Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung h...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

.PDF
146
278
64

Mô tả:

(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG PHI HÙNG BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG PHI HÙNG BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Kim Linh THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được ai công bố ở bất cứ tài liệu nào. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Học viên Hoàng Phi Hùng i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ về đề tài “Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” đã được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp cho em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Kim Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như tạo cho tác giả sự tự tin để hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chí cán bộ, giáo viên các trường THCS huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện giúp tác giả nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư liệu cho luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý quí báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Lai Châu, tháng 9 năm 2018 Tác giả Hoàng Phi Hùng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ...................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ................................................................. 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 5 1.1.1. Ở các nước trên thế giới ............................................................................ 5 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 8 1.2.1. Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở............................................................. 8 1.2.2. Động lực làm việc.................................................................................... 10 1.2.3. Tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở ............................. 13 1.3. Một số vấn đề cơ bản về tạo động lực làm việc của giáo viên trung học cơ sở ................................................................................................................... 15 iii 1.3.1. Đặc điểm hoạt động lao động của giáo viên trung học cơ sở.................. 15 1.3.2. Cơ sở của tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở ............. 16 1.3.3. Nội dung tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở .............. 22 1.3.4. Vai trò tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở .................. 34 1.4. Nhà quản lý trong việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở................................................................................................... 37 1.4.1. Lập kế hoạch tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên .................... 37 1.4.2. Tổ chức thực hiện tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ............................................................................................................ 39 1.4.3. Chỉ đạo triển khai tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ............................................................................................................ 40 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ................................................................................................................... 42 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở ............................................................................................................ 44 1.5.1. Yếu tố bên ngoài nhà trường ................................................................... 44 1.5.2. Yếu tố bên trong nhà trường .................................................................... 48 Kết luận chương 1.............................................................................................. 52 Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU ....................................................................................................... 53 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 53 2.1.1. Vài nét về tình hình giáo dục của huyện Than Uyên .............................. 53 2.1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng ........................ 55 2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu ................................................................................. 57 2.2.1. Nhận thức về động lực làm việc của giáo viên trung học cơ sở.............. 57 2.2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc của giáo viên trung học cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu ................................................................................. 62 iv 2.2.3 Thực trạng biểu hiện động lực làm việc của giáo viên THCS ................. 75 2.2.4. Thực trạng khó khăn trong quá trình tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở........................................................................................... 80 2.2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu .......................... 82 2.3. Đánh giá chung về thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu ....................................................... 90 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................... 90 2.3.2 Tồn tại ....................................................................................................... 91 2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 92 Kết luận chương 2.............................................................................................. 94 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS TẠI HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU................................................................................................................ 95 3.1. Một số nguyên tắc khi đề xuất biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu ...................... 95 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính định hướng ............................. 95 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 95 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ....................................... 95 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo, thường xuyên .................................. 96 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp ............................... 96 3.2. Một số biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu ................................................. 96 3.2.1. Tổ chức hoàn thiện bản mô tả công việc cho giáo viên trung học cơ sở theo hướng cụ thể, rõ ràng, gọn nhẹ và khoa học ......................................... 96 3.2.2. Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, tài chính, cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ............................................................................. 99 v 3.2.3. Xây dựng môi trường làm việc khoa học, hợp tác giữa các giáo viên .. 102 3.2.4. Tổ chức hoàn thiện hệ thống đánh giá công tác thi đua, khen thưởng đối với giáo viên trung học cơ sở .................................................................... 107 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 110 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất....... 110 3.4.1. Đối tượng khảo sát................................................................................. 110 3.4.2. Mục đích khảo sát .................................................................................. 110 3.4.3. Cách thức tiến hành khảo sát ................................................................. 110 3.4.4. Các biện pháp được khảo sát ................................................................. 111 3.4.5. Nội dung khảo sát .................................................................................. 111 3.4.6. Kết quả khảo sát .................................................................................... 111 Kết luận chương 3............................................................................................ 114 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 115 1. Kết luận ........................................................................................................ 115 2. Khuyến nghị................................................................................................. 116 2.2.1. Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 116 2.2.2. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo ............................................................ 116 2.2.3. Với các trường trung học cơ sở ............................................................. 117 2.2.4. Với đội ngũ giáo viên ............................................................................ 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 119 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý ĐL : Động lực ĐNGV : Đội ngũ giáo viên DTBT : Dân tộc bán trú GV : Giáo viên QL : Quản lý TB : Trung bình TBC : Trung bình cộng THCS : Trung học cơ sở ĐY : Đồng ý KĐY : Không đồng ý ĐS : Đa số MBP : Một bộ phận KC : Không có HQ : Hiệu quả HQMP : Hiệu quả một phần PH : Phù hợp KPH : Không phù hợp AH : Ảnh hưởng AHMP : Ảnh hưởng một phần KAH : Không ảnh hưởng iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các yếu tố duy trì và động viên theo quan điểm của F.Herzberg..... 19 Bảng 2.1: Cơ cấu về giới tính, dân tộc của giáo viên THCS huyện Than Uyên trong ba năm học 2015 - 2016; 2016 - 2017; 2017 - 2018.............. 54 Bảng 2.2: Cơ cấu về độ tuổi của giáo viên THCS huyện Than Uyên năm học 2017 - 2018 ...................................................................................... 54 Bảng 2.3: Cơ cấu về trình độ đào tạo của giáo viên THCS huyện Than Uyên trong ba năm học 2015 - 2016; 2016 - 2017; 2017 - 2018.............. 55 Bảng 2.4. Nhận thức về vấn đề tạo động lực làm việc cho giáo viên .............. 58 Bảng 2.5. Nhận thức về vai trò của CBQL trong việc đề tạo động lực làm việc cho giáo viên ............................................................................ 59 Bảng 2.6. Nhận thức về cách thức tạo động lực làm việc cho GV THCS ........ 61 Bảng 2.7: Thực trạng xây dựng kế hoạch tạo động lực làm việc của GV ........ 63 Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức hoạt động tạo động lực làm việc của GV THCS ......................................................................................................... 65 Bảng 2.9: Thực trạng công tác chỉ đạo tạo động lực làm việc của giáo viên THCS ............................................................................................... 67 Bảng 2.10: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá tạo động lực làm việc cho giáo viên THCS ............................................................................... 69 Bảng 2.11: Thực trạng động lực làm việc của giáo viên THCS ....................... 70 Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về biểu hiện động lực làm việc của giáo viên .......................................................................................... 76 Bảng 2.13. Đánh giá về biểu hiện động lực làm việc của giáo viên ................. 79 Bảng 2.14. Thực trạng khó khăn trong tạo động lực làm việc cho giáo viên THCS ............................................................................................... 81 Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp .......................................................................... 112 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Thang nhu cầu của Maslow............................................................... 16 Hình 1.2: Nội dung thuyết kỳ vọng ................................................................... 21 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại nền kinh tế tri thức ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Ngành GD&ĐT phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục là đội ngũ giáo viên. Trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước và của ngành Giáo dục nước ta đều rất coi trọng vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên. Họ chính là những người trực tiếp quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng, tạo động lực làm việc và phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một giải pháp trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ trong Chỉ thị số 40/CT-TƯ ngày 15/6/2004 là: “Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [21]. Điều 15 - Luật Giáo dục cũng đã nêu rõ vai trò của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [19]. Tuy nhiên, để xây dựng, phát triển được ĐNGV đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của giáo dục hiện nay thì mỗi địa phương lại có những cách thực hiện khác nhau. Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có 14 trường THCS, trong những năm qua, các trường đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo 1 viên nhằm mục tiêu đưa giáo dục của trường nhà đạt được kết quả cao nhất. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục, phát triển đất nước thời đại mới. Do đó, việc xây dựng, phát triển, tạo động lực làm việc và nâng cao chất lượng ĐNGV cấp THCS giữ một vị trí, vai trò quan trọng, một nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trong các nhà trường THCS huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, luận văn đề xuất các biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Động lực làm việc của đội ngũ giáo viên ở các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tạo động lực làm việc cho giáo viên ở các trường THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS. 4.2. Khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. 4.3. Đề xuất biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Than Uyên, Lai Châu trong thời gian tới. 2 5. Giả thuyết khoa học Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã các trường chú trọng quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế bất cập về chế độ chính sách, đãi ngộ, môi trường, điều kiện làm việc... nên việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên nói chung chưa đạt hiệu quả và đáp ứng được sự mong đợi của đội ngũ giáo viên. Nếu nghiên cứu đặc điểm lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS sẽ đề xuất được các biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, Ngành, địa phương liên quan): Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng khung lí thuyết và cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khái quát thực tiễn, xin ý kiến chuyên gia, phương pháp quan sát, xin ý kiến các nhà quản lý thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, điều tra thông qua phát phiếu thăm dò, thống kê bằng toán học xử lí số liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu. 6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng các phương pháp toán thống kê để xử lý, phân tích các số liệu của đề tài. 7. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn đề xuất giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. - Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu tại 10 trường THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu - Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu 2015 - 2017 và đề xuất đến năm 2020. 8. Cấu trúc luận văn 3 Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về tạo động lực làm việc cho giáo viên THCS. Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Chương 3: Biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở các nước trên thế giới Các nhà khoa học và các học giả dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau đưa ra những nhận định và quan điểm khác nhau về tạo động lực làm việc theo cách tiếp cận và cách nhìn của họ. Fayol nhà quản lý học rất quan tâm đến yếu tố môi trường làm việc của người lao động, ông cho rằng: Nhà quản lý phải đối xử nhân ái và công bằng với tất cả những người dưới quyền; khuyến khích cấp dưới sáng tạo; quan tâm xây dựng khối đoàn kết và phát huy tinh thần đồng đội trong lao động của tổ chức [4]. Theo tác giả Abraham Maslow (1943) thì một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự đó là mối liên hệ giữa nhu cầu với động cơ lao động của một cá nhân. Tác giả đã phân cấp nhu cầu của người lao động để xác định mức độ nhu cầu của người lao động ở mức độ nào để tìm kiếm giải pháp tạo động lực cho người lao động [4]. Theo tác giả Clayton Alderfer, (Thuyết ERG) thì ngoài nhu cầu về vật chất, điều kiện làm việc, tiền lương, người lao động còn có các nhu cầu khác như nhu cầu giao tiếp, được tôn trọng, khẳng định mình, nhu cầu phát triển thăng tiến. Từ đó nhà quản lý cần phải nghiên cứu nhu cầu của người lao động tại những thời điểm khác nhau để kích thích người lao động làm việc hiệu quả [4]. Tác giả John Stacey Adams, một nhà tâm lý học hành vi và quản trị năm 1963 đã đưa ra “Thuyết Công Bằng là một lý thuyết về sự động viên nhân viên. “J. Stacy Adams đề cập đến vần đề nhận thức của người lao động về mực độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Giả thiết cơ bản của học thuyết là mọi người đều muốn đối xử công bằng: các cá nhân trong tổ chức có xu hướng 5 so sánh sự đóng góp của họ và quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và các quyền lợi của những người khác. Trong bài phỏng vấn của tác giả Frederick Herzberg (1968) đã đề cập đến hai nhân tố độc lập và có ảnh hưởng tới hành vi con người, đó là nhân tố duy trì và nhân tố động viên. Tác giả cũng nhấn mạnh cần chú trọng đến cả hai nhóm nhân tố chứ không nên chỉ chú trọng vào một nhóm nào. Bài phỏng vấn sau này đã được chính tác giả khái quát lại để rút ra một trong những học thuyết quan trọng có liên quan đến tạo động lực đó chính là học thuyết hai yếu tố. Tác phẩm Work and motivation, New York của tác giả Victor Vroom (1964), đã đưa ra một học thuyết rất quan trọng trong lý thuyết quản trị nhân sự, được đưa vào nhiều giáo trình giảng dạy về quản trị nhân sự đó là học thuyết về kỳ vọng. Theo đó một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân. Trong một bài báo của tác giả Edwin Locke viết năm 1960 có tiêu đề “Tiến tới một học thuyết động viên và khuyến khích,” ông nói rằng các nhân viên sẽ được thúc đẩy bởi mục tiêu rõ ràng và phản hồi thích hợp. Locke cũng cho rằng làm việc có mục tiêu giúp sẽ mang tới động lực giúp nhân viên đạt được mục tiêu đó và cải thiện hiệu suất làm việc. 1.1.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau được công bố. Những nghiên cứu tạo động lực được tiếp cận nghiên cứu ở những tiếp cận khác nhau: tiếp cận về kinh tế học trong vấn đề quản trị nhân lực, góc độ quản lý giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục ... - Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2009) trong bài viết “Vị thế nhà giáo và vấn đề tạo động lực cho người dạy”, Báo Khoa học Giáo dục số 45 đã tiếp cận vấn đề tạo động lực cho giáo viên từ hai góc độ: thứ nhất là mối quan hệ giữa động lực với nhu cầu, thứ hai là mối quan hệ giữa động lực với các đặc trưng của nghề dạy 6 học. Nghiên cứu còn khái quát được mối liên hệ giữa ba yếu tố nhu cầu - động lực - vị thế ngành nghề. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để tiếp cận vấn đề tạo động lực làm việc cho giáo viên một cách hoàn thiện và hiệu quả [21]. - Tác giả Vũ Thị Uyên (2008) với đề tài luận án tiến sĩ: “Tạo động lực cho lao động quản lý trong các tổ chức Nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020”. Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hệ thống hóa được các lý luận căn bản và đề xuất quan điểm về động lực lao động; lựa chọn mô hình tổng thể để chỉ ra cách tiếp cận với tạo động lực cho lao động quản lý nói riêng và lao động trong khu vực Nhà nước nói chung. Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Uyên đã chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp tạo động lực đang được áp dụng và lý giải các nguyên nhân còn tồn tại trên cơ sở đó đưa ra được một số giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý [27]. - Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Văn Chín (2012), về: “Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Bến Tre đáp ứng đổi mới giáo dục 2012”,Viện khoa học giáo dục Việt Nam đã xây dựng được cơ sở lý luận cơ bản về quản lý đội ngũ giáo viên THCS. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo viên THCS tại tỉnh Bến Tre, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giáo viên THCS, trong đó có biện pháp về tạo động lực và đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Bến Tre nói riêng và đội ngũ giáo viên THCS nói chung. - Tiếp cận nghiên cứu về vấn đề chính sách tạo động lực làm việc đội ngũ cán bộ công chức có tác giả Lê Đình Lý (2012), với đề tài luận án tiến sĩ: “Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, đã đưa ra một quan điểm về chính sách tạo động lực, đây là một hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp nhằm thúc đẩy, khuyến khích, động viên người lao động tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc. Nghiên cứu của tác giả Lê Đình Lý đã giới thiệu được một cách tiếp cận mới về vấn đề tạo động lực, đặc biệt là đã giới thiệu được các bước trong quy trình tạo động lực làm việc. Nghiên cứu cũng đã giới thiệu được các giải pháp mà có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với vấn đề tạo động lực 7 cho các đối tượng lao động khác cũng làm việc trong khu vực Nhà nước như giáo viên THCS. Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam (giai đoạn 2) (gọi tắt là POHE 2) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì thực hiện cùng với đối tác Trường Đại học Saxion và tài trợ của chính phủ Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu những chính sách có tác dụng tạo động lực cho giảng viên POHE thực hiện chương trình định hướng nghề nghiệp ứng dụng hiệu quả. Trong quá trình làm chương trình giáo dục, yếu tố thị trường - môi trường làm việc trong tương lai của người học được coi trọng đặc biệt và các thành viên đã được tham gia chủ động vào quá trình phát triển chương trình [9]. Kết quả nghiên cứu đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ: “Nghiên cứu môi trường giáo dục và động lực giảng dạy của giảng viên” thực hiện 2012 2013 của tác giả Phạm Hồng Quang chủ trì đã đề xuất các chính sách có tác dụng tạo động lực cho giảng viên làm việc hiệu quả đó là: Chính sách tiền lương và hỗ trợ về lương; Chính sách về giờ lao động; Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; chính sách về phát triển môi trường làm việc cho giảng viên vv…[22]. Các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nước và nước ngoài trên đây đề cập đến vấn đề tạo động lực làm việc nói chung và tạo động lực làm việc cho giáo viên nói riêng, đó là những tư liệu tham khảo rất quan trọng xây dựng khung lý thuyết về tạo động lực làm việc mà tác giả sẽ kế thừa trong luận văn này. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu các giải pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 1.2.1.1. Giáo viên Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 2014 thì “Giáo viên là người giảng dạy ở các trường phổ thông hoặc tương đương” [24]. Điều 70 của Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 và Khoản 23, Điều 1 của 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục năm 2005 thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên” [19], [20]. Như vậy, giáo viên được hiểu như sau: giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục đào tạo, từ bậc mầm non cho đến bậc trung học. 1.2.1.2. Đội ngũ giáo viên Ngày nay, khái niệm “đội ngũ” dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi như: đội ngũ công nhân, đội ngũ trí thức, đội ngũ giáo viên… Các tổ hợp từ đó đều xuất phát theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ, đó là gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng, hàng ngũ chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến đấu. Theo từ điển tiếng Việt (NXB VHTT-1999), đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong tổ chức. Trong cuốn sách “Một số khái niệm về quản lý giáo dục” (1997), tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Đội ngũ là một tập thể người gắn kết với nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, rằng buộc nhau về vật chất, tinh thần và hoạt động theo một nguyên tắc”; thường dùng rộng rãi để chỉ: đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ trí thức… tức là đối tượng của quản lý nhân lực (nhân sự)” [2]. Cũng có người quan niệm: “Đó là một tập hợp gồm số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng”. Như vậy, ở một nghĩa chung nhất chúng ta thấy: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một chức năng giống nhau ở cùng nghề hoặc nhóm nghề nghiệp, có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần. Theo tác giả: Đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lí tưởng, 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất