Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn pháp luật về điều kiện kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp...

Tài liệu Luận văn pháp luật về điều kiện kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp

.PDF
63
1
96

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI LÊ THỊ KHÁNH HUYỀN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ KHÁNH HUYỀN KHOÁ: 42 MSSV: 1753801011075 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN TUẤN VŨ TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Khánh Huyền, sinh viên khoa Luật Thương mại, Khoá 42, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Khoá luận tốt nghiệp Cử nhân Luật – chuyên ngành Luật Thương mại với đề tài: “Pháp luật về điều kiện kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp”. Tôi cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Vũ – giảng viên khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Người cam đoan LÊ THỊ KHÁNH HUYỀN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Kinh doanh đa cấp Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp Giấy chứng nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Người tham gia Người tham gia bán hàng đa cấp NTD Người tiêu dùng Hợp đồng Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp Nghị định 40/2018/NĐ-CP Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp Nghị định 42/2014/NĐ-CP Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Nghị định 110/2005/NĐ-CP Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THEO PHƢƠNG THỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP.................................................................... 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm của phƣơng thức bán hàng đa cấp .................................. 6 1.1.1. Khái niệm phương thức bán hàng đa cấp .................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của phương thức bán hàng đa cấp ............................................... 7 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phƣơng thức bán hàng đa cấp ........ 11 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 11 1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 14 1.3. Sự cần thiết phải thiết lập điều kiện kinh doanh đối với phƣơng thức bán hàng đa cấp .......................................................................................................... 15 1.4. Các yếu tố chi phối pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với phƣơng thức bán hàng đa cấp .......................................................................................... 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO PHƢƠNG THỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP 20 2.1. Đối tƣợng của phƣơng thức bán hàng đa cấp................................................... 20 2.2. Các điều kiện để đăng ký kinh doanh và hoạt động theo phƣơng thức bán hàng đa cấp .......................................................................................................... 22 2.2.1. Điều kiện về tư cách chủ thể kinh doanh phương thức bán hàng đa cấp .. 23 2.2.2. Điều kiện về tài chính của doanh nghiệp ................................................... 25 2.2.3. Điều kiện về công khai hoạt động ............................................................. 27 2.2.4. Điều kiện đối với mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp ..................... 30 2.2.5. Điều kiện về hệ thống thông tin ................................................................. 31 2.3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp ......... 33 2.4. Gợi mở và kiến nghị hoàn thiện pháp luật........................................................ 35 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VÀ DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THEO PHƢƠNG THỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP ... 41 3.1. Chế độ báo cáo về điều kiện kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp .................................................................................................................. 41 3.2. Thanh tra, kiểm tra và giám sát về điều kiện kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp .......................................................................................... 42 3.3. Xử lý vi phạm hành chính về điều kiện kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp .......................................................................................................... 44 3.4. Gợi mở và kiến nghị hoàn thiện pháp luật........................................................ 46 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, điều kiện kinh doanh như một công cụ quản lý để Nhà nước thiết lập, duy trì trật tự trong hoạt động kinh doanh, hướng đến bảo vệ lợi ích chung của xã hội và cộng đồng. Năm 1999, điều kiện kinh doanh được chính thức ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp. Từ đó đến nay, các quy định về điều kiện kinh doanh đã có nhiều sửa đổi, góp phần phát triển nền kinh tế, bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước và tạo ra sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Hiện nay, kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp (kinh doanh đa cấp) là hoạt động kinh doanh có tính chất phức tạp nhưng lại có tác động rất lớn đến trật tự công cộng. Vì vậy, Nhà nước đã thiết lập một cơ chế pháp lý làm cơ sở để các nhà đầu tư kinh doanh đa cấp, trong đó có các điều kiện đầu tư kinh doanh. Đây cũng là công cụ để Nhà nước quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư kinh doanh đa cấp. Tuy xuất hiện từ những năm cuối 1990 đầu 2000 nhưng ban đầu kinh doanh đa cấp hoạt động tự do và chỉ thực sự được quản lý từ khi có Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 (Luật Cạnh tranh 2004). Từ đó đến nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh và quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp đang dần được hoàn thiện. Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Nghị định 110/2005/NĐ-CP) đã được thay thế bởi Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Nghị định 42/2014/NĐ-CP). Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Nghị định 40/2018/NĐ-CP) đã bổ sung nhiều quy định, trong đó bổ sung thêm điều kiện đăng ký hoạt động kinh doanh đa cấp. Sau hơn 02 năm có hiệu lực, Nghị định 40/2018/NĐ-CP đã giúp các cơ quan quản lý thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, theo Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ một số nội dung đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Bộ Công Thương thì Nghị định 40/2018/NĐ-CP có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy định chưa đảm bảo tính khả thi cần được điều chỉnh. Vì vậy, pháp luật về kinh doanh đa cấp vẫn chưa hoàn thiện để có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp, nhất là dưới góc độ đầu tư kinh doanh có điều kiện. Xuất phát từ thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp còn nhiều bất cập nên việc nghiên cứu, đánh giá nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp là cần thiết. Từ lý do đó, 1 tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về điều kiện kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, kinh doanh đa cấp đã sớm xuất hiện nên công trình nghiên cứu về phương thức kinh doanh này khá nhiều, tập trung chủ yếu vào khái niệm, đặc điểm của kinh doanh đa cấp và phân biệt kinh doanh đa cấp và mô hình kim tự tháp, cụ thể có các nghiên cứu tiêu biểu sau: Adam Epstein (2009), Multi-level marketing and its brethren: The legal and regulatory enviroment in down economy, The Atlantic Law Journal Volume 12, page 91-124. Bài viết này khám phá môi trường pháp lý xung quanh mô hình kinh doanh đa cấp, phân biệt kinh doanh đa cấp hợp pháp và mô hình kim tự tháp bất hợp pháp. Ngoài ra bài viết còn bình luận về các quy định chống mô hình kim tự tháp của các tiểu bang, của Uỷ ban Thương mại Liên bang FTC, của Uỷ ban Chứng khoán và giao dịch SEC. Adam Epstein (2010), Multilevel Marketing Primer - The MLM Startup, Atlantic Law Journal. Bài viết đưa ra tiêu chí để xác định mô hình đa cấp hợp pháp hay không, cụ thể một kế hoạch tiếp thị đa cấp hợp pháp hay một kim tự tháp bất hợp pháp chủ yếu phụ thuộc vào: (i) phương pháp mà sản phẩm hoặc dịch vụ được bán và (ii) cách thức mà những người tham gia bán hàng đa cấp được trả hoa hồng. William W. Keep, Peter J. Vander Nat (2014), Multilevel Marketing and Pyramaid Schemes in the United States: An Historical Analysis, Journal of Historical Research in Marketing, Vol 6, Issue Volume 6, Number 2. Bài viết tập trung về lịch sử phát triển và giải thích chi tiết kế hoạch trả thưởng của tiếp thị đa cấp ở Hoa Kỳ. Đồng thời chỉ ra các quyết định pháp lý quan trọng liên quan đến kế hoạch kim tự tháp và đưa ra những khuyến nghị về tiếp thị đa cấp trong tương lai. Gerald Albaum, Robert A. Peterson (2011), Multilevel (network) marketing: An objective view, The Marketing Review, 2011, Vol. 11, No. 4, pp. 347-361. Bài viết trình bày một cái nhìn khách quan về tiếp thị đa cấp như một kênh phân phối bán lẻ và ảnh hưởng của tiếp thị đa cấp đến các nhà phân phối. Ngoài ra, bài viết còn thảo luận về tính hợp pháp của mô hình kim tự tháp. Claudia GroB & Dirk Vriens (2019), The Role of the Distributor Network in the Persistence of Legal and Ethical Problems of Multi-level Marketing Companies, Journal of Business Ethics volume 156, pages 333–355. Bằng cách giải thích đặc điểm của mạng lưới nhà phân phối, bài viết đã cung cấp sự hiểu biết về: (i) phương thức hoạt động của các công ty bán hàng đa cấp; (ii) nguồn gốc của các vấn đề pháp 2 lý mà những công ty này đang gặp phải và (iii) lý do mà các biện pháp được đưa ra chưa hiệu quả để từ đó tác giả đưa ra những đề xuất. Tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 21, đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể là: Lê Bí Bo (2016), Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã nêu những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với kinh doanh đa cấp và thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Từ đó, các tác giả đã đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh đa cấp. Lê Thị Trinh (2019), Pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp qua thực tiễn thực hiện ở thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả trình bày một số vấn đề lí luận và pháp luật về kinh doanh đa cấp. Phân tích thực trạng pháp luật về kinh doanh đa cấp qua thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này. Vũ Văn Tú (2014), Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về kinh doanh đa cấp để làm nền tảng cho việc đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả nghiên cứu pháp luật về kinh doanh đa cấp của một số quốc gia (Malaysia, New Zealand, Canada) để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Huyền Ly (2016), Hoàn thiện pháp luật và cơ chế quản lý để phát huy hiệu quả kinh tế của kinh doanh đa cấp ở Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát số 06. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp đối với hàng hoá được phép kinh doanh và các chế tài để xử lý hành vi vi phạm. Trần Thị Phương Liên (2017), Điều chỉnh hành vi bán hàng đa cấp bất chính dưới góc độ Luật Cạnh tranh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10. Bài viết đưa ra khái niệm, dấu hiệu nhận biết kinh doanh đa cấp bất chính và xử lý vi phạm kinh doanh đa cấp bất chính ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ngăn chặn kinh doanh đa cấp bất chính. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu hiện có chủ yếu nghiên cứu về các đặc điểm của kinh doanh đa cấp; nghiên cứu pháp luật về quản lý kinh doanh đa cấp; hoặc chỉ đề cập về mô hình kinh doanh đa cấp bất chính (mô hình kim tự tháp). 3 Hay nói cách khác, hiện nay, công trình nghiên cứu một cách toàn diện về kinh doanh đa cấp còn rất hạn chế, nhất là nghiên cứu về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. Do đó, trong khoá luận của mình, tác giả sẽ nghiên cứu về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về điều kiện kinh doanh theo phƣơng thức kinh doanh bán hàng đa cấp” tác giả hướng tới đạt được những mục đích nghiên cứu sau: Thứ nhất, hệ thống và khái quát hoá về sự ra đời, phát triển và đặc điểm của kinh doanh đa cấp. Thứ hai, xây dựng và hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp trên cơ sở nền tảng lý luận chung về điều kiện đầu tư kinh doanh. Thứ ba, đánh giá pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập và thiếu sót còn tồn tại. Thứ tƣ, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp và cơ chế để đảm bảo duy trì điều kiện kinh doanh trong hoạt động kinh doanh đa cấp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là pháp luật Việt Nam điều chỉnh kinh doanh đa cấp. Trong đó, tập trung nghiên cứu: các vấn đề lý luận liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung và đặc thù về điều kiện kinh doanh đa cấp nói riêng; các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh đa cấp; thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh đa cấp, trong đó, tập trung vào điều kiện đầu tư kinh doanh đa cấp. Vì vậy, đề tài chủ yếu tập trung vào quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP, Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh và bảo đảm điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. Ngoài ra, pháp luật của một số quốc gia về kinh doanh đa cấp và một số bản án, phán quyết của cơ quan tài phán liên quan cũng sẽ được tác giả đưa ra phân tích để chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Để nghiên cứu khoá luận, tác giả đã tiến hành sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu bao gồm các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 4 Thứ nhất, phương pháp phân tích, đánh giá: Tác giả sử dụng xuyên suốt khoá luận để phân tích và đánh giá một cách tổng quan và chuyên sâu về các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh đa cấp. Thứ hai, phương pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ những vấn đề mang tính chất lý luận cũng như dùng để tổng hợp và kết luận về kết quả nghiên cứu. Thứ ba, phương pháp so sánh: Để so sánh đối chiếu thực trạng pháp luật Việt Nam với thực trạng pháp luật của các quốc gia về điều kiện kinh doanh đa cấp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ tƣ, phương pháp phân tích bản án, vụ việc: được sử dụng để phân tích một số vụ việc được cơ quan tài phán giải quyết liên quan tới kinh doanh đa cấp, tạo ra cái nhìn thực tiễn cho vấn đề pháp lý được nghiên cứu. 6. Bố cục Tổng quát của khoá luận Đề tài được chia thành 03 chương, gồm một chương khái quát chung, một chương về điều kiện kinh doanh cụ thể và một chương về cơ chế duy trì điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về điều kiện kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Cụ thể, trình bày khái niệm, đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của kinh doanh đa cấp, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải đặt ra điều kiện kinh doanh và những yếu tố chi phối pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về điều kiện đăng ký và hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Thông qua phân tích các điều kiện kinh doanh cụ thể trong pháp luật hiện hành, tác giả chỉ ra những bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với kinh doanh đa cấp. Chƣơng 3. Thực trạng pháp luật về kiểm soát và duy trì điều kiện kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Cụ thể, chương 3 sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến cơ chế duy trì điều kiện kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh đa cấp và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THEO PHƢƠNG THỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP 1.1. Khái niệm, đặc điểm của phƣơng thức bán hàng đa cấp 1.1.1. Khái niệm phƣơng thức bán hàng đa cấp Kinh doanh đa cấp là một phương thức kinh doanh mới, được hiểu là hoạt động tiếp thị nhiều tầng hay bán hàng mạng lưới. Phương thức này cho phép người tiêu dùng (NTD) mua hàng trực tiếp thông qua nhà phân phối độc lập mà không phải thông qua đại lý hay nhà bán lẻ. Khi tham gia vào mạng lưới thì mỗi người không chỉ là người tiêu thụ sản phẩm mà còn tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối. Họ là người giới thiệu sản phẩm tới người khác và hưởng hoa hồng từ việc bán sản phẩm đó. Mặt khác, họ cũng chính là người chào mời, thu hút người khác tham gia vào mạng lưới và trở thành người cấp dưới của mình, mỗi sản phẩm cấp dưới bán ra thì người phân phối cũng được hưởng hoa hồng. Vì vậy, số tiền kiếm được của người tham gia bán hàng đa cấp (người tham gia) không chỉ đến từ việc bán sản phẩm của chính họ mà còn từ việc bán sản phẩm của những người mà họ phân phối sản phẩm.1 Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung thống nhất về kinh doanh đa cấp, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận khác nhau về phương thức này. Theo tác giả Richard Poe thì: “Kinh doanh đa cấp là bất kỳ phương pháp tiếp thị nào cho phép các đại diện bán hàng độc lập tuyển dụng các đại diện bán hàng khác và thu hoa hồng từ công việc kinh doanh của các cá nhân mà họ tuyển dụng được.”2 Tuy nhiên, định nghĩa này bị đánh giá là quá rộng so với phạm vi của kinh doanh đa cấp vì bao trùm luôn cả những doanh nghiệp không kinh doanh đa cấp ví dụ như kinh doanh bảo hiểm hoặc đại lý bất động sản.3 Ở Hoa Kỳ, kinh doanh đa cấp được Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) xác định là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp. Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua mạng lưới người tham gia không phải là nhân viên của doanh nghiệp và họ không nhận lương hoặc tiền công. Thay vào đó, người tham gia được coi là các nhà thầu độc lập, có thể kiếm được thu nhập tùy thuộc vào doanh số bán lẻ của chính họ và hoa hồng từ doanh số bán hàng của những người mà họ tuyển dụng. Doanh nghiệp không trực tiếp tuyển dụng người tham gia mà dựa vào những người Anne T. Coughlan, Kent Grayson (1998), “Network marketing organizations: Compensation plans, retail network growth and profitability”, International Journal of Research in Marketing, Vol 15, p.402 2 Richard Poe (1995), “Wave 3: The New Era in Network Marketing”, Prima Publishing: New York, p.7-8 3 Jon M. Taylor (2011), “The Case (for and) against Multi-level Marketing - Chapter 2: MLM Definitions And Legitimacy - what MLM is - and is not”, p.2-3 1 6 tham gia hiện có của mình để tuyển thêm người tham gia, điều này tạo ra nhiều cấp độ người tham gia được tổ chức ở tuyến dưới.4 KPMG5 trong báo cáo của mình đã xác định kinh doanh đa cấp là mô hình kinh doanh mà mỗi người tham gia được trực tiếp tuyển dụng các người tham gia mới để tạo ra một tuyến dưới nhiều tầng bao gồm nhiều người tham gia. Người tham gia mua sản phẩm để bán cho người tham gia tuyến dưới và NTD. Họ nhận hoa hồng và tiền thưởng trên doanh số bán hàng do họ thực hiện và doanh số bán hàng do người phân phối tuyến dưới của họ thực hiện.6 Ở Việt Nam, dưới góc độ pháp lý, Nghị định 40/2018/NĐ-CP đưa ra định nghĩa: “Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.” Như vậy, định nghĩa kinh doanh đa cấp trong pháp luật Việt Nam cũng có nét tương đồng với định nghĩa kinh doanh đa cấp của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ và báo cáo của KPMG. Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu kinh doanh đa cấp như sau: “Phương thức bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp bán hàng thông qua mạng lưới những người tham gia ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó người tham gia sẽ nhận được hoa hồng từ kết quả bán hàng của chính mình và của những người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra.” Đặc điểm của phƣơng thức bán hàng đa cấp Như đã trình bày ở định nghĩa thì kinh doanh đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp vì thế mang bản chất của phương thức kinh doanh này. Bán hàng trực tiếp được hiểu là phương thức kinh doanh mà ở đó sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty được bán trực tiếp cho NTD bởi các nhà phân phối độc lập - không phải nhân viên của công ty.7 Dựa trên cơ cấu tổ chức, bán hàng trực tiếp được chia thành hai loại chính: (i) bán hàng đơn cấp: người tham gia không xây dựng tổ chức của riêng họ và (ii) bán hàng đa cấp: người tham gia trực tiếp tuyển dụng, đào tạo, giám 1.1.2. Federal Trade Commission, “Business guidance concerning multi-level marketing”, https://www.ftc.gov/tips-advice/business-center/guidance/business-guidance-concerning-multilevel-marketing, truy cập ngày 22/4/2020 5 KPMG là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong Big Four ngành kiểm toán, có trụ sở chính được đặt ở Amstelveen, Hà Lan. 6 KPMG (2016), Direct Selling: Assam - Global industry, empowering millions, India, p.16 7 Carolyn M. Brown, “8 Things You Should Know Before Becoming a Direct Seller”, https://www.inc.com/guides/2010/07/8-things-you-should-know-before-becoming-a-directseller.html, truy cập ngày 23/4/2020 4 7 sát những người tham gia trực tiếp khác và tạo thành một mạng lưới.8 Vì thế, kinh doanh đa cấp vừa mang bản chất của bán hàng trực tiếp nhưng cũng có những nét đặc trưng để phân biệt với mô hình bán hàng đơn cấp như sau: Thứ nhất, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp là những nhà thầu độc lập, đƣợc phép tuyển dụng ngƣời tham gia bán hàng mới để tạo nên mạng lƣới9 Yếu tố kiểm soát là yếu tố quan trọng nhất để xác định liệu một người là nhân viên của công ty hay là nhà thầu độc lập. Trên cơ sở hợp đồng thoả thuận giữa các bên và những sự tự do nhất định mà doanh nghiệp cho phép người tham gia thực hiện như: Lịch trình làm việc linh hoạt, không yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như không hạn chế người tham gia được phép tham gia vào bất kì nghề nghiệp hay hoạt động kinh doanh nào khác thì có thể thấy rằng doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không kiểm soát hoạt động của những người tham gia. Người tham gia là những nhà thầu độc lập phù hợp với bản chất của phương thức bán hàng trực tiếp. Với tư cách là nhà thầu độc lập, người tham gia sẽ được hưởng một số hình thức lợi ích cụ thể (ví dụ: hoa hồng, tiền thưởng hoặc chiết khấu trên sản phẩm), được quyền đại diện doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phân phối sản phẩm, đồng thời tuyển dụng thêm những người tham gia khác.10 Theo đó, người tham gia được phép trực tiếp tuyển dụng, đào tạo và giám sát những người tham gia bán hàng khác trở thành một phần trong tuyến dưới của mình. Ngược lại, trong một tổ chức đơn cấp, người tham gia bán hàng không xây dựng tổ chức của riêng họ thông qua tuyển dụng và đào tạo mà tập trung nỗ lực vào việc bán hàng.11 Đây chính là điểm khác biệt giữa nhà thầu độc lập trong bán hàng đa cấp và trong bán hàng đơn cấp. Mặt khác, người tham gia không phải là nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, vì vậy doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm về hành vi của người tham gia trước khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi chất lượng sản phẩm cùng với những thông tin liên quan tới sản phẩm mà họ công bố. Thứ hai, kinh doanh đa cấp sở hữu mạng lƣới phân phối nhiều tầng, nhiều cấp Bráulio Alturas and Maria C. Santos (2009), “Direct Selling: Consumer Profile, Clusters and Satisfaction”, European Retail Research, Vol. 23, p.52 9 Dara C.Acusar (1999), “The fine line between pyramiding and multi-level marketing”, Ateneo Law Journal, Vol XLIV No.1, p.49 10 Claudia GroB & Dirk Vriens (2019), “The Role of the Distributor Network in the Persistence of Legal and Ethical Problems of Multi-level Marketing Companies”, Journal of Business Ethics, volume 156, p.340-341 11 Stewart Brodie; John Stanworth; Thomas R Wotruba (2002), “Comparisons of salespeople in multilevel vs. single level direct selling organizations”, The Journal of Personal Selling & Sales Management; Spring 2002, p.67 8 8 Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không tham gia vào trực tiếp tuyển dụng người tham gia mới mà chuyển nhiệm vụ này sang các người tham gia. Để phát triển mạng lưới phân phối của mình, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đã kết hợp nguyên lý chia sẻ và nguyên lý phát triển theo cấp số nhân.12 Cụ thể, nguyên lý chia sẻ trong kinh doanh đa cấp là một hình thức quảng cáo sản phẩm dựa vào tâm lý của con người. Khi hài lòng về sản phẩm một người sẽ có tâm lý chia sẻ. Bên cạnh đó, những người tham gia trực tiếp gặp gỡ NTD để giới thiệu sản phẩm và tuyển dụng thêm người tham gia mới. Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp còn sử dụng nguyên lý phát triển theo cấp số nhân để mở rộng hệ thống phân phối của mình. Ví dụ A là người tham gia, nếu A tuyển 3 người tham gia vào cấp độ đầu tiên của mình và tất cả họ đều tuyển thêm 3 người tham gia nữa (cấp 2), mỗi người tham gia đó tuyển dụng 3 người tham gia mới (cấp 3) và mỗi người ở cấp 3 tuyển dụng 3 thành viên nữa thì A kết thúc với một tổ chức gồm 120 thành viên. Trên thực tế thì con số này lớn hơn nhiều lần. Khi mô hình này hoạt động tốt sẽ tạo nên một phản ứng dây chuyền, liên tục tuyển dụng cấp dưới và tạo ra một mạng lưới phân phối nhiều tầng. Chính vì vậy, phương thức kinh doanh này như một hình tháp có nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau và ngày càng mở rộng vì số người tham gia ở cấp dưới luôn nhiều hơn so với cấp trên nó. Tuy nhiên, sự phân cấp này chỉ có ý nghĩa trong chính sách trả thưởng của doanh nghiệp chứ không tồn tại mối quan hệ ràng buộc nào về mặt pháp lý giữa những người tham gia. Bởi lẽ, thoả thuận kinh doanh đa cấp chính thức được kí kết giữa người tham gia bán hàng mới với doanh nghiệp.13 Do đó, người tham gia mới và người tham gia cấp trên trực tiếp tuyển dụng họ không có bất kì quyền hạn hay nghĩa vụ nào với nhau. Thứ ba, phƣơng thức bán hàng đa cấp có kế hoạch trả thƣởng đặc biệt Dựa trên cơ cấu tổ chức thì có 3 kế hoạch trả thưởng: (i) mô hình nhị phân, mỗi người tham gia chỉ được tuyển 2 người mới thuộc cấp 1 và 2 nhánh phải luôn phát triển đồng đều, nếu không thì người tham gia không được trả hoa hồng hoặc chỉ trả ở nhánh yếu hơn; (ii) mô hình đều tầng, không giới hạn cấp dưới, cùng cấp sẽ hưởng hoa hồng bằng nhau, tuy nhiên chỉ được phép hưởng hoa hồng ở một giới hạn tầng nhất định tuỳ theo chính sách của doanh nghiệp; (iii) mô hình bậc thang ly khai, không giới hạn cấp dưới, đồng thời quản lý theo cấp bậc và hoa hồng sẽ được chia theo cấp bậc này, đến một mức hoa hồng nhất định thì người tham gia sẽ ly Hoàng Đào Thu Thuỷ (2012) Pháp luật điều chỉnh bán hàng đa cấp ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.12 13 Elina Oksanen, Helsinki School of Economics & Business Administration, Helsinki (1999), “Structure and characteristics of network marketing businesses” in McLoughlin, Damien. and C. Horan (eds.), Proceedings of The 15th Annual IMP Conference. Lniversit) College, Dublin, p.9 12 9 khai khỏi hệ thống14. Các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sử dụng mô hình bậc thang ly khai để xây dựng kế hoạch trả thưởng. Vì các hợp đồng kinh doanh đa cấp cho phép nhà phân phối độc lập tuyển dụng những người bán hàng khác, kiếm tiền hoa hồng từ việc bán hàng của chính mình và của những người cấp dưới đó nên hoa hồng của người tham gia sẽ dựa trên doanh số bán hàng của họ và doanh số của các người tham gia ở cấp dưới. Chứng minh kế hoạch trả thưởng này thông qua một ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp X trả tiền theo tháng cho A là người tham gia với các điều kiện sau: (i) doanh số bán lẻ của A tối thiểu là 500 USD; (ii) A có ít nhất 3 người tham gia ở tuyến dưới đang hoạt động (bán ít nhất 500 USD/tháng); (iii) doanh nghiệp X trả thưởng doanh số 25% doanh số bán lẻ của A; (iv) hoa hồng được trả cho 4 cấp dưới của A; (v) hoa hồng là 5% doanh thu của người tham gia trên một cấp. Giả định doanh thu trung bình của mỗi người tham gia ở tuyến dưới là 500 USD thì sẽ có bảng sau.15 Số lƣợng ngƣời tham gia của A Doanh thu ở mỗi cấp độ Thƣởng doanh số và tiền hoa hồng trả cho A A 500 25% của 500 = 125 Cấp 1: 3 người tham gia 3 x 500 = 1 500 5% của 1 500 = 75 Cấp 2: 9 người tham gia 9 x 500 = 4 500 5% của 4 500 = 225 Cấp 3: 27 người tham gia 27 x 500 = 13 500 5% của 13 500 = 675 Cấp 4: 81 người tham gia 81 x 500 = 40 500 5% của 40 500 = 2 025 A có 120 người tham gia Tổng: 60 500 Hoa hồng A nhận được: 3 125 Mặc dù hoa hồng của A được hưởng tới cấp 4 nhưng mạng lưới phân phối có thể phát triển nhiều cấp hơn. Tương tự A, mỗi người tham gia ở cấp 1 của A cũng nhận được 25% hoa hồng từ doanh thu của chính họ và 5% tiền hoa hồng của 4 tuyến dưới. Do đó, cơ hội thu lợi nhuận là ngang nhau đối với mỗi người tham gia vào hệ thống. Kế hoạch trả thưởng hấp dẫn này đã thu hút nhiều người trở thành người tham gia. Thứ tƣ, đối tƣợng của kinh doanh đa cấp là hàng hoá hoặc dịch vụ Những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sẽ tập trung vào việc phân phối các sản phẩm là hàng hoá hoặc dịch vụ, cụ thể là hàng tiêu dùng, sản phẩm chăm sóc cá nhân, bảo vệ sức khoẻ, mục đích giải trí, các sản phẩm liên quan tới giáo dục và Ronald Kimmons, “Examples of Compensation in Multilevel Marketing Plans”, https://smallbusiness.chron.com/examples-compensation-multilevel-marketing-plans-14175.html, truy cập ngày 25/4/2021 15 Elina Oksanen, Helsinki School of Economics & Business Administration, Helsinki (1999), tlđd (13) 14 10 nhiều dịch vụ khác.16 Những hàng hoá và dịch vụ để trở thành đối tượng của phương thức bán hàng đa cấp đều có các đặc điểm chung sau: (i) dễ giải thích và chứng minh để người tham gia dễ dàng phân phối tới NTD, bởi không phải người tham gia nào cũng đủ độ am hiểu để giải thích chi tiết về những sản phẩm khó chứng minh, khó thuyết phục NTD; (ii) phải có tính độc đáo khác biệt17: sản phẩm đó không có sẵn trong các cửa hàng bán lẻ thông thường, sản phẩm đó còn có thể là độc quyền của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; (iii) hiệu quả cao: chất lượng của sản phẩm là điều kiện tiên quyết để NTD quyết định mua, chất lượng cao sẽ tạo nên ưu thế khi cạnh tranh của các doanh nghiệp.18 Mô hình kinh doanh đa cấp của các quốc gia đa phần đều hướng tới việc phân phối sản phẩm là hàng hoá hoặc dịch vụ, do đó các quốc gia cũng đặt ra pháp luật để điều chỉnh đối với mô hình này. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, ví dụ như Việt Nam19 trong pháp luật chỉ ghi nhận hàng hoá là đối tượng của kinh doanh đa cấp. Do đó, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, một số quốc gia chỉ mới ghi nhận hàng hoá là đối tượng của kinh doanh đa cấp, các đối tượng khác như dịch vụ chưa được cho phép. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phƣơng thức bán hàng đa cấp 1.2.1. Trên thế giới Năm 1927, Carl Rehnborg – một người nghiên cứu các chất bổ sung dinh dưỡng đã thực hiện các sản phẩm của mình nhằm bổ trợ sức khoẻ con người. Vì không đủ kinh phí để tiếp thị sản phẩm tới NTD nên ông đã đề nghị người quen giới thiệu sản phẩm tới người quen của họ và trả hoa hồng cho từng sản phẩm bán ra. Cứ như thế, số lượng sản phẩm bán ra càng nhiều, mô hình càng mở rộng và đánh dấu sự ra đời của kinh doanh đa cấp. Năm 1934, Carl Rehnborg đã thành lập công ty California Vitamin, đưa ra khái niệm về tiếp thị đa cấp và đánh dấu sự xuất hiện chính thức đầu tiên của kinh doanh đa cấp trên thế giới.20 Kể từ khi xuất hiện, kinh doanh đa cấp không ngừng phát triển. Hiện nay, kinh doanh đa cấp được thừa nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới (trên 170 quốc gia) và góp phần tăng trưởng Federal Trade Commission, “Multi-Level Marketing Businesses and Pyramid Schemes”, https://www.consumer.ftc.gov/articles/multi-level-marketing-businesses-and-pyramid-schemes, truy cập ngày 16/6/2021 17 Nguyễn Hưng (2019), “Đặc trưng và các hoạt động cơ bản của kinh doanh đa cấp”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 6/2019, tr.66 18 Der-Fa Robert Chen, Pei-Yi Chen, Shiuh-Tarng Cheng (2000), The common product traits among popular Multi-level Marketing Products, National Sun Yat-Sen University, p.5-7 19 Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định: “Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” 20 William W. Keep, Peter J. Vander Nat (2014), “Multilevel Marketing and Pyramaid Schemes in the United States: An Historical Analysis”, Journal of Historical Research in Marketing, Vol 6, Issue Volume 6, Number 2, p.200 16 11 kinh tế quốc gia, kể cả những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…21 Theo báo cáo của The Mastermind Event thì doanh thu kinh doanh đa cấp trên toàn cầu năm 2017 đã đạt 189.6 tỉ USD22 và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, tiêu biểu một số quốc gia: Ở Hoa Kỳ, nơi khởi nguồn của kinh doanh đa cấp cũng trải qua quá trình phát triển bao gồm nhiều giai đoạn. Từ sự bắt đầu của California Vitamin, doanh nghiệp này phát triển thịnh vượng và sau này được một doanh nghiệp kinh doanh đa cấp khác là Amway mua lại vào năm 1972. Amway trở thành doanh nghiệp kinh doanh đa cấp lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Năm 1975, Ủy ban Thương mại Liên bang đã quyết định đưa Amway ra Tòa vì cho rằng Amway có liên quan đến việc kinh doanh theo mô hình kim tự tháp, tức là bán hàng nhưng không có sản phẩm thực sự. Trong bốn năm, Amway đã đấu tranh tại các Tòa án để chứng minh rằng Amway là một doanh nghiệp hợp pháp, cuối cùng đã thắng kiện vào năm 197923 và sau đó Hoa Kỳ có Bộ luật về kinh doanh đa cấp. Điều này đã mở đường cho nhiều công ty bán hàng đa cấp khác tham gia vào thị trường. Theo Hiệp hội Bán hàng Trực tiếp (DSA), đến năm 1997, kinh doanh đa cấp đã chiếm 72,4% tổng doanh số bán hàng trực tiếp tại Hoa Kỳ.24 Bên cạnh đó, cũng có sự dịch chuyển trong cơ cấu người tham gia bán hàng trực tiếp, các công ty bán hàng trực tiếp đơn cấp chiếm 75% số thành viên của tổ chức vào năm 1990 và 25% là kinh doanh đa cấp. Đến năm 2009, số người bán hàng đa cấp tăng lên tới 94,2% và chiếm 97,1% doanh thu của bán hàng trực tiếp.25 Ở Trung Quốc, thị trường kinh doanh đa cấp lớn hàng đầu thế giới, ngang bằng với Hoa Kỳ, năm 2017, Trung Quốc chiếm 18% thị trường kinh doanh đa cấp toàn cầu.26 Kinh doanh đa cấp lần đầu được xuất hiện vào sau cuộc cải cách kinh tế 1978. Tính tới năm 1997, doanh thu khoảng 7 tỷ USD và ước tính có 10 triệu người tham gia vào mạng lưới phân phối.27 Tuy nhiên, tới năm 1998, kinh doanh đa cấp đã bị cấm hoàn toàn ở quốc gia này bởi phương thức kinh doanh này hoạt động tương tự “kim tự tháp”. Từ thời điểm đó, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một quyết định yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ Trương Văn Dũng (2017), “Bán hàng đa cấp và những vấn đề pháp lý đặt ra”, Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ - Tạp chí Công Thương, số 12 tháng 11/2017, tr.131 22 The Mastermind Event (2018), 2018 Network Marketing Market Report, p.3 23 In the matter of Amway Corporation, Ing, et al. Final order, opinion. Etc, in regard to alleged violation of the Federal Trade Commission ACT (1979) 24 William W. Keep, Peter J. Vander Nat, tlđd (20), p.203 25 Direct Selling Association (2010), “U.S. Direct selling in 2009” 26 The Mastermind Event, tlđd (22), p.7 27 Lyn Jeffery (2001), Palcing Practices: Transnational Network marketing in Mainland China, China Urban: Ethnographies of contemporary culture, p.23 21 12 được phép hoạt động tại cửa hàng cố định. Mãi cho đến năm 2005, Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì các quy định này mới được nới lỏng. “Quy định về Cấm tiếp thị kim tự tháp” (có hiệu lực từ 01 tháng 11 năm 2005) và “Quản lý bán hàng trực tiếp” (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2005) được đặt ra thì các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp mới được phát triển trở lại. Tuy nhiên phải tuân thủ theo các quy tắc28: hạn chế sản phẩm kinh doanh, doanh nghiệp muốn kinh doanh đa cấp phải có nhà máy sản xuất ở Trung Quốc. Việc quản lý bằng cách quy định sản phẩm kinh doanh đa cấp phải được sản xuất tại Trung Quốc giúp cơ quan quản lý kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp có cơ hội được phát triển. Kết quả là doanh thu của kinh doanh đa cấp ở Trung Quốc ước tính đạt 34.3 tỉ USD và đứng thứ 2 thế giới trong năm 201729. Ở Đài Loan, là thị trường bán hàng trực tiếp lớn thứ hai châu Á, kinh doanh đa cấp đã bắt đầu ở đây bởi các doanh nhân Nhật Bản. Trước năm 1981, Đài Loan không tồn tại quy định pháp luật nào để điều chỉnh kinh doanh đa cấp. Chính vì thế, tại thời điểm đó Đài Loan đã xuất hiện rất nhiều công ty đa cấp biến tướng. Tuy nhiên đến năm 1982, Dự thảo Đạo luật Thương mại công bằng đã điều chỉnh các hoạt động liên quan tới các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Năm 2014, Đạo luật này chính thức được ban hành, từ thời điểm đó, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp được quản lý bởi một luật đặc biệt.30 Từ đó, kinh doanh đa cấp ở Đài Loan vừa được quản lý chặt chẽ, vừa có cơ hội phát triển. Theo số liệu của Uỷ ban Thương mại công bằng thì năm 2016, Đài Loan có tổng cộng 2,737 triệu người tham gia vào hoạt động kinh doanh đa cấp.31 Đến năm 2018, con số đã lên đến hơn 3 triệu người tham gia - chiếm khoảng 13% tổng dân số có ít nhất một kết nối kinh doanh đa cấp. Ở Hoa Kỳ, nơi khởi nguồn của kinh doanh đa cấp, tỷ lệ dân số tham gia vào lĩnh vực này chưa bằng một nửa so với Đài Loan. Cuộc khảo sát với 346 công ty bán hàng trực tiếp cũng cho thấy tổng doanh thu trong năm trước là 83 tỷ Đài tệ (2,75 tỷ USD), Đài Loan đứng thứ 10 trên thế giới.32 Tóm lại, kinh doanh đa cấp khởi nguồn ở Hoa Kỳ và nhanh chóng mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Mặc dù ban đầu kinh doanh đa cấp bị xem là mô hình 28 Article 3, Article 4 The Regulations on Direct Selling Administration, which were adopted at the 101st executive meeting of the State Council on August 10, 2005, are hereby promulgated, and shall go into effect as of December 1st, 2005 29 The Mastermind Event, tlđd (22), p.8 30 Professor Carol Hwa - Meei Liou (2018), “The Multi-Level Marketing Practice in Taiwan”, International Journal of Business and Social Science, Vol. 9 No. 8 August 2018, p.118 31 Professor Carol Hwa - Meei Liou (2018), (tlđd 30), p.116 32 Steven Crook (2020), “Multi – level marketing’s deep roots in Taiwan”, Taiwan Business Topics, February 2020, Volume 50, Number 2, p.31 13 kinh doanh bất hợp pháp nhưng cuối cùng phương thức kinh doanh này cũng được nhiều quốc gia thừa nhận, đặt ra những quy định pháp luật để điều chỉnh. 1.2.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh đa cấp xuất hiện từ năm 1998, bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp trải qua nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp lợi dụng đặc điểm của kinh doanh đa cấp để trục lợi bất chính, lừa đảo người tham gia. Các văn bản pháp luật theo đó được điều chỉnh theo hướng ngày càng thắt chặt quản lý đối với loại hình kinh doanh này. Kinh doanh đa cấp đã được chính thức công nhận là hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam sau khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời. Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định cơ chế quản lý đối với phương thức kinh doanh này. Đầu tiên là Nghị định 110/2005/NĐ-CP, sau đó đã được thay thế bởi Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP để thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Nghị định 40/2018/NĐ-CP có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng như: (i) Nâng cao điều kiện đăng ký hoạt động kinh doanh đa cấp cả về điều kiện tài chính và điều kiện kỹ thuật; (ii) Bổ sung các quy định nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; (iii) Tăng cường phân cấp và nâng cao vai trò quản lý của cơ quan quản lý ở địa phương; (iv) Bổ sung quy định nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia bán hàng đa cấp.33 Những quy định pháp luật này đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về kinh doanh đa cấp. Trong giai đoạn 2015-2019, số lượng doanh nghiệp kinh doanh đa cấp tại Việt Nam có xu hướng giảm mạnh từ 67 doanh nghiệp vào cuối năm 2015 xuống chỉ còn 26 doanh nghiệp vào cuối năm 2019. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn này, số lượng doanh nghiệp kinh doanh đa cấp giảm khoảng 23,7%.34 Mặc dù giảm mạnh về số lượng doanh nghiệp nhưng doanh thu kinh doanh đa cấp tại Việt Nam năm 2019 vẫn đạt hơn 12.500 tỉ đồng, tăng gần 17% so với 2018, thuộc top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng về doanh thu mạnh mẽ nhất thế giới35. Có thể thấy, những Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương (2018), Báo cáo thường niên 2018, Hà Nội, tr.17 34 Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, “Những tín hiệu tích cực của ngành bán hàng đa cấp – Góc nhìn từ cơ quan quản lý”, https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nhung-tin-hieutich-cuc-cua-nganh-ban-hang-%C4%91a-cap-goc-nhin-tu-co-quan-quan-ly-21263-3301.html, truy cập ngày 28/04/2021 35 Trúc Quân, “Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển lĩnh vực kinh doanh đa cấp”, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/viet-nam-con-nhieu-du-dia-de-phat-trien-linh-vuc-kinhdoanh-da-cap-1302942.html, truy cập ngày 28/4/2021. 33 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan