Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn sinh học nội dung c...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn sinh học nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền

.PDF
127
200
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM MINH ĐOÀN BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN SINH HỌC NỘI DUNG CÁC QUY LUẬT VÀ HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hưng HÀ NỘI – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM MINH ĐOÀN BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN SINH HỌC NỘI DUNG CÁC QUY LUẬT VÀ HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thế Hưng HÀ NỘI – 2011 MỤC LỤC Trang 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu 5 2. Lịch sử nghiên cứu 6 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Mẫu nghiên cứu 7 6. Câu hỏi nghiên cứu 7 7. Giả thuyết nghiên cứu 7 8. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 9. Phương pháp nghiên cứu 8 10. Luận cứ 8 11. Những đóng góp mới của đề tài 9 12. Cấu trúc của luận văn 9 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10 1.1. Cơ sở lí luận 10 1.1.1. Hệ thống hoá kiến thức trong dạy học Sinh học 10 1.1.1.1. Hệ thống hoá kiến thức 10 1.1.1.2. Vai trò của việc hệ thống hoá kiến thức 11 1.1.1.3. Yêu cầu của sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức 13 1.1.1.4. Những nguyên tắc của việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức 13 1.1.1.5. Những biện pháp hệ thống hoá kiến thức 15 1.1.2.6. Khái niệm về kỹ năng hệ thống hoá kiến thức 18 1.1.2. Cơ sở lí luận của việc sử dụng câu hỏi và bài tập trong dạy học 1 Sinh học 20 1.1.2.1. Khái niệm bài tập, bài tập nhận thức, câu hỏi tự lực 20 1.1.2.2. Lược sử ra đời của bài tập Sinh học trong dạy hoc Sinh học 22 1.1.2.3. Bản chất của bài tập di truyền trong dạy học 23 1.1.2.4. Vai trò của bài tập di truyền trong dạy học 23 1.1.2.5. Các tiêu chuẩn của bài tập di truyền trong dạy học Sinh học 24 1.1.2.6. Đặc điểm của bài tập trong dạy học nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền 26 1.2. Thực trạng việc dạy học sinh giỏi lớp 9 về nội dung kiến thức các quy luật và hiện tượng di truyền 29 1.2.1. Việc học của học sinh 29 1.2.2. Việc dạy của giáo viên 31 CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN SINH HỌC 33 2.2. Chương trình và nội dung kiến thức phần các quy luật và hiện tượng di truyền 33 2.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của nội dung kiến thức quy luật và hiện tượng di truyền trong chương trình Sinh học 9 33 2.2.2. Phân tích chương trình và nội dung kiến thức quy luật và hiện tượng di truyền 33 2.3. Mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần có khi học về nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền Sinh học 9 35 2.4. Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học 36 2.4.1. Sử dụng phương pháp graph hệ thống hoá kiến thức về Các quy luật và hiện tượng di truyền cho học sinh 2.4.2. Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập trong dạy học nội 2 36 dung Các quy luật và hiện tượng di truyền nhằm phát triển kĩ năng tư duy lôgic cho học sinh 46 2.4.2.1. Một số lý thuyết cơ bản về các quy luật di truyền 46 2.4.2.2. Bài tập quy luật và hiện tượng di truyền 50 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 78 3.1. Mục đích thực nghiệm 78 3.2. Nội dung thực nghiệm 78 3.3. Phương pháp thực nghiệm 78 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm 78 3.3.2.Chọn học sinh thực nghiệm 78 3.3.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm 78 3.3.4. Phương án thực nghiệm 79 3.3.5. Bố trí thực nghiệm 79 3.3.5.1. Thực nghiệm dạy học 79 3.3.5.2. Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của tiết học thông qua kiểm tra đánh giá 79 3.4. Xử lý số liệu thực nghiệm 81 3.4.1. Phân tích kết quả định tính 81 3.4.2. Phân tích kết quả định lượng 82 3.5. Kết quả thực nghiệm 84 3.5.1. Kết quả định tính 84 3.5.2. Kết quả thực nghiệm định lượng 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96 1.Kết luận 96 2. Khuyến nghị 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 3 PHỤ LỤC 1 101 PHỤ LỤC SỐ 2: 124 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người lao động mới có đủ tài năng, trí tuệ để tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy ngành Giáo dục – Đào tạo nói chung và mỗi người giáo viên nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì phải không ngừng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó, việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ của ngành Giáo dục – Đào tạo và mỗi người giáo viên. Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, THCS. Việc bồi dưỡng nhân tài ở bậc THCS được thể hiện ở bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học. Sinh học có thể nói là một môn khoa học về sự sống rất lí thú. Nhưng theo điều tra khảo sát có rất ít học sinh thật sự hứng thú với Sinh học. Nếu việc lựa chọn học sinh vào đội tuyển bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn thì việc dạy bồi dưỡng các em còn khó khăn hơn. Nếu giáo viên không tìm được biện pháp thích hợp sẽ làm giảm chất lượng học sinh giỏi. Từ thực trạng của việc dạy và học ở các lớp cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học đang gặp một số khó khăn như: giáo viên chưa chuẩn bị tốt hệ thống lý thuyết và chưa xây dựng được hệ thống bài tập chuyên sâu trong quá trình giảng dạy; học sinh không có nhiều tài liệu tham khảo; nội dung giảng dạy chưa đáp ứng được nội dung thi học sinh giỏi ở các kì thi học sinh giỏi môn Sinh học các cấp. 5 Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học ( nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền)”. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh đạt kết quả cao trong những năm tới. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 9 nói chung và phần di truyền và biến dị nói riêng mới chỉ có một số đề tài nghiên cứu: - Luận văn “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng MCQ để hình thành kiến thức trong dạy học phần di truyền và biến dị Sinh học 9 trung học cơ sở” của tác giả Hoàng Hải Phòng (Luận văn tốt nghiệp khoá 4, Đại học giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội) - Luận văn “Rèn luyện học sinh kỹ năng hệ thống kiến thức trong dạy học Sinh học 9” của tác giả Ngô Văn Hưng năm 2006 Tuy vậy, chưa có một luận văn hay đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về việc dạy học nội dung Các quy luật và hiện tượng di truyền cho học sinh giỏi lớp 9. 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp trong dạy học nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền góp phần nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học. 4. Phạm vi nghiên cứu Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học đề xuất giới hạn trong nội dung Các quy luật và hiện tượng di truyền. 6 5. Mẫu nghiên cứu Mẫu điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm về việc dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học phần Các quy luật và hiện tượng di truyền ở các trường THCS: Trường THCS Lê Lợi, THCS Đồng Giao, THCS Quang Trung, THCS Đông Sơn, THCS Yên Bình, THCS Yên Sơn trong địa bàn TX Tam Điệp - Ninh Bình. 6. Câu hỏi nghiên cứu Biện pháp nào có hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học được tiến hành trong dạy học sinh giỏi lớp 9 nội dung Các quy luật và hiện tượng di truyền? 7. Giả thuyết nghiên cứu Việc xây dựng - sử dụng câu hỏi, bài tập và rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học nội dung Các quy luật và hiện tượng di truyền. 8. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết: Tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc xây dựng và sử dụng câu hỏi và bài tập nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền. Các tài liệu liên quan đến rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh về nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền. - Điều tra thực trạng việc dạy học học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học ở các trường trên địa bàn Thị xã Tam Điệp – Ninh Bình. - Thiết kế và sử dụng câu hỏi và bài tập về nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền trong dạy học sinh giỏi. 7 - Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh về nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp trong đề tài. 9. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp các cơ sở lí luận của việc sử dụng câu hỏi và bài tập trong dạy học Sinh học 9; cơ sở lí luận về hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Sinh học 9. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc dạy( thông qua nghiên cứu giáo án, dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên) và việc học ( thông qua trao đổi với học sinh, phân tích các sản phẩm học tập của học sinh) nhằm đánh giá tình hình dạy và học nội dung kiến thức phần các quy luật và hiên tượng di truyền Sinh học lớp 9 từ đó đề xuất biện pháp. - Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu thu được trong quá trình điều tra khảo sát trong thực nghiệm sư phạm được xử lí bằng bảng biểu và các giá trị đặc trưng của thống kê toán học( trị số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn) kiểm định giả thuyết thống kê các tham số. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. 10. Luận cứ - Luận cứ lý thuyết: 8 + Cơ sở lý luận về câu hỏi và bài tập, hệ thống hóa kiến thức để làm cơ sở cho những tác động sư phạm nhằm nâng cao tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh. + Những phân tích về nội dung kiến thức về các quy luật và hiện tượng di truyền Sinh học lớp 9 THCS và xác định được những khó khăn của học sinh khi học tập nội dung kiến thức này. - Luận cứ thực tế: + Phiếu dự giờ, trao đổi với giáo viên, phiếu khảo sát học sinh. + Minh chứng của diễn biến dạy học thực nghiệm ( biên bản quan sát giờ học, ảnh chụp) + Các bài kiểm tra của học sinh. 11. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được các kiến thức học sinh giỏi cần phải có khi học về nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền. - Đề xuất được các biện pháp để dạy nội dung các quy luật và hiện tượng di truyền cho đối tượng học sinh giỏi lớp 9. - Vận dụng các biện pháp để dạy học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học. 12. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gòm 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Hệ thống hoá kiến thức trong dạy học Sinh học 1.1.1.1. Hệ thống hoá kiến thức * Khái niệm hệ thống: Lý thuyết hệ thống coi đối tượng nghiên cứu là một hệ toàn vẹn, bao gồm các thành tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Khái niệm hệ thống được Vonbertalanffy xác định như sau “ hệ thống là một tổng thể các phần tử có quan hệ, có tương tác với nhau”. Hay định nghĩa của Miller: “ hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau”. Khái niệm hệ thống đã được triết học đề cập tới: Đó là một tổ hợp các yếu tố cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ qua lại biện chứng giữa các yếu tố cấu trúc đã làm cho đối tượng trở nên một chỉnh thể trọn vẹn và đến lượt mình, khi nằm trong mối quan hệ qua lại đó, chúng tạo nên những thuộc tính mới, các thuộc tính mới này không có ở những yếu tố cấu trúc khi chúng đứng riêng lẻ. Mối tác động qua lại biện chứng giữa các yếu tố cấu trúc đã sản sinh ra động lực cho sự tự thân vận động và phát triển của hệ thống. PH.Ăngghen đã nhấn mạn rằng sự tác động qua lại là nguyên nhân bên trong quy định sự phát triển vì vậy sự phát triển của tư duy lý thuyết khoa học không chỉ là sự gia công sắp xếp lại các tài liệu đã được tích luỹ trong các nghiên cứu khác nhau mà chính là việc xác định các mối quan hệ biện chứng giữa các tri thức đó với nhau trong một chỉnh thể trọn vẹn. 10 Trong bút kí triết học và nhiều tác phẩm của mình V.I.Lênin đã chú ý nhiều đến khái niệm chỉnh thể, cái chung tương ứng với khái niệm hệ thống, còn cái riêng tương ứng với bộ phận, cũng như mối liên hệ biện chứng giữa các bộ phận với nhau và với hệ thống, giữu hệ thống này với hệ thống khác. Nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau về Sinh học đã có những ý kiến của các nhà khoa học đề cập đến bản chất vai trò nhận thức của hệ thống và hệ thống hoá kiến thức. I.Pavlop đã thành công trong nghiên cứu sinh lý người khi và chỉ khi đã xem con người như một hệ toàn vẹn tự điều chỉnh. Tóm lại hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất. * Khái niệm hệ thống hoá kiến thức: Hệ thống hoá là việc mà người ta làm cho các sự vật, hiện tượng, đối tượng… trở nên có hệ thống. Trong dạy học khi học các nội dung nào đó người ta xâu chuỗi các nội dung lại thành một tổ hợp hệ thống lôgic goi là hệ thống hoá kiến thức. Việc hệ thống hoá kiến thức phải dựa trên quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống và có thể được trình bày bằng bảng hệ thống, sơ đồ hệ thống hay trình bày theo một lôgic nhất định. 1.1.1.2. Vai trò của việc hệ thống hoá kiến thức Hệ thống hoá kiến thức là một quá trình thực hiện các thao tác lôgic để sắp xếp các kiến thức vào một hệ thống. Vì vậy trong dạy học việc hệ thống hoá kiến thức được sử dụng để giáo viên trình bày tài liệu, sách giáo khoa một cách cô đọng. Để giáo viên tổ chức 11 học sinh nghiên cứu các nguồn tài liệu và diễn đạt những tài liệu đọc được, gia công nó theo một định hướng nhất định để rút ra được những kết luận có tính khái quát, tim ra trong đó những mối quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật và hiện tượng. Như vậy việc hệ thống hoá kiến thức giúp giáo viên củng cố cho học sinh những điều đã học, sẵp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ, giúp học sinh lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức ấy, biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ của chính mình khi nghiên cứu nội dung Sinh học. Trong dạy học việc hệ thống hoá kiến thức sẽ có tác dụng rèn luyện ở học sinh những phẩm chất trí tuệ sau đây: - Rèn luyện kỹ năng đọc sách, tài liệu giáo khoa, phát triển năng lực nhận thức cho học sinh. Muốn hệ thống hoá kiến thức được học sinh phải đọc kỹ nội dung sách giáo khoa để chắt lọc, lựa chọn kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất. Đồng thời phải thiết lập mối quan hệ giữa các phần kiến thức. Quá trình này đòi hỏi học sinh phải vận dụng thành thạo cá thao tác tư duy cơ bản như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá…Đấy là quá trình gia công chuyển hoá tri thức sách vở thành tri thức bản thân. Như vậy việc hệ thống hoá kiến thức giúp học sinh sử dụng được các nguồn tài liệu đa dạng, phát triển tư duy lôgic, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động chủ động và sáng tạo. - Qua việc hệ thống hoá kiến thức học sinh biết cách đối chiếu so sánh sự vật hiện tượng để tìm ra quy luật nghĩa là rèn luyện học sinh khả năng khái quát hoá rút ra kết luận. - Bằng phương pháp hệ thống hoá kiến thức, tri thức mà học sinh lĩnh hội được không phải ở dạng cung cấp sẵn mà trên cơ sở hoạt động với đối tượng, 12 trên các mối liên hệ bản chất giữa các sự vật hiện tượng vì thế tri thức sâu, chính xác phản ánh đúng bản chất, kỹ năng kỹ xảo chắc chắn. - Việc hệ thống hoá kiến thức còn giúp học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức vừa nắm vững phương pháp tái tạo cho bản thân kiến thức đó, phát triển năng lực tự học và thói quen tự học, sáng tạo, giúp học sinh có thể tự học suốt đời. Đây là một trong những yêu cầu căn bản của lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học Sinh học nói riêng. 1.1.1.3. Yêu cầu của sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức Việc hệ thống hoá kiến thức cho học sinh giáo viên phải luôn bám sát và thực hiện cho được mục tiêu của bài học đề ra. Một sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức khi xây dựng xong phải đạt các yêu cầu cơ bản sau: - Sơ đồ, bảng hệ thống hoá phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, lôgic và mang tính sư phạm cao. - Sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức cần phải đạt được mục đích dạy học đã đề ra. - Sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức phải đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa các thứ bậc và trong từng thứ bậc. - Sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức phải bao quát được nội dung cơ bản về kiến thức cần hệ thống trong sách giáo khoa. - Sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 1.1.1.4. Những nguyên tắc của việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức 13 a. Quán triệt mục tiêu dạy học khi hệ thống hoá kiến thức: Mục tiêu của mỗi bài học không phải chỉ là hình thành kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn cả là việc phát triển các thao tác tư duy và vận dụng được kiến thức. Do đó trong quá trình rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, giáo viên phải luôn bám sát mục tiêu bài học và hình thành các thao tác phù hợp với nội dung bài học. b. Phát huy tính tích cực của học sinh: Khi hệ thống hoá kiến thức điều quan trọng là đưa học sinh tham gia vào việc lập bảng, sơ đồ hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất. Bằng những chỉ dẫn hay hệ thống câu hỏi dựa vào đó học sinh sẽ xác định được nội dung và xác định được mối quan hệ giữa các nội dung qua đó lĩnh hội được kiến thức. c. Giúp học sinh nâng dần khả năng hệ thống hoá kiến thức: Trong quá trình rèn luyện kỹ nănng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh tuỳ thuộc vào trình độ năng lực cụ thể của học sinh để giáo viên nâng dần yêu cầu các mức độ hệ thống hoá từ dễ đến khó, không nóng vội sẽ dễ làm cho học sinh chán nản khi không thực hiện được các yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Các mức độ hệ thống hoá được sắp xếp từ dễ đến khó như sau: - Nghiên cứu nội dung qua bảng, sơ đồ hệ thống hoá do giáo viên trình bày. - Học sinh nghiên cứu bảng, sơ đồ cho trước để rút ra nhận xét. - Điền bảng, sơ đồ thiếu khuyết, sơ đồ câm cho trước nhờ nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa theo hướng dẫn của giáo viên. - Tự xây dựng bảng, sơ đồ hệ thống hoá kiến thức qua hướng dẫn của giáo viên. 14 d. Đảm bảo tính lôgic Về mặt lôgic khách quan, tính quy luật của các hiện tượng di truyền tồn tại hoàn toàn khách quan, còn mỗi nhóm hay mỗi quy luật di truyền được khám phá ra ở những thời điểm nhất định trong lịch sử khoa học. Lịch sử khám phá này không phải bao giờ cũng đảm bảo tính lôgic khoa học. Chẳng hạn có quy luật phức tạp có thể được phát hiện trước quy luật đơn giản. Trong tiến trình tổ chức bài học, các bước xây dựng hệ thống phải được sắp xếp thành một chỉnh thể theo một thứ tự nhất định, tính đến sự kế thừa nội dung từ những bài đã học đang học và sẽ học. Từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp thấp đến bản chất cấp cao. Tóm lại, khi hệ thống hoá kiến thức phải đảm bảo được các nguyên tắc trên. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đầy đủ các nguyên tắc đó tuỳ thuộc vào mục đích sư phạm của việc hệ thống hoá. Ví dụ như việc sử dụng hệ thống hoá trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, trong khâu luyện tập hay tổng kết, trong khâu kiểm tra đánh giá… Tuy nhiên các nguyên tắc đó phải cố gắng thể hiện trong mỗi bảng, sơ đồ hệ thống hoá. 1.1.1.5. Những biện pháp hệ thống hoá kiến thức Để hệ thống hoá kiến thức trong sách giáo khoa ta có thể thể hiện bằng bảng hệ thống hay sơ đồ: a. Xây dựng bảng hệ thống hoá kiến thức Bảng hệ thống là một hình thức diễn đạt nội dung theo một hệ thống nào đó. Bảng hệ thống được cấu trúc với các cột theo lôgic chiều dọc, ngang, chéo cho phép chúng ta đối chiếu, so sánh và thiết lập các mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức. Giá trị sư phạm của bảng giúp khảo sát sự vật hiện tượng một 15 cách toàn diện và đặt nó vào một hệ thống các mối quan hệ với nhau giúp người ta dễ hình dung các logic có tính quy luật của sự vật hiện tượng. Để xây dựng bảng hệ thống kiến thức có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập Bước 2: Xác định các khía cạnh( các mặt) của nội dung kiến thức Bước 3: Thiết lập các cột, các hàng Bước 4: Hoàn thiện bảng hệ thống * Giải thích các bước: - Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập nghĩa là xác định rõ hành động mà học sinh phải thực hiện và những điều kiện cần có để thực hiện được hành động đó. Bằng những gợi ý, bài tập, phiếu học tập giáo viên sẽ giúp học sinh xác định được mình phải làm gì? đọc tài liệu nào? Nghiên cứu mục nào? dựa trên cơ sở nào?... để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó. - Bước 2: Xác đinh các khía cạnh ( các mặt) của nội dung kiến thức: Nghĩa là phân tích sự phát triển của kiến thức dựa trên một tiêu chí nhất định nào đó. Bằng các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn cua giáo viên, học sinh sẽ xác định được tiêu chí để phân tích sự phát triển của kiến thức, từ đó xác định được các khía cạnh (các mặt) của nội dung kiến thức để đưa vào cấu trúc của bảng. - Bước 3: Thiết lập các cột, hàng nghĩa là xác định cách trình bày bảng hệ thống hoá bằng cách: Tiến hành đếm kiến thức và căn cứ vào chủ đề định thể hiện để xác định cấu trúc của bảng: số hàng, số cột, kích thước của các hàng các cột kích thước của bảng, bố trí theo chiều ngang hay chiều dọc… 16 - Bước 4: Hoàn thiện bảng hệ thống Điền nội dung cụ thể vào các ô giữa cột và hàng tương ứng trong bảng vừa thiết kế và hoàn thiện bảng hệ thống cho phù hợp với mục đích đề ra. Có thể đọc bảng vừa xây dựng để từ đó rút ra những kết luận cần thiết. b. Xây dụng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức - Sơ đồ hoá là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như: hình vẽ lược đồ, mạng lưới. đồ thị, graph nội dung.. Trong đó Graph nội dung là dạng hệ thống hoá kiến thức nêu rõ được quan hệ ở các cấp độ và các thành phần của mỗi cấp làm cho toàn bộ nội dung được tóm tắt dưới dạng tổng quát. Graph nội dung dạy học bao gồm Graph nội dung cho một khái niệm, một bài, một chương hoặc một phần. - Điểm đặc trưng cho tất cả các nội dung dạy học có thể Graph hoá đó là trong mỗi nội dung dạy học ta xét các phần tử của một tập hợp nào đó có quan hệ với nhau. Các phần tử của tập hợp được biểu thị bằng các đỉnh của Graph còn các quan hệ của các cặp phần tử bằng tập hợp các cạnh hay các cung. - Lập Graph nội dung có thể thực hiện theo các bước cụ thể sau: Bước 1: Tổ chức các đỉnh: gồm các công việc chính sau: * Chọn kiến thức tối thiểu cần và đủ * Mã hoá chúng cho thật xúc tích, có thể dùng kì hiệu quy ước. * Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng Bước 2: Thiết lập các cung: Thực chất là nối đỉnh với nhau bằng các đoạn( có hướng hoặc vô hướng) để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau sao cho phản ánh được lôgic phát triển của nội dung đó. 17 Bước 3: Hoàn thiện Graph: làm cho Graph trung thành với nội dung được mô hình hoá về cấu trúc lôgic nhưng lại giúp cho học sinh lĩnh hội dễ dàng nội dung đó và nó phải đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày. Tom lại Graph nội dung cần tuân thủ cả về mặt khoa học, mặt sư phạm và hình thức trình bày bố cục. 1.1.2.6. Khái niệm về kỹ năng hệ thống hoá kiến thức a. Kỹ năng Theo gốc Hán - Việt, “kỹ” là sự khéo léo, “năng” là có thể. Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo khéo léo thì trở thành kỹ xảo.( Theo Trần Bá Hoành - Một số cơ sở lý thuyết của các hướng cải cách môn Sinh học 1996) Theo M.A Đanilop (1980) kỹ năng là khả năng của con người biết sử dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức trong hoạt động lý thuyết cũng như thực tiễn. Kỹ năng bao giờ cũng dựa trên kiến thức lý thuyết, kỹ năng chính là kiến thức trong hành động. Theo quan niệm của A.V.Petrovxki (1982) thì kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tri thức. Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện thay đổi. Từ những quan niệm về kỹ năng trên ta thấy các tác giả đã xét kỹ năng ở hai khía cạnh khác nhau: Thứ nhất: Coi kỹ nănng như là cách thức hành động phù hợp với mục tiêu và điều kiện hành động. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất