đáo (…). Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư vì thế người đọc không những được thưởng thức những câu chuyện thắm đượm tình người mà còn được cung cấp thêm nhiều cứ liệu văn hóa rất bổ ích về vùng đất cực Nam của Tổ quốc” [4]. Không nghiên cứu rộng và trực tiếp về vấn đề nông thôn, tiểu luận Biểu tượng cánh đồng trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư [58, tr.931939] của Lê Thị Thùy Vinh tìm hiểu một biểu tƣợng của không gian nông thôn Nam Bộ mà Nguyễn Ngọc Tƣ đã khai thác. Đó là biểu tƣợng cánh đồng - một biểu tƣợng xuất hiện đậm đặc và có tính đa nghĩa. Trong bài nghiên cứu Một số giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hồng Nhung khảo sát một số giọng điệu chính tạo nên nét riêng trong phong cách truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ. Một trong số đó là giọng văn dân dã mộc mạc đƣợc dùng để tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của 11 con ngƣời Nam Bộ. Theo tác giả: “giọng mộc mạc, dân dã ấy xuất phát từ cảm hứng của nhà văn về cuộc sống và số phận của những “nhân vật nhỏ bé”- những người nông dân nhếch nhác bùn đất và những người nghệ sỹ nghèo khổ, bất hạnh nhưng giàu lòng yêu nghề” [34]. Từ những nghiên cứu khá ít ỏi về vấn đề nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, chúng tôi thấy rằng đây là một khoảng trống. Có thể vì lý do cả khách quan lẫn chủ quan mà vấn đề này chƣa đƣợc nghiên cứu một cách sâu rộng. Đây là cơ sở để chúng tôi triển khai luận văn dựa trên những nghiên cứu gợi mở đã có. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn của chúng tôi hƣớng tới mục đích sau: - Tìm hiểu, phân tích các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, qua đó làm rõ đề tài nông thôn Nam Bộ đƣợc phản ánh trong tác phẩm. - Tìm hiểu một số vấn đề thuộc nghệ thuật biểu hiện đề tài nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu về nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, từ đó chỉ ra những nét mới trong cách nhìn nhận, khám phá về nông thôn Nam Bộ trong tác phẩm của chị. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề Nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung khảo sát các tập truyện sau: 1. Ngọn đèn không tắt (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2000) 2. Giao thừa (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2003) 3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2005) 4. Cánh đồng bất tận (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2005) 12 5. Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2008) 6. Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2009) 7. Đảo (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2014) 8. Xa xóm Mũi (Tập truyện, Nxb Kim Đồng, 2015) 9. Không ai qua sông (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2016) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp khảo sát, thống kê: sử dụng để phân loại các truyện ngắn về đề tài nông thôn, các kiểu nhân vật, chi tiết nghệ thuật…Từ đó tìm ra những nét đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tƣ khi viết về đề tài nông thôn. Phƣơng pháp thống kê phân loại còn cung cấp những cứ liệu quan trọng để đƣa ra kết luận chung và việc so sánh đối chiếu. - Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: sử dụng để tìm hiểu những đặc sắc về bút pháp nghệ thuật dƣới góc độ tiếp cận của thi pháp học bao gồm: không gian thời gian nghệ thuật, yếu tố trần thuật, ngôn ngữ tác phẩm… - Phƣơng pháp so sánh: sử dụng kết hợp với phƣơng pháp phân tích để làm rõ hơn điểm tƣơng đồng và khác biệt trong cách tiếp cận và khai thác vấn đề nông thôn giữa Nguyễn Ngọc Tƣ và nhà văn đƣơng thời khác. Từ đó, nêu ra nhận định chung và hạn chế của Nguyễn Ngọc Tƣ khi khai thác đề tài nông thôn trong các truyện ngắn. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích, lý giải những đặc điểm về đời sống và con ngƣời Nam Bộ thể hiện nhất quán trong các truyện ngắn. Từ đó, đƣa ra đánh giá chung về hiện thực nông thôn Nam Bộ đƣợc phản ánh trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ. - Phƣơng pháp hệ thống: coi toàn bộ tác phẩm là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố phƣơng diện nhỏ cần đƣợc xem xét. Từ đó làm cơ sở đƣa ra nhận định chung về những vấn đề nổi bật đƣợc nhà văn đặt ra trong tác phẩm. 13 Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành để lí giải một số vấn đề văn học - văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. 6. Đóng góp luận văn Luận văn là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống đề tài Nông thôn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua hai phƣơng diện chính: nội dung và nghệ thuật. Từ đó, khẳng định cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Ngọc Tƣ trong việc phản ánh hiện thực nông thôn sau Đổi mới. Thông qua truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, thấy đƣợc những cách tân nghệ thuật của văn xuôi đƣơng đại Việt Nam. Hy vọng, luận văn sẽ đƣợc dùng nhƣ một tài liệu hữu ích cho những ai yêu thích tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ và mong muốn tìm hiểu về tác phẩm của chị. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Đề tài nông thôn trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại và sáng tác về nông thôn của Nguyễn Ngọc Tƣ Chƣơng 2: Bức tranh hiện thực đời sống và con ngƣời thôn quê Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện đời sống và con ngƣời thôn quê Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất