Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn pháp luật về hoạt động nhƣợng quyền thương mại...

Tài liệu Luận văn pháp luật về hoạt động nhƣợng quyền thương mại

.PDF
66
1
127

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ YẾN NGỌC Khóa: 42 MSSV: 1753801011128 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN VĂN HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN “Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Văn Hùng, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”. Tác giả khóa luận NGUYỄN THỊ YẾN NGỌC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT LTM Luật thương mại 2005 NQTM Nhượng quyền thương mại MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài ..............................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ..........................................................3 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu ..................................................................4 6. Bố cục tổng quát của khóa luận .......................................................................4 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ..........................................................................................5 1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại (franchise) .........................................................................................................5 1.2. Khái niệm nhượng quyền thương mại ...........................................................7 1.2.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế ....................7 1.2.2. Khái niệm nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật ................7 1.3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại ....................................................10 1.4. Vai trò của nhượng quyền thương mại ........................................................12 1.4.1. Đối với bên nhượng quyền ...................................................................12 1.4.2. Đối với bên nhận quyền ........................................................................14 1.4.3. Đối với nền kinh tế quốc gia .................................................................16 1.5. Hạn chế của nhượng quyền thương mại ......................................................17 1.5.1. Đối với bên nhượng quyền ...................................................................17 1.5.2. Đối với bên nhận quyền ........................................................................19 1.5.3. Đối với nền kinh tế quốc gia .................................................................20 1.6. Các yếu tố quyết định đến thành công của nhượng quyền thương mại ......21 1.7. Các hình thức nhượng quyền thương mại ...................................................23 1.7.1. Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ ...............................23 1.7.2. Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh ...........................24 1.7.3. Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh ...............................................................................................................24 1.8. Điều kiện để các chủ thể tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại .....................................................................................................................26 1.8.1. Đối với bên nhượng quyền ...................................................................26 1.8.2. Đối với bên nhận quyền ........................................................................27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM – ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .........................................................................................................30 2.1. Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động nhượng quyền thương mại .............................................................................................................30 2.1.1. Trước khi Luật Thương mại 2005 ra đời ..............................................30 2.1.2. Hoạt động nhượng quyền thương mại từ 2005 đến nay .......................31 2.2. Thực trạng của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ...........32 2.3. Những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam .......................................................................................39 2.4. Đánh giá pháp luật và kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ..................................44 2.4.1. Đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động nhượng quyền thương mại ...............................................................................................44 2.4.2. Kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ....................................................................................46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................49 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... i PHỤ LỤC I .....................................................................................................v PHỤ LỤC II ................................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện đại, các quốc gia trên thế giới có xu hướng gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác cùng phát triển. Môi trường kinh doanh quốc tế rộng lớn, tự do và bình đẳng với việc ngày càng dỡ bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử chính thức và không chính thức, kinh tế và phi kinh tế, sẽ tạo ra cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các công ty nhỏ, các nền kinh tế nhỏ tham dự bình đẳng và rộng rãi vào sự vận hành của guồng máy kinh tế thế giới mang tính toàn cầu1. Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển trong một thị trường “mở” đầy cơ hội, cũng lắm thách thức như hiện nay, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp trong chính quốc gia đó nói riêng cần phải có chiến lược phát triển khôn ngoan, có tầm nhìn rộng mở và những bước đi chắc chắn thì mới có thể trụ vững trên vũ đài kinh tế thế giới đầy biến động. Việt Nam ta từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa năm 1986 đã có những bước chuyển mình liên tục, tái cơ cấu lại nền kinh tế để bước chân hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Cùng với sự đổi mới về tư duy phát triển, trao đổi văn hóa, các loại hình kinh doanh của các quốc gia trên thế giới cũng theo đó mà du nhập vào Việt Nam. Trong đó, nhượng quyền thương mại là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến mang lại giá trị kinh tế vượt trội, là cầu nối giao lưu giữa các quốc gia lại với nhau. Trong những năm gần đây, hoạt động nhượng quyền thương mại không ngừng phát triển, gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên vì vẫn là một loại hình kinh tế còn non trẻ, sinh sau đẻ muộn nên việc tiếp cận và áp dụng loại hình này chưa thực sự rộng rãi, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù đã được điều chỉnh trong Luật Thương mại 2005 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành, nhưng những quy định đã có chỉ mang tính khái quát vì thế dẫn đến tình trạng hiểu không đúng, hoặc có sự nhập nhằng với các loại hình kinh doanh tương đồng cũng như lúng túng trong việc áp dụng pháp luật nên chưa thúc đẩy được sự phát triển thực sự đối với loại hình kinh doanh đầy tiềm năng này. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu, xem xét những vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền một cách cụ thể và toàn diện, giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát, từ đó tạo động lực để các doanh nghiệp Việt bước chân hòa vào nhịp phát 1 Nguyễn Minh Phong, “Xu hướng phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam”, http://www.hdt.vn/hdt/dichvuList.asp?lg=1&menu1=79&menu2=155&news=1135, truy cập ngày 01/4/2021. 1 triển chung của thế giới, tăng sức cạnh tranh của các thương hiệu Việt so với các thương hiệu nước ngoài, để lại dấu ấn của thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua hơn 10 năm kể khi từ được điều chỉnh chính thức trong Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại ngày càng chứng tỏ được sức nóng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, vì thế đề tài này đã tốn không ít giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, tùy theo góc độ tiếp cận và hướng nghiên cứu mà mỗi tác giả sẽ có cách khai thác riêng về vấn đề này. Tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn, luận án. Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy một số tài liệu liên quan đến đề tài “Pháp luật về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại” như sau: Khóa luận tốt nghiệp “Đối tƣợng của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại - Lý luận và thực tiễn” của Lê Thanh Thuấn năm 2008, khóa luận tốt nghiệp “Đối tƣợng của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại - Lý luận và thực tiễn” của Trương Thị Kim Thương năm 2009, khóa luận tốt nghiệp “Đối tƣợng của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại lý luận và thực tiễn” của Phạm Thị Bích Huyền năm 2013, khóa luận tốt nghiệp “Đối tƣợng của nhƣợng quyền thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam” của Phạm Thị Ngọc Loan năm 2014. Khóa luận tốt nghiệp “Chế độ pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại theo Luật thƣơng mại 2005” của Lưu Thị Hạnh Thủy năm 2006, khóa luận tốt nghiệp “Chế độ pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại theo quy định của Luật thƣơng mại 2005” của Nguyễn Thị Thanh Huyền năm 2006, khóa luận tốt nghiệp “Chế độ pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại theo Luật thƣơng mại 2005” của Hoàng Nữ Huyền Trang năm 2009, khóa luận tốt nghiệp “Chế độ pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại theo luật thƣơng mại 2005” của Cao Tuấn Nghĩa năm 2010. Khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nhƣợng quyền thƣơng mại” của Lê Văn Huyên năm 2007, khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Hoa Kỳ bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Bùi Võ Phương Thảo năm 2012, khóa luận tốt nghiệp “Chế độ pháp lý về chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại theo quy định của pháp luật thƣơng mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Diệu Thu năm 2013, khóa luận tốt nghiệp “Các vấn đề pháp lý về kiểm soát hạn chế cạnh 2 tranh trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại” của Nguyễn Quốc Tấn Trung năm 2014,… Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu đã thực hiện chỉ hướng đến một hoặc một vài khía cạnh cụ thể của hoạt động nhượng quyền thương mại ở góc độ lý luận thông qua các quy định của pháp luật mà chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng quát, toàn diện về hoạt động này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài khóa luận “Pháp luật về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại” là hết sức cần thiết. Có thể nói đây là công trình đầu tiên tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về hoạt động nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam. Thông qua công trình, tác giả muốn vẽ nên một bức tranh tổng quát của hoạt động này, từ đó làm tiền đề để các cá nhân, tổ chức tiếp cận thông tin theo cách dễ hiểu và bao quát nhất. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn, đề tài hướng đến hệ thống và làm sáng tỏ các vấn đề chung nhất của hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng khoa học, cô đọng và tường minh. Đồng thời, từ những phân tích và đánh giá của mình trong phạm vi nghiên cứu để đưa ra một số đề xuất liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại nhằm phát huy vai trò của Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế cũng như giúp các doanh nghiệp Việt hiểu đúng, hiểu đủ về hoạt động này, tiến bước mạnh mẽ hội nhập vào làn sóng nhượng quyền thế giới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại, làm rõ các vấn đề liên quan dưới cả hai góc độ lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu điều kiện tham gia của các chủ thể; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền trong nước, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài và nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam; thực tiễn hoạt động, những thuận lợi và khó khăn để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động này. 3 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Trong quá trình thực hiện khoá luận, tác giả đã vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập dữ liệu từ các nguồn thứ cấp như giáo trình, sách, báo, tạp chí, internet; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp đánh giá và liên hệ thực tiễn dựa trên các tài liệu, thông tin pháp lý và các quy định của pháp luật để làm nổi bật các vấn đề chính của hoạt động nhượng quyền thương mại. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Với định hướng khai thác đề tài “Pháp luật về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại” đi từ lý luận đến thực tiễn, thông qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật. Tác giả trình bày khoá luận với bố cục như sau: Phần mở đầu Chƣơng 1. Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại Kết luận chƣơng 1 Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đánh giá pháp luật và kiến nghị hoàn thiện Kết luận chƣơng 2 Kết luận chung Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục I - Trích dẫn nguyên văn tiếng anh các khái niệm nhượng quyền Phụ lục II - Dẫn bản án có liên quan đến đề tài 4 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.1. Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại (franchise) Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại) được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX khi mà nhà máy sản xuất máy khâu Singer ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình2. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp,… Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn, nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền3. Với sự phát triển mạnh mẽ và thành công của hình thức nhượng quyền thương mại (NQTM) cũng như những đóng góp tích cực từ loại hình này đối với nền kinh tế của các quốc gia, có thể thấy rằng xu hướng nhượng quyền đã bùng nổ và thành công từ rất sớm và vẫn đang là một trong những xu hướng đầu tư mang tính chiến lược, ổn định của các quốc gia trên thế giới. Chính phủ nhiều nước đã đề ra những chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện nhượng quyền ra nước ngoài. Ở Việt Nam, trong điều kiện kinh tế xã hội đặc thù sau giải phóng đất nước năm 1975 với những hậu quả chiến tranh đè nặng lên nền kinh tế, cũng như ảnh hưởng từ chính sách cấm vận của Mỹ là rào cản cho việc phát triển kinh tế nói chung và sự tiếp nhận và phát triển loại hình này nói riêng. Hoạt động NQTM ở Việt Nam thực chất đã nhen nhóm hình thành từ năm 1995 với sự xuất hiện của các 2 3 “What is Franchising?”, https://www.unh.edu/rosenbergcenter/what-franchising, truy cập ngày 09/4/2021. https://luatsohuutritue.com.vn/lich-su-nhuong-quyen-thuong-mai/, truy cập vào ngày 09/4/2021. 5 doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do người Việt định cư ở nước ngoài khởi xướng, tuy nhiên vì vẫn còn quá lạ lẫm nên trong hơn suốt 10 năm, hoạt động này hầu như giậm chân tại chỗ, không để lại dấu ấn gì đối với nền kinh tế. NQTM lần đầu tiên được đề cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh doanh” tại Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ. Mãi đến năm 2007, sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì hoạt động NQTM của Việt Nam mới có bước chuyển mình sôi động. Một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền là thương hiệu cà phê Trung Nguyên với xuất phát ban đầu là một cơ sở rang xay cà phê nhỏ khởi nghiệp ở quê hương vào năm 1996. Bằng sự trăn trở về một phương thức để mang cà phê tiếp cận rộng rãi đến người tiêu dùng, dựng xây vị thế thương hiệu nên Trung Nguyên đã mạnh dạn lựa chọn phương thức tiếp thị mới - mở một chuỗi các quán cà phê mang tên Trung Nguyên nhưng do người khác làm chủ. Tại đó, quán cà phê được mở bán cà phê của Trung Nguyên, pha chế theo công thức của Trung Nguyên, trang trí theo cách của Trung Nguyên, các đặc điểm, dấu hiệu của quán đều mang màu sắc đặc trưng thương hiệu của Trung Nguyên. Phương thức này tại thời điểm Trung Nguyên thực hiện chưa từng có tiền lệ trước đó. Đến nay, Trung Nguyên đã có trên 1000 quán mang thương hiệu của mình, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng sang thị trường Nhật, Thái, Trung Quốc, Singapore,… và doanh nghiệp này cũng đang nỗ lực đưa tên tuổi của mình sang các quốc gia hàng đầu thế giới4. Bên cạnh Trung Nguyên thì không thể không nhắc đến những nỗ lực áp dụng mô hình nhượng quyền để phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu Việt như: Phở 24, Kinh Đô Bakery, thời trang Ninomaxx, giày dép T&T, kinh doanh cà phê Bobby Brewers,… Bên cạnh thị trường nhượng quyền nội địa thì hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam cũng phát triển sôi nổi. Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 12/6/2020 Việt Nam đã cấp phép cho 262 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến các thương hiệu lớn của nước ngoài như: McDonalds, Baskin Robbins (Hoa Kỳ), Pizza Hut, Burger King (Singapore), 4 Lê Thanh Thuấn (2008), Đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 7. 6 Lotteria, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Swensens (Malaysia), Karen Millen, Coast London (Anh), Bvlgari, Moschino, Rossi (Italia),…5 1.2. Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại dƣới góc độ kinh tế NQTM là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Phương thức kinh doanh này được thiết lập giữa hai chủ thể: bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo,… cho bên nhận quyền để thu phí nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định. Bên nhận quyền sử dụng quyền kinh doanh của bên nhượng quyền để tiến hành một số hoạt động kinh doanh nhưng phải chấp thuận tuân thủ các điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra. Có thể khẳng định dưới góc độ kinh tế thì NQTM chính là một cách thức kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, cũng là một cơ hội đầu tư xúc tiến thương mại, hạn chế rủi ro trong những hoạt động kinh doanh độc lập của các bên6. 1.2.2. Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại dƣới góc độ pháp luật Dưới góc độ pháp luật, một trong những khái niệm sớm nhất về hoạt động thương mại này chính là một phần đặc biệt trong phán quyết của Toà án phúc thẩm Paris ngày 20/4/1978. Theo đó, nhượng quyền thương mại được định nghĩa như: (i) Một phương pháp hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp, một bên là bên nhượng quyền, bên kia là bên được nhượng quyền, trong đó, bên nhượng quyền - chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lý quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt, (ii) trao cho người khác quyền sử dụng một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng một cách bắt buộc và hoàn toàn theo cách thức thương mại đã được thử nghiệm, được chỉnh sửa và hoàn thiện định kỳ, để có được ảnh hưởng tốt nhất đối với thị trường và để đạt được sự phát triển tăng tốc của hoạt động thương mại của doanh nghiệp liên quan, để (iii) đổi 5 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/day-manh-hoat-dong-nhuong-quyen-thuong-mai-tai-vietnam-331112.html, truy cập ngày 07/4/2021. 6 Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập II, Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 211. 7 lấy tiền bản quyền hoặc một lợi thế; theo hợp đồng, có thể (iv) có sự hỗ trợ về sản xuất, thương mại hoặc tài chính, để bên được nhượng quyền hội nhập vào hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền có thể tiến hành một số kiểm soát đối với bên được nhượng quyền về việc thực hiện một phương pháp độc đáo hoặc một bí quyết đặc biệt để duy trì hình ảnh của nhãn hiệu dịch vụ hoặc sản phẩm bán ra và phát triển khách hàng với giá rẻ nhất, với khả năng sinh lợi lớn nhất của cả hai bên, theo đó, (v) hai bên vẫn độc lập hoàn toàn về mặt pháp luật7. Khái niệm nhượng quyền của Hiệp hội nhƣợng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association): Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình8. Khái niệm nhượng quyền của Uỷ ban Thƣơng mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) đưa ra trong trong Mục 436.1 (h) Quy tắc nhượng quyền như sau: Nhượng quyền thương mại có nghĩa là bất kỳ mối quan hệ hoặc thỏa thuận thương mại tiếp tục nào, dù nó có thể được gọi là gì, trong đó các điều khoản của đề nghị hoặc hợp đồng nêu rõ, hoặc người bán nhượng quyền hứa hẹn hoặc đại diện, bằng miệng hoặc bằng văn bản, rằng: (1) Bên nhận quyền sẽ có quyền điều hành một công việc kinh doanh được xác định hoặc liên kết với nhãn hiệu của bên nhượng quyền, hoặc cung cấp, bán hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ hoặc hàng hóa được xác định hoặc liên kết với nhãn hiệu của bên nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền sẽ kiểm soát hoặc có thẩm quyền kiểm soát mức độ đáng kể đối với phương thức hoạt động của bên nhận quyền hoặc cung cấp hỗ trợ đáng kể trong phương thức hoạt động của bên nhận quyền; và 7 Nhà xuất bản Tư pháp, tlđd (6), tr. 212. “What is Franchising? Definition and Meaning”, https://www.franchisedirect.com/what-is-franchisingdefinition/, truy cập ngày 09/4/2021 (Nguyên văn tiếng Anh được cung cấp trong phần Phụ lục I). 8 8 (3) Như một điều kiện để có được hoặc bắt đầu hoạt động của nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền thực hiện một khoản thanh toán theo yêu cầu hoặc cam kết thực hiện một khoản thanh toán bắt buộc cho bên nhượng quyền hoặc chi nhánh của nó9. Khái niệm nhượng quyền thương mại được ghi nhận trong Bộ quy tắc đạo đức về nhƣợng quyền thƣơng mại của Châu Âu đã được Liên đoàn nhượng quyền thương mại Châu Âu phê duyệt: Nhượng quyền thương mại là một hệ thống tiếp thị hàng hóa và/ hoặc dịch vụ và/ hoặc công nghệ, dựa trên sự hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa các cam kết độc lập và riêng biệt về mặt pháp lý và tài chính, bên nhượng quyền và các bên nhận quyền riêng lẻ của mình, theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền cá nhân của mình quyền và đặt ra nghĩa vụ tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với khái niệm của bên nhượng quyền. Việc có nhiều khái niệm về nhượng quyền là một điều hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, dưới sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng nhượng quyền thế giới, các quốc gia đều muốn đưa hoạt động này tiếp cận vào nền kinh tế chính quốc. Nhưng do tác động của những đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo,… mà các mỗi quốc gia sẽ có hướng tiếp cận và đưa ra khái niệm riêng rẽ về hoạt động này. Tuy nhiên, tựu chung lại các khái niệm đều thống nhất về mặt bản chất, đều thừa nhận trong mối quan hệ nhượng quyền luôn tồn tại bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó bên nhận quyền sử dụng phương pháp, bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và trả cho bên nhượng quyền một khoản phí gọi là phí nhượng quyền. Khái niệm nhượng quyền thương mại được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam: Hoạt động nhượng quyền thương mại chính thức được ghi nhận như một hoạt động thương mại độc lập kể từ khi Luật thương mại 2005 (LTM) có hiệu lực. Tiếp sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Bộ thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM để hướng dẫn chi tiết về hoạt động này. Cụ thể tại Điều 284 Mục 8 Chương VI quy định: 9 “What is "The Franchise Rule" and what should I know about franchising?”, http://watkinslawfirm.com/index.php/blog/item/53-what-is-the-franchise-rule-and-what-should-i-knowabout-franchising, truy cập ngày 09/4/2021. 9 Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Việc thừa nhận NQTM là một hoạt động thương mại độc lập trong LTM đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển hoạt động NQTM vốn đã tồn tại trước đó ở Việt Nam. Đồng thời người tiêu dùng cũng có nhiều điều kiện tiếp cận các sản phẩm khác nhau từ khắp nơi trên thế giới thông qua hệ thống NQTM10. 1.3. Đặc điểm của nhƣợng quyền thƣơng mại NQTM là hoạt động thương mại mang những đặc điểm, tính chất tổng hợp của một số loại hoạt động thương mại khác, đặc biệt là các quan hệ chuyển giao công nghệ, li xăng và hoạt động phân phối thương mại. Tuy nhiên, NQTM cũng mang những đặc điểm riêng biệt giúp ta có thể phân biệt rõ ràng hoạt động này với các hoạt động thương mại tương tự11. Thứ nhất, chủ thể của hoạt động NQTM bao gồm bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee) Xuất phát từ bản chất của NQTM là một hoạt động thương mại, nên điều kiện pháp lý tiên quyết để tham gia vào hoạt động nhượng quyền là các bên chủ thể phải là thương nhân, tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền12. Các bên độc lập hoàn toàn với nhau về tư cách pháp lý và phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, khi tham gia vào hoạt động NQTM cũng đồng nghĩa là bên nhượng quyền đã xây dựng được thương hiệu đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như uy tín 10 Nguyễn Thị Tình (2017), Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam - Từ tư duy pháp lý của EU và Hoa Kỳ đến kinh nghiệm lập pháp của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 14. 11 Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại”, Tạp chí nghiên cứu Lập Pháp, số 8 (105)/2007, tr. 32 - 38. 12 Vũ Đặng Hải Yến (2008), “Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 4 (120)/2008, tr. 43. 10 thương hiệu trên thị trường. Ngược lại, bên nhận quyền cũng phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực,… để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao theo quy định của LTM. Thứ hai, đối tượng của hoạt động NQTM là quyền thương mại Nội dung của khái niệm về “quyền thương mại” có mối quan hệ mật thiết với các đối tượng sở hữu trí tuệ, tùy theo loại hình nhượng quyền và thỏa thuận của các bên mà nội dung này có thể linh hoạt thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất, quyền thương mại được hiểu là quyền được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo,… của bên nhượng quyền. Chính nhờ sự kết hợp mang tính đồng bộ của các yếu tố trên đã tạo ra những đặc trưng riêng của hệ thống NQTM so với đối thủ, tạo ra sức mạnh cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Thứ ba, NQTM là mối quan hệ hợp tác kinh doanh bán độc lập Bên nhận quyền và bên nhượng quyền là các thương nhân độc lập với nhau về mặt tài chính. Theo đó, bên nhận quyền tự đầu tư vốn mua sắm trang thiết bị, mặt bằng,… để kinh doanh nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho chính mình và đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh từ hoạt động đó. Mặc dù vậy, giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền vẫn tồn tại mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau. “Xuất phát từ bản chất của NQTM là việc mua và sử dụng một ý tưởng kinh doanh đã được kiểm chứng trong thực tế và bị kiểm soát”13 mà khi lựa chọn hình thức kinh doanh NQTM, bên nhận quyền không thể phát triển ý tưởng kinh doanh theo cách thức của riêng mình. Bên nhận quyền phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về mô hình kinh doanh và chịu sự giám sát của bên nhượng quyền trong suốt thời gian hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực. Ngược lại, bên nhượng quyền cũng có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo ban đầu, trợ giúp kỹ thuật, tiếp thị, quảng cáo để nâng cao giá trị thương hiệu của mình hơn nữa, tạo nền tảng để bên nhận quyền nhanh chóng thu được lợi nhuận. Thứ tư, tính đồng bộ trong hoạt động NQTM Nhượng quyền là một phương thức nhằm nhân rộng mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Ông Albert Kong - chuyên gia quốc tế về franchise đã nói rằng “franchise là nhân bản vô tính”14, có thể nói đây là đặc trưng mang tính cốt lõi, 13 Phạm Thị Ngọc Loan (2014), Đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 11. 14 Lý Quí Trung (2007), Mua franchise- Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, tr. 11. 11 quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống nhượng quyền. Các bên phải có sự đồng bộ trong mọi hoạt động nhằm phản ánh đặc trưng của hệ thống từ “sự đồng bộ về giá thành của từng sản phẩm cụ thể, sự thống nhất về danh sách số lượng các loại sản phẩm cung ứng ra thị trường, sự giống nhau trong mô hình vận hành, quản lý, và quan trọng phải đồng nhất về chất lượng sản phẩm”15 để có thể đảm bảo khi khách hàng bước chân vào bất cứ một cơ sở nào trong hệ thống cũng khó lòng mà tìm ra điểm khác nhau giữa chúng. Hệ thống nhượng quyền như một guồng máy, mà mỗi cơ sở là một mắt xích không thể tách rời để tạo nên chỉnh thể đó. Bất kì một hành vi kinh doanh nào dù tốt hay xấu của bất kì một thành viên nào trong hệ thống đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống. Chính đặc tính này đã tạo ra cơ chế phối hợp thống nhất trong mục tiêu và hoạt động để mang lại hiệu quả tốt nhất cho thương hiệu nhượng quyền. Thứ năm, tính dài hạn của quan hệ NQTM “Thông thường các hợp đồng nhượng quyền có thời hạn là 5 năm hoặc hơn, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều không có quyền chấm dứt hợp đồng ngoại trừ một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng”16. Thêm vào đó khi các bên ký hợp đồng nhượng quyền cũng đặc biệt chú ý đến điều khoản gia hạn hợp đồng thêm một thời gian tương ứng và không giới hạn số lần gia hạn nhằm hướng đến thiết lập và ổn định trạng thái đồng bộ của hệ thống, xác lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Bởi lẽ, sau khi chuyển giao các quyền thương mại cho bên nhận quyền thì ngoài những giá trị về kinh tế thông qua các khoản phí nhượng quyền thì bên nhượng quyền cần thấy được hiệu quả gia tăng giá trị thương hiệu từ hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền mang lại. Ngược lại, bên nhận quyền cũng cần một thời gian đủ dài, đủ lâu để có thể hoàn vốn và thu lợi từ khoản đầu tư ban đầu của mình. 1.4. Vai trò của nhƣợng quyền thƣơng mại 1.4.1. Đối với bên nhƣợng quyền NQTM giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài để phát triển thương hiệu. Nhượng quyền chính là một mô hình kinh doanh lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có giới hạn về tài chính nhưng có mong muốn phát triển thương hiệu của mình bằng cách thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã 15 Trần Thăng Long, Nguyễn Trần Vũ Tuân (2020), “Thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16 (416)/2020, tr. 49. 16 “3 điều cần biết trước khi nhận nhượng quyền”, https://vnfranchise.vn/3-dieu-can-biet-truoc-khi-nhannhuong-quyen/, truy cập ngày 21/4/2021. 12 hội17. Bởi lẽ, thông qua quá trình chuyển giao quyền thương mại, bên nhượng quyền cũng “chuyển giao” phần gánh nặng về vốn đầu tư sang cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền hầu như phải chi trả tất cả phần vốn cần thiết để mở và vận hành một cơ sở mới, điều này cho phép bên nhượng quyền phát triển bằng cách sử dụng nguồn lực của bên nhận quyền thay vì phải bỏ ra một khoản khổng lồ để đạt được các mục tiêu kinh doanh. NQTM cũng giúp bên nhượng quyền giảm chi phí phát triển thị trường, có thể mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm, phát triển được thương hiệu để từ đó nhân rộng mô hình kinh doanh chỉ bằng một số vốn giới hạn. Như đã đề cập ở trên, bằng cách tận dụng nguồn vốn của bên nhận quyền mà việc mở hàng loạt “bản sao thương hiệu” trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn bao giờ hết. Với hàng loạt các cơ sở nhận quyền được mở, nếu bên nhượng quyền có chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quả thì sẽ nhanh chóng khẳng định được uy tín và tạo chỗ đứng thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước mà còn là bước đệm mang thương hiệu Việt băng ra thị trường thế giới. NQTM tạo ra dòng doanh thu liên tục. Thông qua hình thức NQTM mà bên nhượng quyền nhận những khoản phí nhượng quyền không hề nhỏ. Phí nhượng quyền có thể bao gồm các khoản sau: (i) phí nhượng quyền ban đầu là phí bản quyền mà bên nhận quyền trả để được tham gia vào hệ thống nhượng quyền; (ii) phí nhượng quyền định kỳ là phí được trả định kỳ hàng tháng theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc dựa trên phần trăm doanh số của bên nhận quyền; (iii) phí chuyển nhượng là phí mà bên nhận quyền phải trả trong trường hợp bên nhận quyền chuyển giao lại cho bên thứ ba khi được sự chấp thuận của bên nhượng quyền; (iv) phí gia hạn là phí nhận được trong trường hợp bên nhận quyền muốn gia hạn hợp đồng; ngoài ra còn có (v) các chi phí khác thu được từ việc bán các nguyên liệu, sản phẩm đặc thù kèm theo,... để đảm bảo tính đồng bộ cho toàn hệ thống. Kinh doanh nhượng quyền giúp thuận lợi trong việc tổ chức hành chính, nhân sự. NQTM giúp các doanh nghiệp giải quyết được trở ngại về tìm kiếm và giữ chân những nhà quản lý giỏi trong chiến lược mở rộng kinh doanh của mình, đáp ứng nhu cầu nhân sự nội bộ bằng nhân lực điều hành có động cơ làm việc cao. Thông thường, người quản lý là những người được doanh nghiệp thuê bên ngoài, nên mức độ cam kết của họ với vị trí công việc không cao. Nếu qua một thời gian được huấn luyện, đào tạo rồi họ lại rời đi hoặc được thuê bởi đối thủ cạnh tranh thì 17 Nguyễn Phi Vân (2015), Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để bước ra thế giới, Nhà xuất bản trẻ, tr. 41. 13 đây đúng là một thách thức đối với doanh nghiệp nhượng quyền18. Bên nhận quyền - người trực tiếp quản lý cơ sở nhượng quyền có năng lượng và tinh thần quản lý doanh nghiệp, mang theo lợi ích gắn chặt với bên nhượng quyền bằng khoản tiền đầu tư của chính mình, nên đáp ứng được tính cam kết trong mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngoài ra, cũng với phương thức này mà bên nhượng quyền tạo ra “đòn bẩy nhân sự” giúp cho cả hệ thống nhượng quyền hoạt động hiệu quả với tổ chức gọn gàng dễ quản lý hơn nhiều. Kinh doanh nhượng quyền giúp tận dụng “nguồn lực địa phương”, thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào. Bên nhận quyền có sự hiểu biết tốt hơn về thị trường địa phương, vì thế bằng phương thức này bên nhượng quyền hạn chế được những khó khăn về mặt địa lý, con người, văn hóa, truyền thống,… tại chính địa phương đó, giúp cho các vấn đề liên quan như xin phép, xây dựng hay thậm chí là tiếp thị,... cho cơ sở mới trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Bằng phương thức này bên nhượng quyền đã chuyển trách nhiệm lựa chọn địa điểm, đào tạo nhân viên, quản lý nhân sự, quảng cáo và các vấn đề khác cho bên nhận quyền đặt dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của mình. 1.4.2. Đối với bên nhận quyền Đây được xem là một kênh đầu tư an toàn. Đối với những nhà đầu tư có vốn nhưng thiếu kinh nghiệm thương trường, việc lựa chọn nhượng quyền được xem là biện pháp khá an toàn. Bởi so với việc tự vận hành, nhượng quyền giúp nhà đầu tư giảm thiểu đáng kể những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng thương hiệu mới. “Theo con số thống kê tại Mỹ thì trung bình chỉ có 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau năm năm kinh doanh, trong khi con số này đối với các doanh nghiệp mua franchise là 92%”19. Để lý giải cho hiện trạng này, chúng ta quay lại đánh giá thị hiếu của khách hàng đối với việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ trong một thị trường đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại, chất lượng lại thật giả lẫn lộn như hiện nay. Lòng tin về thương hiệu dễ dàng dẫn dắt khách hàng chọn sản phẩm A đã được biết đến rộng rãi thay vì chọn “thử” sản phẩm B với mùi vị ngon hơn, giá thành rẻ hơn nhưng “không có thương hiệu”. Đổi mới tư duy, xây dựng riêng cho mình một thương hiệu kinh doanh là ý tưởng được khuyến khích. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc về bài toán tài chính và tư duy của người tiêu dùng để đảm bảo được khả năng vận hành và tồn tại đến khi 18 Mark Siebert, “The 9 Advantages of Franchising”, https://www.entrepreneur.com/article/252591, truy cập ngày 27/4/2021. 19 Lý Qúi Trung, tlđd (14), tr.14. 14 chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng để tạo thành thương hiệu khi mà nhượng quyền lại là hình thức kinh doanh theo hệ thống được xây dựng trên nền tảng lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Có thể bắt tay vào kinh doanh một thương hiệu uy tín và thu lợi với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng một thương hiệu tương đương. Dự toán tài chính khi bắt tay vào startup một thương hiệu riêng và phải tự làm mọi việc để đảm bảo tài chính đủ vững đáp ứng tất cả những đòi hỏi phát sinh của một cơ sở mới là một câu hỏi lớn. Thực tế cho thấy rằng “hầu hết các chủ doanh nghiệp độc lập hiếm khi biết chính xác họ sẽ cần bao nhiêu tiền để thành lập doanh nghiệp và sẽ cần bao nhiêu để tồn tại trong những năm đầu tiên đầy khó khăn”20. Vì thế mà thay vì bỏ ra một khoản tiền tỷ lệ thuận với rủi ro không nhỏ, phải mất thời gian dài nghiên cứu phát triển thương hiệu, sáng tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới như tiến trình kinh doanh thông thường thì nhận quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng dựa trên nền tảng thương hiệu sẵn có. Nhận quyền có thể giúp doanh nghiệp vay tiền ngân hàng dễ dàng hơn? Vẫn câu chuyện muôn thuở về vốn - xương sống đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đúng thật là một khó khăn, nếu doanh nghiệp với mong muốn kinh doanh nhưng lại không thể xoay ra dòng vốn để phục vụ lý tưởng kinh doanh của mình. Một thông tin khả quan cho vấn đề này là so với các doanh nghiệp kinh doanh độc lập tự đứng ra vay vốn thì “hầu hết tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng hộ các đối tác mua franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất thấp”21. Thông qua uy tín từ thương hiệu của bên nhượng quyền cũng như xác suất thành công cao của phương thức này nên các ngân hàng thường có sự tin tưởng hơn trong việc xét duyệt cho các doanh nghiệp vay tiền để kinh doanh. Tăng sức cạnh tranh nhờ nhận được sự giúp đỡ của hệ thống nhượng quyền. Khi tham gia vào hệ thống, một doanh nghiệp nhỏ có sức cạnh tranh với một doanh nghiệp lớn hơn là một doanh nghiệp nhỏ độc lập nhờ vào sự hỗ trợ của hệ thống nhượng quyền. NQTM cũng cho phép bên nhận quyền tham gia mà không nhất thiết phải có kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền trước đó. Khi đã tham gia nhượng quyền, bên nhượng quyền thường cung cấp một chương trình đào tạo bài bản bao gồm thiết lập doanh nghiệp, sổ tay hướng dẫn cách điều hành doanh nghiệp cũng như đưa ra lời khuyên liên tục trong việc thiết lập tất cả các kỹ năng cần thiết 20 “Khởi nghiệp hay nhận nhượng quyền?”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/khoi-nghiep-haynhan-nhuong-quyen-311842.html, truy cập ngày 27/4/2021. 21 Lý Qúi Trung, tlđd (14), tr. 16. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan